Trong một thị trường kinh tế như hiện nay thì doanh nghiệp phải tìm thêm nhiều cách để tiếp cận đối tượng khách hàng mục tiêu. Để làm được điểu này thì khái niệm target market là gì vô cùng quan trọng

Trong nền kinh tế thị trường phát triển như hiện nay, ngày càng có nhiều thương hiệu cũng như doanh nghiệp cùng cạnh tranh với nhau trong cùng một lĩnh vực. Doanh nghiệp nào nổi bật hơn, sản phẩm chất lượng hơn thì sẽ đạt được thị phần cao hơn và tiếp cận được đối tượng khách hàng mục tiêu gần hơn. Để làm được điều này thì thương hiệu cần xác định được target market là gì và cách để lựa chọn thị trường mục tiêu để làm hài lòng khách hàng. 

I. Target Market là gì?

Khái niệm target market là gì được hiểu là thị trường mục tiêu hay phần thị trường mà nhóm khách hàng và tổ chức mục tiêu có khả năng sẽ mua hàng hay sử dụng dịch vụ của công ty. Mong muốn của khách hàng tiềm năng trong thị trường được xem là nguồn lực giúp doanh nghiệp đẩy mạnh những chiến dịch marketing. Chiến dịch quảng cáo dựa trên nhu cầu của khách hàng thường xuyên và trung thành, đồng thời chỉ tập trung vào khách hàng tiềm năng hiệu quả và tối ưu chi phí so với những cách tiếp cận chung với mọi người. 

Target Market là gì?

Target Market là gì?

II. Việc xác định Target Market là gì có quan trọng không?

Trong một thị trường, dù sản phẩm có chất lượng hay tốt đến đâu thì nó chỉ hữu ích và hướng đến một nhóm đối tượng nhất định nào đó. Thay vì chỉ lãng phí thời gian và tiền bạc vào những khách hàng chung chung không rõ ràng, ta có thể dành toàn bộ khả năng để đầu tư vào target market là gì. 

1. Con đường tốt nhất để hoàn thiện sản phẩm là Target Market 

Là một công ty sản xuất, thương hiệu sẽ cải thiện sản phẩm cũng như dịch vụ của mình để đáp ứng được tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Một khi target market là gì được xác định một cách cụ thể và chi tiết, bạn hoàn toàn có thể nhận định được những nhu cầu cụ thể của khách hàng tương lai. Từ đó, phát triển được sản phẩm của mình theo hướng đó để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. 

2. Đáp ứng kỳ vọng chính xác và dễ dàng hơn

Nếu hiểu về target market là gì, việc lựa chọn thị trường mục tiêu có thể giúp doanh nghiệp mang đến một kết quả khả thi và cũng đáp ứng được những mong đợi từ khách hàng. Điều này mang đến cho những nhà kinh doanh lợi ích to lớn như:

  • Hạn chế được tình trạng khách hàng có những kỳ vọng xa vời thực tế với sản phẩm 
  • Doanh nghiệp sở hữu nhóm khách hàng trung thành và cũng được xem là mục tiêu quan trọng của doanh nghiệp. 

Tầm quan trọng của việc xác định Target Market là gì?

Tầm quan trọng của việc xác định Target Market là gì?

3. Target Market giúp tăng hiệu quả quảng cáo

Khi đã biết rõ đối tượng khách hàng tiềm năng và nhóm họ lại thành một target market sẽ khiến quảng cáo trở nên dễ dàng hơn. Khi nắm được thông tin cụ thể về thì thương hiệu có thể hiểu được hành vi khách hàng

  • Khách hàng muốn gì?
  • Thói quen mua hàng của họ ra sao?
  • Điều họ đang quan tâm là gì?
  • Vì sao khách hàng lựa chọn sản phẩm của bạn?

Thông qua hoạt động nghiên cứu thì bạn hoàn toàn có thể tạo nên những chiến dịch quảng cáo với thông điệp thích hợp nhằm gây ấn tượng với thị trường. Tầm quan trọng của target market ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp. Vậy có những cách xác định target market là gì?

III. 6 bước xác định Target Market cho doanh nghiệp

Nhằm xây dựng được một nền tảng vững chắc cho doanh nghiệp thì bạn cần xác định được khách hàng lý tượng mà doanh nghiệp đang hướng đến để điều chỉnh chiến lược marketing hợp lý hơn. Trong nền kinh tế như hiện nay thfi việc xác định rõ ràng target market vô cùng quan trọng và không có doanh nghiệp nào hướng đến mục tiêu là tất cả mọi người vì doanh nghiệp cần biết được vị trí của mình ở đâu để hướng đến một thị trường thích hợp. Hiểu được  target market là gì, từ đó truyền tải thông điệp khách hàng mong muốn, tập trung nguồn lực marketing đến những ai cần và có nhiều khả năng mua sản phẩm. 

1. Bước 1: Xem xét danh sách khách hàng hiện tại

Khi tìm hiểu về  là gì thì trước tiên, doanh nghiệp cần biết đối tượng khách hàng hiện có gồm những thành phần nào và lý do vì sao họ lựa chọn mua sản phẩm của bạn? Tìm kiếm những đặc điểm và những mối quan tâm chung giữa những khách ấy và đối tượng nào mang lại phần trăm doanh thu lớn nhất. Từ đó, dễ dàng xác định thị trường mục tiêu khác tương tự họ và có thể hưởng lợi từ sản phẩm và dịch vụ mà bạn cung cấp. 

2. Bước 2: Kiểm tra tình hình đối thủ cạnh tranh

  • Đối thủ cạnh tranh của thương hiệu là ai?
  • Khách hàng hiện tại gồm những đối tượng nào?
  • Nên tránh đi cùng con đường với đối thủ và thay vào đó tìm kiếm một target market mà đối thủ không ngờ tới được. 

3

Xác định thị trường mục tiêu cho doanh nghiệp

3. Bước 3: Phân tích sản phẩm/ dịch vụ

Liệt kê thêm những danh sách tính năng của từng loại sản phẩm hay dịch vụ mà bạn cung cấp. Bên cạnh mỗi tính năng thì cần nêu rõ những lợi ích mà sản phẩm hay dịch vụ đó mang lại. Sau đó, lên một danh sách những đối tượng khách hàng mà lợi ích đó của bạn có thể đáp ứng được nhu cầu của họ. 

4. Bước 4: Chọn nhân khẩu học cụ thể để hướng tới

Không chỉ tìm hiểu về nhu cầu của khách hàng về sản phẩm hay dịch vụ của bạn mà cả những người khả năng sẽ mua nó. Các yếu tố về nhân khẩu học cần được quan tâm khi xác định thị trường mục tiêu là:

  • Giới tính
  • Tuổi tác 
  • Vị trí
  • Mức thu nhập 
  • Trình độ học vấn 
  • Tình trạng hôn nhân, gia đình và nghề nghiệp 

5. Bước 5: Xem xét tâm lý học của khách hàng mục tiêu

Tâm lý học cũng nằm trong nhóm đặc điểm cá nhân của một người, bao gồm:

  • Nhân cách
  • Thái độ
  • Sở thích
  • Lối sống
  • Hành vi 

Từ thông tin về tâm lý học, bạn có thể xác định các sản phẩm hay dịch vụ của bạn phù hợp như thế nào với lối sống cũng như hành vi của khách hàng mục tiêu. 

  • Khi nào họ dùng sản phẩm và sử dụng như thế nào?
  • Những tính năng nào tạo được ấn tượng tốt nhất cho khách hàng?
  • Khách hàng tiếp nhận thông tin từ những kênh truyền thông nào?

6. Bước 6: Đánh giá quyết định của bạn

Khi đã quyết định lựa chọn thị trường mục tiêu thì hãy xem xét thêm một số câu hỏi để chắc chắn hơn với quyết định của mình:

  • Khách hàng mục tiêu có thật sự cần dịch vụ của bạn?
  • Làm thế nào để khách hàng mục tiêu quyết định mua hàng?
  • Khách hàng ấy có thể chi trả cho sản phẩm và dịch của không?
  • Thông điệp đã đưa ra có tới gần hơn với khách hàng mục tiêu?

Song song, bạn cũng không cần phải phân tích quá nhiều về target market, vì khi lựa chọn thị trường mục tiêu, doanh nghiệp hoàn toàn có thể chọn nhiều hơn một thị trường. Điều quan trọng là bạn cần cân nhắc xem mỗi thị trường có sự khác nhau nào và có cần thông điệp khác nhau không. Nếu bạn có thể tiếp cận được cả 2 thị trường cùng một lúc thì hiệu quả sẽ được nhân đôi. 

Lựa chọn Target Market cho doanh nghiệp

Lựa chọn thị trường mục tiêu của khách hàng

Khi xác định thị trường mục tiêu, doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn vì trong quá trình chọn lọc thành công thì bạn sẽ dễ dàng biết được nên tiếp cận khách hàng của mình thông qua kênh truyền thông nào và nên chọn chiến dịch marketing nào cho phù hợp. 

IV. Target Marketing của McDonald

Sau khi có được thông tin cơ bản về target marketing là gì thì McDonald là chuỗi thức ăn nhanh dẫn đầu về doanh thu tại thị trường Mỹ và cũng là một trong những doanh nghiệp thành công nhất trong việc lựa chọn thị trường mục tiêu. Cụ thể thì sản phẩm họ bán ra nhắm đến đối tượng khách hàng là trẻ nhỏ, thanh thiếu niên và những gia đình có trẻ nhỏ sống ở thành thị bằng cách:

  • Thiết kế những khu vui chơi ngay tại nhà hàng 
  • Cung cấp thêm những dịch vụ tổ chức tiệc tùng 
  • Wifi miễn phí
  • Những chiến dịch marketing thông minh và chương trình khuyến mãi đặc biệt. 

Nhờ vào những chiến lược marketing không ngoan giúp điều hướng trực tiếp đến khách hàng mục tiêu với chi phí hợp lý, năm 2015 thì McDonald nắm trong tay 17% thị phần thức ăn nhanh ở Hoa Kỳ. Tuy nhiên, đến năm 2016, khi thế hệ Millennials chiếm đa số thành phần lao động Hoa Kỳ, phần trăm lớn hơn thế hệ baby boomers nên doanh số của McDonald có phần suy giảm do thực đơn không mấy thu hút với thế hệ millennials. Đến thời điểm này, McDonald thay đổi chiến lược marketing và nhắm đến thế hệ millennials bằng cách thêm vào thực đơn những món ăn lành mạnh để nâng cấp chất lượng cà phê và nước uống. 

V. Target Marketing và Market Segmentation

Khi đã hiểu về Target Market là gì thì Target Marketing là việc phân thị trường thành nhiều phân khúc khác nhau, sau đó thực hiện chiến dịch marketing trên một hay một vài phân khúc là đối tượng khách hàng có nhu cầu phù hợp với tiêu chí sản phẩm mà bạn đưa ra. Đây được xem là chìa khóa giúp thu hút những đối tượng khách hàng mới, tăng doanh thu và góp phần tạo nên sự thành công của doanh nghiệp. 

1. Demographic Segmentation (Phân khúc nhân khẩu học)

Nhóm nhân khẩu học để phân loại target market sẽ dựa vào những yếu tố sau:

  • Tuổi tác
  • Thu nhập
  • Tình trạng hôn nhân
  • Trình độ học vấn 
  • Sắc tộc
  • Tôn giáo
  • Giới tính

nhan khau hoc

Xác định thị trường mục tiêu dựa vào nhân khẩu học

Phân khúc nhân khẩu học là những tiêu chí quan trọng để xác định được target market và dù là mô hình kinh doanh nào thì doanh nghiệp cũng cần những kiến thức cũng như thông tin về nhân khẩu học. 

2. Geographic Segmentation (Phân khúc địa lý)

Phân khúc địa lý ảnh hưởng đến việc phân đoạn thị trường dựa theo vị trí địa lý và tùy thuộc vào phạm vi kinh doanh mà có thể phân chia dựa vào những yếu tố sau:

  • Khu vực lân cận
  • Mã bưu điện hay mã ZIP
  • Thành phố và tỉnh thành
  • Khu vực và quốc gia 

Phân khúc địa lý dựa vào tiền đề cơ bản là người tiêu dùng trong mỗi khu vực địa lý cụ thể có nhu cầu về sản phẩm hay dịch vụ cụ thể. Ví dụ một dịch vụ chăm sóc cỏ sẽ tập trung vào những chiến lược marketing tới những thị trấn có nhiều cư dân lớn tuổi. 

3. Psychographic Segmentation (Phân khúc tâm lý)

Phân khúc tâm lý và phân đoạn thị trường mục tiêu dựa trên tầng lớp kinh tế xã hội hay phong cách sống của người tiêu dùng. Quy mô kinh tế xã hội có sự dao động từ tầm lớp giàu có và trình độ học vấn cao đến những tầng lớp có học vấn thấp đến không có kỹ năng. 

lua chon target market

Lựa chọn thị trường mục tiêu dựa vào phân khúc tâm lý

Khi phân loại phong cách sống dựa vào những giá trị, niềm tin, sở thích hay những thứ tương tự của người dùng. Người dân thành thị có lối sống khác biệt với người dân ở nông thôn và những người có sở thích về thú cưng hay những người quan tâm đề vấn đề môi trường. 

VI. Các loại Segmentation khác

Đoàn hệ - có nhiều doanh nghiệp nhận ra rằng họ dễ dàng xác định được target market là gì bằng cách xem xét các đoàn hệ hay nhóm người có cùng trải nghiệm ở tuổi thơ, chẳng hạn được nuôi dưỡng bởi một người mẹ đơn thân hay đi học cùng một môi trường nào đó. 

Lứa tuổi - target market cũng có thể được xác định qua cơ sở về tuổi tác, từng giai đoạn khác nhau trong cuộc sống như là sau đại học, mới kết hôn, mới chia tay hay quá trình nuôi dạy trẻ nhỏ. 

Hành vi - một cách tiếp cận khác đơn giản hơn, dựa trên tần suất sử dụng hay hành vi người tiêu dùng. Cách này cũng có thể được áp dụng cho những tiệm buôn bán nhỏ lẻ hay dịch vụ cho thuê. 

VII. 4 chiến lược Marketing để tiếp cận Target Market

1. Marketing không phân biệt

Chiến lược marketing không phân biệt là một chiến dịch tổng thể khi bỏ qua những phân khúc khác nhau trên thị trường. Ngiã là bán một mặt hàng cho tất cả mọi người và hàng hóa được bán hướng đến số lượng lớn khách hàng. Ý tưởng của chiến dịch này chủ yếu là truyền tải hình ảnh thương hiệu đến càng nhiều khách hàng càng tốt. Loại marketing này dùng phương tiện truyền thông đại chúng như TV, Radio hay báo để truyền đạt thông điệp đến số lượng lớn khách hàng. Ưu điểm là tiết kiệm được nhiều chi phí để quảng bá hình ảnh thương hiệu đến khách hàng. 

2. Marketing phân biệt

Khi doanh nghiệp đang hoạt động trên nhiều phân khúc thị tường với những sản phẩm khác nhau để đáp ứng được những thị trường này. Doanh nghiệp đặt những lợi ích riêng biệt vào sản phẩm ở mỗi phân khúc thị trường. Ưu điểm là đưa lại doanh thu cao hơn nhưng cũng có nhược điểm là tăng chi phí kinh doanh:

  • Chi phí cải tiến sản phẩm để đáp ứng được nhu cầu của nhiều phân khúc thị trường về cả thiết kế sản phẩm 
  • Chi phí sản xuất cho 10 sản phẩm khác nhau sẽ tốn kém hơn so với 100 sản phẩm giống nhau
  • Chi phí marketing vì hoạt động ở nhiều phân khúc thị trường nên doanh nghiệp cần có nhiều chương trình tiếp thị khác nhau gồm thu thập thêm thông tin về thị trường, dự báo, khuyến mãi và quản trị những kênh phân phối
  • Chi phí dự trữ với nhiều loại sản phẩm tốn kém hơn so với tồn kho duy nhất một loại. 

chien luoc marketing

Chiến lược marketing của thị trường 

3. Marketing tập trung

Chiến dịch marketing tập trung là khi doanh nghiệp theo đuổi một phần lớn của một hay một số thị trường nhỏ, không phải một phần nhỏ của một thị trường lớn. Qua chiến lược này thì doanh nghiệp chiếm được vị trí vững chắc trong thị trường nhỏ nhờ việc nắm bắt được nhu cầu, mong muốn của nhóm khách hàng thị trường đó. 

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng thu được lợi nhuận từ việc chuyên môn hóa sản xuất cũng như phân phối sản phẩm. Nhược điểm là tiềm ẩn nhiều rủi ro vì khách hàng tiềm năng dễ thay đổi ý định hay xuất hiện thêm nhiều đối thủ cạnh tranh khác trong phân khúc thị trường nhỏ. 

4. Marketing trực tiếp

Chiến dịch marketing trực tiếp được xem là cách duy nhất để tiếp cận khách hàng mục tiêu để tiếp thị. Việc này được thể hiện khi mua bán dữ liệu về những phân khúc thị trường cụ thể và dữ liệu chính là thông tin liên lạc như số điện thoại, email hay tuổi,...

Với một thị trường liên tục rộng mở như hiện nay thì khách hàng sẽ chỉ lắng nghe khi thông điệp doanh nghiệp đưa ra ý nghĩa với họ. Vì vậy, hiểu được target market là gì và những chiến lược marketing để tiếp cận được khách hàng. 

VIII. Kết luận

Khi đã tìm hiểu được thông tin về target market là gì thì doanh nghiệp mới có thể phân chia được chi phí marketing để tập trung vào từng phân khúc thị trường một cách hiệu quả. Không dễ để thương hiệu xác định thị trường mục tiêu, tuy nhiên dù là mô hình kinh doanh nào thì hoạt động này cũng vô cùng quan trọng,