Húng chanh là gì? Làm siro húng chanh trị ho bao gồm những bước nào? Hãy cùng chúng mình tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây để hiểu sâu hơn về loại thảo dược tốt cho sức khỏe này nhé!

Khi bước vào mùa đông, không khí lạnh sẽ có thể làm ảnh hưởng đến phổi khiến cho con người ho nhiều hơn. Những cơn ho dai dẳng không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới người bệnh mà còn có thể gây ra sự khó chịu cho những người xung quanh. Siro ngoài việc có tác dụng dùng để giải khát hay chế biến các loại món ăn có thể kể đến như siro chanh dây hay siro dâu,... thì siro còn có tác dụng dùng để trị ho như siro húng chanh.

Húng chanh không chỉ là một loại nguyên liệu để dùng cho nấu ăn mà còn được coi là một bài thuốc cực hiệu quả trong việc trị ho. Hãy cùng 123job đi tìm hiểu về cách làm siro húng chanh để trị ho ngay nhé!

I. Húng chanh là gì?

Hiện nay, vẫn đang còn có rất nhiều người đang bị nhầm lẫn cây húng chanh với cây rau kinh giới, bởi vì 2 loại lá của loại 2 cây này có hình dáng gần giống nhau. Hau loại cây này đều là cây thân thảo và là loài cây sử dụng lá.

Tuy nhiên, lá húng chanh trị ho chính là loại cây cỏ và được nhiều vùng miền gọi với những cái tên gọi khác nhau có thể kể như: tần dày, rau tần hay rau thơm lông,… Cây mọc đứng, phần thân cây dạng gỗ. Lá húng chanh còn có hình tim, dày, giòn và mọng nước, gân lá được nổi rõ, mép lá hình răng cưa. Ngoài ra, trên bề mặt lá còn có một lớp lông mịn bao quanh, mùi thơm rất dễ chịu. Hoa húng chanh có màu tím đỏ, mọc thành từng cụm. Quả húng nhỏ, quả có màu nâu và bên trong chứa 1 hạt giống. Cây có mùi thơm giống như chanh kèm theo vị chua.

Tính vị của cây húng chanh như sau: Cây húng chanh có vị cay và tính ấm, có mùi thơm

 siro hung chanh

Húng chanh là gì?

Thành phần dinh dưỡng có ở trong cây húng chanh

- Cây húng chanh có chứa một hàm lượng cao các loại vitamin A, B, C và Omega 6, một lượng nhỏ acid ascorbic. Những hoạt chất này có thể giúp tăng cường thị lực, cải thiện được tình trạng thoái hóa điểm vàng và có lợi cho hệ miễn dịch của cơ thể.

- Trong lá húng chanh còn có chứa một hàm lượng tinh dầu khá dồi dào với khoảng 65,2% hợp chất Phenolic và Codeine. Qua đó, tinh dầu húng chanh còn giúp tăng cường được khả năng kháng sinh tự nhiên trên đường hô hấp.

- Qua các đặc tính này, cây húng chanh đã được rất nhiều người dân cũng như nhiều đơn vị lựa chọn để có thể sản xuất ra được các loại thuốc trị ho và cảm cúm.

Xem thêm: Hạt Quinoa là gì? Có thể ăn hạt diêm mạch thay cơm không, cách chế biến?

II. Tác dụng của cây húng chanh

1. Hỗ trợ chữa ho và viêm họng

Đầu tiên, ta dùng lá Húng chanh non khoảng 5-10g giã nát vắt để lấy nước cốt nóng. Hoặc đem đi giã nhỏ một nắm lá (khoảng 15-20g), thêm nước và vắt lấy nước uống làm từ hai lần trong ngày. Đối với trẻ em, chúng ta nên thêm ít đường, đem hấp cơm cho bé uống làm từ 2-3 lần.

Bài thuốc 1: Bạn hãy tiến hành sắc các vị thuốc sau: Khoảng 15g húng chanh, 8g lá chanh và 8 lát gừng tươi, thêm 20g húng quế. Mỗi ngày sẽ uống 1 thang.

Bài thuốc 2: Tiến hành cách làm siro húng chanh sắc uống ngày 1 thang thuốc bao gồm các vị sau: Húng chanh và hẹ mỗi thứ khoảng 15g, bạc hà 5g và tía tô 8g, thêm gừng 3 lát.

Bài thuốc 3: Tiến hành thái nhỏ khoảng 20g lá húng chanh trị ho rồi bạn cho vào bát ngâm với rượu. Đun sôi nước rồi hãy cho bát húng chanh ngâm rượu vào tiếp tục đun cho sôi lại. Dùng nước này xông hơi từ khoảng 5–10 phút. Sau khi xông bạn sẽ cần phải lau sạch mồ hôi và nghỉ ngơi ở những nơi không có gió. Không nên áp dụng phương pháp này đối với trẻ nhỏ.

Bài thuốc 4: Phương pháp dùng lá húng chanh trị ho cho trẻ em, bạn hãy dùng khoảng 10 lá húng chanh rồi đem giã nát, cho thêm quất xanh đã được bỏ hạt và một ít đường phèn. Tiếp đó, bạn đem chưng cách thủy tất cả các loại nguyên liệu trong khoảng 20 phút. Dùng nước đó cho trẻ uống 3 lần mỗi ngày.

2. Điều trị ho có đờm bình thường

Đầu tiên bạn hãy chuẩn bị khoảng 10–15 lá húng chanh sạch rồi đem đi xay nhuyễn cùng với 3–4 quả quất xanh. Tiếp đó, bạn cho thêm đường phèn vào hỗn hợp rồi hãy đem hấp cách thủy khoảng từ 20 phút. Sau đó, bạn hãy gạn lấy nước uống và còn phần cái hãy đem ngậm bỏ bã.

3. Điều trị bệnh hen suyễn

Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị lá húng chanh trị ho và tía tô mỗi vị  khoảng từ 10g. Sắc các vị thuốc với khoảng 500ml nước cho đến khi còn khoảng một nửa. Tiếp đó, bạn cần chia nước thuốc thành 2 phần để dành uống trong ngày. Người bệnh chỉ cần chú ý kiêng ăn các loại hải sản, thực phẩm chiên rán và cả nước lạnh.

4. Húng chanh chữa lỵ ra máu

Bạn hãy dùng húng chanh tươi rửa sạch rồi mang đi thái nhỏ, trộn với lòng đỏ của 2 quả trứng gà. Tiếp đó, bạn hãy đem hỗn hợp này đi hấp cách thủy. Mỗi ngày ăn trứng hấp húng chanh từ khoảng 2 lần và duy trì liên tục trong khoảng 3 ngày.

5. Chữa cảm sốt không ra mồ hôi

Sắc bài thuốc gồm các vị như sau: Húng chanh khoảng 20g, gừng tươi thái lát 5g và tía tô 15g. Đặc biệt, bạn hãy uống thuốc khi còn ấm để có thể tăng tiết mồ hôi cho cơ thể.

6. Chữa dị ứng nổi mề đay

Sắc khoảng 15g húng chanh khô với 2 bát nước cho đến khi  mà lượng nước còn khoảng ½. Tiếp đó, bạn hãy chia thuốc thành 3 phần và dùng để uống trong ngày. Đồng thời, đối với người bệnh bạn nên dùng lá húng chanh tươi rồi giã nát cùng chút muối. Sau đó hãy dùng nó để đắp lá đã giã lên vùng da viêm hay bị sưng.

7. Trị côn trùng đốt

Bạn đem giã nát khoảng 20g lá húng chanh trị ho với muối rồi hãy đắp lên vết côn trùng cắn.

8. Trị hôi miệng, tưa miệng

Bạn hãy dùng lá húng tần khô sắc cùng nước. Mỗi ngày hãy dùng nước này ngậm và súc miệng từ khoảng 5 – 7 lần sẽ có thể giúp giảm được hôi miệng. Đối với những bệnh nhân mà bị tưa miệng, người bệnh có thể sử dụng húng chanh tươi nhai và ngậm hằng ngày.

Xem thêm: Cây xô thơm - sage là gì? Cùng tìm hiểu các ứng dụng tuyệt vời của Sage

III. Những điều cần lưu ý khi sử dụng cây húng chanh chữa bệnh

Lá húng chanh trị ho là loại thảo dược có nhiều tác dụng đối với cơ thể. Tuy nhiên, khi sử dụng không đúng cách sẽ có thể gây ra những tác động tiêu cực cho sức khỏe của bạn và gia đình, sau đây là những điều mà bạn nên lưu ý:

+ Lá và thân của cây húng chanh sẽ có nhiều lông nên dễ gây kích ứng đối với những người mà có làn da nhạy cảm.

siro hung chanh

Những điều cần lưu ý khi sử dụng cây húng chanh chữa bệnh

+ Phụ nữ khi mang thai hoặc phụ nữ đang cho con bú là đối tượng không nên sử dụng húng chanh để điều trị bệnh. Bởi vì cây húng chanh còn có chứa những hoạt chất không phù hợp đối với những đối tượng này.

+ Những bài thuốc y học cổ truyền hoặc mẹo chữa bệnh từ lá tần đã được kể trên chỉ phù hợp đối với các loại bệnh nhẹ. Hiệu quả đạt được sẽ còn phải phụ thuộc vào cơ địa của bệnh nhân. Để có thể đảm bảo an toàn cho bản thân, người bệnh nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi tiến hành sử dụng.

Xem thêm: Hạt Buckwheat là gì? Khám phá lợi ích tuyệt vời của hạt kiều mạch

IV. Cách làm 2 loại siro húng chanh trị ho

1. Cách làm siro húng chanh

Nguyên liệu làm siro húng chanh bao gồm:

  • Từ 4 - 5 lá húng chanh.

  • 2 muỗng đường phèn.

  • 50ml nước.

Cách làm siro húng chanh như sau:

Đầu tiên bạn hãy rửa sạch lá húng chanh trị ho, tiếp đó để ráo rồi xay nhuyễn với khoảng 50ml nước bằng máy xay sinh tố. Tiếp theo, bạn hãy dùng đồ lọc, bỏ bã lọc để lấy nước.

Tiếp đến, bạn hãy cho thêm 2 muỗng đường phèn vào nước húng chanh vừa thu được và hấp cách thủy từ khoảng 15 phút.

Pha với nước nóng, dùng khoảng 2 - 3 ly nhỏ mỗi ngày

2. Cách làm siro húng chanh, đường phèn, quất và diếp cá

Nguyên liệu làm siro húng chanh, quất bao gồm:

  • 1 kg đường phèn (Lưu ý: Bạn nên dùng đường kết tinh từ mật mía và đừng dùng đường phèn trắng)

  • Khoảng 0,5 kg lá húng chanh (hay rau tần lá dày)

  • 0,5 kg quất

  • 0,2 kg lá rau diếp cá

  • 1 củ gừng nhỏ

siro hung chanh

Cách làm siro húng chanh trị ho

Cách làm siro húng chanh, quất bao gồm các bước sau:

  • Bước 1: Đầu tiên, bạn cần rửa sạch húng chanh, quất, gừng bằng cách ngâm với nước muối đã được pha loãng. Sau đó, bạn hãy cắt đôi quất (hãy bỏ phần hạt để siro không bị đắng). Tiếp đó, hãy trộn với 1kg đường phèn, ướp như thế khoảng từ 60 đến 90 phút rồi hãy cho lên bếp.
  • Bước 2: Bạn cần cắt nhỏ diếp cá và lá húng chanh trị ho, sau đó hãy đập dập gừng. Cho tất cả các phần nguyên liệu đã chuẩn bị vào nồi quất đã được nấu ở bước 1. Sau đó, bạn hãy đậy kín vung, đun trong khoảng từ 20 phút.
  • Bước 3: Sau đó, khi bạn mở vung ra, hãy vặn nhỏ lửa và đun thêm khoảng 60 phút là được.

Lưu ý: Cần khuấy đều tay và loại bỏ các lớp bọt nổi trên bề mặt nồi.

Bước 4: Sau cùng, bạn hãy dùng rây lọc lấy nước siro và cho vào hũ thủy tinh đã được rửa sạch có nắp đậy. Sau đó, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh sẽ cho thời gian sử dụng được lâu hơn.

Thành phẩm

Nước siro có một mùi rất thơm, phần xác của siro ăn rất ngon và giòn. Nếu mà muốn tốt hơn bạn có thể thay thế 1kg đường phèn thành 1 kg mật ong.

Xem thêm: Hazelnut là gì? Thành phần và công dụng tuyệt vời của hạt phỉ bạn nên biết

V. Hướng dẫn việc sử dụng siro húng chanh trị ho đúng cách

  • Đối với những bé từ 0m là đã dùng được siro thảo dược

  • Ngày uống từ 1-2 lần để có thể tăng thêm sức đề kháng

  • Để trị ho và sổ mũi ngày uống khoảng 3-5 lần

  • Chỉ cần 5ml (khoảng 1 thìa nhỏ) pha cùng với nước ấm

  • Người lớn dùng sáng và tối sẽ có tác dụng rất tốt cho thanh quản và dạ dày

  • Bảo quản trong tủ lạnh được trong vòng 6 tháng

  • Do siro làm từ tự nhiên 100% chính vây nên nó sẽ không tác dụng nhanh như thuốc Tây, cho nên mọi người  cần kiên trì sử dụng mỗi ngày.

VI. Những công dụng tuyệt vời của húng chanh, lá diếp cá và quả quất

Húng chanh còn có tác dụng lợi phế, giúp trừ đờm, giải cảm và làm ra mồ hôi, làm thông hơi và giải độc. Codein có ở trong lá còn có tác dụng kháng sinh mạnh đối với một số loại vi trùng, nhất là ở vùng họng và mũi, miệng và cả ở trong đường ruột. Qua đó giúp chữa cảm, cúm và sốt cao, sốt không ra mồ hôi được hay viêm phế quản, ho, khản tiếng.

Lá diếp cá còn có tính cay, hơi độc, qua đó có tác dụng trị ho có đờm. Căn cứ theo y học hiện đại, loại lá này  đã được giới nghiên cứu chứng minh có chứa các loại thành phần kháng khuẩn và kháng viêm cao, qua đó giúp cải thiện được các chứng ho, đặc biệt chính là ho có đờm ở người lớn và cả ở trẻ em.

Quả quất còn có vị chua ngọt, tính mát, qua đó có công dụng kích thích tiêu hóa và giảm ho. Đối với các loại bệnh ho thông thường, quất còn có tác dụng rất tốt trong việc điều trị. Bởi vì trong quả quất có chứa nhiều pectin và tinh dầu, đường và các loại vitamin, có tác dụng chống viêm hay long đờm giảm ho, kháng khuẩn và kháng được vi rút.

VII. Những lưu ý khi sử dụng siro húng chanh trị ho

– Bạn cần lựa chọn những nguyên liệu đảm bảo độ sạch, không bị sâu bệnh, có nguồn gốc rõ ràng và đặc biệt không sử dụng các loại thuốc trừ sâu, không qua chất bảo quản để có thể làm siro quất đường phèn có tác dụng trị ho cho trẻ.

– Không nên dùng mật ong đối với trẻ từ dưới 1 tuổi, còn đường phèn thì có tể dùng phù hợp với mọi lứa tuổi của bé.

– Để có được những cách chưng siro đạt hiệu quả cao thì bạn cần chịu khó đun riu riu tuy lâu nhưng những dưỡng chất có ở trong đó sẽ có thể được giải phóng nhanh nhất, nếu bạn nấu quá loãng thì sẽ không tốt bằng đâu đấy nhé. Một lưu ý nho nhỏ nữa đó chính là bạn không nên để quá lửa siro quất trị ho sẽ có thể bị keo lại nhé.

– Ngoài ra, bạn cũng phải cần chú ý tới chế độ dinh dưỡng cũng như vệ sinh và vận động để giúp cơ thể của bé được khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng để từ đó có thể nhanh chóng cải thiện được các triệu chứng ho. Nếu mà bạn thấy bé xuất hiện các triệu chứng ho, sổ mũi nhiều hơn thì bạn cần nhanh chóng cho bé tới cơ sở y tế thăm khám để yên tâm. Khi trẻ có dấu hiệu bị dị ứng, mẹ của bé nên cho trẻ ngưng sử dụng siro húng chanh ngay nhé.

Xem thêm: Phân biệt các loại trà và khám phá top 5 loại trà ngon nhất Việt Nam

VIII. Kết luận

Việc bạn dùng các loại thuốc Tân dược để điều trị những cơn ho dai dẳng không mấy được khuyến khích bởi vì nó có thể khiến cho hệ miễn dịch của cơ thể bạn trở nên yếu dần. Hy vọng qua bài thuốc trị ho đơn giản bằng siro húng chanh sẽ mang lại nhiều hiệu quả, điều trị dứt điểm đối với cơn ho của bạn. Chúc các bạn thực hiện thành công!