Nếu bạn yêu thích việc đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng và kỳ vọng của khách hàng, đồng thời quan tâm đến việc cải thiện chất lượng sản phẩm để nâng cao hiệu suất kinh doanh, thì công việc QA Manager là dành cho bạn.
Việc làm QA Manager là gì? Làm thế nào để trở thành một người QA giỏi và nhanh chóng thăng tiến trong công việc thành QA Manager? Cùng tìm hiểu tất tần tật kiến thức về việc làm QA Manager để phát triển nghề nghiệp cho bản thân trong bài viết mô tả công việc QA Manager của 123job nhé!
I. QA là gì?
Trước khi đi sâu hơn vào kiến thức như kỹ năng và nhận định đúng vai trò của một QA Manager là gì trong doanh nghiệp, chúng ta cùng tìm hiểu định nghĩa và mô tả công việc QA Manager là gì.
QA là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Quality Assurance” dịch tiếng Việt có nghĩa là người quản lý chất lượng. QA sẽ có nhiệm vụ giám sát, quản lý và đảm bảo chất lượng của việc xây dựng hệ thống, quy trình sản xuất và đo lường việc thực hiện những tiêu chuẩn chất lượng đề ra.
Hiện nay rất nhiều người thường nhầm lẫn giữa hai vị trí QA với QC. Thực ra QA và QC là 2 lĩnh vực nghề nghiệp có liên quan nhưng nhiệm vụ của 2 ngành này hoàn toàn khác biệt. Trong khi lĩnh vực QA (quản lý chất lượng) sẽ bao quát tổng thể hệ thống chất lượng, công việc của nghề này liên quan tới toàn bộ các phòng ban trong tổ chức còn QC – Quality control (kiểm soát chất lượng) có công việc cụ thể hơn là kiểm tra chất lượng của từng sản phẩm hoàn thiện hoặc những công đoạn trong sản xuất.
Việc làm QA Manager là gì?
II. QA Manager là gì?
QA Manager là người chịu trách nhiệm quản lý chất lượng sản phẩm của công ty, đồng thời duy trì những tiêu chuẩn chất lượng. Những người này thường được biết đến là chuyên gia quản lý chất lượng.
Các QA Manager luôn phấn đấu không ngừng để đem đến những kết quả tốt nhất cho công ty. Tất cả những việc họ làm đều nhằm đảm bảo sản phẩm, dịch vụ và quy trình quản lý chất lượng của công ty đáp ứng được những yêu cầu của khách hàng.
QA Manager thường có khả năng phân tích tốt và có rất nhiều ý tưởng sáng tạo. Họ luôn tìm ra những cách thức mới để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng cũng như thúc đẩy nhân viên làm việc được hiệu quả hơn nữa. Đồng thời, họ thiết lập nên những biện pháp kiểm soát chất lượng nhằm đảm bảo các tiêu chuẩn của công ty được tuân thủ. Họ cũng truyền tải mục tiêu nhằm định hướng công việc cho đội ngũ nhân viên, tổ chức những buổi đào tạo, hướng dẫn công việc và hỗ trợ nhân viên khắc phục sự cố. Các QA Manager thường là những con người giao tiếp xuất sắc, năng động và nhiệt tình trong công việc.
Xem thêm: Cách viết mẫu CV nhân viên QA gây ấn tượng với nhà tuyển dụng
III. Công việc của QA Manager gồm những gì?
Sau đây là bản mô tả công việc QA Manager:mô tả công việc QA Manager
1. Xây dựng chiến lược, tài liệu về tiêu chuẩn chất lượng
QA Manager sẽ cùng với Ban giám đốc công ty sẽ xác định mục tiêu chất lượng hàng năm, từ đó tiến hành xây dựng chiến lược quản lý chất lượng phù hợp với mục tiêu chiến lược chung của công ty.
Để công việc quản lý chất lượng diễn ra thuận lợi và đồng bộ, QA Manager cần phải xây dựng bộ tài liệu về tiêu chuẩn chất lượng, với những yêu cầu cụ thể về thông số kỹ thuật, công năng của sản phẩm và chuẩn hóa quy trình làm việc giữa các phòng ban và các đối tác.
2. Quản lý quá trình kiểm soát chất lượng sản phẩm
Thực hiện những biện pháp phù hợp để quản lý quá trình kiểm soát chất lượng sản phẩm, đảm bảo sản phẩm đáp ứng các thông số kỹ thuật về chất lượng và công năng.
Trực tiếp chỉ đạo, điều phối quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm, tham gia thử nghiệm sản phẩm và giám sát nghiêm ngặt mọi quy trình, thủ tục quản lý chất lượng, giúp đảm bảo chất lượng và hiệu quả quy trình sản xuất.
Vận dụng những biện pháp thích hợp để quản lý chất lượng và đảm bảo rằng các nhà quản lý và nhân viên khác hiểu rõ mục tiêu kinh doanh của công ty, đảm bảo công ty hoạt động hiệu quả nhất để có thể theo kịp những đối thủ cạnh tranh.
Kịp thời phát hiện ra các lỗi và các vấn đề khác; tiến hành phân tích, xác định nguyên nhân bị lỗi, nhất là các lỗi lặp lại nhiều lần; nhanh chóng tìm ra giải pháp xử lý lỗi hiệu quả.
3. Truyền đạt, hướng dẫn các tiêu chuẩn và quy trình chất lượng cho cá nhân, bộ phận có liên quan
Truyền đạt những tiêu chuẩn, thông số chất lượng và hướng dẫn quy trình quản lý chất lượng cho các nhân viên QA, nhóm phát triển sản phẩm và những cá nhân, bộ phận khác. Làm việc với nhân viên mua hàng để thiết lập những yêu cầu chất lượng đối với các nhà cung cấp bên ngoài. Đồng thời xác định các thủ tục liên quan đến quy trình chất lượng đối với nhân viên sản xuất.
4. Theo dõi phản hồi của khách hàng để kịp thời đáp ứng yêu cầu của họ
Mục tiêu sau cùng của việc làm QA Manager chính là khiến khách hàng hài lòng. Để làm được như vậy QA Manager phải thường xuyên theo dõi phản hồi của khách hàng, khảo sát nhu cầu, mong muốn của họ. Từ đó phân tích, đánh giá và phát triển chiến lược phù hợp nhằm đáp ứng tốt nhất những yêu cầu của họ.
5. Cải thiện quá trình quản lý chất lượng của doanh nghiệp
Thường xuyên phân tích dữ liệu về chất lượng và đề xuất biện pháp phù hợp dựa trên dữ liệu thu thập được. Từ đó tìm ra những lĩnh vực tăng trưởng và hình thành các chiến lược để tăng năng suất.
Thiết lập tiêu chuẩn về chất lượng, cũng như sức khỏe và an toàn, xem xét cách để giảm chi phí và tăng hiệu quả sản xuất. Xây dựng, thực hiện và cải tiến những tiêu chuẩn chất lượng của công ty, đảm bảo rằng quá trình sản xuất đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế và quốc gia. Đồng thời còn phải xem xét mọi quy trình xem có phù hợp với xu hướng hiện tại hay không.
Thu thập dữ liệu, tạo báo cáo và quản lý các tài liệu chất lượng khác nhằm theo dõi tiến độ và giám sát hiệu suất quản lý chất lượng. Đo lường hiệu suất sẽ giúp xác định những điểm còn yếu, từ đó tiến hành cải thiện.
Tiến hành đánh giá những chính sách hiện tại, đưa ra kiến nghị thay đổi, cải tiến phù hợp và đánh giá hiệu quả sau khi thay đổi.
Xem thêm: QA là gì? Nghề QA có vai trò quan trọng như nào đối với doanh nghiệp
6. Điều hành, quản lý hoạt động của bộ phận QA
Đặt ra mục tiêu cụ thể, theo dõi, đánh giá năng lực của từng nhân viên trong bộ phận theo từng giai đoạn để có kế hoạch phát triển phù hợp với từng nhân viên.
Xây dựng những nguyên tắc, quy trình làm việc để làm rõ trách nhiệm của mỗi nhân viên, hạn chế các xung đột hay tranh cãi xảy ra trong quá trình làm việc.
Giám sát quá trình làm việc và lịch trình hoạt động hàng ngày của bộ phận. Tiến hành đánh giá hiệu suất công việc một cách chính xác và mang tính xây dựng. Có biện pháp xử lý kỷ luật và cho thôi việc đối với các nhân viên không phù hợp với chính sách của công ty.
Tham gia vào quá trình tuyển dụng, đào tạo nhân viên. Hướng dẫn nhân viên những chính sách, quy định chung của công ty và huấn luyện họ kiến thức, thủ tục liên quan đến quy trình quản lý chất lượng của công ty. Chịu trách nhiệm dẫn dắt họ phát triển các tiêu chuẩn chất lượng và giúp họ hiểu rõ vai trò, nhiệm vụ công việc của mình.
Ngoài ra, việc làm QA Manager còn có trách nhiệm xây dựng và quản lý ngân sách vận hành của bộ phận QA.
Mô tả công việc QA Manager
IV. Vai trò của QA Manager là gì?
Ngày nay, QA tuy không còn là nghề nghiệp mới mẻ và ngày càng khẳng định được vai trò của quản lý chất lượng chiếm vị trí quan trọng trong mọi doanh nghiệp. Nếu đặt ra câu hỏi QA Manager là gì thì công việc của họ nhằm đảm bảo cho sản phẩm từ quá trình sản xuất đến quá trình tới tay người tiêu dùng đạt chất lượng nhất, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Để làm được điều đó, QA Manager phải luôn trau dồi thêm kỹ năng và kiến thức để bắt kịp xu sự phát triển của thị trường
Một vài lĩnh vực đang cần vị trí QA Manager hiện nay như: Gia công phần mềm, công nghệ kỹ thuật, sản xuất dệt may, chế biến, dược phẩm, giáo dục, ngân hàng, cơ quan chính phủ nhà nước...
V. Mức lương của QA Manager
Dựa vào bản mô ta công việc QA Manager là gì, ta thấy mức lương của QA Manager hiện nay dao động trong khoảng từ 700$ ~ 1,000$ một tháng, tùy thuộc vào năng lực từng ứng viên và quy mô của doanh nghiệp. Ngoài lương cơ bản, người quản lý đảm nhận vị trí này còn được hưởng đầy đủ chế độ đãi ngộ của doanh nghiệp, thưởng sáng kiến, thưởng hiệu quả công việc…
Xem thêm: Quản lý chất lượng là gì? Tìm hiểu top 7 công cụ quản lý chất lượng
VII. Kết luận
Hy vọng, qua bài viết mô tả công việc QA Manager trên bạn sẽ có cái nhìn tổng quát về việc làm QA Manager là gì và định hướng đi đúng đắn trong tương lai của bản thân. QA Manager là một bước thăng tiến lớn trong sự nghiệp, để đạt được vị trí này, hãy bắt đầu ngay hôm nay từ các việc làm QA trên 123job.vn.