Phòng Marketing giữ một vai trò quan trọng trong hoạt động vận hành của công ty. Những hoạt động truyền thông đến từ phòng Marketing ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu một cách xuyên suốt.

Mỗi phòng ban của doanh nghiệp đều giữ một vai trò và một nhiệm vụ riêng tác động đến quy trình của doanh nghiệp. Phòng Kinh doanh thì chịu trách nhiệm doanh thu, trong khi phòng Marketing lại chịu trách nhiệm về truyền thông và các chiến dịch quảng cáo. Tùy thuộc vào mô hình kinh doanh của doanh nghiệp thì chức năng của phòng Marketing lại khác nhau đi kèm với những công việc riêng biệt. 

I. Phòng Marketing làm gì? 

1. Marketing là gì?

Trong ngành, Marketing được gọi là tiếp thị gồm những hành động nhằm kết nối sản phẩm cũng như dịch vụ của thương hiệu với người tiêu dùng. Mục đích của phòng Marketing là tối ưu sản phẩm hay hình ảnh thương hiệu trong mắt khách hàng, từ đó thu hút khách hàng đến với doanh nghiệp và biến họ thành khách hàng trung thành của công ty. 

Phòng Marketing làm gì? 

Phòng Marketing làm gì?

2. Nhân viên Marketing là gì?

Nhân viên Marketing là những người làm trong ngành và chi tiết hơn là một thành viên của bộ phận Marketing trong công ty, là những cá nhân nhỏ nhưng giữ những vai trò vô cùng quan tọng nhằm xây dựng phòng Marketing thêm phát triển. Nhân viên Marketing là những cá thể nhỏ trong một bộ máy lớn và họ sẽ liên kết với nhau nhằm hỗ trợ các hoạt động Marketing diễn ra trơn tru nhất có thể. 

3. Phòng Marketing làm gì?

Chức năng của phòng Marketing là một hệ thống tổng quan từ thực hiện định giá, thúc đẩy và phân phối sản phẩm đến với người tiêu dùng. Phòng Marketing sẽ chịu trách nhiệm tiếp thị sản phẩm và thu hút khách hàng tiềm năng đến với công ty để tối ưu hóa lợi nhuận. 

Phòng Marketing được xe là cầu nối giữa công ty với khách hàng, giữa người mua với sản phẩm và là phần hoạt động không thể thiếu trong quy trình sản xuất. Vì vậy, phòng Marketing cũng được xem là yếu tố khá quan trọng nhằm xác định được sự thành công của công ty. 

Xem thêm: Học marketing ra làm gì? Cơ hội việc làm và mức lương của marketing

II. Phân biệt sự khác nhau giữa phòng kinh doanh và phòng Marketing

Trên thực tế, vẫn có nhiều nhầm lẫn giữa hai phòng ban này: phòng Kinh doanh và Marketing vì nó đều đóng vai trò vô cùng quan trọng nhằm kết nối sản phẩm và khách hàng. 

Phân biệt phòng kinh doanh và phòng Marketing

Phân biệt sự khác nhau giữa phòng kinh doanh và phòng Marketing

Điểm chung đầu tiên chính là 2 bộ phận đều chịu trách nhiệm về đầu ra sản phẩm, tuy nhiên, phòng Kinh doanh đòi hỏi sự tương tác và tiếp cận trực tiếp với khách hàng từ tư vấn đến chăm sóc khách hàng. Trong khi đó phòng Marketing lại không trực tiếp gặp mặt khách hàng mà thay vào đó thì họ thông qua những phương tiện online và offline để mang hình ảnh sản phẩm đến người dùng. 

Điểm khác biệt chính là phòng Kinh doanh sẽ chuyên về hoạt động “đẩy” còn phòng Marketing lại chuyên về hoạt động “hút”. Tức, phòng Marketing thu hút khách hàng tiềm năng đến với doanh nghiệp, khi họ có định hướng mua hàng thì chỉ cần thêm tác động đẩy từ phòng kinh doanh là có thể bán được sản phẩm. 

Điểm khác biệt tiếp theo là kinh doanh sẽ thiên về thuyết phục và giao tiếp, trong khi phòng Marketing thiên về logic và sáng tạo. Trong công ty thì hai bộ phận này gắn kết chặt chẽ với nhau, luôn đồng hành và hợp tác cùng phát triển. 

III. Có những vị trí nào trong phòng Marketing?

Dựa vào chức năng và nhiệm vụ của phòng Marketing thì nhìn chung sẽ có 4 vị trí công việc quan trọng như:

Trưởng phòng Marketing chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ hoạt động của phòng Marketing và chịu trách nhiệm với tất cả mọi chiến lược quảng cáo lớn. Ngoài ra, họ phải theo dõi và phân tích thị tường để tìm ra cơ hội phát triển cho thương hiệu, mở rộng kênh phân phối ra thị trường để đạt được những mục tiêu của doanh nghiệp đã đề ra về hiệu quả kinh doanh. 

Phòng Marketing gồm những vị trí nào?

Vị trí nhân sự trong phòng Markting

Quản lý Marketing hay Marketing manager hỗ trợ trưởng phòng thực hiện các chiến lược về mặt hình ảnh thương hiệu, thông điệp truyền tải và quản lý các nhân viên Marketing khác trong bộ phận. Họ cũng là người quản lý mọi chi phí liên quan đến hoạt động xây dựng và quảng bá thương hiệu, đồng thời giám sát mọi hoạt động marketing để duy trì hình ảnh thương hiệu. 

Chuyên viên truyền thông thì làm trung gian giữa công ty với thị trường thông qua các hoạt động báo chí, truyền thông và sự kiện. Họ là người sẽ thiết lập mối quan hệ với truyền thông và báo chí để dự báo xu hướng của dư luận, tổ chức sự kiện nhằm quảng bá thương hiệu và hình ảnh công ty. 

Chuyên viên Marketing hay nhân viên Marketing kết hợp với những bộ phận khác để quản lý các chiến dịch quảng cáo, thao dõi dữ liệu cũng như lập kế hoạch cho sự kiện. Nhân viên Marketing còn là người thực hiện các báo cáo, từ đó tổng hợp hiệu quả hoạt động Marketing, sản phẩm và đối thủ cạnh tranh.

IV. Chức năng chính của nhân sự phòng Marketing

1. Định hướng phát triển hình ảnh thương hiệu

Nhiệm vụ đầu tiên của phòng Marketing chính là xây dựng và phát triển thương hiệu, doanh nghiệp luôn cần duy trì một hình tượng doanh nghiệp thống nhất. Hình ảnh thương hiệu phải nhất quán thì thông điệp truyền tải tới khách hàng, từ đó nâng cao nhận thức thương hiệu và tăng thêm sự tín nhiệm với khách hàng. 

Chức năng nhiệm vụ của phòng Marketing

Nhiệm vụ chính của nhân sự phòng Marketing

Nhiệm vụ chính của nhân sự phòng Marketing trong hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu:

  • Thiết lập và quản lý các hệ thống dịch vụ khách hàng
  • Xây dựng quy trình và kế hoạch bảo hành sản phẩm cho khách hàng
  • Tài trợ hoạt động xã hội nhằm nâng cao hình ảnh thương hiệu

Xem thêm: Target Market là gì? 4 chiến lược Marketing tiếp cận Target Market hiệu quả

2. Nghiên cứu và dự đoán tiềm năng thị trường

Nhằm dự báo được tiềm năng của thị trường để đưa ra những chiến dịch tiếp thị mới, phòng Marketing phải thu thập nhiều thông tin vầ nhu cầu thị tường hiện tại cũng như sức tiêu thụ của sản phẩm, định hướng bán hàng theo tháng hay theo quý,... từ đó xác định phạm vi thị trường và tận dụng được các cơ hội tiềm năng. 

Trong phần nghiên cứu và dự báo thị trường thì nhiệm vụ của phòng Marketing là:

  • Thiết lập và tổng hợp thông tin về giá cả cũng như nhu cầu thị trường, sản phẩm và đối thủ cạnh tranh 
  • Nghiên cứu và phân tích thêm thông tin, đưa ra kết luận để lên được ý tưởng xây dựng, phát triển sản phẩm mới hiệu quả. 
  • Đề xuất cải thiện sản phẩm, hướng thiết kế bao bì sản phẩm

3. Triển khai chiến dịch phát triển sản phẩm mới

Quá trình phát triển một sản phẩm mới nên trải qua 8 giai đoạn chính như:

  • Ý tưởng cho sản phẩm mới 
  • Sàng lọc các ý tưởng hợp lý nhất
  • Phát triển và thử nghiệm trên sản phẩm mới 
  • Dự đoán lợi nhuận thu về
  • Phát triển thêm chiến lược marketing cho sản phẩm mới
  • Phát triển sản phẩm
  • Thử nghiệm trước sản phẩm ngoài thị trường 
  • Bán sản phẩm

Sau đó, xác định mô hình sản phẩm và công ty phát triển chiến lược Marketing như sau:

  • Xác định đúng đối tượng khách hàng tiềm năng
  • Thiết lập kế hoạch theo mô hình 4P
  • Thiết lập mục tiêu doanh số và lợi nhuận dài hạn. 

Khi phân tích được mức độ hài lòng của thị trường với sản phẩm thì phòng Marketing sẽ đề xuất thêm kế hoạch nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới. Đồng thời cải thiện và hoàn thiện các dòng sản phẩm hiện có để phù hợp hơn với thị hiếu người dùng. 

4. Khôn khéo định hướng phân khúc thị trường

Thị trường luôn rất rộng lớn và mỗi khách hàng lại có những sở thích cũng như thói quen mua hàng khác nhau, phân khúc khách hàng chia thành nhiều nhóm nhỏ, với đặc điểm và sự tương đồng nhất định. Ví dụ cụ thể như ngành hàng thời trang nữ có phân khúc theo độ tuổi như 18 - 20 tuổi, 20 - 25 tuổi, Thời trang nam trung niên cho người từ 60 tuổi trở lên,...

phân khúc thị trường và định vị thương hiệu

Phân khúc thị trường đi cùng định vị thương hiệu

Phân thúc sản phẩm phụ thuộc vào phân khsuc thị trưởng giúp khai thác sâu hơn những nhu cầu tiềm ẩn của các nhóm khách hàng, từ đó bán được sản phẩm trên phạm vi rộng hơn và tăng độ nhận diện thương hiệu. Khi tiếp thị đúng sản phẩm tới đúng đối tượng khách hàng mục tiêu thì đó chính là một chiến lược nâng cao định vị thương hiệu

5. Phát triển chiến dịch sản phẩm mới

Trong thời đại công nghệ hóa hiện đại hóa như hiện nay thì xu hướng tiêu dùng luôn thay đổi, doanh nghiệp nào muốn phát triển thì phải sẵn sàng thay đổi để dẫn đầu xu hướng. Từ đó cho ra mứt bộ sản phẩm mới đúng lúc, cũng là thể hiện của doanh nghiệp nhằm khẳng định sự làm chủ thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. 

Song cùng với đó là những rủi ro khi ra đời sản phẩm mới, chức năng của phòng Marketing là thực hiện các nhiệm vụ giúp xúc tiến sản phẩm mới thành công và tối ưu được ngân sách quảng cáo. 

6. Tham mưu cho Ban Giám đốc về chiến lược quảng bá thương hiệu và sản phẩm 

Chức năng của phòng Marketing là chịu trách nhiệm cho mọi hoạt động lớn nhỏ bao gồm ra đời sản phẩm mới và cần sự đồng thuận từ người đứng dầu. Nhiệm vụ của phòng Marketing là trình bay chiến lược Marketing về sản phẩm cũng như thương hiệu cho Ban giám đốc gồm mọi vấn đề liên quan đến phát triển thương hiệu, kênh phân phối, định hướng khách hàng mục tiêu,... 

7. Xây dựng & tiến hành các chiến lược Marketing cho sản phẩm mới

Xây dựng chiến lược Marketing chỉn chu giúp doanh nghiệp xây dựng con đường thành công một cách chắc chắn và bền vững. Nếu chất lượng sản phẩm tốt và không có khách hàng thì uổng công vô ích. Một chiến dịch Marketing là cách mà phòng Marketing mang sản phẩm đến với khách hàng, thu hút những người đang có nhu cầu, từ đó cho họ thấy được lợi ích khi sử dụng sản phẩm hay dịch vụ của thương hiệu. Nhờ vậy bán hàng và thu về lợi nhuận. Vậy nên đây cũng được xem là một trong những nhiệm vụ của phòng Marketing

8. Xây dựng mối quan hệ với Truyền thông

Khi công ty đang trên đà phát triển thì những đối tác như báo chí và truyền thống chính là phương tiện và cũng là những công cụ mạnh mẽ giúp đưa doanh nghiệp đến với khách hàng mục tiêu. Lúc này, nếu tạo được mối quan hệ tốt với họ thì doanh nghiệp có cơ hội tăng trưởng nhanh chóng. Khi một công ty gặp khủng hoảng về sản phẩm và nhận nhiều feedback tiêu cực từ khách hàng, phòng Marketing cần liên hệ với Báo chí và truyền thông để làm dịu dư luận và không để vấn đề bị khuếch tán quá xa. 

xay dung quan he voi truyen thong

Xây dựng quan hệ tốt với mạng lưới truyền thông

Có thể nói giới truyền thông và báo chí là những đối tác đắc lực cho sự thịnh vượng của một doanh nghiệp. Xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với những đối tác này chính là nước đi rất thông minh của thương hiệu để phát triển và bảo bệ doanh nghiệp.

V. Những tố chất cần có của một nhân sự phòng Marketing

Tùy vào vị trí công việc mà bạn ứng tuyển trong phòng Marketing mà có những yêu cầu và tiêu chí đi kèm khác nhau, tuy nhiên mỗi nhân viên Marketing đều cần một số phẩm chất chung như:

  • Kỹ năng giao tiếp thoải mái, tự tin, cuốn hút 
  • Thích ứng và hòa nhập nhanh với sự thay đổi 
  • Nhiệt tình và luôn có tư duy tích cực
  • tư duy sáng tạo và nhạy bén với xu hướng thị trường 
  • Có khả năng quan sát kỹ lưỡng và kỹ năng lắng nghe tận tâm 
  • Hiểu rõ về các dòng sản phẩm của thương hiệu. 

VI. Xây dựng một chiến lược marketing tốt trong thực tế

Bước đầu tiên chính là phân tích thị trường để xem nhu cầu của thị trường với sản phẩm và dịch vụ của bạn như thế nào, đối thủ cạnh tranh ra sao và bạn có gì trong tay. Khi phòng Marketing tìm được câu trả lời thì bạn sẽ phân tích được SWOT cho sản phẩm của thương hiệu và đây cũng là bước đêm trong việc xây dựng chiến dịch Marketing. 

Xây dựng chiến lược marketing trong thực tế

Xây dựng một chiến lược marketing trong thực tế

Bước tiếp theo phòng Marketing sẽ tiến ành là xác định được mục tiêu cụ thể cho chiến dịch Marketing như doanh số bán hàng, branding hình ảnh thương hiệu,... nên nhớ mục tiêu phải vừa sức và phù hợp với nguồn lực của doanh nghiệp. 

Bước 3 là phòng Marketing xây dựng thông điệp truyền thông qua một số kênh Marketing như:

  • SEO và SEM
  • Email Marketing
  • PR trực tuyến hay online qua thông cáo báo chí và các bài viết PR 
  • Marketing qua mạng xã hội 

Khi đã có được những thông tin trên thì phòng Marketing phải chuẩn bị trước về tiềm lực tài chính và cả con người, vì đặc thù liên quan đến công nghệ nên nhân sự cũng phải chất lượng và có kiến thức về công nghệ thông tin cũng như công nghệ phần mềm. 

Sau khi triển khai chiến lược Marketing thì phòng Marketing sẽ phải đánh giá lại hiệu quả chiến lược dựa vào các thông sống xem chiến lược có thành công hay không. Từ mặt truyền thống đến lợi nhuận, từ đó phòng Marketing có tiền đề để xây dựng các chiến lược sau thành công hơn. 

VII. Kết luận

Từ những thông tin trên về phòng Marketing cũng như những chức năng của nhiệm vụ của phòng Marketing thì bạn phần nào cũng có cái nhìn tổng quan về công việc của họ. Phụ thuộc vào những yếu tốc khác như mô hình kinh doanh, lĩnh vực hoạt động mà nhiệm vụ chi tiết của nhân viên Marketing sẽ khác nhau, chiến lược Marketing cũng được thực hiện khác nhau.