Bật mí tuyệt chiêu thành công ngành kinh tế xây dựng. Những bí mật để thành công của những người làm trong ngành kỹ sư kinh tế xây dựng sẽ được bật mí ngay trong bài viết sau đây. Hãy cùng theo dõi ngay nhé
Ngành kinh tế xây dựng hiện nay đang trở thành một trong những ngành nghề hot, được nhiều bạn trẻ săn đón. Hôm nay chúng tôi sẽ bật mí những bí quyết và tuyệt chiêu về khối ngành nghe có vẻ là sự kết hợp hơi lạ lùng này nhé.
I. Học kinh tế xây dựng là học gì?
Xã hội ngày càng phát triển không ngừng chính vì thế mà ngành kinh tế xây dựng bỗng dưng lại nổi lên như một hiện tượng. Ngành này trở nên phát triển bởi cơ hội làm việc vô cùng hấp dẫn và thu hút được sự quan tâm vô cùng lớn của rất nhiều các bạn trẻ hiện nay. Đây là một trong những lựa chọn tuyệt vời cho các bạn nam. Tuy nhiên thì không phải ai cũng có thể hợp để làm người phát triển xây dựng. Chính vì thế mà để có thể định hướng nghề nghiệp phù hợp cho các bạn thì các bạn phải hiểu rõ ràng học ngành kinh tế xây dựng là gì? Việc làm sau khi học Kinh tế xây dựng là gì?
Học kinh tế xây dựng là học gì?
Chúng ta có thể thấy rằng kinh tế xây dựng là một ngành khá là lạ bởi vì nó là một sự hòa quyện kiến thức giữa hai khối ngành có thể là khác nhau là kinh tế và chuyên môn xây dựng. Do vậy thì để có một định nghĩa chính xác nhất cụ thể nhất thì không phải là một điều dễ dàng. Đây là một trong những chuyên ngành học chuyên sâu về khối ngành xây dựng với sự kết hợp giữa 2 lĩnh vực rất nổi tiếng hiện nay được nhiều bạn trẻ theo đuổi. Đó chính là lĩnh vực kinh tế và lĩnh vực quản lý xây dựng. Chuyên ngành này thì ra đời để nhằm đáp ứng đủ các yêu cầu về hai phạm trù lĩnh vực trên để có thể cùng nhau giải quyết các vấn đề về tài chính thống kê. Trong quá trình xây dựng và triển khai các dự án xây dựng. Vậy thì bạn đã hiểu được ngành kinh tế xây dựng là gì hay chưa?
Kỹ sư kinh tế xây dựng là một ngành nghề đóng vai trò vô cùng quan trọng, công việc của Kỹ sư kinh tế tác động tới nền tảng thành công cho rất nhiều, hầu hết các dự án liên quan đến ngành xây dựng. Nếu như chi phí dành cho ngành xây dựng quá hạn chế, chất lượng chung của toàn bộ dự án có thể bị ảnh hưởng, nhưng bên cạnh đó nếu như chi quá nhiều, tiền vốn đầu tư có thể cạn kiệt trước khi công trình được hoàn thành. Cân đối chi phí trong việc hoạt động ngành xây dựng là công việc chính của các kỹ sư kinh tế xây dựng.
Xem thêm: Kỹ sư xây dựng - Ngành nghề có mức thu nhập hấp dẫn nhưng nhiều thách thức
II. Yêu cầu trình độ và kỹ năng với vị trí kỹ sư kinh tế xây dựng
Kỹ sư kinh tế xây dựng là một công việc đòi hỏi về trình độ chuyên môn cao và rất nhiều các kỹ năng làm việc, kinh nghiệm làm việc vững chắc. Những gì bạn làm có thể gây ra ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cũng như là thời hạn thi công của cả một công trình xây dựng lớn. Chính vì thế, bạn cần phải có khả năng chịu trách nhiệm và thật sự tự tin khi đưa ra quyết định để không làm ảnh hưởng đến công trình và mọi người. Kỹ năng làm việc là một điều vô cùng quan trọng với kỹ sư kinh tế xây dựng trong ngành xây dựng.
Những nhà tuyển dụng trong khối ngành xây dựng kỳ vọng ứng viên kỹ sư kinh tế xây dựng đáp ứng được các tiêu chí kỹ năng làm việc sau:
Bằng cử nhân về ngành kỹ thuật xây dựng hoặc bằng kỹ sư xây dựng. Bạn là những người muốn tập trung chuyên về một loại kỹ thuật xây dựng cụ thể hoặc có thể làm việc ở vị trí cấp cao hơn thì nên có bằng thạc sĩ.
- Bạn là người có kinh nghiệm làm việc ít nhất trên 2 năm. Nếu như mà bạn vừa mới tốt nghiệp thì bạn phải có kinh nghiệm thực tập từ trước về kỹ sư kinh tế xây dựng tại các dự án thực tế trước đó.
- Bạn biết cách chuẩn bị cho những bản báo cáo hoặc ngân sách hàng tháng.
- Bạn đã biết được cách đọc bản thiết kế của những dự án xây dựng.
- Bạn có kỹ năng làm việc, thành thạo các phần mềm thiết kế, phân tích được các chi phí, thống kê được các thông số cần thiết.
- Ngoài kỹ năng làm việc bạn cũng cần có kỹ năng mềm khác chẳng hạn như kỹ năng giao tiếp tốt và cả bằng văn bản và lời nói.
- Bạn biết cách tư duy nhanh, có tư duy quyết đoán và rõ ràng và tư duy một cách chính xác về các số liệu.
- Bạn am hiểu về các công việc ở công trường, và ngoài ra bạn cũng cần có sức khỏe tốt.
Xem thêm: Xây dựng cơ bản là gì? Nhận diện các công trình xây dựng cơ bản
III. Vị trí việc làm sau khi ra trường ngành kinh tế xây dựng
Các bạn sinh viên sau khi học xong ngành kinh tế xây dựng là gì ra trường có thể được trực tiếp nhận và làm việc trực để thiết lập các chiến lược kinh doanh xây dựng, định mức kinh tế kỹ thuật và định giá quản lý cho phó trong xây dựng hạch toán và kế toán kiểm toán trong xây dựng. Các bạn sẽ có khả năng tư vấn các dự án đầu tư để xây dựng công trình. Chính vì thế sau khi ra trường thì định hướng đầu tiên của các cử nhân ngành kinh tế xây dựng là làm trong các công ty xây dựng, với các vị trí cụ thể có thể kể đến như sau
- Trở thành quản lý thanh tra xây dựng trong các cơ quan quản lý xây dựng nhà nước cấp Trung ương và các bộ xây dựng, Bộ Tài chính, các cơ quan quản lý đầu tư về khối ngành xây dựng, và các bộ phận cấp địa phương, cấp tỉnh, cấp quận huyện,...
- Bạn cũng có thể trở thành một chuyên gia nghiên cứu trong các viện nghiên cứu về kinh tế và quản lý xây dựng
- Ngoài ra thì cử nhân ngành kỹ sư kinh tế xây dựng có thể làm việc ở trong các doanh nghiệp xây dựng, các công ty đầu tư và Kinh doanh bất động sản ở các vị trí có thể kể đến như là: quản lý doanh nghiệp hoặc quản lý công trường và các dự án đấu thầu
- Ngoài ra thì bạn cũng có thể làm việc ở trong các công ty tư vấn. Nếu như mà bạn có đủ các yêu cầu về khả năng tư duy giỏi và các kiến thức chuyên môn
- Cử nhân kỹ sư kinh tế xây dựng cũng có thể làm việc ở trong các ngân hàng thương mại, hoặc là các công ty bảo hiểm nếu như cần thẩm định về các dự án để hỗ trợ các hồ sơ cho vay một cách hiệu quả
- Ngoài ra bạn cũng có thể tham gia vào công tác giảng dạy tại các cơ sở đào tạo nếu như mà bạn đã có được chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm cần thiết
Xem thêm: Công việc kế toán xây dựng là gì? Những điều mà kế toán xây dựng cần biết
IV. Tiềm năng phát triển ngành kinh tế xây dựng
Đất nước ta là một trong những nước có nền kinh tế đang phát triển. Do vậy thì trong khoảng 50 năm tới khi mà các công trình xây dựng trước đây đã trở nên ngày càng già yếu và xuống cấp cần một sự thay thế và cải tạo rất nhiều. Các công trình xây dựng sẽ được triển khai và cần tới một nguồn nhân lực của khối ngành kinh tế xây dựng rất lớn. Xác định thì trong tương lai gần tới đây, giai đoạn từ năm 2021 cho đến năm 2025, mỗi năm thì thị trường lao động của khối ngành xây dựng này sẽ cần khoảng 10 nghìn nhân lực. Trong đó thì các vị trí gì khối ngành kinh tế xây dựng chiếm một con số rất lớn do vậy thì bạn có thể thấy rằng cơ hội việc làm của những bạn sinh viên, cử nhân tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế xây dựng lai vô cùng rộng mở.
Tiềm năng phát triển ngành kinh tế xây dựng
Nguồn nhu cầu nhân lực lớn và cử nhân ngành kinh tế xây dựng ra trường hàng năm cũng không thiếu. Nhưng mà nếu muốn đáp ứng được các nhu cầu về công việc, kiến thức thực tế thì lại còn khá nhiều hạn chế, trong khi mà vốn kiến thức về lý thuyết lại quá nặng hơn rất nhiều so với khoảng thời gian thực hành. Do vậy thì để có thể kịp thời đáp ứng được tốc độ phát triển về khối ngành kinh tế xây dựng của Việt Nam, nhu cầu cần triển khai xây dựng tại các công trình vẫn đang được mở rộng vòng tay cho các bạn sinh viên mới ra trường và cần phải bồi dưỡng cũng như là thực tập thêm
Về tình hình nhân lực ngày nay thì càng cấp thiết hơn khi mặt tốc độ phát triển của hệ thống cơ sở hạ tầng tại Việt Nam trong những năm gần đây đã có những bước chuyển mình vô cùng lớn và nhà nước ta thì cũng đang có rất nhiều các dự án cần tới để có thể thực hiện và làm thay đổi một số các khía cạnh và bộ mặt cho thủ đô của các thành phố lớn trên cả nước. Do vậy thì có các bạn sẽ có cơ hội làm việc tại những nơi mà có tốc độ phát triển vô cùng nhanh, và các bạn cũng sẽ có cơ hội trở nên năng động và hiện đại hơn rất nhiều
Xem thêm: Đón đầu 5 xu hướng packaging hiện đại trong nền kinh tế thị trường
V. Kỹ năng làm việc trong ngành kinh tế xây dựng
Để có thể phát triển được trong khối ngành kinh tế xây dựng thì bạn cần phải có được những kỹ năng làm việc như sau nếu như bạn mong muốn được bước trên vị trí cao hơn và được mọi người đánh giá cao khi làm việc trong khối ngành kinh tế xây dựng này
- Kỹ năng phân tích: bạn sẽ phải dùng kỹ năng phân tích của mình để có thể đánh giá tình hình khả thi của dự án và dự trù nguồn kinh phí trước khi mà thực hiện các kế hoạch xây dựng cho dự án đó. Đặc biệt là nếu như mà bạn làm ở các vị trí thẩm định các dự án trong ngân hàng thương mại và các công ty bảo hiểm thì bạn phải đặc biệt cẩn thận và đưa ra nhận định xác nhất theo tiềm năng phát triển của dự án trong tương lai
- Kỹ năng đàm phán: kỹ năng đàm phán rất quan trọng. Khi mà bạn làm việc ở trong khối ngành kinh tế xây dựng này thì công việc của bạn không phải đơn giản là một công nhân xây dựng mà phải sử dụng trí óc của mình để quản lý và giám sát các dự án giám sát quá trình xây dựng. Đôi khi thì bạn cần phải thực hiện các cuộc đàm phán với các nhà tài chính với bên đối tác. Vì vậy thì kỹ năng đàm phán là vô cùng quan trọng.
- Kỹ năng làm việc nhóm: đây là một trong những kỹ năng mềm mà không chỉ khối ngành kinh tế xây dựng và tất cả các khối ngành nghề đều cần tới. Kỹ năng làm việc nhóm sẽ giúp bạn có thể thu thập được rất nhiều các thông tin hiệu quả và các sáng kiến tuyệt vời từ đó để có thể đưa ra được các phương án một cách tổng thể và toàn diện hơn
- Kỹ năng làm việc độc lập, tự chủ: không chỉ là làm việc nhóm mà bạn cũng cần phải học được cách làm việc một cách độc lập, đưa ra được cách tư duy, suy nghĩ của bản thân mình để góp phần hoàn thiện dự án một cách tốt nhất và nâng cao được giá trị bản thân mình trước người khác.
Xem thêm: Thực tập sinh cần làm gì để tìm được công việc khi chưa ra trường?
VI. Làm sao để trở thành một kỹ sư kinh tế xây dựng giỏi?
1. Ứng dụng công nghệ để tính toán chi phí và quản lý dự án xây dựng
Ngày nay, rất nhiều các bạn, các kỹ sư kinh tế xây dựng hiện đại cần phải học cách và luôn luôn sẵn sàng để nắm bắt được các công nghệ mới. Bên cạnh các nền tảng có thể được sử dụng để quản lý các dự án xây dựng, do vậy hãy luôn chắc chắn rằng bạn có thể theo kịp được với công nghệ trong lĩnh vực ngành xây dựng này, chẳng hạn như phần mềm để cộng tác với đồng nghiệp.
Làm sao để trở thành một kỹ sư kinh tế xây dựng giỏi?
Công nghệ thì sẽ không chỉ giúp cho các kỹ sư kinh tế xây dựng thúc đẩy truyền thông và giúp cho các kỹ năng làm việc như giao tiếp hiệu quả mà còn đảm bảo kỹ sư kinh tế xây dựng những thay đổi thích hợp khi dự án có những chuyển biến mới. Ngoài ra, Kỹ sư kinh tế xây dựng cũng có thể cần dùng đến phần mềm để có thể kiểm tra thiết kế và tính toán, ước tính chi phí cho từng giai đoạn thi công.
2. Tương tác tốt, xây dựng mối quan hệ
Chúng ta cũng có thể hiểu rằng là trình độ chuyên môn của kỹ sư kinh tế xây dựng sẽ ảnh hưởng đến con đường sự nghiệp như một kỹ sư kinh tế xây dựng của bạn. Tuy nhiên, tất cả những yếu tố đó chưa đủ để có thể đảm bảo được sự thành công. Kỹ sư kinh tế xây dựng sẽ cần phải trau dồi thêm rất nhiều các kỹ năng mềm nếu như bạn muốn phát triển tốt hơn.
Kỹ sư kinh tế xây dựng không chỉ là một khối ngành nghề về quản lý hậu cần của cơ sở hạ tầng xây dựng. Kỹ sư kinh tế xây dựng cũng sẽ cần thêm kỹ năng quản lý thời gian, nguồn nhân lực hạn chế, kỹ năng giao tiếp với các đồng nghiệp và với các nhà thầu,... và có thể truyền đạt được các thông tin một cách rõ ràng trong các báo cáo về ngành xây dựng. Do đó, bạn nên học cách để có thể phát triển các khả năng tổ chức, giao tiếp và lãnh đạo, ngoài ra kỹ sư kinh tế xây dựng cần học được cách tương tác tốt với mọi người cũng như xây dựng mối quan hệ tích cực trong công sở.
Xem thêm: Công nghệ thông tin là gì? Các mảng trong ngành công nghệ thông tin
VII. Kết luận
Vậy là trên đây chúng tôi đã đưa ra cho bạn những thông tin để bạn có thể nắm bắt được về kỹ sư kinh tế xây dựng, kinh tế xây dựng là gì, ngành kinh tế xây dựng, ngành xây dựng, kỹ năng làm việc trong khối ngành xây dựng. Chúng tôi rất mong bài viết này sẽ hữu ích với các bạn và giúp các bạn có được thêm các thông tin về ngành mình yêu thích. Còn nếu như các bạn còn quan tâm về ngành nghề nào khác, hãy theo dõi những bài viết ở phần “xem thêm” chúng tôi đã gợi ý nhé