Chắc hẳn các bạn chưa biết rõ về thu ngân sách nhà nước là gì? Hay là vai trò của việc thu ngân sách nhà nước là gì? Ngân sách nhà nước được hình thành từ những nguồn nào? Luật thu ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện tại như thế nào?

Trên đây là một số câu hỏi mà được rất nhiều người quan tâm. Vậy hãy cùng 123job đi tìm hiểu trong bài viết dưới đây về thu ngân sách nhà nước là gì, vai trò của thu ngân sách nhà nước là gì và Luật thu ngân sách nhà nước của nước ta nhé!

I. Những điều cần biết về thu ngân sách nhà nước

1. Tìm hiểu khái niệm thu ngân sách nhà nước

Thu ngân sách nhà nước là gì, thì nó về mặt pháp lý sẽ bao gồm những khoản thu tiền do nhà nước huy động vào trong Ngân sách nhà nước, để từ đó sẽ phục vụ nhu cầu chi tiêu của một quốc gia. Bên cạnh đó thì thu ngân sách nhà nước chỉ bao gồm những khoản tiền mà sẽ không phải bị ràng buộc bởi trách nhiệm hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp NSNN được huy động. Vì vậy, bạn có thể thấy, đa phần thì các khoản thu ngân sách nhà nước, nó đều mang tính chất cưỡng bức và một phần khác thì nó được lấy từ các nguồn thu ngoài thuế

Tìm hiểu khái niệm thu ngân sách nhà nước

Tìm hiểu khái niệm thu ngân sách nhà nước

Như vậy, thu ngân sách nhà nước là gì? Nó đã được thể hiện rõ ràng mối quan hệ giữa kinh tế, nhà nước và  xã hội. Nó được phát sinh trong quá trình huy động tiền tệ, để có thể hình thành quỹ tiền tệ tập trung. Theo luật thu ngân sách nhà nước ban hành vào ngày 20/03/1996 và được sửa đổi vào năm 2002 thì ngân sách nhà nước của nước ta bao gồm: 

- Thuế, phí, và các khoản lệ phí được nộp bởi các tổ chức và cá nhân theo như quy định của pháp luật 

- Có thể là các khoản thu từ các hoạt động kinh tế của Nhà nước 

- Hay nó là các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân 

- Các khoản viện trợ như dự án ODA… cũng được vào ngân sách nhà nước 

- Và các khoản thu khác theo như quy định của pháp luật, luật thu ngân sách nhà nước... 

Tuy nhiên có một điều cần phải lưu ý là không tính vào thu ngân sách nhà nước thì các khoản thu sẽ mang tính chất hoàn trả như là vay nợ và viện trợ có hoàn lại. Vì thế, các văn bản hướng dẫn về Luật thu ngân sách nhà nước (Nghị định 60/2003/NĐ-CP và Thông tư 59/2003/TT-BTC) cũng đề cập chỉ tính vào thu ngân sách nhà nước các khoản viện trợ không hoàn lại; còn nếu như là các khoản viện trợ có hoàn lại, thì nó thực chất là các khoản vay ưu đãi không được tính vào thu ngân sách nhà nước. Như vậy, thì thu ngân sách nhà nước là gì? Nó là sự phân chia nguồn tài chính trong quốc gia giữa nhà nước với các chủ thể trong xã hội dựa trên cơ sở quyền lực nhà nước, nhằm mục đích giải quyết hài hòa các lợi ích kinh tế, nó xuất phát từ yêu cầu tồn tại và phát triển của bộ máy nhà nước, cũng như là với yêu cầu thực hiện các chức năng nhiệm vụ về kinh tế và xã hội của nhà nước.

2. Đặc điểm thu ngân sách nhà nước

Các đặc điểm của thu ngân sách nhà nước là gì? Nó bao gồm: 

- Thu ngân sách nhà nước, thì nó là tiền đề cần thiết để có thể duy trì được quyền lực chính trị và thực hiện các chức năng, cũng như là nhiệm vụ của nhà nước

- Thu ngân sách nhà nước, thì nó phải căn cứ vào tình hình hiện thực của nền kinh tế; và nó sẽ biểu hiện thông qua các chỉ tiêu như là GDP, giá cả, thu nhập, lãi suất... 

- Thu ngân sách nhà nước, thì nó được thực hiện theo nguyên tắc hoàn trả không trực tiếp là chủ yếu. 

- Thu ngân sách nhà nước, thì nó sẽ theo hai phương thức: tự nguyện và bắt buộc. 

- Nội dung thu ngân sách nhà nước là gì? Nó bao gồm: 

+ Việc thu ngân sách nhà nước từ nguồn thu từ thuế.

+ Thu ngân sách nhà nước từ phí và lệ phí

+ Các khoản thu ngân sách nhà nước từ các hoạt động kinh tế của nhà nước: Các khoản thu này thường thì sẽ bao gồm: Thu nhập của nhà nước từ vốn góp vào các cơ sở kinh tế có phần vốn góp mà thuộc sở hữu nhà nước; hay là tiền thu hồi vốn tại các cơ sở nhà nước; hoặc là tiền thu hồi lại khoản cho vay của nhà nước. Hoặc là NHTM có vốn đầu tư nhà nước, hay các công ty tài chính, tổ chức tín dụng và các doanh nghiệp mà nó có phần vốn góp của nhà nước, nếu như họ làm ăn có lãi thì sẽ góp phần làm giàu ngân sách nhà nước. 

Đặc điểm thu ngân sách nhà nước

Đặc điểm thu ngân sách nhà nước

+ Thu ngân sách nhà nước từ hoạt động sự nghiệp: Nó là các khoản thu có lãi và là khoản chênh lệch từ các hoạt động của các cơ sở sự nghiệp của nhà nước. 

+ Thu ngân sách nhà nước từ bán hoặc cho thuê tài nguyên, tài sản thuộc sở hữu nhà nước.

+ Thu ngân sách nhà nước từ phạt, tịch thu, và tịch biên tài sản: Thì nó là các khoản thu, cũng có một phần thu quan trọng vào thu ngân sách nhà nước và có được pháp luật quy định…

Xem thêm: Khấu trừ lương là gì? 5 khoản khấu trừ vào lương người lao động

II. Vai trò thiết thực của thu ngân sách

Bởi vì nó có liên quan đến sự vận hành của nền kinh tế nhà nước, cũng như là sự phát triển của xã hội, nên việc thu ngân sách nhà nước nắm giữ rất vai trò quan trọng như là: 

Thu ngân sách nhà nước thì nó sẽ giúp đảm bảo các kế hoạch phát triển kinh tế,  xã hội và cũng như là đáp ứng được nhu cầu chi tiêu của cả một bộ máy nhà nước. Vậy nên có thể hiểu, ngân sách nhà nước là gì? Thì nó một trong những quỹ tiền tệ tập trung quan trọng nhất, và nó dùng để giải quyết các vấn đề liên quan đến chính trị, kinh tế, xã hội, giáo dục, y tế, hành chính, an ninh quốc phòng, văn hóa... 

Vì vậy, nếu như tăng được sản phẩm quốc dân, và cũng như là thúc đẩy nền kinh tế phát triển để tăng nguồn thu ngân sách nhà nước, có thể đảm bảo cho sự phát triển bền vững quốc gia. Nhờ việc thu ngân sách, mà nhà nước ta đã thực hiện điều tiết kinh tế - xã hội, đồng thời còn hạn chế được yếu kém, tăng cường các mặt tích cực, và giúp cho việc tăng trưởng phát triển hiệu quả hoạt động của nó. Nhờ đó thì nhà nước có thể dễ dàng kiểm soát được, cũng như là điều tiết nhằm rõ được định hướng cơ cấu kinh tế, định hướng cho người tiêu dùng.

Bên cạnh đó thì vai trò còn lại của thu ngân sách nhà nước là gì? Nó còn đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết thu nhập của các cá nhân qua hình thức thu thuế. Qua đó, nó còn có thể làm giảm khoảng cách giàu nghèo, và nó sẽ tạo điều kiện ổn định cuộc sống của những người mà có thu nhập thấp.

Vai trò thiết thực của thu ngân sách

Vai trò thiết thực của thu ngân sách

Xem thêm: Quy chế một cửa liên thông là gì? Lợi ích của cơ chế một cửa liên thông

III. Những nhân tố ảnh hưởng đến thu ngân sách nhà nước

Những nhân tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến hoạt động thu ngân sách nhà nước là gì? Nó bao gồm: 

- Yếu tố về thu nhập GDP bình quân trên đầu người: Thì nó luôn là một trong những nhân tố quyết định đến mức động viên của các khoản ngân sách nhà nước, và đồng thời thì nó sẽ phản ánh trực tiếp tốc độ tăng trưởng kinh tế, khả năng tiết kiệm, cũng như là mức tiêu dùng của một quốc gia. 

- Yếu tố tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên: Các bạn có thể thấy rằng, một nước giàu mà có tài nguyên thiên nhiên, và nhiều khoáng sản thì họ sẽ có nền kinh tế phát triển vượt bậc nhờ thông qua hoạt động xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó nó cũng là yếu tố quan trọng làm tăng thu ngân sách nhà nước, và nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nâng cao tỷ suất thu.

- Yếu tố về tổ chức bộ máy thu ngân sách nhà nước: Nó cũng là một trong những nhân tố quan trọng nhất, và hơn hết nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến một bộ máy thu ngân sách nhà nước gọn nhẹ, nếu như làm việc hiệu quả thì nó sẽ tránh được tình trạng thất thu, cũng như việc đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước.

Xem thêm: GDP là gì? Ý nghĩa, vai trò và cách tính chỉ số GDP chuẩn nhất

IV. Giải pháp gia tăng thu ngân sách nhà nước 

Để có thể làm tăng nguồn thu ngân sách nhà nước, và phục vụ cho nhu cầu chi tiêu cần thiết, cũng như là phát triển kinh tế thì nhà nước ta cần có các giải pháp thiết thực. Để có thể tiến hành tăng thu ngân sách nhà nước. và các giải pháp các bạn có thể nghĩ tới nó bao gồm: 

Giải pháp gia tăng thu ngân sách nhà nước

Giải pháp gia tăng thu ngân sách nhà nước

- Thứ nhất là trong khi khai thác, cho thuê, hay là việc nhượng bán tài sản, tài nguyên quốc gia để có thể tăng thu cho ngân sách, thì nhà nước cần phải dành ra một nguồn kinh phí chính đáng để có thể nuôi dưỡng, tái tạo và phát triển các tài sản, hay tài nguyên ấy, mà sẽ không làm cạn kiệt và phá hủy các tài sản, tài nguyên chỉ vì các mục đích trước mắt. 

- Thứ hai là, chính sách thuế thì nó phải vừa huy động được cho nguồn thu ngân sách nhà nước, nó lại vừa khuyến khích tích tụ vốn cho doanh nghiệp và dân cư. 

- Thứ ba là, chính sách vay của dân để có thể bù đắp vào lượng thiếu hụt ngân sách nhà nước, thì nó phải được đặt trên cơ sở thu nhập và mức sống của dân. 

- Thứ tư là, dùng ngân sách nhà nước để đầu tư trực tiếp vào một số doanh nghiệp trọng yếu trong những lĩnh vực then chốt, nhằm mục đích tạo ra doanh thu tài chính, lợi nhuận và cũng như là nguồn thu ngân sách mới. 

Xem thêm: Thuế là gì? Những vấn đề cơ bản liên quan đến thuế mà bạn phải biết (P1)

V. Ngân sách nhà nước: Các khoản địa phương đang thu gồm những gì?

1. Nhóm 1: Các khoản ngân sách trung ương hưởng 100%

Các khoản ngân sách trung ương hưởng 100% này thì nó sẽ bao gồm cả khoản tiền chậm nộp theo như quy định của Luật quản lý thuế, luật thu ngân sách nhà nước gồm:

- Thuế GTGT mà được thu từ hàng hóa nhập khẩu;

- Thuế xuất khẩu, hay là thuế nhập khẩu;

- Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các loại hàng hóa nhập khẩu, nó sẽ bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt của hàng hóa được nhập khẩu bởi cơ sở kinh doanh nhập khẩu tiếp tục bán ra trong nước;

- Thuế bảo vệ môi trường thu được đối với hàng hóa nhập khẩu;

- Thuế tài nguyên, và thuế TNDN, thuế GTGT, hay là khoản lãi được chia cho nước chủ nhà, hoặc các loại phí, tiền cho thuê mặt bằng, đồng thời là các khoản thuế, phí và thu khác được trích từ hoạt động thăm dò, khai thác dầu, khí;

- Các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, hoặc là của các tổ chức quốc tế, các tổ chức khác, hay là của các cá nhân ở nước ngoài cho Chính phủ Việt Nam;

- Các khoản phí được thu từ các hoạt động dịch vụ được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước trung ương, mà nó sẽ không kể đến khoản được cấp có thẩm quyền cho việc khấu trừ để có thể khoán được chi phí hoạt động; hoặc nó là các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ được thực hiện đơn vị sự nghiệp công lập trung ương và doanh nghiệp nhà nước trung ương, sau khi nó được trừ phần được trích lại để bù đắp cho chi phí theo như quy định của pháp luật.

Nhóm 1 Các khoản ngân sách trung ương hưởng 100

Nhóm 1: Các khoản ngân sách trung ương hưởng 100%

Số tiền thu phí thì nó sẽ được khấu trừ và trích lại để bù đắp cho chi phí mà không thuộc phạm vi thu ngân sách nhà nước và được nhà nước quản lý, sử dụng theo như quy định của pháp luật;

- Lệ phí sẽ được thu bởi các cơ quan nhà nước trung ương, nó sẽ không kể lệ phí môn bài quy định tại điểm g và cũng như là lệ phí trước bạ quy định tại điểm h khoản 1 Điều 5 của Thông tư 342.

- Hoặc nó là khoản tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, hay phạt, tịch thu khác theo như quy định của pháp luật, và nó sẽ do các cơ quan nhà nước trung ương quyết định tiến hành xử phạt, tịch thu;

- Hay nó là khoản thu từ bán tài sản nhà nước, kể cả thu từ việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất và gắn liền với tài sản trên đất, hoặc chuyển mục đích sử dụng đất của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, hoặc là các tổ chức chính trị - xã hội, các đơn vị sự nghiệp công lập, các công ty TNHH MTV do nhà nước làm CSH hoặc nó là doanh nghiệp mà có vốn của trung ương tham gia trước khi nó được thực hiện cổ phần hóa, cũng như là việc sắp xếp lại và các đơn vị, tổ chức khác cũng thuộc trung ương quản lý;

- Thu ngân sách nhà nước từ các tài sản mà nó đã được xác lập quyền sở hữu của nhà nước bởi các cơ quan, đơn vị, hay tổ chức thuộc trung ương xử lý, sau khi nó được trừ đi các chi phí theo như quy định của pháp luật;

- Nó có thể là các khoản thu hồi vốn ngân sách của trung ương đã đầu tư tại các tổ chức kinh tế (sẽ bao gồm cả gốc và lãi); hoạt động thu cổ tức, lợi nhuận được chia ở tại công ty cổ phần, hoặc công ty TNHH hai thành viên trở lên mà có vốn góp của nhà nước do các bộ, cơ quan ngang bộ, hay là của các cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương đại diện cho CSH; hoặc nó là việc thu phần lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi đã trích lập các quỹ của DNNN do các bộ, cơ quan ngang bộ, hay là cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương đại diện làm chủ sở hữu;

- Thu ngân sách nhà nước từ tiền cấp quyền cho việc khai thác khoáng sản, hoặc là cấp quyền cho việc khai thác tài nguyên nước phần ngân sách trung ương được hưởng theo như quy định của pháp luật;

- Tiền được sử dụng khu vực biển đối với khu vực biển mà thuộc thẩm quyền giao của trung ương; Thu từ quỹ dự trữ tài chính trung ương; Chênh lệch do khoản thu lớn hơn chi của NHNN Việt Nam; Thu chuyển nguồn từ năm trước chuyển sang của ngân sách trung ương; Thu kết dư ngân sách trung ương;

-Và cuối cùng là các khoản thu khác theo như quy định của pháp luật, nó bao gồm cả thu ngân sách nhà nước cấp dưới nộp lên.

2. Nhóm 2: Các khoản ngân sách địa phương hưởng 100%

Các khoản NSĐP 100% này, nó sẽ bao gồm cả khoản tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế: 

- Thuế tài nguyên, không kể thuế tài nguyên thu từ hoạt động thăm dò, khai thác dầu, khí; Thuế sử dụng đất nông nghiệp; Tiền sử dụng đất; Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; Tiền cho thuê đất, hay là thuê mặt nước, nó sẽ không kể tiền thuê đất, thuê mặt nước từ hoạt động thăm dò, khai thác dầu, khí; Lệ phí môn bài; Lệ phí trước bạ; Tiền cho thuê và tiền bán nhà ở mà nó thuộc sở hữu nhà nước; Các khoản thu từ hoạt động xổ số kiến thiết, nó bao gồm cả hoạt động xổ số điện toán;

- Tiếp theo là các khoản thu hồi vốn của ngân sách địa phương đã đầu tư tại các tổ chức kinh tế theo như quy định; hay là thu cổ tức, lợi nhuận được chia tại công ty cổ phần, công ty TNHH hai thành viên trở lên mà có phần vốn góp của nhà nước do UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đại diện CSH; hay là việc thu phần lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi đã trích lập các quỹ của DNNN do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đại diện CSH;

- Thu ngân sách nhà nước từ việc bán các tài sản nhà nước, bao gồm cả việc thu từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn liền với các tài sản trên đất, hay là chuyển đổi mục đích sử dụng đất được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, các đơn vị sự nghiệp công lập, các công ty TNHH một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu đơn vị hoặc là DN mà có vốn của ngân sách địa phương đã được tham gia trước khi mà thực hiện cổ phần hóa, sắp xếp lại và các đơn vị, hoặc việc tổ chức khác thuộc địa phương quản lý;

- Khoản viện trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế, hay là các tổ chức khác, hoặc là của các cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho địa phương;

Nhóm 2 Các khoản ngân sách địa phương hưởng 100

Nhóm 2: Các khoản ngân sách địa phương hưởng 100%

- Các khoản phí được thu từ các hoạt động dịch vụ được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước địa phương, mà nó sẽ không kể khoản được cấp có thẩm quyền cho khấu trừ để tính cho khoản chi phí hoạt động; hoặc là phí thu từ các hoạt động dịch vụ được thực hiện bởi đơn vị sự nghiệp công lập địa phương và doanh nghiệp nhà nước địa phương, sau khi đã trừ đi phần được trích lại để bù đắp chi phí theo như quy định của pháp luật.

Số tiền thu phí đã được khấu trừ và được trích lại để bù đắp cho khoản chi phí mà không thuộc phạm vi thu ngân sách nhà nước và được quản lý bởi nhà nước, sử dụng theo như quy định của pháp luật;

- Lệ phí được thực hiện thu bởi các cơ quan nhà nước địa phương;

- Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, phạt, tịch thu khác theo quy định của pháp luật do các cơ quan nhà nước địa phương quyết định thực hiện xử phạt, tịch thu;

- Thu ngân sách nhà nước từ các tài sản được xác lập thuộc quyền sở hữu của nhà nước được xử lý bởi các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc địa phương, sau khi đã trừ đi các chi phí theo như quy định của pháp luật;

- Thu ngân sách nhà nước từ tiền mà cấp quyền khai thác khoáng sản, hay là tiền để cấp quyền khai thác tài nguyên nước vào phần ngân sách địa phương được hưởng theo như quy định của pháp luật;

- Tiền để được sử dụng khu vực biển đối với khu vực biển thuộc thẩm quyền giao của các địa phương; Huy động đóng góp từ các tổ chức, cá nhân theo như quy định của pháp luật; Thu ngân sách nhà nước từ quỹ đất công ích và thu hoa lợi công sản khác; Thu kết dư ngân sách địa phương; Thu ngân sách nhà nước từ quỹ dự trữ tài chính địa phương;

- Các khoản thu khác mà theo như quy định của pháp luật, thì nó bao gồm cả thu tiền việc bảo vệ, và phát triển đất trồng lúa; hay là việc thu tiền bồi thường cho nhà nước khi đã gây ra các thiệt hại trong công tác quản lý và sử dụng đất đai; thu ngân sách nhà nước do cấp dưới nộp lên.

3. Nhóm 3: Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương 

Nhóm 3 Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương

Nhóm 3: Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương

Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm này thì gồm cả khoản tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế, Luật thu ngân sách nhà nước, bao gồm:

- Thuế GTGT, nó bao gồm cả thuế GTGT của các nhà thầu phụ mà phát sinh từ các hoạt động dịch vụ nhằm phục vụ cho hoạt động thăm dò và khai thác dầu, khí; không kể thuế GTGT theo như quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 3 của Thông tư 342;

- Thuế TNDN, nó thì sẽ bao gồm cả thuế TNDN của các nhà thầu phụ phát sinh từ các hoạt động dịch vụ nhằm phục vụ trong hoạt động thăm dò và khai thác dầu, khí (bao gồm cả thuế thu nhập được chuyển nhượng từ vốn trong hoạt động dầu, khí); không kể TNDN theo như quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 3 của Thông tư 342;

- Thuế TNCN;

- Thuế tiêu thụ đặc biệt, thì nó không kể thuế tiêu thụ đặc biệt theo như quy định tại điểm c khoản 1 Điều 3 của Thông tư 342;

- Thuế bảo vệ môi trường, thì nó sẽ không kể thuế bảo vệ môi trường theo như quy định tại điểm d khoản 1 Điều 3 của Thông tư 342.

Xem thêm: Những vấn đề quan trọng liên quan đến thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu

VI. Kết luận

Những thông tin trên đây về thu ngân sách nhà nước là gì và Luật thu ngân sách nhà nước của nước ta hiện nay của 123job sẽ thật sự hữu ích với bạn đọc.