Để tăng trải nghiệm người dùng, thương hiệu ngày càng chú ý và đầu tư thời gian thiết kế UX, từ đó gây ấn tượng với khách hàng ở mọi nơi. Tìm hiểu ngay UX là gì trong chiến dịch SEO!

Trong thiết kế giao diện website, có nhiều tiêu chí quan trọng được quan tâm nhằm mục đích mang lại trải nghiệm người dùng xuyên suốt nhất. Nhắc đến trải nghiệm người dùng thì có lẽ khái niệm UX là gì là một trong nhiều yếu tố đề cập đến cảm xúc cũng như thái độ của một người về việc sử dụng hệ thống, sản phẩm hay dịch vụ. Nó bao gồm nhiều khía cạnh từ kinh nghiệm, cảm xúc, ý nghĩa đến giá trị từ sự tương tác giữa con người và quyền sở hữu sản phẩm. 

I. UX là gì? Trải nghiệm người dùng là gì?

Khái niệm UX là gì là từ viết tắt của User Experience - trải nghiệm người dùng được hiểu là những phản hồi, nhận thức của người dùng về hệ thống, sản phẩm hay dịch vụ. UX bao gồm tất cả những khía cạnh về niềm tin, sở thích, cảm xúc, nhận thức của người dùng, phản hồi về tâm lý và thể chất, hành vi xảy ra từ trước, trong và sau khi sử dụng. Ba yếu tố sẽ ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng như hệ thống, ngữ cảnh sử dụng và người dùng. 

UX là gì? Trải nghiệm người dùng là gì?

UX là gì? Trải nghiệm người dùng là gì?

Khi nắm được khái niệm UX là gì thì bạn sẽ thất trải nghiệm người dùng quyết định sự thành công và thất bại của một sản phẩm trong thị trường. Thông thường, khái niệm UX là gì hay bị nhầm lẫn với khả năng sử dụng mô tả mức độ thân thiện, dễ sử dụng của một sản phẩm và nó là ngành bắt đầu với khả năng sử dụng. Tuy nhiên, khái niệm UX là gì được phát triển để phù hợp hơn là khả năng sử dụng và yếu tố quan trọng là phải quan tâm đến tất cả các khía cạnh của trải nghiệm người dùng để phân phối sản phẩm một cách thành công nhất. 

Xem thêm: UI/UX là gì? Những mẹo thiết kế website chuẩn UX/UI bạn không thể bỏ qua

II. 7 yếu tố ảnh hưởng đến UX - trải nghiệm người dùng

1. Useful: Hữu ích

Tại sao khách hàng phải quan tâm đến một sản phẩm không mang lại hữu ích cho họ? Một sản phẩm không có mục đích và không có khả năng cạnh tranh với sự chú ý trong một thị trường có hàng loạt sự lựa chọn hữu ích hơn. Trong trải nghiệm người dùng, hữu ích được nhắc đến ở đây là sự hữu ích của sản phẩm đối với khách hàng, vậy nên mọi thứ đều có thể được coi là hữu ích nếu cung cấp lợi ích phi thực tế như thẩm mỹ hay sự hấp dẫn thú vị. Vì vậy, game điện tử hay những tác phẩm điêu khắc đều có thể được xem là hữu ích ngay cả khi chúng không được dùng cho một mục tiêu cụ thể nào đó mà có thể mang lại ý nghĩa cho người khác. 

2. Usable: Có thể sử dụng

Tính khả dụng hay khả năng sử dụng trong trải nghiệm người dùng có liên quan với việc cho phép người dùng đạt được mục tiêu cuối cùng hiệu quả và cũng hiệu quả với sản phẩm. Một trò chơi máy tính đòi hỏi 3 bộ đệm điều khiển không thể sử dụng được vì người chơi chỉ có 2 tay. 

Khả năng sử dụng kém thường thấy ở những sản phẩm ở thế hệ đầu tiên của một sản phẩm. Với thế hệ đầu tiên của máy nghe nhạc MP3, mà mất thị phần do sản phẩm iPod dễ sử dụng hơn từ khi nó mới xuất hiện. Ipod không phải là máy nghe nhạc MP3 đầu tiên nhưng lại là máy MP3 đầu tiên có thể dùng được. 

yếu tố ảnh hưởng đến UX

Yếu tố ảnh hưởng đến UX - trải nghiệm người dùng

3. Findable:Có thể tìm thấy

Sản phẩm cần đáp ứng được tiêu chí dễ tìm và trong trường hợp các sản phẩm kỹ thuật số và thông tin, nội dung cũng phải dễ tìm. Nếu khách hàng tiềm năng không tìm thấy sản phẩm thì họ sẽ không biết đến sự tồn tại của nó để mua dù họ có nhu cầu. Điều đó đúng với tất cả người dùng tiềm năng cho sản phẩm đó. 

Nếu bạn chọn một tin tức và tất cả những câu chuyện trong đó được phân bổ không gian trong tang ngẫu nhiên thay vì được tổ chức thành các phần như Thời sự, thể thao, kinh doanh. Bạn có thể cảm thấy khó chịu khi đọc tờ báo không có bố cục rõ ràng, khả năng tìm kiếm rất quan trọng với trải nghiệm người dùng

4. Credible:  Đáng tin cậy

Dù là thương hiệu lớn hay thương hiệu nhỏ thì người dùng cũng sẽ không cho bạn cơ hội lần hai nếu như bạn lừa họ. Trong một thị trường mà khách hàng có rất nhiều sự lựa chọn như hiện nay thì không khó để họ tìm được một thương hiệu mới hay một nhà cung cấp sản phẩm đáng tin cậy. 

Độ tin cậy liên quan đến khả năng người dùng tin tưởng vào sản phẩm mà bạn đã cung cấp. Sản phẩm không chỉ được dùng như một công cụ hỗ trợ mà thông tin được cung cấp bởi nó phù hợp với mục đích sử dụng. 

5. Desirable: Mong muốn

Với những doanh nghiệp đã có định vị thương hiệu, ví dụ như Skoda và Porsche - họ đều là những nhà sản xuất oto. Họ đều đạt được những yếu tố liên quan đến trải nghiệm người dùng UX là gì, có thể sử dụng và tìm thấy, cũng có thể truy cập đáng tin cậy và có giá trị nhưng Porsche lại được mong muốn hơn Skoda. Điều này không có nghĩa là Skoda không được yêu thích, họ đã bán được nhiều sản phẩm với thương hiệu Porsche mới. 

3

Định vị thương hiệu tăng trải nghiệm người dùng

6. Accessible: Có thể truy cập

Khả năng truy cập thường biến mất khi tạo trải nghiệm người dùng. Khả năng tiếp cận là khi cung cấp trải nghiệm có thể phục vụ nhu cầu truy cập với các khả năng - gồm những người bị khuyết tật ở một số khía cạnh như thị lực kém, suy giảm vận động hay suy giảm khả năng học tập. 

7. Valuable: Quý giá

Sản phẩm phải được phân phối giá trị vì khi nó cung cấp giá trị cho khách hàng thì người dùng mới mua và sử dụng nó. Không có giá trị, sản phẩm không đủ sức để phát triển đường dài cùng doanh nghiệp. Nhà cung cấp hay công ty sản xuất nên nhớ giá trị là một trong những ảnh hưởng quan trọng tác động đến quyết định mua hàng. 

III. 10 Yếu tố nâng cao trải nghiệm người dùng

1. Sử dụng các khoảng trắng (white space)

Đối với một UX designer thì khái niệm khoảng trắng cần được quan tâm khi muốn thiết kế web chuẩn SEO. Nhiều người nghĩ rằng, trong một giao diện website, bạn có thể tận dụng mọi khoảng trắng để chèn quảng cáo dịch vụ để tăng lợi nhuận. Khoảng trắng trong thiết kế web chuẩn SEO được chia làm 2 loại chính:

  • Khoảng trắng chủ động là khoảng trắng được cố tình tạo ra nhằm mở rộng giao diện website và nhấn mạnh một yếu tố chính nào đó. 
  • Khoảng trắng bị động là những khoảng trắng xung quanh giữa các dòng, khoảng cách chữ do quá trình dàn trang không thể hiện được ý đồ thiết kế. 

Khoảng trắng trong thiết kế web chuẩn SEO giúp cho người dùng cảm thấy thoải mái hơn và giúp họ dễ dàng tiếp thu nội dung đang đề cập. Với những UX designer không chú ý đến khoảng trống mà chỉ cố gắng chèn thật nhiều chữ vào cùng một không gian khiến người dùng bị bối rối. 

khoang trang trong UX

Sử dụng các khoảng trắng tăng trải nghiệm người dùng

Khi đã hiểu về UX là gì thì bạn hoàn toàn có thể cân đối giữa khoảng trắng và những nội dung quan trọng cho người đọc. Nếu bạn cần thêm một số nội dung quan trọng thì có thể đưa nội dung cần thiết lên đầu và chèn thêm ít khoảng trắng xung quanh. 

2. Tối ưu tốc độ tải trang

Một trong những điều gây khó chịu với người dùng trên nền tảng Internet chính là đợi web load. Khi mọi nhà mọi người đều sở hữu một thiết bị di động và có thể tiếp cận với công nghệ thông tin mọi lúc mọi nơi, người dùng có xu hướng tìm kiếm thông tin ngay lập tức khi cần và sẽ thiếu kiên nhẫn chờ đợi. Người dùng đòi hỏi việc nhận lại thông tin ngay lập tức nên những website có tốc độ load chậm thì không có cơ hội. 

Một cách đơn giản để cải thiện tốc độ load trang để tăng trải nghiệm người dùng là tối ưu hình ảnh trước khi upload lên website. Một số cách mà bạn có thể thử để tối ưu hình ảnh khi thiết kế web chuẩn SEO:

Thay đổi kích thước hình ảnh phù hợp với giao diện website, bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh kích cỡ hình ảnh tùy thuộc vào nhu cầu kích thước của website. Vì vậy, khi bạn điều chỉnh kích thước phù hợp thì có thể tiết kiệm được nhiều dung lượng hơn. 

Với một UX designer, nén ảnh để giảm dung lượng cũng là một cách giúp website giảm dung lượng, băng thông, từ đó cải thiện tốc độ load trang nhanh hơn. Với một tấm hình gốc thì bạn có thể nén được khoảng 70 - 80% dung lượng ảnh mà vẫn giữ được chất lượng ảnh. 

3. Dùng CTA thu hút

CTA hay còn được hiểu là Call to Action trong thiết kế web chuẩn SEO - đây được xem là bước đi quan trọng trong giai đoạn chuyển đổi người dùng thành khách hàng trung thành của bạn. Nếu thiếu nút CTA thì rất khó níu chân người dùng ở website, một nút CTA nổi bật có thể điều hướng người dùng đến nội dung mà khách hàng cần tìm. 

dung CTA thu hut nguoi dung

Dùng CTA thu hút người dùng

Khi thiết kế web chuẩn SEO, UX designer cần cân nhắc kỹ lưỡng về màu sắc và ý nghĩa của từng màu sắc theo tâm lý học. Màu sắc khác nhau sẽ tiết lộ thông điệp khác nhau, ví dụ màu đỏ tạo cảm giác năng động, mạnh mẽ,... làm tăng nhịp tim người xem. 

Vậy nên trong mỗi đợt sale, giảm giá thì thương hiệu thường dùng màu đỏ hay nút CTA đỏ để thôi thúc người dùng click vào nút mua hàng. Hay màu xanh lá tạo cho người dùng cảm giác dễ chịu nên được dùng trong các spa hay dịch vụ nghỉ dưỡng tạo cảm giác thoải mái cho khách hàng. 

Bên cạnh màu sắc thì từ ngữ được dùng để tạo một CTA cũng phải đủ mạnh mẽ, thu hút và content hay là yếu tố đặc biệt quan trọng giúp cải thiện trải nghiệm người dùng. Bạn cũng có thể kêu gọi hành động theo mong muốn của bạn. Tuy nhiên, nên chú ý đến 3 tiêu chí sau: 

  • Simple: CTA cần đơn giản, dễ hiểu và người đọc có thể hiểu liền mình cần làm gì. Trực tiếp yêu cầu hành động người dùng như Đăng ký ngay, Mua hàng,...
  • Specific: UX designer cần tạo cho người dùng cảm giác cá nhân hóa, CTA được viết riêng cho họ mà không phải ai khác. Nghe thì khó nhưng bạn hoàn toàn có thể đặt mình vào khách hàng, nắm bắt tâm lý của họ để biết họ cần gì và cung cấp để tăng trải nghiệm người dùng. 
  • Strong: Những động từ mạnh mẽ để thôi thúc người dùng hành động ngay lập tức chính là chìa khóa thành công khi thiết kế web chuẩn SEO

4. Tạo Hyperlink nổi bật

Hyperlink trong UX là gì được hiểu là những liên kết từ trang này đến một trang khác, có thể trong cùng một website hay đến một website khác. Hiện tại, trong thiết kế web chuẩn SEO có hai loại hyperlink là internal và external link mang lại lợi ích khác nhau trong chiến dịch SEO

Khi chèn link để liên kết đến một trang khác, đồng nghĩa với việc bạn muốn người dùng click vào link này. Từ đó tăng trải nghiệm người dùng vì họ có thể tìm kiếm thông tin liên quan mà khách hàng cần và tìm hiểu chuyên sâu. 

Trong chiến dịch SEO, bạn cần phát triển tính năng tự động gạch chân và đổi màu đối với hyperlink để làm nổi bật đường link với người xem. Người dùng sẽ tự động xem những dòng chữ có màu sắc khác và được gạch chân. 

chèn hyperlink liên kết

Tạo Hyperlink nổi bật tăng trải nghiệm người dùng

5. Liệt kê thông tin quan trọng bằng gạch đầu dòng

Người dùng sẽ có rất nhiều điều cần quan tâm trong cuộc sống, vì vậy mà khách hàng chỉ có khoảng 5s để tìm kiếm thông tin cần thiết. Những hoa thị đầu dòng giúp người dùng dễ lấy được thông tin mà họ muốn trong một thời gian khá ngắn. Không chỉ với gạch đầu dòng, để tăng trải nghiệm người dùng thì những icon hình họa sẽ giúp bạn thỏa sức sáng tạo với nội dung của mình. 

6. Lựa chọn hình ảnh thông minh

Người dùng trên mạng Internet ngày càng nhanh nhẹn, thông minh trong việc chọn lọc và đánh giá website trước khi truy cập. Nếu lần đầu truy cập website thì họ có thể nhận ra ngay đâu là hình ảnh không có bản quyền vì họ từng thấy nó ở đâu đó. Điều này làm giảm độ tin cậy của người dùng với website, hình ảnh thì có thể sao chép nhưng nếu nội dung cũng là copy thì chiến dịch SEO sẽ không hiệu quả. 

Nếu khách hàng mục tiêu bạn hướng đến là người Châu Á thì bạn muốn bán được hàng nhưng lại dùng hình ảnh người da trắng, điều này dẫn đến việc làm giảm trải nghiệm người dùng. Để khắc phục vấn đề này thì bạn nên sử dụng hình ảnh chính chủ và chọn lọc hình ảnh phù hợp, nội dung hình ảnh cần liên quan. 

7. Viết, thiết kế headline (tiêu đề) cuốn hút

Trong chiến dịch SEO, để tăng trải nghiệm người dùng thì việc tối ưu heading và content là điều mà thương hiệu nên làm. Vì vậy, khi tối ưu headline thì bạn nên chèn keyword để nhắm đến mục tiêu chính của mình và thu hút đúng tệp khách hàng mình cần. Công cụ tìm kiếm hiện sẽ đánh giá cao heading hơn những nội dung khác, vì vậy lựa chọn heading phù hợp và làm nổi bật nó chính là phương pháp giúp bạn tăng hiện diện trên công cụ tìm kiếm. 

8. Tạo sự thống nhất giữa các trang

Khi thiết kế web chuẩn SEO thì UX designer cần chú ý đến tính thống nhất giữa các trang về kích cỡ tiêu đề, font chữ, tone màu, bố cục bài viết, palette màu,... Để tăng trải nghiệm người dùng thì bạn cần mang lại cảm giác quen thuộc ở các trang bên trong. 

7

Tạo sự thống nhất giữa các trang

Một trang blog có tone màu nhạt, pastel, kích cỡ, kiểu chữ cũng như cấu trúc bài giống nhau, vì vậy dù có dạo ở bất cứ trang nào trong website thì khách hàng vẫn biết mình đang ở website nào.  

9. Khắc phục lỗi 404 (Không tìm thấy trang)

Không giống như những hình phạt khác của Google như Google Panda Back, lỗi kỹ thuật 404 không bị phạt nặng nhưng với với trải nghiệm khách hàng thì nó là vấn đề khác. Khi không tìm được trang web thì người dùng sẽ hụt hẫng, thậm chí bực mình vì tốn thời gian chờ đợi. Có thể nói, để tăng trải nghiệm người dùng, bận cạnh tốc độ load trang, lỗi 404 được coi là yếu tố thứ 2 gây ra khó chịu cho người dùng. 

10. Tạo web tương thích với giao diện điện thoại di động và có độ phản hồi cao

Tạo website tương thích với nhiều thiết bị, đồng nghĩa là website được đánh giá cao hơn. Website thì phải thân thiện với điện thoại và dễ điều hướng người dùng và cho họ biết họ đang dùng thiết bị gì. Google đã phải tác vụ website không được tối ưu trên thiết bị di động vì muốn cải thiện trải nghiệm người dùng. Vậy nếu muốn thoát khỏi án phạt từ Google như Google Penguin thì bạn nên sử dụng công cụ thể xem website có tương thích với di động không. 

IV. Kết luận

Có thể thấy, trải nghiệm người dùng UX ảnh hưởng đến chất lượng chiến dịch SEO, vậy nên thiết kế giao diện như thế nào cũng sẽ ảnh hưởng đến hành trình khách hàng. Là một UX designer, đây có lẽ là vấn đề đặc biệt quan trọng mà bạn nên chú ý mỗi khi thiết kế trải nghiệm người dùng. Với những công cụ trên, bạn sẽ dễ dàng đạt được hiệu quả khi thiết kế UX là gì.