Trong lĩnh vực sản xuất, vị trí nhân viên quản lý sản xuất giữ một vai trò vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình sản xuất của dây chuyền. Vậy bạn có hiểu đúng về quản lý sản xuất là gì?

Bạn đã từng thử sức trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm hay tham gia vào một quy trình sản xuất, được làm việc như một nhân viên quản lý sản xuất chưa? Vị trí nhân viên quản lý sản xuất được xem là vị trí vô cùng quan trọng mà nhiều doanh nghiệp sản xuất luôn cần. Chắc hẳn không dưới một lần bạn được nghe về khái niệm này không chỉ riêng trong ngành lĩnh vực sản xuất sản phẩm. Vậy bạn hiểu như thế nào về quản lý sản xuất và nhân viên quản lý sản xuất là gì?

I. Tổng quan về công việc nhân viên quản lý sản xuất là gì?

1. Hiểu về nhân viên quản lý sản xuất là gì?

Nhân viên quản lý sản xuất là người sẽ tham gia vào quy trình từ việc lên kế hoạch, điều phối đến kiểm soát quy trình sản xuất sản phẩm. Nhiệm vụ chính của họ là đảm bảo hàng hóa cũng như dịch vụ được sản xuất xuyên suốt và đáp ứng được yêu cầu về số lượng, chi phí cũng như chất lượng sản phẩm. Tùy vào từng hệ thống sản xuất của công ty sản xuất mà quy mô sản xuất cũng như nhiệm vụ của nhân viên quản lý sản xuất sẽ có sự thay đổi và đa dạng hơn, từ công việc đến kỹ năng quản lý nhân viên. 

Tổng quan về công việc nhân viên quản lý sản xuất là gì

Tổng quan về công việc nhân viên quản lý sản xuất là gì

2. Mô tả chi tiết vị trí công việc của nhân viên quản lý sản xuất 

Nhiệm vụ chính của một nhân viên quản lý sản xuất chính là:

  • Là người giám sát toàn bộ quy trình sản xuất đến lịch trình sản xuất 
  • Đảm bảo tối ưu chi phí sản xuất 
  • Xác định được những nguồn lực cần thiết đảm bảo hoạt động sản xuất 
  • Ước tính chi phí cũng như thời gian hoàn thành dự án 
  • Giám sát từng bước trong quy trình sản xuất và điều chỉnh lại lịch trình khi cần 
  • Lựa chọn và bảo trì trang thiết bị 
  • Làm việc với những bộ phận khác, như nhà cung cấp và quản lý 
  • Làm việc với nhà quản lý để thực hiện chính sách cũng như mục tiêu của công ty 
  • Đảm bảo được quy trình sản xuất tuân thủ theo tiêu chuẩn chất lượng sức khỏe. 

3. Yêu cầu về kỹ năng với một nhân viên quản lý sản xuất 

Dựa vào những đầu mục công việc như trên mà nhân viên quản lý sản xuất sẽ phải trang bị một số những kỹ năng mềm cũng như kỹ năng chuyên môn để phục vụ cho nhu cầu của vị trí công việc:

  • Kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực sản xuất và quản lý 
  • Bằng cử nhân đại học chuyên ngành liên quan như quản lý, ngành nghề sản xuất 
  • Kỹ năng quản lý dự án để điều phối nguồn lực và thực hiện công việc thuận lợi hơn 
  • Kiến thức về những ngành nghề liên quan 
  • Biết cách đào tạo và hướng dẫn nhân viên kỹ năng làm việc nhóm 

Xem thêm: Kiểm soát nội bộ trong quy trình sản xuất

II. Hiểu đúng về công việc quản lý sản xuất - Mục tiêu của quản lý sản xuất

1. Hiểu đúng về quản lý sản xuất là gì

Khái niệm về quản lý sản xuất như là một mắt xích giữ vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thường sẽ gắn liền với khu xưởng, xí nghiệp sản xuất. Vai trò của một quản lý sản xuất là tham gia trực tiếp vào việc lên kế hoạch, giám sát quy trình sản xuất nhằm đảm bảo cung cấp hàng hóa đúng hạn, đạt yêu cầu về chất lượng cũng như đúng theo tiêu chuẩn về chất lượng đã đề ra. 

Hiểu đúng về công việc quản lý sản xuất

Hiểu đúng về công việc quản lý sản xuất

2. Mục tiêu của quản lý sản xuất là gì 

Thực hiện tốt chức năng của sản xuất nhằm cung cấp sản phẩm cho khách hàng đúng với số lượng và tiêu chuẩn về chất lượng cũng như thời gian hợp lý 

  • Hình thành cũng như duy trì mức lợi thế cạnh tranh của công ty trên thị trường. 
  • Đạt được sự linh hoạt cao trong việc đáp ứng nhu cầu khác nhau của khách hàng về sản phẩm 
  • Đảm bảo được tính hiệu quả khi tạo ra sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng. 

III. Mức lương của nhân viên quản lý sản xuất

Từ những đầu mục công việc trên thì mức lương sẽ có sự dao động tùy vào kinh nghiệm làm việc của bạn cũng như quy mô hoạt động của nhà máy và xưởng sản xuất. Mức lương khởi điểm của một nhân viên quản lý sản xuất bắt đầu từ mức 4,5 triệu đồng/tháng, tuy nhiên phổ biến nhất là trong khoảng từ 9 - 13 triệu đồng/tháng và cao nhất có thể lên đến 33 triệu đồng/tháng. So với những vị trí khác thì nhân viên quản lý sản xuất thường có mức lương khá cao dù vai trò chưa phải là một giám sát hay quản lý. Ngoài ra thì mức lương của một nhân viên quản lý sản xuất thường tăng khá nhanh, dù chỉ trong 1 năm trong bộ phận sản xuất

Mức lương của nhân viên quản lý sản xuất

Mức lương của  một nhân viên quản lý sản xuất

IV. Học gì ra làm nhân viên quản lý sản xuất?

Với một nhân viên quản lý sản xuất, thường công ty sản xuất sẽ yêu cầu bằng Cao đẳng trở lên với các chuyên ngành khác nhau, tùy vào lĩnh vực sản xuất mà bạn sẽ tham gia. Ví dụ như nếu bạn làm việc trong doanh nghiệp sản xuất thực phẩm chế biến thì bằng cấp của bạn sẽ có thể liên quan đến ngành sinh hóa , sinh học hay chế biến. Còn nếu bạn làm việc trong xưởng may thời trang thì bạn có thể cân nhắc học về may công nghiệp. 

Một nhân viên quản lý sản xuất có thể học nhiều chuyên ngành khác nhau như Logistics hay quản lý chuỗi cung ứng, Quản trị kinh doanh hay Kỹ thuật hệ thống công nghiệp. Nếu làm việc với những công ty liên doanh hay công ty đa quốc gia thì nhân viên quản lý sản xuất cũng thường được yêu cầu có khả năng ngoại ngữ để làm việc và báo cáo trực tiếp cho quản lý cũng như ban giám đốc. 

V. Làm thế nào để thăng tiến từ nhân viên quản lý sản xuất lên quản lý sản xuất?

Tùy thuộc vào quy mô và tính chất của từng ngành nghề sản xuất và mỗi doanh nghiệp có một mô hình tổ chức cũng như quản lý sản xuất khác nhau. Dựa vào tiêu chí về cơ cấu tổ chức, chức năng mà doanh nghiệp sẽ có một số bộ phận chính như:

Bộ phận quản lý thường là trưởng phòng giữ chức năng quan trọng trong tổ chức. Bên cạnh đó cũng là người tham mưu cho Ban lãnh đạo về việc hoạch định tổ chức sản xuất và bố trí nguồn lực để đảm bảo mục tiêu. 

Làm thế nào để thăng tiến

Làm thế nào để thăng tiến trong công ty sản xuất

Bộ phận sản xuất chính trực tiếp tạo ra sản phẩm chính và bộ phận sản xuất phụ trở tạo ra những bộ phận có tác dụng để sản xuất sản phẩm chính. Bộ phận sản xuất phụ để tận dụng phế liệu, phế phẩm của quy trình sản xuất chính để tạo ra sản phẩm phụ. Bộ phận phục vụ sản xuất nhằm đảo bảo hoạt động cung ứng, bảo quản cũng như vận chuyển nguyên vật liệu và thành phẩm. 

Khi làm lĩnh vực sản xuất thì hầu hết mục tiêu của nhân viên quản lý sản xuất là được thăng tiến lên những vị trí cao hơn như giám sát hay quản lý sản xuất. Bạn có thể phải trải qua một lộ trình kéo dài từ 3 đến 5 năm để thăng tiến, trong đó thì hiển nhiên bạn phải chứng minh được năng lực cũng như kỹ năng lãnh đạo của mình. Bên cạnh đó thì bạn cũng nên biết cách xây dựng mạng lưới mối quan hệ tốt với đồng nghiệp và sếp. Làm sao để tận dụng kỹ năng giao tiếp để làm việc liên phòng ban và quản lý công nhân. Nếu như có được sự tin tưởng cũng như sự ủng hộ của nhân công thì công việc của bạn sẽ có nhiều sự thuận lợi cũng như khả năng cao là bạn sẽ hoàn thành công việc nhanh hơn và hiệu quả hơn. 

VI. Tạm kết

Hiểu đúng hơn về khái niệm quản lý sản xuất là gì để tìm kiếm định hướng công việc phù hợp với bản thân của bạn, tuy nhiên xoay quanh vị trí công việc này còn nhiều thông tin mà bạn cần tìm hiểu thêm. Tạm kết phần 1 để bạn hiểu về nhân viên quản lý sản xuất cũng như khái niệm quản lý sản xuất là gì. Tiếp nối phần cuối để bạn hiểu rõ hơn về yêu cầu công việc của vị trí nhân viên quản lý sản xuất như thế nào.