Bộ nhận diện thương hiệu đóng vai trò quan trọng trong hành trình chinh phục khách hàng của nhãn hàng. Vậy hiểu đúng thì brand awareness là gì và làm sao để thực hiện chiến dịch truyền thông chuẩn chỉnh?

Tìm hiểu về marketing, bạn sẽ thấy lính vực này có nhiều khái niệm vô cùng thú vị xoay quanh thương hiệu, quảng cáo, hình ảnh. Một trong những khái niệm được nhiều người quan tâm chính là brand awareness hay còn gọi là nhận diện thương hiệu. Vậy brand awareness là gì trong truyền thông và làm sao để tăng brand awareness?  

I. Brand awareness là gì?

Việc xây dựng brand awareness đã quá quen thuộc với doanh nghiệp, tuy nhiên vẫn có nhiều doanh nghiệp chưa nhận thấy sự quan trọng của bộ nhận diện thương hiệu. Với startup hay bất cứ doanh nghiệp lâu năm trong ngành, kể cả những thương hiệu đã có vị tri trên thị trường thì brand awareness vẫn đóng vai  trò vô cùng quan trọng. 

Trong một thị trường mà sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, để có được sự chú ý từ khách hàng tiềm năng thì xây dựng thương hiệu là vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Vậy nên những nhãn hàng lớn không ngại chi trả hàng triệu, thậm chí hàng tỷ đô mỗi năm cho quảng cáo để giữ vững thị phần. 

Brand awareness là mức độ quen thuộc và ghi nhớ của đối tượng khách hàng mục tiêu đối với một loại sản phẩm hay dịch vụ của thương hiệu. Để dễ hiểu hơn thì bạn có thể trả lời câu hỏi sau: “Khi nhắc đến thương hiệu cà phê Việt Nam thì bạn sẽ nghĩ đến thương hiệu nào: Trung Nguyên”. Đây được xem là brand awareness của bạn về Trung Nguyên và họ cũng đã thành công khi xây dựng nhận diện thương hiệu

1

Brand awareness là gì?

Về brand awareness, người ta thường chia thành 3 cấp độ chính:

  • Top of mind là cấp độ cao nhất chỉ những thương hiệu dù chưa cần nhắc tên, bạn đã nhớ đến thương hiệu đó đầu tiên như ví dụ ở trên.
  • Spontaneous là cấp độ mà họ không cần nhắc vẫn nhớ đến thương hiệu của bạn.
  • Prompt là cấp độ thấp nhất là khi được nahwcs đến thì họ mới nhớ. 

II. Các loại Brand awareness – nhận thức thương hiệu

Truyền thông xây dựng thương hiệu đang đóng vai trò sống còn khi thương hiệu ra mắt sản phẩm mới hay chạy chiến dịch truyền thông mới. Dù bạn mới gia nhập hay đã có chỗ đứng trên thị trường thì vẫn phải thường xuyên thực hiện các bước trong quy trình brand awareness giúp nâng cao giá trị thương hiệu. Những chiến dịch truyền thông giúp tăng mức độ gợi nhớ và niềm tin trong suy nghĩ của khách hàng. Vì vậy cần lựa chọn phương thức khôn ngoan để hiểu tâm lý khách hàng và để làm được điều này thì thương hiệu có thể chia ra nhiều loại nhận diện thương hiệu khác nhau. 

1. Gợi nhớ thương hiệu – Brand recall

Khi nhắc đến một danh mục sản phẩm, người tiêu dùng có xu hướng nhớ lại một nhóm nhỏ những thương hiệu đang hoạt động trong danh mục đó. Thông thường con số thương hiệu được nhớ đến dao động trong khoảng 3 đến 5 thương hiệu. Vẫn có những người nhớ đến hơn 7 thương hiệu nhưng số lượng không nhiều. Nghiên cứu xây dựng thương hiệu chỉ ra rằng số thương hiệu mà khách hàng có thể ghi nhớ bị ảnh hưởng với những yếu tố như: độ trung thành với thương hiệu, quy mô nhận thức, yếu tố và hành vi tiêu dùng, trình độ học vấn. 

Từ những thông tin trên cho thấy brand awareness quan trọng đến thế nào. Đây cũng là lý do mà nhiều thương hiệu thường xuyên mở các chiến dịch quảng cáo. Chưa bàn đến vấn đề chất lượng sản phẩm, chỉ cần nhãn hàng xuất hiện lặp lại nhiều lần với đối tượng khách hàng. 

2. Nhận biết thương hiệu – Brand recognition

Nhận diện thương hiệu đề cập đến khả năng phân biệt chính xác sản phẩm của mỗi thương hiệu khi lựa chọn. Khách hàng dễ dàng nhận ra thông qua những đặc điểm, cách bài trí gian hàng hay thậm chí mùi đặc trưng. Hiểu một cách chi tiết hơn thì khách hàng được nhắc đến một thương hiệu thì họ sẽ nhớ đến nhiều sản phẩm của thương hiệu đó. Nhận biết giúp tỷ lệ khách hàng đưa ra hành vi mua hàng cao hơn.

2

Mức độ nhận diện thương hiệu

3. Nhận thức đầu tiên – Top of Mind 

Khách hàng thường sẽ mua những sản phẩm nằm trong nhóm 3 thương hiệu đứng đầu trong chuỗi gợi nhớ của họ. Đây gọi là brand awareness - nhận diện thương hiệu top of mind. Vì vậy, một trong những mục tiêu của những hoạt động tiếp thị truyền thông là gia tăng giá trị thương hiệu, đưa thương hiệu vào top 3 gợi nhớ của khách hàng. 

Thậm chí những nhãn hàng lớn còn tạo ra nhiều thương hiệu tương tự nhau để đảm bảo những vị trí hàng đầu. Kết quả cuối cùng là dù khách hàng mua sản phẩm nào trong những vị trí đó thì vẫn về một thương hiệu mẹ duy nhất. 

III. Brand awareness đem lại lợi ích gì?

Khi tìm hiểu về khái niệm brand awareness là gì, bạn sẽ thấy được lợi ích mà brand awareness mang lại cho thương hiệu. Tuy nhiên đối với mỗi mô hình kinh doanh khác nhau và từng giai đoạn thì xây dựng thương hiệu sẽ phù hợp với mỗi chiến dịch marketing khác nhau. 

1. Brand awareness gia tăng sự tin tưởng

Sự tin tưởng là một công cụ hữu hiệu nhất hiện nay. Người tiêu dùng đưa ra quyết định mua hàng dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau, thông thường họ sẽ bị ảnh hưởng với gợi ý từ người thân, bạn bè hay đồng nghiệp. Họ tìm kiếm những bình luận trên mạng hay những nhận xét về thương hiệu và sản phẩm rồi mới đưa ra lựa chọn cuối cùng. 

Vậy làm sao để củng cố sự tin tưởng với thương hiệu. Với mức độ nhận diện thương hiệu tốt thì đảm bảo khách hàng sẽ quay lại với bạn. Hay hiểu theo một nghĩa khác thì brand awareness gắn kết người tiêu dùng với thương hiệu và lòng trung thành sẽ tác động trực tiếp đến lợi nhuận hay doanh thu của bạn. 

2. Brand awareness gia tăng tài sản thương hiệu

Tài sản thương hiệu là thức đó giá trị thương hiệu và giá trị đó có mối quan hệ trực tiếp đến mức độ nhận diện thương hiệu. Giá trị thương hiệu không nằm ở giá trị hữu hình mà nó còn được đánh giá qua những ý kiến và suy nghĩ của khách hàng về sản phẩm. Những bình tích cực giúp gia tăng giá trị thương hiệu, vì vậy đây cũng là lý do vì sao ta cần xây dựng brand awareness một cách tích cực để đem lại  nhiều lợi ích tốt. 

3

Tăng giá trị thương hiệu nhờ brand awareness

Nếu như khách hàng nhớ đến sản phẩm và thương hiệu của bạn đi kèm sự tiêu cực và trải nghiệm khách hàng tệ thì liệu rằng học có lựa chọn sản phẩm của bạn nữa không?

3. Brand awareness giúp quá trình làm marketing thuận tiện hơn

Hiểu được brand awareness là gì thì có thể hiểu brand awareness tạo nên sự liên tưởng. Hiểu đúng thì brand awareness có thể liên kết đến một hành động cụ thể hay một sự kiện với một số sản phẩm. Dần dần trong vô thức thì ta sẽ gọi hay nghĩ về những sản phẩm này khi có nhu cầu mà không cần suy nghĩ hay cân nhắc nhiều. Ví dụ như khi khát nước thì họ không nói là cho tôi chai nước mà nói là cho tôi chai Lavie, dù cuối cùng sản phẩm mà họ dùng là thương hiệu nào đi nữa. Một ví dụ khác là khi đưa trẻ đòi ăn gà rát thì sẽ nói là “con muốn ăn KFC” nhưng nếu được dẫn đến những cửa hàng khác như Lotte thì chúng vẫn rất vui vẻ. 

IV. Làm thế nào để xây dựng brand awareness?

1. Xây dựng brand awareness trên mạng xã hội

Việc tận dụng những kênh mạng xã hội giúp mang lại nguồn brand awareness là gì vô cùng hiệu quả. Thói quen sử dụng mạng xã hội đã trở nên phổ biến dù ở trong nước hay bất cứ quốc gia nào, số lượng người dùng vẫn tăng với tốc độ chóng mặt. Vì vậy, đây là một kênh truyền thông mà bạn không thể bỏ lỡ. 

Một mặt thương hiệu có thể tận dụng cái lợi mà mạng xã hội mang đến để truyền tải thông điệp nào đó tới đúng đối tượng mục tiêu với chi phí hợp lý. Mặt khác, thì đây cũng là một môi trường cạnh tranh khắc nghiệt, vì vậy bạn cần phải làm mọi cách để giúp thông điệp của bạn nổi bật và được khách hàng chú ý.

2. Sử dụng lời cảm nhận sau sử dụng của khách hàng

Đây là một dạng brand awareness là gì mà nhiều doanh nghiệp sử dụng để áp dụng cho website của họ. Vậy họ được gì sau khi sử dụng những lời cảm nhận của khách hàng sau khi sử dụng?

4

Sử dụng lời cảm nhận giúp tăng giá trị thương hiệu

  • Tạo niềm tin của khách hàng với thương hiệu
  • Thúc đẩy hoạt động sales vì không có gì thuyết phục khách hàng hơn những câu chuyện thành công đã thỏa mãn với sản phẩm
  • Một quảng cáo miễn phí nhưng lại vô cùng hiệu quả

Vậy làm sao để thực hiện điều này trên website của bạn? Đầu tiên, nếu thương hiệu chưa có nhiều feedback từ khách hàng của mình thì bạn cần thu thập những thảo luận tích cực về công ty bạn qua những công cụ social listening. Nếu bạn chỉ muốn xuất hiện những feedback mang tính tích cực thì công cụ này sẽ hỗ trợ bạn lọc sắc thái của thảo luận. 

3. Kết hợp với influencer

Influencer là một công cụ quảng cáo giúp nâng cao giá trị thương hiệu ngày càng phổ biến với nhãn hàng. Influencer có thể kết nối với tập đối tượng mà có thể bạn đã bỏ lỡ. Họ là người lan tỏa content, đồng thời xây dựng brand awareness cho nhãn hàng và cũng là minh chứng đáng tin cậy cho những thông điệp mà bạn đang truyền tải. 

Chìa khóa của một chiến dịch influencer marketing là chọn đúng influencer. Họ phải đồng nhất với giá trị cốt lõi của thương hiệu và đối tượng mục tiêu của thương hiệu. Vậy làm thế nào để thương hiệu chọn đúng influencer cho chiến dịch truyền thông của mình? Một lần nữa, công cụ social listening sẽ là vị cứu tinh của bạn.

4. Nghiên cứu SEO

SEO được định nghĩa là việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm Google. Với một website được tối ưu tốt thì sẽ được hiển thị ở thứ hạng cao trên trang tìm kiếm khi người dùng tìm kiếm từ khóa liên quan và khả năng click vào sẽ cao hơn. Theo một nghiên cứu thì kết quả xuất hiện ở thứ tự thứ nhất có khoảng 33% được click, thứ tự thứ 2 chỉ còn 18% và tỷ lệ phần trăm giảm dần với những thứ tự sau. Vì vậy, nếu muốn xây dựng thương hiệu thì bạn cần biết đến SEO, vì bạn cần biết khách hàng đang tìm kiếm cái gì, họ sử dụng keywords nào.

6

Tận dụng SEO giúp xây dựng thương hiệu

SEO không chỉ liên quan đến việc nghiên cứu từ khóa trên một website hay blog mà bạn cần quan tâm đến khía cạnh kỹ thuật, công nghệ như tốc độ load trang, mức độ bảo mật,...Tất cả những yếu tố trên đều ảnh hưởng đến thứ hạng của website trên Google và những công cụ tìm kiếm khác. 

5. Hãy làm cho sản phẩm của bạn trở nên hiếm, độc nhất

Khi Google mới ra mắt Gmail thì ta chỉ có thể truy cập nếu được mời bởi một người đã sở hữu account trên nền tảng này. Bạn đã từng nghe đến Word of Mouth hay còn gọi là tiếp thị truyền miệng là một trong những mô hình marketing hiệu quả nhất. Google hiểu điều này nên với những người dùng Gmail và chia sẻ link này tới mọi nơi thì công cụ này sẽ trở nên viral. 

Tất cả những yếu tố trên tạo cảm giác rằng sản phẩm của bạn là độc nhất và không phải ai cũng có thể tiếp cận được, đồng thời giúp gia tăng brand awareness một cách mạnh mẽ và khởi gợi sự tò mò của nhiều người. Mọi người cũng thích chia sẻ những thứ thú vị đó và khiến thương hiệu trở nên viral. 

Từ góc độ thiết kế giao diện hay trải nghiệm người dùng thì việc chia sẻ càng dễ dàng càng tốt. Thông thường khách hàng sẽ lười phải chinh phục những giao diện quá phức tạp vì vậy nếu nút call to action đơn giản thì tỷ lệ click càng cao. 

6. Thực thi các chiến dịch remarketing

Chiến dịch remarketing là một chiến dịch quảng cáo trả phí giúp hướng tới những đối tượng mục tiêu đã truy cập vào website của bạn và thoát ra trước khi thực hiện mua hàng tạo tỷ lệ chuyển đổi. Đây là một phương thức hiệu quả giúp tiếp cận tăng brand awareness. Điều đáng chú ý là phương pháp này sẽ dễ dàng hơn trong việc tăng mức độ nhận diện thương hiệu với những đối tượng đã từng tiếp xúc với thương hiệu của bạn, 

7

Thực thi chiến dịch remarketing giúp tăng nhận diện thương hiệu

Mục tiêu chính của những chiến dịch remarketing cho brand awareness không phải là truyền tải thông điệp tới các đối tượng mà là củng cố gương mặt thương hiệu với khách hàng đã từng sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp. 

7. Liên kết với doanh nghiệp địa phương

Doanh nghiệp nào cũng đang hướng đến thị trường toàn cầu, tuy nhiên nếu tập trung vào thị trường địa phương thì tỷ lệ chuyển đổi sẽ cao hơn và khách hàng sẽ biết đến thương hiệu. Liên kết với những doanh nghiệp địa phương cũng là một cách brand awareness hiệu quả như việc sử dụng influencer. Bạn có thể quảng bá sản phẩm tới đối tượng khách hàng tiềm năng mới, nhờ đó giúp gia tăng mức độ nhận diện thương hiệu

Ví dụ điển hình là một quán cà phê của thể liên kết với một tiệm bánh địa phương để tiếp cận tập khách hàng mục tiêu mới. Có rất nhiều sự lựa chọn mà bạn có thể khám phá để mở rộng đối tượng khách hàng mới. 

8. Làm thế nào để đo lường brand awareness?

Đo lường mức độ hiệu quả của những chiến dịch truyền thông giúp tăng brand awareness không phải dễ. Tuy nhiên bạn vẫn phải làm để định hình chiến dịch nào hiệu quả và phương thức nào thì không. 

Với brand awareness là gì có một số chỉ số mà bạn cần quan tâm để có cái nhìn tổng quan về nhận diện thương hiệu trên nền tảng online. 

Direct Traffic là những lượt truy cập trực tiếp cho biết số lượng người đã gõ trực tiếp địa chỉ link dẫn đến website trên thanh tìm kiếm. Thông số này cho bạn biết có bao nhiêu người đã biết đến thương hiệu và chủ động tìm đến thương hiệu. 

Social Media Engagement là tổng số bình luận, chia sẻ hay còn gọi là lượt tương tác trên bài đăng của bạn ở mạng xã hội. Số liệu này không khó để theo dõi vì có nhiều công cụ như social listening có thể giúp đỡ bạn. 

V. Phân biệt Brand Awareness và Brand Recognition

Hiện tại có hai loại brand awareness là Brand recall và Brand Recognition. Trong ngành marketing, brand recognition được hiểu là nhận diện thương hiệu, là cách bạn nhận ra một thương hiệu khi nhìn thấy logo. Còn brand recall là khi bạn nghĩ đến sản phẩm nào đó thì bạn hình dung đến thương hiệu đi kèm, ví dụ như khi nhắc đến sữa tươi thì người tiêu dùng nghĩ đến Vinamilk,...

7

Phân biệt Brand Awareness và Brand Recognition

Vậy tóm lại thì brand awareness bao gồm cả khi bạn thấy tên thương hiệu và biết thương hiệu bán sản phẩm này và cả khi nhớ đến sản phẩm thì nhớ liền đến thương hiệu. 

VI. Kết luận 

Không ai có thể phủ nhận tầm quan trọng của brand awareness với một thương hiệu. Bộ nhận diện thương hiệu giúp người tiêu dùng định hình, ghi nhớ và thu hút với một thương hiệu hay một nhãn hàng. Vậy nên, bất cứ nhãn hàng nào cũng quan tâm và chi cho chiến dịch truyền thông. Nếu không có sự đầu tư này thì dù chất lượng sản phẩm tốt đến mấy mà khách hàng không biết đến thương hiệu thì mọi cố gắng đều vô dụng.