Chúng ta thường nói đến “thành công” như là một đích điểm quan trọng của cuộc sống và ta nói với những tư duy tích cực đưa đến thành công. Vậy thành công là gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
“Thất bại là mẹ thành công” bạn cảm thấy rằng câu này có đúng với chính bản thân bạn hay không? Mối quan hệ giữa thành công và thất bại là gì? Tôi đặt ra hai câu hỏi lớn này là để bạn tự chất vấn chính bản thân mình, liệu bạn đã có gì ở tuổi đôi mươi? Trong bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn những bí kíp để vượt qua sự thất bại và biến mình trở thành con người thành công. Hãy cùng theo dõi nhé
I. Mối quan hệ giữa thành công và thất bại
Mối quan hệ giữa thành công và thất bại có phải là một cặp song sinh trời định? Vì cứ sau mỗi thất bại thì bạn sẽ rút ra những bài học cho riêng bản thân mình, hoặc từ những thất bại của người khác mà bạn có thêm kinh nghiệm để tiến đến thành công. Thành công sẽ khiến cho bạn ngủ quên trên sự chiến thắng, còn thất bại cũng có thể làm cho bạn chùn chân.
Trong cuộc sống của chúng ta, có mấy ai muốn mình bị thất bại không? Hay ai cũng muốn mình trở thành người thành công. Con người chỉ ham muốn có được thành công nhất thời nhưng lại quên mất rằng chúng ta sẽ nhận được gì khi thất bại. Sau những lần vấp ngã ấy, đau có, buồn có, nản chí có và muốn bỏ cuộc cũng có. Tuy nhiên, sau khi được rèn luyện, cảm nhận những nỗi đau đó thì sẽ hình thành nên một con người của “ý chí” và “sức mạnh”. Nếu bạn không quên phân cảnh trong phim Tây du ký nổi tiếng có cảnh Tôn Ngộ Không bị lung ở trong lò thiêu và sau đó cậu trở thành con khỉ “toàn năng” thì bạn cũng có thể liên tưởng đến sức mạnh của ý chí. Ở đây không nói đến sự thất bại của nhân vật trong bộ phim mà chỉ muốn nói đến sau khi được rèn luyện cực khổ, tưởng chừng sẽ bỏ cuộc thì họ sẽ nhận được “quả ngọt”.
Nếu ví thành công như trái ngọt thì thất bại chính là người thầy, người tạo ra những trái ngọt ấy. Trái ngọt của bạn được hình thành nhờ vào mồ hôi, nước mắt, ý chí sắt và thêm chút gia vị “đắng” của thất bại.
Không phải ai cũng có thể đứng lên sau những sự thất bại, mà chính nỗi sợ hãi của thất bại sẽ khiến bạn không bước qua được “đêm đen” để tiến đến “khu vực an toàn” nơi có ánh sáng. Nếu như thất bại thì đừng vội nản chí, nếu như thành công thì bạn cùng đừng ngủ quên.
Xem thêm: 10 nguyên nhân phổ biến khiến khởi nghiệp kinh doanh thất bại
Mối quan hệ giữa thành công và thất bại là gì?
II. Thất bại dạy cho bạn điều gì?
Bạn có chắc rằng, trong cuộc sống của bạn chưa từng gặp phải thất bại. Và tôi tin chắc một điều là nếu bạn thất bại thì lập tức trong đầu bạn chỉ nghĩ đến những điều tiêu cực và nản chí. Đừng vội như vậy, hãy nghĩ xem thất bại đó đã dạy cho bạn những điều gì?
1. Đánh giá lại bản thân
Sau mỗi lần thất bại, đừng vội nản chí bỏ cuộc, bạn hãy suy nghĩ lại xem do đâu mà bạn thất bại, và tự rèn luyện cho mình cảm giác thất bại không phải là thua cuộc, mà thất bại chỉ là cách để bạn khám phá điểm yếu của bản thân mà thôi.
Sau thất bại, không những bạn phát hiện ra nguyên nhân, mà còn có một giá trị nữa chính là giúp bạn rèn luyện ý chí và tinh thần không sợ thất bại, và kiên cường hơn trong mọi hoàn cảnh. Đừng để nỗi sợ làm cho chân run, đừng để nỗi sợ khiến tinh thần nản, bạn hãy suy nghĩ rằng, sau vấp ngã ấp bạn lại có thêm một lý do để không thất bại nữa.
2. Kim chỉ nam cho những hướng đi tiếp theo
Thành công cũng giống như mê cung vậy, để đến với thành công bạn phải vượt qua rất nhiều chướng ngại vật. Đôi khi sẽ bị mất phương hướng đến thành công, lúc này, hãy để sự thất bại làm kim chỉ nam, làm ngọn đèn chỉ lối cho bạn đi tiếp. Cũng có lúc, thất bại chính là lời cảnh báo buộc bạn phải thay đổi phương hướng của mình, nếu cứ cố đi thì sẽ chỉ vào ngõ cụt, còn nếu thay đổi hướng đi thì sẽ tìm được lối ra.
Người ta nói quá tam ba bận, nhưng sự thất bại của bạn hơn con số ba đó rất nhiều lần tuy nhiên bạn vẫn đứng lên đi tiếp, điều đó thật đáng ngưỡng mộ. Nhưng cũng đừng vì vậy mà bạn “mù quáng” đi vào cánh cửa đã đóng lại, bạn cứ loay hoay mãi trong mê cung và cánh cửa không có chìa khóa đó, khi có hàng trăm chìa khóa khác bên cạnh. Đừng để điều đó xảy ra, hãy để cho những thất bại ấy chỉ lối bạn đến một cánh cửa khác vì “cánh cửa này đóng lại sẽ có cánh cửa khác mở ra”.
3. Luôn vui vẻ
Thất bại lớn nhất trong cuộc đời bạn đó chính là sự bi quan, hãy học cách giữ cho tinh thần thật thoải mái để có thể bước tiếp. Không liều thuốc tinh thần nào tốt bằng một nụ cười của bạn. Tôi biết bạn mệt, bạn có thể buồn, thế nhưng hãy sốc lại tinh thần để chuẩn bị cho cuộc chiến tiếp theo vì buồn mãi thì cũng không giải quyết được vấn đề gì.
4. Khi thất bại không đổ lỗi mà hãy tự hỏi “tại sao”
Cũng giống như một đứa trẻ khi bị ngã, ba mẹ chúng đỡ lên và miệng nói “đánh chừa cái bàn” chính những hành động nhỏ ấy đã khiến chúng khi lớn lên gặp vấn đề gì đó điều đầu tiên sẽ làm chính là đổ lỗi. Chúng ta cũng vậy, khi bị vấp ngã thì điều đầu tiên bạn sẽ làm là tìm mọi cách đổ lỗi cho ai hoặc điều gì đó mà không phải do bạn đúng không? Đừng suy nghĩ như vậy, thay vì đổ lỗi thì bạn có thể tìm lý do tại sao lại như vậy. Bạn hãy cố gắng thay đổi tư duy của mình và nhìn nhận mọi thứ ở một khía cạnh khách quan hơn.
5. Kỳ vọng vào tương lai tươi sáng
Khi thất bại trong công việc và cuộc sống thì bạn hãy nhìn nhận và đánh giá lại mọi thứ, sau đó hãy nghĩ đến viễn cảnh tương lai tươi đẹp như nào nếu như bạn không bỏ cuộc. Tôi từng nghe ai đó nói rằng “nếu như muốn bỏ cuộc thì hãy nghĩ đến lý do bạn bắt đầu”.
6. Thất bại là bài học kinh nghiệm xương máu
Tại sao lại có những sự thất bại đó, có phải bạn quá kiêu căng, có phải do chủ quan. Trong một ván cờ, nếu đi sai một bước thì thế ván cờ sẽ hoàn toàn thay đổi. Nhưng lần sau cũng vẫn ván cờ đó, cũng nước cờ đó thì tôi tin chắc rằng bạn sẽ không mắc phải sai lầm và có bước tiến thông minh hơn. Như vậy là sau khi gặp vô số sai lầm thì bạn cũng biết mình sai ở đâu để có kinh nghiệm riêng cho bản thân. Muốn trở thành người thành công, hãy rút kinh nghiệm từ những lần vấp ngã.
Xem thêm: 20 chiến dịch Marketing thất bại và bài học “xương máu” rút ra
III. Thành công và thất bại trong cuộc sống của bạn được quyết định bởi yếu tố nào
1. Tư duy của bạn
Tư duy của bạn là một nhân tố quyết định phần lớn đến thành công và thất bại. Thật ra, mối quan hệ giữa thành công và thất bại nó chỉ cách nhau rất nhỏ, tư duy tích cực sẽ khiến cho bạn đi nhanh hơn đến với thành công. Tư duy ở đây không hoàn toàn nói đến trí thông minh của mỗi người. Tư duy của mỗi người là độc lập nhưng nó bị chi phối bởi lời nói và hành động của người khác. Chính vì vậy, mỗi khi làm việc gì đó bạn cần sự quyết đoán và không bị ảnh hưởng bởi yếu tố bên ngoài.
2. Bị ảnh hưởng bởi người khác
Bạn có biết bản thân bạn là trung bình cộng của năm người mà bạn thường xuyên tiếp xúc hay không. Khi bạn ở cùng một ai đó lâu thì bạn sẽ trở thành bản sao của chính người đó. Việc tiếp xúc với họ cũng chính là cách để bạn hình thành nên tính cách của chính bạn. Tính cách bạn sẽ bị ảnh hưởng bởi người đó khá nhiều, nếu bạn tiếp xúc với những người thành công thì bạn học được từ họ những kinh nghiệm và tinh thần. Còn nếu bạn tiếp xúc nhiều với người thất bại và không có ý chí thay đổi thì bạn cũng sẽ giống họ mà thôi.
Xem thêm: Những lời khuyên trên con đường thành công mà ai cũng nên biết
IV. Người thành công không ngại thất bại
1. Vượt qua nỗi sợ thất bại
Nỗi sợ thất bại gây nên mất kiểm soát một bộ phận nào đó của cơ thể. Không may là nhiều người sống cả cuộc đời với một nỗi sợ thất bại.
Họ sợ rằng họ sắp chuẩn bị mắc một sai lầm, rằng họ không thể làm điều gì đúng, không thể có điều hoàn hảo, và sợ đến nỗi khiến họ không cố gắng làm bất cứ điều gì.
Vậy chuyện gì tiếp theo sẽ xảy ra với bạn? Họ trở nên u lì và không làm điều gì cả. Và với sự tê liệt này, họ đánh mất khả năng tận hưởng cuộc sống thú vị, ý nghĩa. Thật tự nhiên, người mang nỗi sợ thất bại không thể đạt được một điều gì cả, bởi bản thân họ không bao giờ cố gắng. Họ không bao giờ dám cho mình cơ hội để đi đến thành công. Chính trong việc làm, sự cố gắng, trải nghiệm những điều mà bạn chưa từng làm sẽ giúp bạn trưởng thành hơn.
Cách để trở thành người thành công
2. Học hỏi từ những thất bại
Khi bạn gặp thất bại, hãy dành một chút thời gian suy ngẫm lại những gì đã xảy ra. Lấy mẩu giấy và bắt đầu viết xuống những câu trả lời cho các câu hỏi sau:
- Tại sao điều đó lại xảy ra?
- Mình đã có thể làm khác đi như nào?
- Làm sao để có thể thực hiện tốt hơn trong lần tới?
- Mình đã tạo ra những sự thay đổi nào trong những kế hoạch?
- Mình có thể làm gì để hoàn thiện và chuẩn bị cho kế hoạch tiếp theo?
Hãy suy nghĩ về những câu trả lời và phân tích chúng. Sau đó hãy thư giãn và quay lại công việc đó tốt hơn lần sau. Khi bạn chơi trò chơi, nếu các bạn thua, hãy thay đổi lối chơi. Nếu như cũng chưa được, hãy thay đổi lần nữa. Bạn vẫn có thể thua, nhưng hãy thua bằng nhiều cách khác càng tốt.
3. Vượt qua nỗi sợ thất bại
Sợ hãi là cảm giác sợ sệt, là sự lo âu. Đó là cảm giác bản thân đang đối mặt với nguy hiểm. Trong đời, nỗi sợ có thể có thật và có thể là do tưởng tượng. Nhưng thật ra, sợ hãi không khác gì một cảm giác tinh thần phụ thuộc vào sự điều khiển và kiểm soát của bản thân.
Bạn có thể bỏ chạy, có thể đối mặt với sự việc đang gây ra cho bạn cảm giác sợ hãi. Chính sự đối mặt ấy sẽ giúp bạn trưởng thành. Có 6 triệu chứng của sự sợ hãi:
- Sự thờ ơ: Bạn nhanh chóng gạt bỏ việc nào đó vì bạn cảm thấy chúng không quan trọng. Chúng không đáng để chú ý, bạn không muốn bị phiền phức với nó.
- Sự do dự: Bạn không thể đưa ra quyết định. Bạn không biết liệu rằng bạn có nên hoặc không nên làm một việc gì đó. Hoặc bạn không thể quyết định xem bạn nên làm A hay là B. Vì lẽ đó bạn sẽ không làm gì cả!
- Nghi ngờ: Bạn không chắc chắn mình cần phải làm gì. Bạn không thể tự quyết định.
- Lo lắng: Bạn cảm thấy lo âu, bồn chồn, không thoải mái. Bạn không chắc mình đã quyết định đúng chưa.
- Quá thận trọng: Bạn tỏ ra thận trọng quá đáng hay quá mức cần thiết. Bạn kiểm tra tất thảy mọi thứ hết lần này tới lần khác. Bạn muốn chắc ăn là mọi thứ đều phải hoàn hảo!
- Sự trì hoãn: Bạn trì hoãn mọi việc lùi lại phía sau. Bạn đợi lâu thật lâu để làm việc gì đó đến nỗi cánh cửa cơ hội mở ra rồi lại đóng vào.
Xem thêm: Tính tự lập là gì? Cách sống tự lập - Con đường dẫn đến thành công
V. Chất vấn bản thân tuổi đôi mươi bạn học được gì từ thành công và thất bại
Sau khi đã đi một vòng trái đất thì giờ lại quay về chính bản thân bạn, bạn hãy tự hỏi mình xem là bạn đã học được những gì từ những thành công và thất bại. Trong cuộc sống của bạn, bạn đã khi nào đối mặt với thất bại hay chưa, và thành công mà bạn có được ở tuổi đôi mươi này là thứ gì. Cho dù thế nào đi chăng nữa thì các bạn trẻ này: tuổi trẻ chúng ta được phép mắc sai lầm và thất bại, nhưng sau những sự thất bại và sai lầm ấy phải biết rút ra các kinh nghiệm cho riêng bản thân mình.
Gửi các bạn trẻ đang khởi nghiệp và chuẩn bị khởi nghiệp, nếu có gặp thất bại thì bạn cũng đừng bao giờ nản chí, đừng bao giờ cảm thấy mình thua cuộc và đầu hàng trước cuộc sống này nhé. Hãy dùng sức trẻ của mình, vươn lên dù có thất bại bao nhiêu lần đi chăng nữa. Hãy nhìn tấm gương ông chủ cửa hàng gà KFC mà xem họ thất bại bao nhiêu lần mà vẫn có thể tiếp tục với lý tưởng đó. Mối quan hệ giữa thành công và thất bại trong cuộc sống là những gia vị không thể thiếu được, hãy nêm nếm cho cuộc sống của bạn thêm hạnh phúc nhé.
Xem thêm: Phân tích hành vi khách hàng là gì? Cách để phân tích khách hàng thành công
VI. Kết luận
Qua bài viết với những thông tin mà chúng tôi vừa cung cấp thì bạn đã có thể hiểu mối quan hệ giữa thành công và thất bại. Hy vọng rằng bạn sẽ tự tin đối mặt với thất bại và không ngủ quên trên chiến thắng. Chúc bạn sẽ sớm trở thành một người thành công!