Nếu bạn chưa biết kiểm soát nội bộ trong quy trình kế toán gồm những bước nào, những yêu cầu gì thì hãy cùng 123job.vn tham khảo ngay thông tin được cập nhật trong bài viết dưới đây nhé!

Bạn đang muốn trở thành một kế toán trong một doanh nghiệp? Bạn không hiểu rõ về khái niệm kiểm soát nội bộ trong quy trình kế toán. Bạn hãy tìm đọc và tham khảo ngay những thông tin mà 123job.vn chúng tôi cung cấp dưới đây nhé!

I. Nội dung nghiên cứu của kiểm soát nội bộ trong quy trình kế toán

Kiểm soát nội bộ trong quy trình kế toán

Kiểm soát nội bộ trong quy trình kế toán

  • Chức năng của kiểm soát nội bộ trong quy trình kế toán 
  • Các quy trình cụ thể khi kiểm soát
  • Mục tiêu của kiểm soát nội bộ trong quy trình kế toán
  • Rủi ro của quy trình
  • Cơ chế kiểm soát nội bộ trong quy trình kế toán
  • Một số rủi ro thường gặp và cơ chế kiểm soát tương ứng
  • Quy chế hoá những nội dung này

II. Phân biệt tài chính và kế toán 

Tài chính là gì? Tài chính doanh nghiệp là gì? Quản trị tài chính doanh nghiệp như thế nào => Quản lý tiền và vốn ra sao cho hiệu quả
Kế toán là gì? Kế toán doanh nghiệp là gì? 

  • Phân biệt tài chính và kế toán
  • Giám đốc tài chính và kế toán trưởng có gì khác nhau

III. Các chức năng cơ bản của kiểm soát nội bộ trong quy trình kế toán 

  • Thu thập đầy đủ các thông tin như các chứng từ, hóa đơn, hợp đồng,... từ các phòng ban trong công ty và từ các giao dịch bên ngoài.
  • Xử lý thông tin đã thu thập bên trên tại bộ phận kế toán
  • Cung cấp thông tin, báo cáo đầy đủ cho các đối tượng có nhu cầu như:
    • Chủ sở hữu và chủ nợ
    • Lãnh đạo công ty
    • Nhà nước
    • Khác

IV. Các quy trình cụ thể

Kiểm soát nội bộ trong quy trình kế toán thường bao gồm 3 quy trình cụ thể sau:

  • Quy trình kế toán thuế => Phục vụ báo cáo cho nhà nước
  • Quy trình kế toán tài chính => Phục vụ báo cáo cho chủ (chủ sở hữu và chủ nợ)
  • Quy trình kế toán quản trị => Phục vụ báo cáo cho lãnh đạo công ty

Các quy trình kiểm soát nội bộ cụ thể

Các quy trình kiểm soát nội bộ cụ thể

1. Tổ chức thực hiện từng quy trình 

Trong quy trình chúng ta lại được phân chia cụ thể thành từng phần như sau :

  • Kế toán phần hành là kế toán viên chịu trách nhiệm làm các công việc như quản lý các khoản thu chi, theo dõi việc quản lý quỹ tiền mặt và báo cáo các khoản công nợ chi tiết, quản lý, theo dõi số lượng tài sản cố định; lập biên bản kiểm kê TSCĐ; trích khấu hao TSCĐ…
  • Kế toán tổng hợp: là người có nhiệm vụ ghi chép, thống kế, đánh giá các số liệu, dữ kiện, sổ sách, và báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Họ sẽ giải quyết chính xác các vấn đề tài chính của doanh nghiệp.
  • Kế toán kiểm tra (Kế toán trưởng): là người đứng đầu bộ phận kế toán, có trách nhiệm chỉ đạo, quản lý và tham mưu tài chính cho lãnh đạo công ty. Đồng thời họ là người hướng dẫn, kiểm tra các công việc của kế toán viên và hoàn thành các công việc được cấp trên giao phó.
  • Phê duyệt báo cáo (Lãnh đạo doanh nghiệp): Lãnh đạo ở đây có thể là giám đốc tài chính hoặc tổng giám đốc, người có quyền hạn cao và đúng trách nhiệm nhất để quyết định, phê duyệt các báo cáo hay vấn đề tài chính.

2. Phần hành kế toán 

  • Kế toán tiền mặt
  • Kế toán kho vật tư
  • Kế toán kho thành phẩm
  • Kế toán công nợ phải thu
  • Kế toán công nợ phải trả
  • Kế toán tài sản cố định
  • Kế toán công cụ dụng cụ
  • Kế toán tiền lương ...

3. Mục tiêu của kiểm soát nội bộ trong quy trình kế toán

  • Mục tiêu theo cách hiểu thông thường
  • Mục tiêu theo mô hình CEAVOP
  • Báo cáo đúng: Chính xác về mặt số học & nội dung; Đúng luật; Đúng quy chế công ty
  • Báo cáo đủ
  • Báo cáo kịp thời
  • Báo cáo ngắn gọn
  • Báo cáo rõ ràng
  • Báo cáo dễ hiểu

4. Báo cáo cái gì?

* Báo cáo thuế:

  • Thuế giá trị gia tăng phải khai báo theo tháng và quyết toán theo năm
  • Thuế TNDN phải có dự toán đầu năm và quyết toán cuối năm để kiểm tra, đánh giá năng lực kinh doanh của doanh nghiệp
  • Thuế khác

* Báo cáo tài chính:

  • Bảng cân đối kế toán
  • Báo cáo kinh doanh: kết quả đạt được
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
  • Thuyết minh báo cáo tài chính

* Báo cáo quản trị:

Thiên hình vạn trạng theo yêu cầu của Lãnh đạo

* Lựa chọn quy trình “CEAVOP” nhằm bảo đảm mục tiêu báo cáo được thiết lập trên cơ sở tuân thủ các yếu tố sau :

  • Completeness (đầy đủ)
  • Existeness (Tồn tại và phát sinh)
  • Accuracy (Chính xác)
  • Valuation (Định giá đúng)
  • Ownership & Obligation (Quyền và nghĩa vụ)
  • Presentation (Trình bày và khai báo)

Quản lý tốt các rủi ro khi kiểm soát nội bộ trong quy trình kế toán

Quản lý tốt các rủi ro khi kiểm soát nội bộ trong quy trình kế toán

5. Rủi ro của kiểm soát nội bộ trong quy trình kế toán

Rủi ro diễn ra trong kiểm soát nội bộ quy trình kế toán khi báo cáo:

  • Không thể ra báo cáo
  • Không đúng
  • Không đủ
  • Không kịp thời
  • Dài dòng
  • Không rõ ràng
  • Khó hiểu hay dễ hiểu sai
  • Đối với từng nhóm và từng loại báo cáo

6. Cơ chế kiểm soát nội bộ trong quy trình kế toán

  • Phê duyệt
  • Sử dụng mục tiêu
  • Bất kiêm nhiệm
  • Bảo vệ tài sản
  • Đối chiếu
  • Báo cáo bất thường
  • Kiểm tra & theo dõi
  • Định dạng trước

7. Một vài rủi ro thường gặp và cơ chế kiểm soát nội bộ trong quy trình kế toán tương ứng 

* Để tránh vi phạm tính đầy đủ, tồn tại, chính xác của kiểm soát nội bộ trong quy trình kế toán cần:

  • Dữ liệu kế toán phải cập nhật liên tục
  • Tuân thủ các quy trình kế toán như: đối chiếu giữa các phần hành, đối chiếu kế toán với các bộ phận khác
  • Nhân viên kế toán nội bộ có nghiệp vụ chuyên môn tốt
  • Kiểm quỹ, kiểm kê tồn kho, tài sản nghiêm ngặt
  • Kế toán trưởng được cập nhật tất cả các sự kiện/hoạt động diễn ra trong doanh nghiệp

* Để tránh vi phạm tính đánh giá, sở hữu và trình bày công bố khi kiểm soát nội bộ trong quy trình kế toán cần:

  • Đánh giá tính hợp lý số dư tài sản
  • Trình độ nghiệp vụ của kế toán trưởng

Báo cáo tài chính không được chứa đựng gian lận, sai sót:

  • Kiểm toán nội bộ
  • Kiểm toán độc lập
  • Cam kết của ban giám đốc trước chủ sở hữu

* Vi phạm pháp luật về thuế:

  • Thường xuyên cập nhật thuế
  • Tư vấn thuế
  • Nhân viên có trình độ và kinh nghiệm

* Không tuân thủ đúng quy định về thuế khiến chi phí cao:

  • Có quy trình tuân thủ các quy trình thuế – nên định dạng chuẩn
  • Kế toán thuế

Trên đây là những thông tin liên quan đến kiểm soát nội bộ trong quy trình kế toán. Mong rằng với những thông tin trên đã giúp cho bạn hiểu hơn về quy trình kế toán, kiểm soát nội bộ như thế nào để hoàn thành tốt công việc của mình.