Nhiều mô hình mới ra đời nhằm hỗ trợ doanh nghiệp quản lý hiệu quả hoạt động kinh doanh, trong đó có mô hình EOQ. Vậy mô hình EOQ là gì và vai trò quan trọng của nó với doanh nghiệp?
Trong lĩnh vực kinh doanh, có nhiều thuật ngữ mà chỉ người trong ngành mới có thể hiểu được. Dựa vào tính đặc thù và ý nghĩa của từng thuật ngữ mà chúng được sử dụng trong từng tình huống khác nhau. Ví dụ như mô hình EOQ là gì cũng được ứng dụng khá nhiều trong công ty, đặc biệt là phòng ban kinh doanh. Vậy bạn hiểu mô hình EOQ là gì?
I. Những thông tin cung cấp cho bạn về EOQ là gì?
1. Đi tìm câu trả lời cho câu hỏi EOQ là gì?
Trong doanh nghiệp, khái niệm mô hình EOQ là gì? Thực tế, EOQ là một cụm từ viết tắt của cụm từ tiếng anh - Economic Order Quantity được hiểu đơn giản trong tiếng Việt là “Số lượng đặt hàng kinh tế”. Một thuật ngữ chuyên dùng trong hoạt động quản lý quy trình hàng tồn kho hiện nay.
Đi tìm câu trả lời cho câu hỏi EOQ là gì?
Vậy thuật ngữ EOQ là gì được dùng như thế nào? Thuật ngữ này được dùng để ám chỉ số lượng đặt hàng lý tưởng mà một doanh nghiệp hay công ty nên đặt để làm hàng tồn kho của mình. Đồng thời chi phí đặt hàng sẽ được tính vào chi phí sản xuất và được xem như một nhu cầu nhất định nhằm giảm thiểu tối đa tổng chi phí nắm giữ cũng như chi phí được dùng để đặt hàng. Mô hình EOQ đã xuất hiện và được xem như một mô hình lập kế hoạch sản xuất lâu đời hiện nay.
2. Đặc điểm của mô hình EOQ là gì?
Hiểu về khái niệm mô hình EOQ là gì, bạn có thể biết được tầm quan trọng của EOQ với doanh nghiệp như thế nào. Là một mô hình được dùng để quản lý inventory, mô hình EOQ đi kèm với một số tính chất định lượng dùng để xác định mức tồn kho tối ưu trong các doanh nghiệp hiện nay. Điều này cũng được thực hiện trên 2 cơ sở dưới dạng 2 loại chi phí tồn tại trong doanh nghiệp. Đồng thời đó cũng là chi phí được dùng để đặt mua hàng và được tính vào chi phí trữ hàng tồn kho hay chi phí dùng để dự trữ.
Trên thực tế, có hai loại chi phí có giá trị tương quan tỉ lệ nghịch với nhau. Ví dụ như trong trường hợp chi phí nguyên vật liệu hay hàng hóa tăng lên thì khi đó chi phí để đặt hàng lại giảm xuống. Nhưng lúc đó, chi phí dùng để trữ hàng tồn kho sẽ tăng lên. Vậy mục đích chính của mô hình EOQ với doanh nghiệp là để tạm tính làm sao để tổng của hai loại chi phí này thấp nhất có thể.
Xem thêm: Coa là gì? Giải thích ý nghĩa của Coa trong từng trường hợp
II. Tổng quan về mô hình EOQ hiện nay
Khái niệm mô hình EOQ là gì sẽ chỉ được áp dụng khi nhu cầu về một sản phẩm hay một hàng hóa bất kỳ nào đó không có sự thay đổi nhiều trong thời gian một năm và với mỗi đơn giao hàng mới sẽ được giao hàng đầy đủ khi hết hàng tồn kho. Bên cạnh đó, việc đặt hàng sản phẩm hay hàng hóa có một mức giá hay chi phí cố định dù cho số lượng đặt hàng là bao nhiêu đi nữa. Thêm vào đó, chi phí cho việc lưu trữ hàng hóa trong kho còn gọi là chi phí nắm giữ. Không những vậy, nó còn được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm của chi phí mua hàng.
Tổng quan về mô hình EOQ hiện nay
Điều cần xác định chính là làm sao để tối ưu số lượng sản phẩm đặt hàng để giảm thiểu được chi phí cho việc mua hàng và giao hàng hiện nay. Để giải quyết được vấn đề này thì việc cần lưu ý chính là những thông số liên quan đến giải pháp này. Được nhắc đến như tổng nhu cầu về một hàng hóa nào đó trong thời gian một năm, chi phí được dùng để mua hàng cho các loại hàng hóa khác nhau, chi phí đặt hàng cho hàng hóa đó, cuối cùng là chi phí để lưu trữ cho từng mặt hàng ở mỗi năm. Và điều cần lưu ý ở đây chính là số lần đặt hàng trong thời gian một năm cũng có ảnh hưởng tới tổng chi phí cần bỏ ra, dù có thể được tham khảo từ những tham số khác.
III. Mô hình EOQ dành cho ai?
Trên thực tế, hiểu được tầm quan trọng của EOQ là gì, doanh nghiệp dễ dàng thấy được vai trò thiết yếu của nó trong hoạt động quản lý vận hành của những công ty thường xử lý khối lượng hàng tồn kho lớn, hay những nhà phân phối mua hàng để dự trữ. Trong một số trường hợp thì nguyên liệu đầu vào có nguồn cung cấp bị giới hạn hay nhà cung cấp ở xa so với nhà máy sản xuất.
Ngoài ra, mô hình EOQ là gì còn được áp dụng khi sản phẩm tuân theo một quy trình sản xuất đơn giản và liên tục với tỷ lệ nguyên liệu đầu vào ổn định. Ví dụ như một công ty sản xuất hóa học chỉ sử dụng một số loại nguyên liệu chính để tạo ra thành phẩm vì quy mô sản xuất tối ưu được xác định trước đó với tốc độ sản xuất tương đối ổn định trong một khoảng thời gian khá dài. Vì vậy mà nhiều nguyên vật liệu có thể được đặt hàng với số lượng lớn và theo chu kỳ hàng quý vừa đủ lượng container hay xe tải.
Bên cạnh đó thì mô hình EOQ còn phù hợp với một số công ty có nhu cầu trữ hàng tồn kho ổn định như những mô hình công ty có quy trình sản xuất lặp đi lặp lại trong thời gian dài. Trong khi đó với những nhà bán lẻ hay công ty công nghệ cao thì không phù hợp với mô hình EOQ bởi sự biến động về nhu cầu của khách hàng luôn diễn ra.
IV. Cách biến và giả định trong mô hình EOQ là gì
1. Các biến số trong mô hình EOQ là gì
Nếu muốn sử dụng thành thạo mô hình EOQ với doanh nghiệp thì bạn cần nắm rõ khái niệm EOQ là gì, người chịu trách nhiệm hoạt động tính toán nắm được các biến tồn tại của mô hình này. Từ đó, xác định được những thông số cụ thể nhằm tìm hiểu mối quan hệ về các biến số để thực hiện tính toán một cách dễ dàng hơn.
Nếu bạn chưa nắm chắc được kiến thức về EOQ là gì hay sự hiểu biết về mô hình này thì bạn sẽ gặp khó khăn trong việc áp dụng mô hình EOQ với doanh nghiệp cùng như quản lý hàng tồn kho. Các biến số cần được hiểu trong mô hình EOQ là gì:
- T: Toàn bộ chi phí tồn kho trong một năm
- P: Đơn giá mua vào
- Q: Số lượng đặt hàng
- Q*: Số lượng đặt hàng tối ưu
- D: Lượng cầu hàng năm
- K: Chi phí cố định mỗi đơn hàng
- h: chi phí nắm giữ hàng năm được tính trên mỗi đơn vị hay chi phí lưu trữ hàng hóa.
Xem thêm: Vendor là gì? Phân biệt Vendor với các thành phần khác trong chuỗi cung ứng
2. Giả định trong mô hình EOQ là gì
Mô hình EOQ với doanh nghiệp khá dễ dàng để áp dụng và thực hiện, tuy nhiên cần phải có sự giả định về những yếu tố cho trước. Các giả định đó là:
- Nhu cầu về sản phẩm và hàng hóa gần như là cố định hoặc đã được xác định từ trước
- Thời gian từ khi đặt hàng và nhận hàng là không đổi, điều này có nghĩa là khoảng thời gian này đã được xác định từ trước
- Tuyệt đối không được để xảy ra những trường hợp như thiếu hàng
- Chi phí đặt hàng là chi phí được ấn định và cố định, không có sự thay đổi. Chi phí này không liên quan đến số lượng đặt hàng hay các chính sách chiết khấu về giá cả.
- Sản phẩm chỉ được là một loại duy nhất và không xét với nhiều mặt hàng khác nhau
Từ những biến số trên thì ta có thể áp dụng mô hình EOQ với doanh nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh và hàng tồn kho.
Để đạt được điểm tối thiểu trong chi phí, có thể áp dụng công thức EOQ với doanh nghiệp cho một mặt hàng:
Tổng chi phí = Chi phí sản xuất + Chi phí đặt hàng + Chi phí nắm giữ
Trong đó:
- Chi phí để mua hàng thể hiện sự biến đổi của hàng hóa được thể hiện qua công thức: Đơn giá x Số lượng nhu cầu hàng năm (P) x D.
- Chi phí đặt hàng được thể hiện qua công thức K x D/Q
- Chi phí nắm giữ là số lượng trung bình trong kho và được tính bằng công thức: h x Q/2
Từ đó, có thể tính được tổng chi phí trong quá trình kinh doanh với công thức tính lượng đặt hàng một sản phẩm nào đó sao cho tổng chi phí ở mức thấp nhất:
Q* = căn bậc hai của (2DK/h)
Tính số lượng đặt hàng tối ưu
V. Những hạn chế nhất định của mô hình EOQ là gì?
Hiểu về ý nghĩa của mô hình EOQ với doanh nghiệp, bạn có thể thấy được những lợi ích mà mô hình này mang lại trong việc tính toán để định lượng được số hàng cần thiết. Tuy nhiên, bản thân mô hình EOQ cũng tồn tại một số hạn chế nhất định khi áp dụng vào lĩnh vực kinh doanh.
Đầu tiên, ta có thể dễ dàng nhận thấy, đầu vào của công thức cần có một giả định về lượng cầu của người tiêu dùng - cố định trong ít nhất một năm. Đây cũng có thể là điều khó có thể thành hiện thực vì nhu cầu của con người luôn thay đổi và không thể nào chỉ cần một loại sản phẩm duy nhất. Sự đổi mới là yếu tố tiên quyết ảnh hưởng đến tác động của EOQ với doanh nghiệp.
Ngoài ra, phép tính này cũng giả định rằng chi phí đặt hàng và chi phí trữ hàng hóa là cố định và không đổi. Chính vì lý do này mà đã khiến cho việc tính toán trở nên khó khăn và không thể đối với một số sự kiện kinh doanh như: Việc thay đổi nhu cầu của người tiêu dùng, sự thay đổi trong chi phí tồn kho theo mùa, giảm thiểu doanh thu do thiếu hàng tồn kho hoặc giảm giá mua hàng cho một công ty để mua được số lượng hàng tồn kho lớn hơn.
Xem thêm: Vòng quay hàng tồn kho là gì? Cách tính vòng quay hàng tồn kho
VI. Mở rộng của mô hình EOQ
Từ khái niệm EOQ là gì truyền thống mà có thể mở rộng mô hình này để nhận biết thêm một số dấu hiệu để hoạt động quản lý hàng tồn kho và hoạt động kinh doanh tích cực hơn.
Hiện nay có 2 loại giảm giá số lượng là toàn bộ các đơn vị và gia tăng. Để tìm được số lượng đặt hàng tối ưu tùy vào chiết khấu số lượng khác nhau thì người ta có thể dùng thuật toán. Các thuật toán này được phát triển dựa vào gia định rằng mô hình EOQ vẫn tối ưu với chiết khấu số lượng.
Mở rộng của mô hình EOQ
Thiết kế lịch trình giảm giá số lượng tối ưu cũng là một phần mở rộng của mô hình EOQ là gì. Đây không phải là một công việc đơn giản và đòi hỏi người thực hiện phải tính toán thật cẩn thận và chính xác. Điều này khá đặc biệt vì nhu cầu của người tiêu dùng luôn thay đổi. Tạo ra một hiệu ứng gọi là “bullwhip ngược” - hay sự không chắc chắn về một nhu cầu có chiều hướng tăng lên thì lại giảm sự không chắc chắn về lượng đặt hàng của họ với công ty sản xuất.
Sắp xếp lại chi phí và nhiều loại hàng hóa cũng góp phần trong phần mở rộng của mô hình EOQ là gì vì bao gồm chi phí đặt hàng và nhiều mục khác. Bên cạnh đó thì khoảng thời gian đặt hàng cũng có thể được xác định từ EOQ.
Chất lượng không hoàn hảo trong một lô được xác định dựa trên xem xét vấn đề hàng tồn kho, được người mua chọn lọc sau đó bán với giá chiết khấu. Vậy từ những mở rộng trên có thể thấy khái niệm EOQ là gì truyền thống đã được mở rộng và được trọng dụng để quản lý hàng tồn kho hiệu quả.
Xem thêm: Hướng dẫn kiểm toán hàng tồn kho và giá vốn hàng bán cho doanh nghiệp
VII. Doanh nghiệp có thể làm gì để cải thiện EOQ?
Sau khi tìm hiểu về EOQ là gì thì bạn cũng có thể thấy đây là một phương pháp hoàn hảo, tuy nhiên không có mô hình nào đúng cho mọi trường hợp. Vì vậy, công ty sản xuất cần xem xét lại thời điểm và cách thức thực hiện mô hình EOQ để tính được số lượng đặt hàng kinh tế phù hợp.
Liên quan đến vấn đề này, có một số phương pháp có thể được áp dụng để cải thiện EOQ:
Cách đầu tiên để cải thiện EOQ là không dùng mô hình EOQ là gì trong trường hợp nhà cung cấp báo giá sản phẩm và mức chiết khấu khác nhau dựa vào số lượng hàng hóa vì công thức chỉ đúng khi sản phẩm có mức giá cố định.
Doanh nghiệp có thể làm gì để cải thiện EOQ?
Cách tiếp theo để cải thiện EOQ là hiểu rõ ràng EOQ không thể xác định được lượng đặt hàng nếu nhu cầu của doanh nghiệp có tính thời vụ vì khái niệm EOQ là gì cho thấy rõ nhu cầu cố định. Vì vậy, với những mặt hàng có biển động theo mùa thì cần can thiệp để điều chỉnh.
Tiếp theo, một cách khác để cải thiện EOQ là khi có tình trạng biến động giá với hàng dự trữ thì doanh nghiệp nên chủ động dự báo trước và đặt hàng để nắm được tình hình, sau đó mới quay lại điều chỉnh EOQ cho phù hợp. Bởi vì theo EOQ là gì thì chỉ có thể đặt hàng ở những mốc thời gian cố định.
Xem thêm: Cùng khám phá công việc của một công nhân sản xuất là gì?
Những phương án này được áp dụng khá phổ biến trong lĩnh vực kinh doanh vì trong thời đại này, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, doanh nghiệp có nhiều sự lựa chọn để áp dụng phần mềm quản lý tồn kho hiện đại để đưa ra những quyết định chính xác hơn.
VIII. Kết luận
Những thông tin trên đã cung cấp cái nhìn khái quát về khái niệm EOQ là gì và mô hình EOQ với doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiểu được nó để doanh nghiệp biết cách áp dụng nó một cách hiệu quả và cải thiện EOQ khi cần, không áp dụng một cách thiếu logic dẫn đến hậu quả khó lường.