Bạn là sinh viên đang muốn tham khảo về những chuyên ngành trong lĩnh vực kinh tế? Bạn chưa biết bản chất của kinh tế đầu tư là gì? Tìm hiểu ngay những kiến thức cơ bản để hiểu hơn về công việc trogn tương lai.

Kinh tế là một trong những chuyên ngành được nhiều bạn sinh viên lựa chọn trong nền kinh tế thị trường phát triển và đầy biến động như hiện nay. Lĩnh vực kinh tế là một lĩnh vực rộng với nhiều tiềm năng phát triển khác nhau, chính vì vậy mà sinh viên cần nghiên cứu và tìm hiểu thông tin trước khi đưa ra lựa chọn cuối cùng. Trong số những chuyên ngành về kinh tế, bạn đã từng nghe đến khái niệm kinh tế đầu tư và bạn hiểu kinh tế đầu tư là gì?

I. Kinh tế đầu tư là gì?

Trong một xã hội phát triển như hiện nay thì bất kỳ quốc gia nào cũng quan tâm và chú ý đến việc phát triển nền kinh tế. Vậy trong nền kinh tế phát triển này thì ngành kinh tế đầu tư là gì? Khi nghe đến kinh tế đầu tư, thông thường chúng ta sẽ nghĩ ngay đến hoạt động đầu tư tài chính vào một khía cạnh hay một lĩnh vực kinh doanh nào đó nhằm phát sinh lợi nhuận. Tuy nhiên, ngành kinh tế đầu tư là một khái niệm rộng hơn như vậy. 

1

Ngành kinh tế đầu tư là gì?

Kinh tế đầu tư là một khía cạnh nhỏ trong khối ngành kinh tế và đây cũng là một môn học được giảng dạy tại các trường đại học. Kinh tế đầu tư là một ngành học giúp cho sinh viên trang bị thêm những kiến thức và khả năng để bản thân họ có thể lập kế hoạch và phân tích kinh doanh. Nhờ vào hoạt động phân tích thị trường như vậy cùng những nguồn lực của doanh nghiệp để lập chiến lược đầu tư đúng đắn và chính xác dù doanh nghiệp đang có ý định đầu tư vào lĩnh vực nào. Hoạt động nghiên cứu, phân tích và lập kế hoạch về đầu tư cho một doanh nghiệp chưa bao giờ dễ dàng, vì vậy để chọn được hướng đi tốt nhất cho doanh nghiệp thì những điều trên là hoàn toàn cần thiết. 

Khi định hướng nghề nghiệp theo ngành kinh tế đầu tư, bạn sẽ được đào tạo chuyên sâu về những kiến thức cũng như kỹ năng mềm cần thiết phục vụ mục đích công việc. Để một doanh nghiệp đạt được hiệu quả đầu tư, họ cần một thời gian nghiên cứu và tìm hiểu về lĩnh vực mà họ chuẩn bị đầu tư, vì vậy để dự đoán được điều này, nhân viên kinh doanh cần có kỹ năng phân tích tài chính nhằm đưa ra quyết định đúng đắn. 

II. Các vấn đề về ngành kinh tế đầu tư như thế nào

1. Học ngành kinh tế đầu tư sẽ được đào tạo những gì? 

Khi đã hiểu được bản chất của công việc và ngành kinh tế đầu tư, bạn cần biết được bạn được đào tạo những kiến thức gì và nó bổ trợ cho bạn như thế nào trong công việc. Tại trường đại học, giảng viên sẽ dạy cho bạn những kiến thức chuyên môn liên quan đến ngành kinh tế đầu tư

Chương trình học của các trường đại học Việt Nam yêu cầu sinh viên phải bắt đầu từ kiến thức đại cương với những môn học như Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Pháp luật đại cương, Toán cao cấp hay Tin học văn phòng,... 

2

Ngành kinh tế đầu tư học gì?

Sau đó, sinh viên được đào tạo kiến thức giáo dục chuyên sâu với những môn học vỡ lòng mang lại kiến thức cơ bản về kinh tế như kinh tế vĩ mô, tài chính - tiền tệ, nguyên lý kế toán hay phương pháp nghiên cứu tài chính,... Sinh viên sẽ được cung cấp những kiến thức cơ bản về ngành kinh tế trước khi bước vào ngành kinh tế đầu tư. Trong ngành kinh tế đầu tư, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức về tài chính, các loại báo cáo tài chính liên quan, cách lập và phân tích dự án đầu tư, đầu tư quốc tế, luật đầu tư, luật thương mại quốc tế và những điều luật liên quan đến kinh tế đầu tư. Ngoài ra để bổ trợ cho công việc của một phân tích tài chính, sinh viên sẽ được đào tạo và trang bị kỹ năng cứng bổ trợ công việc như kỹ năng đọc báo cáo, kỹ năng quản lý đầu tư, kỹ năng phân tích chính sách và thống kê lợi ích và chi phí đầu tư.

2. Khối xét tuyển của ngành kinh tế đầu tư

Để đầu quân vào ngành kinh tế đầu tư, bạn cần lựa chọn một trong những khối thi sau:

  • Khối A: Toán học, Hóa học, Vật lý
  • Khối A1: Toán học, Vật lý, Anh văn
  • Khối B: Toán học, Sinh học, Hóa học
  • Khối D1: Toán học, Văn học, Anh văn

Có thể thấy, hầu hết những khối này đều có môn toán học, không phải tự nhiên mà những khối này được dùng để xét tuyển cho ngành kinh tế. Trong ngành kinh tế đầu tư, khi mọi hoạt động và tính chất công việc đều xoay quanh những con số, nên một người có tư duy logic và quen với những con số sẽ có tiềm năng phát triển hơn. Tùy vào mỗi trường đại học mà điểm đầu vào của mỗi khối sẽ được quy định khác nhau. Ngoài ra, trong ngành kinh tế, với mỗi chuyên ngành riêng thì điểm đầu vào sẽ khác nhau, tuy nhiên thang điểm có thể dao động trong khoảng 16 - 24 điểm. 

3. Bạn có thể học ngành kinh tế đầu tư ở đâu?

Hiện nay, có rất nhiều trường đại học đào tạo ngành kinh tế đầu tư vì hiển nhiên, ai trong chúng ta cũng thấy được rằng sức hút của ngành kinh tế đang gia tăng như thế nào. Trong 10 sinh viên được hỏi về định hướng nghề nghiệp thì có đến 8/10 người có câu trả lời là những ngành nghề liên quan đến ngành kinh tế. Nếu bạn cũng nằm trong số 8 người đang có định hướng theo đuổi ngành kinh tế, đặc biệt là ngành kinh tế đầu tư thì những lựa chọn sau đây nên được cân nhắc:

3

Học ngành kinh tế đầu tư ở đâu?

III. Triển vọng của ngành kinh tế đầu tư 

Khi đã định hướng theo đuổi ngành kinh tế đầu tư, hiểu được bản chất của nó là gì, bạn cần biết triển vọng phát triển của ngành này trong tương lai. Liệu rằng trong 4 năm nữa, sau khi bạn ra trường thì ngành kinh tế đầu tư sẽ phát triển như thế nào và những sinh viên sau khi ra trường có thể thử sức ở công việc nào. 

Đầu tiên, với một sinh viên ra trường, bạn có nhiều sự lựa chọn khi tốt nghiệp ngành kinh tế đầu tư, ví dụ như nhân viên tín dụng, nhân viên quản trị rủi ro hay nhân viên kinh doanh là bước khởi đầu khi mới bước chân vào lĩnh vực nào. Tại sao những vị trí này có thể làm bước đệm cho bạn? Ví dụ như vị trí nhân viên kinh doanh, tính chất công việc liên quan đến việc mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp thông qua việc bán hàng, thì với một nhà phân tích tài chính, họ cũng là người mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp nhờ hoạt động đầu tư. 

Không những vậy, khi đã có kinh nghiệm làm việc, bạn có thể lựa chọn những vị trí công việc như nhân viên hoạch định hoạt động đầu tư với tính chất công việc liên quan đến lập kế hoạch phát triển đầu tư. Một lựa chọn không tồi khác, chính là nhân viên thẩm định với công việc chính là xem xét và đánh giá tính khả thi của một dự án để xin duyệt đầu tư. 

Ngoài ra, trong ngành kinh tế tài chính, bạn có thể làm việc ở vị trí nhân viên quản lý vốn hay nguồn vốn trong doanh nghiệp. Tiếp đến là vị trí chuyên viên quản lý đấu thầu và nhân viên quản trị rủi ro là những vị trí vô cùng quan trọng trong ngành kinh tế đầu tư. Những công việc trên đều là sự lựa chọn không tồi để bạn phát triển kỹ năng mềm cũng như vận dụng kiến thức vào môi trường thực tế. 

IV. Một số việc làm trong ngành sinh viên có thể làm sau khi tốt nghiệp

1. Nhân viên kinh doanh

Nhân viên kinh doanh là một trong những công việc vô cùng phổ biến trong ngành kinh tế và ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số và lợi nhuận của doanh nghiệp. Khi làm việc ở vị trí này, nhân viên kinh doanh sẽ phải liên hệ trực tiếp với khách hàng để giới thiệu sản phẩm hay dịch vụ của công ty, họ là người sử dụng kỹ năng thuyết phục và đàm phán để làm việc với đối tác. Đồng thời, nhân viên kinh doanh cũng là người lập kế hoạch hay chiến lược kinh doanh nhằm gia tăng doanh số một cách hiệu quả. 

4

Học kinh tế đầu tư làm công việc gì?

Có thể nói phòng ban kinh doanh là một bộ phận cực kì quan trọng trong doanh nghiệp và công ty, vì vậy để trở thành một nhân viên kinh doanh giỏi thì bạn cần một số tố chất như kỹ năng giao tiếp để trò chuyện và thuyết phục khách hàng, kiến thức về sản phẩm và marketing nhằm hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của công ty. 

Có nhiều quan điểm cho rằng, nếu bạn muốn kiếm được nhiều tiền hãy làm nhân viên kinh doanh, quan điểm này phát sinh từ đâu? Công việc của một nhân viên kinh doanh liên quan mật thiết đến doanh thu của công ty, vì vậy với mỗi khách hàng ký hợp đồng hay một sản phẩm bán ra, nhân viên kinh doanh sẽ nhận được hoa hồng tùy theo quy mô hoạt động kinh doanh của công ty. Bên cạnh tiền hoa hồng trên mỗi sản phẩm, nhân viên kinh doanh thường có lương cứng hay còn gọi là lương cơ bản từ 5 - 7 triệu đồng. Vì vậy, nếu cộng thêm mức hoa hồng thì mỗi tháng nhân viên kinh doanh có thể nhận được khoảng 10 - 15 triệu tùy năng lực. 

2. Chuyên gia phân tích tài chính 

Chuyên viên phân tích tài chính thường xuất hiện ở một số mô hình doanh nghiệp như công ty sản xuất, ngân hàng hay những công ty bất động sản,... có thể nói đây là một vị trí vô cùng quan trọng trong công ty. Nhiệm vụ của chuyên viên phân tích tài chính là phân tích và dự đoán dòng tiền đầu tư của công ty, hoạt động phân tích nhằm dự đoán tiềm năng phát triển để đưa ra quyết định đầu tư hoặc không. Khi hoàn thành dự án lợi nhuận công ty mang về là bao nhiêu? 

5

Công việc của một chuyên viên phân tích tài chính

Để trở thành một chuyên viên phân tích tài chính giỏi, bạn cần có những kỹ năng chuyên môn về tài chính, kinh tế đầu tư và thị trường một cách chuyên sâu như phân tích tài chính, tổng hợp và đánh giá báo cáo tài chính. Mức lương cơ bản của một nhân viên phân tích tài chính sẽ nằm ở mức 9 - 12 triệu đồng/ tháng tùy thuộc vào quy mô hoạt động của từng doanh nghiệp, trình độ hay cấp bậc. 

3. Giảng viên đào tạo 

Nếu bạn chưa biết thì giảng viên đào tạo những bộ môn chuyên ngành Kinh tế đầu tư cũng là một lựa chọn khá tuyệt vời cho những sinh viên có khả năng đào tạo và truyền đại. Sau khi đã trải qua thời gian làm việc và tích lũy kinh nghiệm theo thời gian, thì bạn có thể quay về trường để làm giảng viên đào tạo vì môi trường học đường là nơi hoàn hảo để được chia sẻ. Đương nhiên, vị trí này không dành cho những sinh viên mới ra trường, tuy nhiên với những nhà lãnh đạo lâu năm, khi họ đã có được sự nghiệp và nhiều năm kinh nghiệm trong ngành thì họ mong muốn truyền đạt cho thế hệ trẻ những gì họ biết để tạo môi trường tiềm năng cho sinh viên. 

Bên cạnh những môn học chuyên ngành thì một giảng viên cần có những kỹ năng mềm như kỹ năng thuyết trình trước đám đông, kỹ năng truyền đạt, kỹ năng lắng nghe và chia sẻ,... một giảng viên cần được tuyển chọn khắt khe để đảo bảo chất lượng giảng dạy. Thu nhập của một giảng viên có thể không cao bằng một lãnh đạo hay một quản lý, tuy nhiên vẫn có nhiều người lựa chọn công việc này như một nghề tay trái vì đam mê được chia sẻ của họ. Vì vậy, đến một trình độ nào đó, khi chúng ta mong muốn được chia sẻ kiến thức và khả năng của mình thay vì làm việc vì lương bổng. 

IV. Yêu cầu khi học ngành kinh tế đầu tư là gì? 

Để trở thành một nhà kinh tế đầu tư hay một nhà phân tích tài chính, bạn cần một vài tố chất sau để có thể theo đuổi ngành kinh tế đầu tư. Đầu tiên, đứng trước nhiều sự lựa chọn, đam mê của bạn sẽ chỉ đường cho bạn đến với lĩnh vực mà bạn mong muốn. Với ngành kinh tế đầu tư cũng vậy, bạn cần có niềm đam mê với phân tích tài chính, với những con số vì tính chất công việc luôn xoay quanh những báo cáo tài chính. Thứ hai, không thể thiếu là một đức tính kiên trì, khả năng nhẫn nhịn và chịu được áp lực công việc. Hiển nhiên, ở bất cứ ngành nào, bạn đều cần kiên trì vì ngay từ bước đầu tiên, sẽ chẳng có ai thành thạo công việc, vì vậy đam mê cùng sự kiên trì sẽ giúp bạn vượt qua được những khó khăn trên con đường tiến tới thành công. 

6

TYêu cầu của ngành kinh tế đầu tư

Bên cạnh đó, bạn cần có kỹ năng giao tiếp để hỗ trợ cho công việc. Đối với những công việc trong ngành kinh tế nói chung và ngành kinh tế đầu tư nói riêng, kỹ năng giao tiếp là vô cùng quan trọng vì một nhân viên kinh doanh thì tính chất công việc liên quan đến tiếp xúc, thuyết phục và đàm phán là không thể thiếu. Tiếp đến, bạn không thể thiếu sự tự tin của bản thân và tư duy sáng tạo trong bất cứ ngành nghề nào, không riêng gì kinh tế đầu tư. Với sự năng động, sáng tạo con người có thể vượt ra khỏi giới hạn của chính mình và đạt được những thành tựu mà chính họ cũng đã không tin. Thứ năm, để trở thành một nhà phân tích tài chính tốt thì bạn cần có khả năng thu thập và xử lý thông tin. Mỗi công việc có một tính chất khác nhau, tuy nhiên với ngành kinh tế đầu tư, cách duy nhất để dự đoán được tiềm năng phát triển của một lĩnh vực chính là những con số trong các thể loại báo cáo. 

Thứ sáu, một phần không thể thiếu trong tính chất công việc của nhân viên phân tích tài chính là lên kế hoạch chiến lược và định hướng đầu tư chính xác và bền vững. Hoạt động đầu tư sẽ không kết thúc trong một, hai ngày vì vậy nhờ vào hoạt động phân tích mà chúng ta dự đoán được tiềm năng phát triển của một dự án trong thời gian dài. Với những nhân viên phân tích tài chính, không thể thiếu sự quyết đoán và sự bình tĩnh trong công việc. Áp lực công việc của một nhân viên phân tích tài chính liên quan đến tiền bạc, chi phí và lợi nhuận, chính vì vậy khi hoạt động đầu óc không ngừng nghỉ cũng là lúc họ cần giữ bản thân luôn bình tĩnh để tận dụng cùng kỹ năng xử lý tình huống. Tính chất công việc ép bạn phải đưa ra những quyết định trước những cơ hội đầu tư nhanh chóng, vì vậy nếu lỡ một giây có khi bạn lại vụt mất cơ hội thu về nguồn lợi nhuận lớn. 

V. Kết luận 

Ngành kinh tế nói chung và ngành kinh tế đầu tư nói riêng luôn thu hút nhiều sinh viên, tuy nhiên để có thể phát triển trong lĩnh vực này chưa bao giờ dễ dàng. Vì vậy là một sinh viên, nếu bạn có định hướng theo lĩnh vực này thì bạn cần trang bị nhiều kiến thức cũng như kỹ năng chuyên ngành kết hợp với sự kiên trì và đam mê, bạn có thể phát triển tốt trong ngành kinh tế đầu tư này.