Ngày nay, nhiều người vẫn chưa thể nắm rõ được các quy định pháp luật về hộ khẩu thường trú. Để mọi người cùng hiểu rõ hơn thì bài viết này 123job.vn sẽ chia sẻ đến các bạn hộ khẩu thường trú là gì. Mời mọi người cùng tham khảo bài viết này nhé.

Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta thường xuyên sử dụng đến hộ khẩu thường trú. Hộ khẩu thường trú là một loại giấy tờ rất quan trọng đối với mỗi người dân, trong đó sẽ ghi nhận rõ ràng nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của mỗi công dân và được sử dụng trong hầu hết thủ tục hành chính có liên quan trên thực tế. Để giúp các bạn độc giả có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này trong nội dung bài viết sau của 123job.vn sẽ giải thích chi tiết hơn về hộ khẩu thường trú là gì?

I. Hộ khẩu thường trú là gì?

Để nắm bắt được “Hộ khẩu thường trú” là gì thì đầu tiên chúng ta cần phải hiểu thế nào là hộ khẩu. “Hộ khẩu” là một phương thức mà nhà nước ban hành ra để quản lý nhân khẩu của dân số quốc gia thuộc khu vực châu Á. Trong đó thì đơn vị quản lý xã hội ở đây chính là các hộ gia đình, tập thể do một chủ hộ đại diện chịu trách nhiệm. Sổ hộ khẩu là cuốn sổ nhỏ do Cơ quan công an địa phương cấp, ghi đầy đủ thông tin cơ bản của mỗi cá nhân trong gia đình bao gồm: Bố, mẹ, con cái (được nhập theo hộ khẩu của cha mẹ). Hộ khẩu bao gồm nhiều quyền lợi của mỗi công dân như: Ruộng đất, nhà ở, việc làm, lương thực thực phẩm, tài liệu liên quan, giấy tờ, điện nước, học tập… Mỗi khi thay đổi hộ khẩu thường trú thì người dân đều được yêu cầu thay đổi hộ khẩu. 

Xem thêm: Quy chế một cửa liên thông là gì? Lợi ích của cơ chế một cửa liên thông

II. Phương thức áp dụng sổ hộ khẩu 

Kể từ những năm 1950 thì ở Việt Nam đã áp dụng phương thức quản lý theo sổ hộ khẩu, được áp dụng tại mọi khu vực từ thành phố đến nông thôn trên toàn quốc.

Phương thức để áp dụng sổ hộ khẩu thường trú

Phương thức để áp dụng sổ hộ khẩu thường trú

1. Áp dụng tại thành phố 

Vào những năm 1956, 1957, khi đất nước dần ổn định sau chiến tranh, số lượng người dân từ các vùng nông thôn tập trung ra thành phố lớn ngày càng nhiều, gây ra rất nhiều biến động và khó khăn, khiến cho các thành phố đó có lượng người tăng lên đáng kể, kèm theo đó là các vấn đề về việc làm, chỗ ở, sinh hoạt hàng ngày… còn số lượng người làm nông sản xuất nông nghiệp tại các khu vực nông thôn bị giảm mạnh.

Trước tình hình đáng báo động, chính phủ Việt Nam đã đưa ra Thông tư số 495 TTg vào ngày 23/10/1957 về việc hạn chế tối đa việc các đồng bào ở nông thôn đổ ra thành phố. Bộ lao động và Sở lao động thành phố đã có sự phối hợp và vào cuộc để điều chỉnh nhân công sao cho hợp lý và nhanh gọn nhất, tránh trường hợp nhận thừa nhân công khi không cần thiết. Đồng thời các cán bộ và công nhân viên đang sinh sống và làm việc tại thành phố không nên dẫn người thân và gia đình ra thành phố sinh sống. Ngoài ra, Chính phủ Việt Nam còn đưa ra các biện pháp hợp lý để có thể điều chỉnh số lượng người sinh sống tại các thành phố như: Quản lý chặt chẽ các công tác hộ khẩu và Khảo sát lượng dân số theo định kỳ.

2. Áp dụng tại nông thôn 

Ngày 27/06/1964, Hội đồng Chính phủ Việt Nam đã ban hành Điều lệ đăng ký cũng như quản lý hộ khẩu kèm theo đưa ra Nghị định 104/CP. Theo đó, mỗi người dân sẽ phải đăng ký nhân khẩu thường trú của một hộ gia đình nhất định, hộ này sẽ là nơi sinh sống thường xuyên nhất của mỗi cá nhân.Việc đăng ký và quản lý hộ khẩu đó sẽ lấy hộ làm đơn vị. Một hộ bao gồm những cá nhân ăn chung và ở chung, cùng sống với nhau trong một ngôi nhà hoặc một khu tập thể chung nào đó. Trong trường hợp có công dân chuyển chỗ ở đến một thành phố, thị xã khác, thì cần phải đăng ký giấy tạm vắng, tạm trú, chứng nhận chuyển đi và phải luôn mang theo các loại giấy tờ như: giấy chuyển công tác, giấy nhập học, giấy chứng nhận được tuyển dụng,…

Theo Nghị định số 51 được ký vào ngày 10 tháng 5 năm 1997 của Chính phủ Việt Nam và Thông tư số 06-TT/BNV (C13) được ký vào ngày 20 tháng 6 năm 1997 của Bộ Nội vụ Việt Nam, mẫu Sổ hộ khẩu do Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) phát hành thống nhất trên toàn quốc, gồm các loại chính đó là: Sổ hộ khẩu gốc (sổ đăng ký hộ khẩu) do cơ quan công an trực tiếp lập, lưu giữ. Sổ hộ khẩu gốc sẽ được lập theo khu vực dân cư của đơn vị hành chính như phường, xã, thị trấn, thôn, xóm, bản, đường phố, tổ dân phố hoặc theo khu nhà ở tập thể của các cơ quan, tổ chức và được sử dụng như là tài liệu pháp lý, làm cơ sở để xác nhận về vấn đề cư trú của công dân, là căn cứ để ban quản lý điều chỉnh sổ hộ khẩu gia đình, giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể hay một số việc liên quan khác.

Sổ hộ khẩu gia đình sẽ được cấp cho từng hộ gia đình một để có thể đăng ký hộ khẩu thường trú trên các địa bàn khác trong cả nước.Ở khu vực nông thôn, trừ các xã, thị trấn của các thành phố trực thuộc trung ương, sổ hộ khẩu đều do trưởng công an xã, thị trấn lập và lưu giữ. Còn ở các thành phố trực thuộc trung ương, thành phố thuộc tỉnh và thị xã, sổ hộ khẩu sẽ do trưởng công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh lập và lưu giữ trong kho lưu trữ. Sổ sẽ có giá trị về mặt pháp lý khi giao dịch các công việc có liên quan đến yêu cầu là sổ hộ khẩu. Giấy nhân khẩu tập thể sẽ do trưởng công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh ký. Giấy có giá trị về mặt pháp lý trong quan hệ giao dịch có liên quan đến các yêu cầu cần có sổ hộ khẩu. Trước đó, việc liên quan đến quản lý và cấp sổ hộ khẩu được tiến hành theo quy định của Nghị định số 104-CP, ngày 27 tháng 6 năm 1964 và Nghị định số 4-HĐBT, ngày 7 tháng 1 năm 1988.

Xem thêm: Độ tuổi lao động được quy định như thế nào? Bao nhiêu tuổi thì được làm việc

III. Quy định về sổ hộ khẩu mới nhất 

Có hiệu lực vào ngày 30/10/2017, Nghị quyết số 112/NQ-CP của Chính phủ Việt Nam ban hành về những thủ tục hành chính cần được đơn giản hóa và việc quản lý các loại giấy tờ của công dân có liên quan đến vấn đề dân cư thuộc phạm vi chức năng Quản lý nhà nước của Bộ Công an. Qua đó, với nhóm thủ tục đăng ký thường trú thì sẽ được loại bỏ hình thức quản lý dân cư khi đăng ký thường trú bằng Sổ hộ khẩu. Các thủ tục phức tạp như làm sổ hộ khẩu, tách sổ hộ khẩu, cấp đổi sổ hộ khẩu, đổi sổ tạm trú hay gia hạn sổ tạm trú cũng sẽ được loại bỏ dần. Theo Điều 2 của Luật cư trú có quy định rằng:“ Về trường hợp có thay đổi về họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh hoặc những thay đổi khác về hộ tịch của cá nhân có tên trong sổ tạm trú thì chủ hộ hay người được ủy quyền phải làm các thủ tục điều chỉnh. Người đến làm các thủ tục đó phải xuất trình sổ tạm trú, giấy khai sinh hoặc quyết định được phép thay đổi của các cơ quan có thẩm quyền liên quan đến đăng ký hộ tịch; nộp phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu”.

IV. Mục đích áp dụng sổ hộ khẩu 

Mục đích hàng đầu để hình thành sổ hộ khẩu tại Việt Nam là kiểm soát trật tự xã hội, giảm sự gia tăng dân số ở khu đô thị cũng như quản lý tình hình kinh tế của cả nước. Bởi vì vấn đề về đô thị hóa ngày càng nhanh đến mức chóng mặt, nhu cầu người kéo về thành phố lớn và những khu đô thị phát triển, sầm uất nhằm mục đích học tập, làm việc, sinh sống ngày càng nhiều hơn.Vì thế, để có thể dễ dàng kiểm soát an ninh cũng như quản lý người dân về đời sống, kinh tế đòi hỏi cần có sổ hộ khẩu, tránh được những bất cập có thể xảy ra và dễ dàng quản lý các cá nhân cụ thể trong từng khu vực. Cơ quan công an khu vực có trách nhiệm cấp sổ hộ khẩu cho người dân, khi có sự thay đổi chỗ ở, nhân sự và những vấn đề có liên quan đến quyền lợi của từng cá nhân cụ thể như: Đất đai, nhà ở, ruộng đất, giấy tờ… Khi các công dân cần phải thay đổi hộ khẩu, các thủ tục, giấy tờ có liên quan đến sổ hộ khẩu có thể gồm: Tách sổ, nhập sổ, khai báo tạm trú, khai báo tạm vắng.

Xem thêm: Nghỉ phép năm là gì? Người lao động cần lưu ý gì về nghỉ phép năm

V. Cấu tạo của sổ hộ khẩu

Dường như Sổ hộ khẩu đã rất quen thuộc với mỗi người dân, nhưng rất ít ai có thể để ý và biết rõ cấu tạo của sổ hộ khẩu như thế nào? Sổ hộ khẩu thường có bao nhiêu trang? Mã số trên sổ hộ khẩu (hoặc sổ tạm trú) có bao nhiêu con số và ý nghĩa của những con số đó là gì? Hay cách viết sổ hộ khẩu như thế nào? Các bạn hãy cùng 123job.vn đi vào tìm hiểu kỹ hơn về sổ hộ khẩu và những thông tin cơ bản của sổ hộ khẩu nhé. 

1. Kích thước của sổ hộ khẩu

Sổ hộ khẩu có ký hiệu là HK08, được in trên khổ giấy với kích thước là 120mm x 165mm, in có màu và có 20 trang do Bộ công an cấp.

2. Các thông tin cơ bản có trong sổ hộ khẩu 

Thông tin cá nhân

  • Họ tên của những cá nhân được ghi trong sổ được yêu cầu là ghi bằng chữ in hoa, có dấu.
  • Ngày tháng năm sinh sẽ ghi theo ngày tháng dương lịch và có đầy đủ 2 chữ số đối với ngày tháng và đủ 4 chữ số đối với năm sinh. Ghi đầy đủ số chứng minh thư nhân dân của mỗi cá nhân.
  • Chứng minh thư nhân dân/Thẻ căn cước công dân: Ghi đầy đủ chữ số có trên thẻ.
  • Nơi sinh, quê quán, quốc tịch, dân tộc phải ghi chính xác theo giấy khai sinh.
  • Nghề nghiệp, nơi làm việc: Cần phải ghi rõ tên cơ quan, đơn vị cùng với địa chỉ trụ sở công tác.
  • Địa chỉ cư trú: Cần ghi đầy đủ thông tin về số nhà, tổ, thôn, xóm, phường…
  • Bản khai nhân khẩu
  • Trình độ học vấn: Trình bày trình độ học tập mức cao nhất (Đại học/Cao đẳng/Trung cấp/Trình độ lớp 12…).
  • Trình độ ngoại ngữ: Ghi rõ bằng cấp hoặc chứng chỉ đã đạt được trong thời gian đi học.
  • Tóm tắt ngắn gọn về bản thân kèm theo mốc thời gian cụ thể.
  • Phiếu thay đổi nhân khẩu, hộ khẩu
  • Kèm theo đó là ghi rõ họ tên và mối quan hệ đối với chủ hộ,
  • Nội dung: ý kiến chủ hộ.

Xem thêm: Phụ cấp thâm niên là gì? Đừng bỏ qua những thông tin quan trọng sau đây

VI. Chức năng của sổ hộ khẩu 

Sổ hộ khẩu có vai trò rất quan trọng và được yêu cầu phải có tại mỗi hộ gia đình, cần thiết và được dùng trong nhiều trường hợp khác nhau. Sổ có nhiều chức năng khác nhau, điển hình là những chức năng sau đây.

1. Xác định nơi cư trú của công dân

Sổ hộ khẩu thể hiện rõ được nơi cư trú của mỗi cá nhân thường xuyên sinh sống. Trong một vài trường hợp nhất định, nếu không xác định rõ ràng được nơi ở thì sổ hộ khẩu chính là bằng chứng xác thực nhất ghi nơi cư trú mà người đó đang sinh sống.

2. Quyền chuyển nhượng, mua bán và sở hữu đất

Để thực hiện các quyền như: quyền chuyển nhượng, mua bán đất,... thì sổ hộ khẩu là một giấy tờ chứng nhận hợp pháp, văn bản pháp lý trong trường hợp được nhận thừa kế. Nó còn đảm bảo cho việc thi hành án cho các trường hợp liên quan đến quyền sử dụng đất, thời gian giao đất hay thời hạn sử dụng đất…

3. Các thủ tục hành chính và giấy tờ liên quan khác 

Sổ hộ khẩu là một giấy tờ pháp lý thường xuyên được sử dụng, vì vậy nó rất cần thiết trong các quá trình thực hiện các thủ tục hành chính như đăng ký thường trú, tạm trú hay chuyển tách hộ khẩu và cấp đổi sổ hộ khẩu, xóa hay xác nhận đăng ký thường trú… Bên cạnh đó, các thủ tục hành chính liên quan như: giấy phép kinh doanh, đăng ký kết hôn, hộ chiếu, căn cước công dân, khai sinh, khai tử, nhập học, hồ sơ thi đại học hay hồ sơ xin việc… đều cần đến hộ khẩu để làm giấy tờ chứng thực.

Xem thêm: Khấu trừ lương là gì? 5 khoản khấu trừ vào lương người lao động

VII. Giải đáp thắc về sổ hộ khẩu

1. Đăng ký sổ hộ khẩu ở đâu?

Theo Điều 10 Thông tư 35/2014/TT-BCA quy định về đăng ký tạm trú thì: Sổ hộ khẩu sẽ được cấp cho các cá nhân hoặc hộ gia đình đã đăng ký thường trú theo quy định tại Điều 24, Điều 25 và Điều 26 Luật Cư trú. Sổ hộ khẩu có giá trị xác định chính xác nơi thường trú của mỗi công dân. Công dân mà thay đổi nơi thường trú ngoài phạm vi xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh hoặc ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, ngoài phạm vi thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì sẽ được cấp sổ hộ khẩu mới. Như vậy, khi bạn đăng ký thường trú thì sau đó sổ hộ khẩu sẽ được cấp cho cá nhân hoặc hộ gia đình.

2. Điều kiện để đăng ký hộ khẩu thường trú là gì 

Theo quy định của Luật cư trú hiện hành thì công dân có chỗ ở hợp pháp ở tỉnh thành nào thì sẽ được đăng ký thường trú tại tỉnh thành đó. Tuy nhiên xét với trường hợp đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương sẽ phải đáp ứng đủ các điều kiện như sau:

– Công dân mà đang có chỗ ở hợp pháp, nếu có nhu cầu đăng ký thường trú vào huyện, thị xã của những thành phố trực thuộc trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ 01 năm trở lên hoặc khi đăng ký vào quận thuộc thành phố trực thuộc trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ 02 năm trở lên.

– Được người có sổ hộ khẩu đồng ý về việc cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu thuộc các trường hợp như sau: vợ về ở với chồng và ngược lại chồng về ở với vợ, cha, mẹ về ở với con; người hết tuổi lao động, nghỉ hưu về ở với anh, chị và em ruột hoặc người khuyết tật, mất khả năng lao động về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột hoặc người thành niên độc thân về ở với ông bà nội ngoại; ông bà nội, ngoại về ở với cháu ruột.

– Được điều động, xét tuyển hoặc tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách của nhà nước hoặc làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, có chỗ ở hợp pháp.

– Trước đây đã có đăng ký thường trú tại các thành phố trực thuộc trung ương, nay quay trở về thành phố đó sinh sống tại chỗ ở hợp pháp đó của mình.

3. Thủ tục đăng ký sổ hộ khẩu làm những gì? 

thủ tụ đăng ký hộ khẩu

Những thủ tục đăng ký sổ hộ khẩu là gì?

Như đã nói ở trên, khi bạn đăng ký thường trú thì sẽ được cấp sổ hộ khẩu. Vậy thủ tục đăng ký thường trú, người đăng ký thường trú nộp sẽ phải hồ sơ đăng ký thường trú tại cơ quan công an sau đây:

a) Đối với những thành phố trực thuộc trung ương thì nộp hồ sơ đăng ký tại Công an huyện, quận, thị xã;

b) Đối với các tỉnh còn lại thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh đó.

Hồ sơ đăng ký sổ hộ khẩu thường trú sẽ bao gồm:

a) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu;

b) Giấy chuyển hộ khẩu theo đúng với Quy định tại Điều 28 của Bộ Luật này;

c) Giấy tờ và tài liệu kèm theo chứng minh chỗ ở hợp pháp. Đối với trường hợp mà chuyển đến thành phố trực thuộc trung ương phải có thêm tài liệu chứng minh thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 20 của Bộ Luật này.

+ Đối với trường hợp mà chỗ ở hợp pháp là nhà ở do thuê, mượn hay ở nhờ của cá nhân thì người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà ở của mình phải có ghi rõ ý kiến đồng ý cho người được thuê, mượn, ở nhờ đăng ký thường trú vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, ký, ghi đủ và rõ họ, tên và ngày, tháng, năm (trường hợp trong văn bản cho thuê, mượn, ở nhờ đã nêu rõ nội dung đồng ý cho đăng ký thường trú vào nhà thuê, mượn hay ở nhờ thì sẽ không cần ý kiến của chủ động vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu). Sau đó sẽ nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã;

+ Đối với chỗ ở là nhà ở do thuê, mượn hoặc ở nhờ tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh thì diện tích cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ phải ghi rõ ràng trong hợp đồng, bảo đảm rằng diện tích tối thiểu là 5m2 sàn/01 người. Diện tích sàn được hiểu và thực hiện đúng với quy định của pháp luật về nhà ở.

+ Đối với trường hợp có quan hệ gia đình là ông, bà nội, ông, bà ngoại, cha, mẹ, vợ, chồng, con và anh, chị, em ruột, cháu ruột theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật Cư trú chuyển đến ở với nhau thì không cần xuất trình giấy tờ hay tài liệu liên quan để chứng minh chỗ ở hợp pháp nhưng phải xuất trình giấy tờ chứng minh hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây viết gọn là Ủy ban nhân dân cấp xã) về mối quan hệ được nêu trên.

- Công dân khi làm thủ tục đăng ký thường trú phải xuất trình đầy đủ bản chính giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp và nộp bản sao cho cơ quan đăng ký cư trú. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải kiểm tra kỹ và ghi vào bản sao đã đối chiếu với bản chính là đúng (ký, ghi rõ họ tên, ngày, tháng, năm kiểm tra).

* Hồ sơ đăng ký thường trú trong một số trường hợp cụ thể (khoản 2 Điều 6 Thông tư số 52/2010/TT-BCA):Ngoài các giấy tờ chung và tài liệu liên quan có trong hồ sơ đăng ký thường trú quy định tại khoản 1 Điều này thì các trường hợp dưới đây phải có thêm giấy tờ sau:

- Người mà được cơ quan, tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc tập trung khi đăng ký thường trú thì cơ quan hay tổ chức đó phải có văn bản đề nghị. Trường hợp được các cá nhân chăm sóc, nuôi dưỡng tập trung thì cá nhân đó phải có văn bản đề nghị có xác thực của Ủy ban nhân dân cấp xã. Văn bản đề nghị đó cần nêu rõ, chính xác các thông tin cơ bản của từng người như sau: họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, dân tộc, tôn giáo, giới tính, quê quán, số căn cước công dân, nơi thường trú trước khi chuyển đến, địa chỉ chỗ ở hiện nay.

- Người sinh sống tại các cơ sở tôn giáo ở địa phương khi đăng ký thường trú phải có giấy tờ như: chứng minh là chức sắc tôn giáo, nhà tu hành hoặc người chuyên hoạt động cho tôn giáo theo quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.

- Cá nhân được người có sổ hộ khẩu đồng ý rằng cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình khi đăng ký thường trú thì phải có ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chữ ký, ghi rõ họ, tên và ngày, tháng, năm ký vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.

4. Thời gian cấp sổ hộ khẩu 

Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, các cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này phải tiến hành cấp sổ hộ khẩu cho người đã nộp hồ sơ đăng ký thường trú theo đúng quy định; trường hợp không cấp đúng thời gian thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

5. Cách viết sổ hộ khẩu

Cách ghi sổ hộ khẩu hiện nay được quy định rõ tại Điều 15 Thông tư 36/2014/TT-BCA về biểu mẫu sử dụng trong đăng ký, quản lý cư trú do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành, theo đó:

+ Mặt trong của bìa trước

  • Mục “Công an tỉnh/TP”: Yêu cầu ghi hoặc in tên tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương;

  • Mục “Số”: Mỗi sổ hộ khẩu sẽ được cấp một dãy số riêng gồm chín số tự nhiên, trong đó hai số đầu là mã số của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được quy định tại Phụ lục ban hành kèm tại Thông tư này. Trường hợp mà đổi hay cấp lại sổ hộ khẩu thì số của sổ hộ khẩu đổi, cấp lại là số của sổ hộ khẩu đã cấp trước đó;

  • Mục “Hồ sơ hộ khẩu số” và mục “Sổ đăng ký thường trú số”:Yêu cầu ghi theo đúng số hồ sơ hộ khẩu và số của sổ đăng ký thường trú lưu giữ tại tàng thư hồ sơ hộ khẩu.

+ Trang “Chủ hộ”: Mục “Lý do xóa đăng ký thường trú” thì bạn cần phải ghi rõ lý do xóa đăng ký thường trú là gì theo quy định tại khoản 1 Điều 22 của Luật Cư trú.

+ Các trang ghi nhân khẩu có quan hệ với chủ hộ: Ghi theo cách ghi của trang chủ hộ. Mục quan hệ với chủ hộ thì cần ghi rõ như: Ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em, cháu ruột. Với trường hợp được chủ hộ đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu thì phải ghi theo mối quan hệ thực tế.

+ Các trang điều chỉnh thay đổi: Ghi rõ nội dung cần điều chỉnh như thay đổi chủ hộ; thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; thay đổi giới tính; thay đổi địa giới hành chính. Cơ quan mà có thẩm quyền chính trong việc điều chỉnh thay đổi trong sổ hộ khẩu là cơ quan có thẩm quyền đăng ký thường trú theo địa phương.

+ Cán bộ nhận yêu cầu đăng ký phải ký, ghi rõ họ, tên tại các trang thông tin của chủ hộ, từng trang nhân khẩu và điều chỉnh thay đổi kịp thời (nếu có).Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền đăng ký thường trú đó cùng phải ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu tại mặt trong của bìa trước, của trang chủ hộ, từng trang nhân khẩu có trong sổ và trang điều chỉnh thay đổi (nếu có).

+ Mỗi sổ hộ khẩu sẽ được dùng cho 01 hộ. Trường hợp số nhân khẩu trong một hộ nhiều hơn số trang có mục ghi “quan hệ với chủ hộ” thì ghi vào mặt trong trang bìa trước là “Quyển số 01” và được lập “Quyển số 02, Quyển số 03, v.v...” có số trùng với số của quyển số 01. Mặt trong trang bìa trước ghi rõ là “Quyển số 02, Quyển số 03, v.v...” và đóng dấu treo, trang chủ hộ ghi giống như quyển số 01, các trang còn lại ghi nhân khẩu tiếp theo.

+ Trong trường hợp chuyển đến cả hộ gia đình thì trước khi cấp sổ hộ khẩu mới, cơ quan đăng ký, quản lý cư trú nơi mới chuyển đến sẽ đến thu sổ hộ khẩu cũ và sẽ đóng dấu “Hủy” vào mặt trong của bìa trước tại chính mục ghi họ và tên chủ hộ và nơi thường trú, để lưu giữ vào tàng thư. Trường hợp chuyển một người hoặc một số người trong một hộ gia đình thì chỉ cần ghi rõ vào trang điều chỉnh thay đổi thông tin người chuyển đi, thêm với thời gian cấp giấy chuyển hộ khẩu và địa chỉ nơi đến.

6. Địa chỉ thường trú ghi theo CMND hay sổ hộ khẩu

Cơ quan nhà nước nơi đăng ký cấp chứng minh nhân nhân hoặc thẻ căn cước cho công dân sẽ dựa vào hộ khẩu thường trú là cơ sở để cấp các giấy tờ đó. Do vậy, địa chỉ trên hộ khẩu thường trú như thế nào thì sẽ luôn được lựa chọn để ghi trên các giấy tờ có liên quan đến địa chỉ thường trú. Do đó, khi ghi địa chỉ thường trú trong các giấy tờ liên quan khác thì công dân thường sẽ ghi theo địa chỉ trên hộ khẩu thường trú. 

7. Hộ khẩu thường trú và chỗ ở hiện nay khác nhau như thế nào

Theo những thông tin và chia sẻ của 123job.vn đã nêu rõ thế nào là hộ khẩu thường trú, còn chỗ ở hiện nay là chỗ ở hiện tại của mỗi công dân tại thời điểm khai báo/đăng ký tại địa phương (trên những giấy tờ có yêu cầu thông tin chỗ ở hiện tại).

Chỗ ở hiện tại có thể liên tục thay đổi theo nhu cầu cá nhân của người dân, còn hộ khẩu thường trú chỉ được phép thay đổi trong 1 số trường hợp cụ thể như: Chuyển nhà (chuyển đến nơi ở mới hoàn toàn và nơi ở đó được sở hữu hợp pháp của người mới chuyển đến)

VIII. Kết luận

Trên đây là những thông tin mang tính cơ bản về sổ hộ khẩu mà các bạn cần nắm được và tham khảo để hiểu rõ hơn về sổ hộ khẩu. Mong rằng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin pháp luật quan trọng về hộ khẩu thường trú là gì hay hồ sơ để đăng ký hộ khẩu thường trú để mọi người có thể thuận tiện áp dụng trong cuộc sống hàng ngày.