Công việc của công nhân sản xuất gồm những gì? Bí quyết để có thể trở thành một công nhân sản xuất thành công trong công việc đạt được mức lương cao hàng tháng là gì? Hãy cùng tìm hiểu với 123job.vn trong bài viết này nhé!
Công nhân sản xuất đã trở thành một trong những ngành nghề sở hữu nguồn nhân lực lớn hiện nay. Vậy thì công nhân sản xuất là gì hãy cùng chúng tôi khám phá trong bài viết sau đây. Bí quyết để có thể trở thành một công nhân sản xuất thành công trong công việc đạt được mức lương cao hàng tháng là gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.
I. Vị trí công việc công nhân sản xuất hiện nay
Trong thời đại bùng nổ của ngành công nghiệp như hiện nay thì sự ra đời của hàng loạt các hệ thống nhà máy, các xí nghiệp đa dạng về rất nhiều các lĩnh vực khác nhau, về sản phẩm ở mọi lúc mọi nơi như: dán tường, ở khắp những con đường nông thôn, các tuyến xe buýt và cho đến các trang mạng xã hội,.. không khó để có thể bắt cặp các thông tin tuyển dụng vị trí công nhân sản xuất tập trung ở trong những lĩnh vực thế mạnh như là dệt may mặc, điện tử, hay là các mặt hàng công việc xuất khẩu như là gỗ,..
Vị trí công việc công nhân sản xuất hiện nay
Công nhân sản xuất là lực lượng lao động chính ở trong các nhà máy và đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Công nhân sản xuất tham gia một cách trực tiếp vào các công đoạn sản xuất để có thể tạo ra được các sản phẩm phù hợp với doanh nghiệp. Xu hướng đô thị hóa phát triển đang trở nên ngày càng phổ biến những cánh đồng lúa đã trở thành các xí nghiệp và các nhà máy. Công nhân sản xuất đã trở thành một trong những lựa chọn công việc hàng đầu bởi vì tính chất ổn định giúp cho người lao động có thể tự do làm giàu tại nông thôn. Thay vì phải đi làm việc ở ruộng nương vất vả.
Đây cũng là một trong những nguồn nhân lực chính đang được tuyển dụng và số lượng lớn không yêu cầu kinh nghiệm quá cao và chỉ cần đủ 18 tuổi trở lên. Công nhân sản xuất chỉ cần có sức khỏe tốt và có thể dễ dàng chinh phục được trái tim của nhà tuyển dụng, được sử dụng tại các công ty nhà máy, xí nghiệp
Dưới đây là bản mô tả công việc của công nhân sản xuất ở trong nhà máy rất mong rằng sau khi đọc xong bản mô tả công việc này các bạn đã có thể hiểu rõ được về lực lượng sản xuất công nhân là gì và họ đã đóng góp những gì vào Quy trình sản xuất của ngành công nghiệp hiện nay.
Xem thêm: Bộ câu hỏi phỏng vấn nhân viên kỹ thuật giúp nhà tuyển dụng tìm kiếm nhân tài
II. Mô tả công việc công nhân sản xuất trong nhà máy
1. Thực hiện chấm công
Điểm tạo nên sự khác biệt của một ngày làm việc tại các nhà máy của những công nhân sản xuất so với công việc làm nông đó là họ phải thực hiện công việc chấm công tại máy chấm công vào mỗi đầu ngày, lúc bắt đầu làm việc và khi kết thúc giờ làm. Tại mỗi một xí nghiệp và phân xưởng thì đều có 1 cho tới vài trăm máy chấm công để có thể ghi lại một cách chính xác và điểm danh công nhân theo quy định cụ thể của công ty xí nghiệp đó. Trong những ngày đầu tiên và làm việc nhưng sự của nhà máy sẽ tiến hành việc lấy dấu vân tay của công nhân để có thể làm căn cứ chấm công cho họ.
Với những ai mà lần đầu được bước chân vào trong môi trường ngành Công Nghiệp. Các bạn cần phải đặc biệt lưu ý về vấn đề giờ giấc và chấm công theo quy định. Không giống như ngành nông nghiệp, ngành công nghiệp rất tôn trọng giờ giấc. Bởi vì sự sai sót trong giờ giấc của một công nhân nhà máy có thể ảnh hưởng của quy trình sản xuất và lực lượng sản xuất còn lại của doanh nghiệp đó. Tất nhiên theo như quy định thì các bạn sẽ bị phạt trừ Lương hoặc thậm chí là không được hưởng lương của ngày hôm đó.
2. Thực hiện vệ sinh máy theo hướng dẫn
Nếu như bạn là dân văn phòng thì chắc hẳn bạn rất quen thuộc với người bạn đồng hành là máy tính, các trang thiết bị ngoại vi và các hệ thống do chính doanh nghiệp chuẩn bị sẵn. Tuy nhiên đối với công nhân sản xuất thì máy móc chính là phương tiện chủ yếu để họ có thể cải thiện và quyết định với năng suất lao động
Về vấn đề vệ sinh máy móc thì trước khi làm công việc chính các bạn phải hoàn thành công đoạn này. Đây là một trong những công đoạn giúp cho máy móc của công nhân sản xuất tránh được những sự cố không đáng có trong quy trình sản xuất của doanh nghiệp đó. Ngoài khâu vệ sinh máy, đồng thời kiểm tra máy có bất kỳ vấn đề gì hay không để có thể kịp thời báo lên bộ phận sửa chữa khắc phục lỗi kịp thời đảm bảo được quy trình sản xuất diễn ra đúng theo quy định và không ảnh hưởng tới các lực lượng sản xuất, công nhân nhà máy khác
Mô tả công việc công nhân sản xuất trong nhà máy
Công nhân sản xuất cần phải lưu ý rằng bất kỳ thao tác vệ sinh máy móc nào thì cũng cần phải tuân thủ theo những phương pháp đã được hướng dẫn cụ thể trước đó. Nếu như gặp trục trặc công nhân sản xuất và trực tiếp báo với bộ phận quản lý hoặc bộ phận kỹ thuật chứ không được tự ý sửa một mình.
3. Thực hiện công đoạn sản xuất theo yêu cầu
Một phân xưởng có tới hàng trăm nghìn công nhân nhà máy thì người trưởng phân xưởng sẽ không thể sát sao được với từng đầu việc của từng công nhân nhà máy. Người trưởng phân xưởng sẽ phân việc đó cho các tổ trưởng. Tổ trưởng sẽ là người phân công và hướng dẫn bất kỳ thành viên nào trong tổ của mình để thực hiện các vấn đề của quy trình sản xuất
Công nhân sản xuất có trách nhiệm nhận đúng nhiệm vụ của mình công đoạn và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về vấn đề Công việc, sản lượng và chất lượng của công việc để có thể tập trung hoàn thành đầy đủ và kịp tiến độ. Trong quá trình sản xuất công nhân sản xuất phải thực hiện đúng kỹ thuật đã được hướng dẫn nếu như phát hiện ra sai sót thì cần lập tức báo lại tổ trưởng để được xử lý và khắc phục.
4. Sử dụng nguyên vật liệu, vật tư một cách phù hợp
Việc quản lý nhân công hàng nghìn công nhân sản xuất như hiện nay không cho phép các tổ trưởng có thể theo dõi một cách cụ thể và sát sao tình hình từng công nhân sản xuất về cách họ sử dụng nguồn nguyên liệu tổng cụ thể như thế nào.
Do vậy thì bản thân mỗi một người công nhân sản xuất cần phải có trách nhiệm đối với bản thân mình có trách nhiệm sử dụng những nguyên liệu được cấp một cách tiết kiệm và tránh lãng phí. Trong trường hợp là nguyên liệu sắp hết thì cần phải kịp thời báo lại trưởng bộ phận để được bổ sung kịp thời. Công nhân sản xuất đồng thời là những người làm nhiệm vụ theo dõi số lượng sản phẩm của mình đã làm ra và báo lại tổ trưởng tổ chuyên đề để có thể chấm điểm hợp lý.
5. Thực hiện an toàn thiết bị, phòng cháy chữa cháy
Trên thực tế thì mỗi một công nhân sản xuất đều có xu hướng quan tâm tới việc tạo ra bao nhiêu sản phẩm mỗi ngày có thể đáp ứng được chỉ tiêu đề ra hay không, hay là máy móc có trục trặc gì không hơn là việc thực hiện tốt những công tác như là phòng cháy, chữa cháy. Tuy nhiên đây là một trong những nhiệm vụ công việc mà bất kỳ ai trong khối lực lượng sản xuất, không chỉ riêng công nhân nhà máy, công nhân sản xuất cần phải lưu ý, đặc biệt là các xí nghiệp nhà máy có nguồn nguyên liệu dễ dãi gây cháy
Hàng nghìn những nhà máy đã gặp phải các sự cố liên quan tới cháy nổ mỗi một năm. Nó thường xuất phát từ sự chủ quan từ chính những công nhân sản xuất, lực lượng sản xuất trong ngành sản xuất đó. Bạn cần phải biết rằng tổ sản xuất có vai trò vô cùng quan trọng bậc nhất trong ngành công nghiệp của doanh nghiệp. Do vậy, bất kỳ một sự cố nào cũng sẽ gây ra hậu quả và tổn thất rất lớn, không chỉ riêng cho một mình công nhân đó mà là tính mạng, việc làm của hàng nghìn lực lượng sản xuất ở trong nhà máy
Do vậy thì bên cạnh việc tập trung và tính chuyên môn và sản lượng chất lượng của sản phẩm với công tác an toàn về phòng cháy chữa cháy là một trong những nhiệm vụ mà người công nhân sản xuất cần phải ưu tiên.
Ngay từ thời điểm bắt đầu làm việc làm việc hiệu quả và an toàn những thiết bị máy móc cũng là một trong những tiêu chí đánh giá về mức độ chuyên nghiệp của một công nhân sản xuất như là nhấn mạnh quá trình sử dụng 100% thao tác dựa trên hướng dẫn đã có.Trong suốt quá trình làm việc thì cần phải cẩn thận tất cả các thao tác và đeo đồ bảo hộ lao động đầy đủ trong suốt quá trình làm việc của mình và thực hiện một cách nghiêm túc đầy đủ các vấn đề quy định liên quan tới sự an toàn của chính mình và những người xung quanh.
6. Tham gia đầy đủ các hoạt động ngoại khoá do nhà máy tổ chức
Doanh nghiệp là một tổ chức độc lập và để có thể đảm bảo được các vấn đề liên quan tới đời sống tinh thần cho công nhân viên năng lượng sản xuất công nhân nhà máy thì công ty thường hay tổ chức các hoạt động ngoại khóa, đặc biệt trước khi diễn ra thêm một sự kiện nào đó. Ngoài việc làm tốt, hăng hái tham gia các hoạt động ngoài giờ trong công ty mình phát động cũng là một trong những nhiệm vụ phong trào hàng đầu đánh giá về thi đua sản xuất và các chương trình hành động của công nhân sản xuất
Nhiệm vụ chính của công nhân sản xuất đôi khi thì sẽ không làm theo những kế hoạch đã được vạch ra sẵn mà cần phải làm nhiệm vụ đột xuất do những người tổ trưởng ban công. Họ cũng sẽ cần phải hoàn thành các bạn báo cáo, xem xét những trang thiết bị máy mắt và sắp xếp đồ bảo hộ trước khi chấm công ra về
Trên đây chỉ là bản mô tả công việc chi tiết của một nhân viên sản xuất. Chúng tôi mong rằng các bạn đã có được một cái nhìn đầy đủ nội dung về những công việc của người công nhân nhà máy, công nhân sản xuất ở trong ngành công nghiệp. Để tiếp tục bài viết Chúng tôi sẽ giới thiệu một số các quyền lợi của công nhân sản xuất các bạn hãy chú ý theo dõi nhé.
Xem thêm: Công nhân đơn thuần chỉ là công việc chân tay như mọi người vẫn nghĩ?
III. Những quyền lợi công nhân sản xuất
Công nhân sản xuất so với một số các ngành nghề tự do khác thì có tính ổn định khá cao và điều kiện làm việc trong nhà trường cũng như mức lương sẽ được tăng theo năng lực chuyên môn và thông tin làm việc.
Ngoài ra thì những công nhân sản xuất có sẽ được doanh nghiệp đảm bảo đầy đủ với các chính sách đãi ngộ theo quy định của nhà nước như là các vấn đề liên quan tới bảo hiểm y tế và bảo hiểm thai sản, Bảo hiểm thân thể và sẽ được hỗ trợ xe đi lại với giá rẻ hoặc thậm chí là miễn phí
Ngoài ra thì họ cũng có thể được cộng thêm tiền thưởng theo năng lượng sản lượng và năng lực cũng như là mốc thường về chuyên cần đã được quy định rõ tại mỗi một doanh nghiệp:
IV. Mức lương cơ bản công nhân sản xuất
Theo như thống kê cơ bản hiện nay thì mức thu nhập của một công nhân sản xuất sẽ là mức lương khá ổn định, dao động trung bình là khoảng 7 triệu một tháng. Mức Lương này sẽ phụ thuộc vào quy mô hoạt động công việc cũng như là vai trò của người công nhân sản xuất đó trong quá trình hoạt động sản xuất. Nếu Như bạn làm việc tốt và có mức điểm chuyên môn trên cần cao thì mức lương sẽ cao hơn và sẽ được cân nhắc một cách hợp lý hơn.
V. Giải đáp một số thắc mắc về công việc công nhân sản xuất trong nhà máy
1. Các tiêu chí đánh giá công nhân sản xuất ?
Dưới đây là một số các tiêu chí mà các doanh nghiệp thường dùng để đánh giá người công nhân sản xuất
Tinh thần lạc quan: công nhân sản xuất cần có tinh thần làm việc tích cực và sẽ là người gắn bó lâu dài đối với nhà máy
Sự trung thực: đức tính trung thực là một trong những đức tính luôn luôn được đánh giá cao người công nhân sản xuất bởi vì họ cần phải biết phân biệt đúng sai công ty
Tôn trọng người khác: khi làm việc trong bất kì ngành nghề nào không chỉ ngành công nghiệp, một người công nhân cần phải biết cách tôn trọng cấp trên của mình và cả những người đồng nghiệp công nhân nhà máy làm việc dùng
Chăm chỉ và nhiệt tình: những người công nhân làm việc với sự nhiệt tình sẽ có thể khiến cho bầu không khí làm việc trong nhà máy trở nên dễ chịu hơn, chuyên nghiệp hơn và dễ dàng hơn
Luôn tôn trọng giờ giấc: Đây là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng để đánh giá được sự chuyên nghiệp của những người có công nhân sản xuất
Độ tin cậy và cẩn trọng trong công việc: một người công nhân biết chăm chút là phải chọn cho bản thân mình cách tốt nhất để đem đến hiệu quả công việc tốt hơn và nhận được sự tin tưởng từ người khác trên đồng nghiệp.
2. Cách tính tiền lương cho công nhân sản xuất nhà máy
Hiện nay thì có các cách tính lương cho công nhân sản xuất tại các nhà máy xí nghiệp như sau
Tính lương theo thời gian, theo giờ, các ngày, hoặc các tháng. Cách tính lương cụ thể như sau: Lương tháng =Lương cơ bản + phụ cấp / số ngày công quy định X số ngày làm việc thực tế
Cách tính lương theo sản phẩm tùy thuộc và số lượng và chất lượng của sản phẩm, lượng công việc đã được hoàn thành để có thể tính lương cho công nhân sản xuất. Cách tính như sau: Lương sản phẩm = Số lượng sản phẩm đạt yêu cầu X đơn giá quy đổi mỗi sản phẩm
Tính khoán: đây là cách tính mà công nhân sản xuấtn phải hoàn thành thành khối lượng công việc theo tiêu chuẩn đã được tạo ra trong đó tỷ lệ hoàn thành càng lớn thì mức lương nhận được cũng sẽ càng cao. Cách tính như sau: Lương khoán = mức lương khoán X tỷ lệ % hoàn thành công việc.
Xem thêm: Công nhân đóng gói là gì? Làm công nhân đóng gói có vất vả không?
3. Đồng phục công nhân sản xuất trong nhà máy
Tùy thuộc vào từng loại mặt hàng kinh doanh như là may mặc, hóa chất và thực phẩm thì mỗi doanh nghiệp sẽ quy định mẫu đồng phục dành riêng cho công nhân sản xuất của họ, để vừa có thể đảm bảo vệ sinh an toàn lao động cho công nhân lại vừa tạo ra được một môi trường làm việc chuyên nghiệp, hợp lý
Giải đáp một số thắc mắc về công việc công nhân sản xuất trong nhà máy
Đồng phục của công nhân sản xuất sẽ bao gồm một số loại như là áo, quần, mũ, Kính, khẩu trang, mặt nạ bảo hộ, giày, mặt nạ chống độc, bao tay,... Có rất nhiều các doanh nghiệp hiện nay còn có đồng phục riêng dành cho mùa xuân hè hoặc mùa thu đông để có thể tạo nên sự thoải mái tiện lợi cho công nhân sản xuất của mình.
4. KPI cho công nhân sản xuất
KPI là một hệ thống dùng để đo lường hiệu quả và hiệu suất công việc của người lao động. Do vậy mỗi doanh nghiệp sẽ có một bảng chỉ số tính khi KPI riêng cho từng bộ phận và từng vị trí công việc khác nhau. Đối với công nhân sản xuất ở trong các nhà máy hệ thống khi KPI được áp dụng có thể căn cứ vào các chỉ số sau: mức độ hoàn thành công việc được giao hay về quản lý nguyên vật liệu và tỷ lệ hàng hỏng.
5. Cách đào tạo công nhân sản xuất
Những nhà máy mới được thành lập thì những hoạt động đào tạo là một trong những hoạt động vô cùng quan trọng bởi vì những công việc mới mẻ công với nhiều các trang thiết bị hiện đại, nếu như là công nhân sản xuất không được đào tạo khi họ sẽ không thể làm việc và hoàn thành quy trình sản xuất tốt được. Còn đối với những công ty đã hoạt động lâu dài thì công tác đào tạo vừa là đào tạo tay nghề cho công nhân mới lại vừa là thời gian để bồi dưỡng các kiến thức và nâng cao trình độ cho đội ngũ công nhân sản xuất đã có năng lực .Do đó công tác đào tạo cho những công nhân sản xuất như sau:
Đào tạo trong cho công việc
Đào tạo ngoài công việc
Đào tạo theo kiểu như học nghề
Đào tạo theo kiểu khác chương trình các khóa với hỗ trợ của máy tính và các phương tiện
Tổ chức các khóa học ngắn hạn, những hội thảo hội nghị để thảo luận
Tổ chức nghiên cứu tình huống
6. Cách quản lý công nhân sản xuất hiệu quả
Để có thể quản lý được công nhân sản xuất được hiệu quả là một trong những bài toán khó đối với hoạt động nhà máy và các xí nghiệp. Dưới đây là một số các kinh nghiệm của những quản lý công nhân sản xuất trước đã đưa ra để làm sao giúp cho các quản trường có thể quản lý được công nhân của mình một cách chính xác
Đầu tiên thì cần phải cập nhật một cách chính xác số lượng công nhân của mình Để tiện cho việc theo dõi hoặc chấm công, đảm bảo số lượng công nhân làm việc không bị quá ít do số lượng công nhân nghỉ quá nhiều và một ngày
Đặt ra một mục tiêu cụ thể cho các tổ công nhân để giúp cho công nhân luôn luôn nỗ lực và hoàn thành nhiệm vụ của họ, kiểm soát thời gian và chất lượng công việc của công nhân để thúc đẩy các công nhân sản xuất, nỗ lực làm việc, hoàn thành định mức và nhận được mức lương cao hơn
Bố trí và phân công công việc một cách linh hoạt giúp cho các công nhân có được nhiều kinh nghiệm và thời gian để học hỏi thêm
Áp dụng chế độ lương thưởng công bằng, khuyến khích tinh thần làm việc của công nhân, cống hiến hết mình và tránh gây ra sự mất cân bằng nội bộ hoặc là sự ghen ghét, nghi ngờ
Lạt mềm buộc chặt: đôi khi cần phải nghiêm khắc nhưng đôi khi cũng cần phải mềm mỏng để giúp cho những người công nhân cảm nhận được sự thoải mái khi làm việc.
Xem thêm: Hướng dẫn xây dựng KPI cho nhân viên kỹ thuật chuẩn nhất
VI. Kết
Bài viết này 123job.vn đã gửi tới các bạn những thông tin về công nhân sản xuất, lực lượng sản xuất. Mong rằng thông qua bài viết này các bạn đã hiểu rõ được nội dung như: công nhân, nhà máy ngành công nghiệp quy trình sản xuất, lực lượng sản xuất. Chúc các bạn sớm tìm được một công việc đúng với yêu cầu và trình độ của bản thân mình.