Fresher tester là bước khởi đầu sự nghiệp mà không ít bạn trẻ ngày nay đang nhắm đến. Vậy công việc tester có gì thú vị? Cùng 123job tìm hiểu về những yếu tố cần thiết đối với một Fresher tester bạn nhé!

Chắc hẳn đã nhiều lần bạn nghe đến các cụm từ thông dụng như mỹ phẩm bản tester, game tester, hipot tester, thậm chí là software tester, tiktok tester, insulation tester, telecom tester… Vậy cụ thể thì tester là gì? Vai trò của các fresher tester là gì? Cùng 123job tìm câu trả lời bằng cách tham khảo bài viết dưới đây về Fresher tester là gì nhé!

I. Fresher tester là gì?

Fresher tester là gì?Fresher tester là gì?

Hiểu đơn giản, tester là công việc hàng ngày kiểm tra phần mềm để phát hiện ra các lỗi hay bất kỳ vấn đề khúc mắc nào có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng của phần mềm. Vì vậy, nhiệm vụ của nhân viên tester hay các Fresher tester là đảm bảo chất lượng công nghệ thông tin, kiểm thử phần mềm sao cho đạt được chất lượng tốt nhất trước khi đưa ra thị trường hoặc thực hiện giao đến tay khách hàng. 

Thực tế, một phần mềm mới hoàn toàn có thể được phát hành mà không cần qua kiểm duyệt. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc sai sót công nghệ thông tin trong quá trình lập trình máy tính là rất lớn, gây thiệt hại về thời gian, công sức và tiền bạc. Vì vậy, cần phải có một đội ngũ chuyên trách, từ các fresher tester tới những nhân viên chuyên môn cao, thực hiện kiểm tra kiểm thử phần mềm, chất lượng phần mềm trước khi đưa đến tay khách hàng để giảm thiểu rủi ro lỗi khi chạy tới mức thấp nhất. 

Đối với vị trí công nghệ thông tin này, hầu hết đều là không “yêu cầu” kinh nghiệm. Ở Việt Nam, từ “fresher là gì” hay Fresher tester là gì thường dùng để chỉ một người mới vào nghề, nhiều công ty nước ngoài liên quan tới công nghệ thông tin, kiểm thử phần mềm, lập trình máy tính còn sử dụng từ chính xác là “newbie” (người không có kinh nghiệm về một công việc cụ thể nào đó, ở đây là các công việc kiểm thử phần mềm).

II. Fresher junior senior là gì?

Fresher junior senior là gì?Fresher junior senior là gì?

Fresher Tester, Junior hay Senior Tester là những vị trí kiểm thử phần mềm chỉ “mức độ kinh nghiệm” và đánh giá kỹ năng cần thiết (cơ bản) của một vị trí tester hoặc của một bạn tester nào đó. Khi công ty công nghệ thông tin có nhu cầu tuyển dụng tester, họ phải xác định mức độ kinh nghiêm và thậm chí là những kỹ năng cần thiết cho vị trí đó để các ứng viên nộp hồ sơ cho phù hợp. Tránh trường hợp người không có kinh nghiệm như fresher tester ứng tuyển vào vị trí cần kinh nghiệm và ngược lại.

III. Phân biệt Fresher và Junior

Phân biệt Fresher và JuniorPhân biệt Fresher và Junior

Trình độ chuyên môn: Giữa Fresher tester và Junior đều là những người có trình độ chuyên môn về công nghệ thông tin cao. Tuy nhiên, các nhân viên Junior tester sẽ có lợi thế hơn fresher tester một chút khi họ đã có khoảng thời gian tiếp xúc với công việc một cách thực tế hoặc đã qua quy trình đào tạo nghiêm ngặt kiểm thử phần mềm công nghệ thông tin tới từ doanh nghiệp.

Trách nhiệm công việc: Với việc tìm hiểu Fresher là gì và công việc của fresher tester là gì, bạn sẽ bắt đầu công việc bằng những nhiệm vụ công việc không quá khó khăn, chủ yếu là quá trình hỗ trợ các thành viên khác trong đội nhóm lập trình máy tính, kiểm thử phần mềm, đưa ra các tư vấn công nghệ thông tin theo yêu cầu. Còn các Junior đã được trải qua một quy trình đào tạo công nghệ thông tin chuyên sâu nên sẽ đảm nhận những nhiệm vụ khó khăn hơn trong công việc. Tuy nhiên, với những vấn đề phức tạp vượt ngoài tầm với chuyên môn thì họ đều cần phải có sự giúp sức đến từ các nhân viên kỳ cựu và lâu năm.

IV. Fresher tester cần làm gì để hoàn thiện bản thân?

Hoàn thiện bản thânHoàn thiện bản thân

1. Tích cực trau dồi kiến thức

Là một Fresher tester khả năng làm việc thực tế còn yếu nhưng so với Internship công nghệ thông tin thì bạn lại có lợi thế về cơ hội được tham gia làm việc trong những dự án, công việc. Do đó ngay từ khi vào làm việc thực tế trong công ty, Fresher tester luôn luôn phải ở trong trạng thái sẵn sàng quan sát và ghi chép mọi công việc của anh/chị đồng nghiệp về kiểm thử phần mềm, lập trình máy tính từ đó học hỏi họ các kinh nghiệm làm việc trong ngành công nghệ thông tin này. Điều này sẽ giúp bạn bổ sung kiến thức hữu ích vào cuốn từ điển “bách khoa toàn thư” dày cộp của bản thân nhưng đang còn nhiều chỗ trống.

2. Phát huy tinh thần làm việc nhóm

Kỹ năng làm việc nhóm nhất là về công nghệ thông tin ngày nay rất cần thiết dù bất cứ vị trí công việc nào chứ không riêng gì Fresher tester. Khi đến thời điểm cụ thể và thích hợp, công ty công nghệ thông tin sẽ nhận ra tiềm năng phát triển về kiểm thử phần mềm của bạn và giao cho bạn đảm nhận một dự án. Tuy dự án đầu sẽ không quá khó nhưng trong suốt quá trình triển khai và kiểm thử phần mềm cho nó bạn không thể thành công nếu không nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình từ đồng nghiệp bởi sẽ có những lúc bạn cần tới họ, cần tới sự hỗ trợ về chuyên môn hay trực tiếp nhận thông tin dữ liệu liên quan đến dự án cụ thể mà bạn đang đảm nhận…

3. Nâng cao khả năng sáng tạo

Là một Fresher tester, để có thể chứng minh khả năng của bản thân với công ty trong một khoảng thời gian sớm nhất, ngoài việc thành thạo ngôn ngữ lập trình, bạn cần chủ động hơn trong công việc bằng cách đề xuất trực tiếp cho công ty những ý tưởng, giải pháp kiểm thử phần mềm, những chiến lược công nghệ thông tin thật độc đáo, sáng tạo. Hãy phát huy lợi thế vượt bậc của tuổi trẻ đầy năng động, thích khám phá và có khả năng hòa nhập, thích nghi nhanh với xu thế để biến mình trở nên hữu ích với những đóng góp thực sự tươi mới.

V. Fresher tester có những loại nào? 

Fresher tester có những loại nàoFresher tester có những loại nào

1. QA tester là gì? 

QA là cụm từ viết tắt từ nghĩa gốc là Quality Assurance. QA tester trong fresher testerđược hiểu là người chịu trách nhiệm đảm bảo chất lượng của phần mềm, ngôn ngữ lập trình bằng việc đưa ra một quy trình làm việc thống nhất giữa các bên liên quan. 

2. QC tester là gì?

QC tester (Quality Control tester), cho dù là fresher tester đều là những người chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng của phần mềm. QC có hai vị trí chính và cố định là: Manual QC (vị trí fresher tester này không đòi hỏi kỹ năng lập trình máy tính, ngôn ngữ lập trình) và Automation QC (Đòi hỏi người làm phải hiểu ngôn ngữ lập trình, có kỹ năng lập trình máy tính).

3. Manual tester là gì?

Là người fresher tester thực hiện công việc kiểm thử phần mềm bằng tay. Tức là nhân viên tester trong vị trí này sẽ thực hiện công việc kiểm thử và tạo báo cáo công nghệ một cách thủ công, không có bất kỳ sự trợ giúp nào của các công cụ nhập và lập trình tự động. Hiện nay, hầu hết các công ty phần mềm hoặc các đội nhóm làm phần mềm đều sử dụng cách kiểm thử hữu hiệu này.

4. Automation tester với fresher là gì?

Automation Testing là phương pháp thực hiện kiểm thử phần mềm tự động. Automation tester là những người thực hiện công việc kiểm thử một cách tự động. Họ sẽ tiến hành lên kịch bản chi tiết cho công tác kiểm thử rồi sử dụng các tool và ngôn ngữ lập trình hỗ trợ để kiểm thử. Phương pháp này giúp tiết kiệm thời gian cực kỳ hữu ích và mang lại hiệu quả tốt hơn so với kiểm thử thủ công.

VI. BA tester là gì?

BA tester là gìBA tester là công việc gì

BA là cụm từ viết tắt của vị trí Business Analyst. BA tester đối với fresher tester là những người làm việc trực tiếp với khách hàng để lấy yêu cầu của họ về dự án. Sau đó sẽ chuyển những thông tin này đến các team nội bộ chuyên sâu về ngôn ngữ lập trình như QC, QA, Developer… để thảo luận, nghiên cứu, đồng thời có thể đưa ra các giải pháp tốt nhất, phù hợp với yêu cầu của khách hàng.

VII. Tester có dễ tìm việc không?

Tester có dễ tìm việc khôngTester có dễ tìm việc không

Xã hội hiện đại ngày càng phát triển, công nghệ thông tin và ngôn ngữ lập trình là ngành dẫn đầu xu thế, sự cạnh tranh gay gắt của các công ty trong lĩnh vực phát triển phần mềm… là nguyên nhân giúp cho nghề tester và xu hướng fresher tester phát triển, mở ra nhiều cơ hội việc làm. 

Ở nước ta, nguồn nhân lực chủ yếu làm việc trong ngành tester còn khan hiếm, nhất là nguồn nhân lực từ fresher tester tới chất lượng cao. Trong khi ở các công ty nước ngoài, cứ 1 lập trình sẽ làm việc trực tiếp với 5 tester thì tại các doanh nghiệp Việt, trung bình cứ 1 tester sẽ làm việc với cả đội ngũ 5 lập trình. Điều này cho thấy sự khan hiếm xảy ra là rất lớn về nhân lực trong ngành tester. 

VIII. Muốn làm fresher tester cần học những gì?

Muốn làm fresher tester cần học những gìMuốn làm fresher tester cần học những gì

1. Về kiến thức

Kiến thức là nền tảng cực kỳ quan trọng để bạn trở thành một fresher tester và tiến tới chuyên nghiệp. Đó là những kiến thức về:  

  • Kiến thức nền tảng về khoa học máy tính, ngôn ngữ lập trình, sử dụng Internet, tin học văn phòng, cài đặt phần mềm, phân tích và sử dụng các phần mềm.
  • Kiến thức về ngôn ngữ lập trình trong testing như: định nghĩa, vai trò của testing, quy trình thực hiện và các thuật ngữ dữ liệu liên quan như: Beta tester (người thử nghiệm phần mềm được chạy trong môi trường thực), Software test life cycle (vòng đời chủ yếu của kiểm thử), software testing levels (các mức độ khác nhau khi kiểm thử)…
  • Kiến thức về các ngôn ngữ lập trình chuyên nghiệp và phổ biến như HTML, SQL, CSS phục vụ cho công tác viết code để thực hiện kiểm thử phần mềm cho dù phần việc phụ trách của fresher là gì.
  • Học kiến thức chuyên sâu về ngôn ngữ lập trình, Manual Test, Automation Test, cách thiết kế testcase, các tool hữu ích được sử dụng trong kiểm thử… và các kiến thức chuyên ngành liên quan tới công nghệ thông tin khác. 

2. Khả năng ngoại ngữ

Khả năng ngoại ngữ trong ngành công nghệ thông tin là yếu tố quan trọng đối với những người làm việc, đặc biệt là các fresher tester. Bởi hầu hết các phần mềm và các công cụ liên quan tới công việc của tester, fresher tester đều hiển thị bằng tiếng Anh. Do vậy, nếu không có khả năng ngoại ngữ cứng cáp thì sẽ rất khó để bạn có thể thực sự hiểu được hết ý nghĩa và cách sử dụng của phần mềm đó. 

Hơn nữa, các tài liệu chuyên sâu liên quan về công nghệ thông tin, tester trong nước còn nhiều hạn chế so với tài liệu học thuật nước ngoài. Vì vậy, để có thể cập nhật được thêm nhiều vấn đề về kiến thức, đòi hỏi bạn phải có khả năng ngoại ngữ thành thạo để có thể đọc và hiểu tài liệu nước ngoài.

3. Một số kỹ năng cần thiết 

Để thực sự trở thành một tester giỏi thì bên cạnh việc trang bị kiến thức và khả năng ngoại ngữ ngay từ khi làm fresher tester, bạn cũng phải trang bị cho mình thêm các kỹ năng mềm liên quan ví dụ như: kỹ năng phân tích, kỹ năng ứng xử và làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý tổ chức và quản lý thời gian… 

IX. Con gái có nên học tester không?

Muốn làm fresher tester cần học những gìKhả năng của tester

Theo quan điểm công bằng của chúng tôi, bất kỳ ngành, nghề nào cũng sẽ tồn tại nhiều mặt tích cực và mặt tiêu cực. Vì vậy, nếu bạn thực sự có đam mê và yêu thích công việc fresher tester và tester chuyên nghiệp thì hãy theo đuổi nó đến cùng, cho dù bạn là nam hay nữ, hướng đi đầu tiên của bạn khi làm fresher là gì. Hãy đừng để những quan điểm cá nhân của người khác làm ảnh hưởng đến ước mơ của bạn.

X. Kết

Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp thắc mắc về fresher là gì, nghề fresher tester là gì. Hy vọng qua những chia sẻ trên sẽ giúp bạn đọc hình dùng rõ hơn về nghề nghiệp hot này và có định hướng nghề nghiệp tương lai cụ thể nếu muốn theo đuổi sự nghiệp tester.