Nếu như bạn làm công việc về kế toán thuế, vậy chắc chắn bạn sẽ quan tâm đến thuế giá trị gia tăng, cũng như là hạch toán thuế gtgt. Vậy theo bạn thì hóa đơn giá trị gia tăng sẽ ảnh hưởng đến việc hạch toán thuế gtgt như thế nào?

Trong một doanh nghiệp thì việc kế toán thuế vô cùng quan trọng. Và trong kế toán thuế thì không thể không kể đến việc hạch toán thuế gtgt và hóa đơn giá trị gia tăng trong việc hạch toán gtgt. Vậy nên các bạn hãy cùng 123job đi tìm hiểu về thuế giá trị gia tăng, hạch toán thuế gtgt trong kế toán thuế nhé!

I. Nguyên tắc kết chuyển thuế GTGT

Nguyên tắc kết chuyển thuế GTGT

Nguyên tắc kết chuyển thuế GTGT

Để có thể kết chuyển thuế giá trị gia tăng nghĩa là sẽ cấn trừ số thuế giá trị gia tăng đầu vào. Và nó thường được khấu trừ với số thuế GTGT đầu ra phải nộp. Dựa vào đó, phòng kế toán thuế trong doanh nghiệp có thể hạch toán thuế GTGT phải nộp trong kỳ. Hoặc là hạch toán thuế GTGT vẫn còn được khấu trừ chuyển sang kỳ sau. Vậy nên thì việc kết chuyển thuế GTGT chỉ được thực hiện ở trong những doanh nghiệp mà áp dụng phương pháp tính thuế GTGT khấu trừ mà thôi.

Xem thêm: Những vấn đề quan trọng liên quan đến thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu

II. Tài khoản sử dụng để hạch toán thuế GTGT

* Thuế GTGT được khấu trừ, thì nó chỉ được phát sinh ở những đơn vị kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo như phương pháp khấu trừ thuế GTGT. 

Thuế GTGT được khấu trừ thì nghĩa là số thuế GTGT đầu vào của những hàng hóa, dịch vụ, hoặc TSCĐ mà cơ sở kinh doanh mua vào nhằm mục đích dùng cho hoạt động SXKD mà chịu thuế GTGT. 

TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ: Nó thường được dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu vào sẽ được khấu trừ, hoặc đã khấu trừ, và còn lại để được khấu trừ của doanh nghiệp. 

Nội dung và kết cấu của TK 133 bao gồm: 

Bên Nợ: 

- Số thuế GTGT đầu vào mà sẽ được khấu trừ. 

Bên Có: 

- Số thuế GTGT đầu vào mà đã được khấu trừ. 

- Kết chuyển của số thuế GTGT đầu vào mà không được khấu trừ 

- Số thuế GTGT đầu vào mà đã được hoàn lại. 

Số dư bên Nợ: 

- Số thuế GTGT đầu vào còn lại để được khấu trừ, hoặc được hoàn lại.

Tài khoản sử dụng để hạch toán thuế GTGT

Tài khoản sử dụng để hạch toán thuế GTGT

Tài khoản 133 có 2 tài khoản cấp 2 bao gồm:

TK 1331: Nó được sử dụng để phản ánh số thuế GTGT đầu vào của vật tư hàng hóa, hoặc dịch vụ mua ngoài để dùng vào trong SXKD hàng hóa, dịch vụ và phải chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. 

- TK 1332: Nó sẽ phản ánh số thuế GTGT đầu vào của quá trình mua sắm các TSCĐ dùng vào trong SXKD hàng hóa, dịch vụ mà chịu thuế GTGT. 

* Kế toán thuế GTGT đầu ra thì ta sẽ sử dụng TK tổng hợp "333 nghĩa là Thuế và các khoản phải nộp vào nhà nước", trong đó thì ta theo dõi trực tiếp biến động trên TK cấp 2 - 3331. 

Nội dung: TK 3331 thì nó sẽ phản ánh số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT của các mặt hàng nhập khẩu phải nộp, hoặc là số thuế GTGT đã được khấu trừ, hay là số thuế GTGT đã nộp và còn lại phải nộp vào trong NSNN. 

Tài khoản 3331 có 2 tài khoản cấp 3 thì nó bao gồm: 

+ TK 33311: Nó dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu ra, hoặc số thuế GTGT đầu vào đã được khấu trừ, hay nó là số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại hay bị giảm giá, hoặc sẽ là số thuế GTGT phải/ đã/ còn phải nộp của các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được tiêu thụ trong kỳ. 

+ TK 33312: Nó dùng để phản ánh số thuế GTGT của các hàng hóa nhập khẩu phải/ đã/ còn phải nộp vào trong  NSNN. 

* Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 3331 thì bao gồm:  

Bên Nợ: 

- Số thuế GTGT đã được khấu trừ (ở trong kỳ); 

- Số thuế được giảm trừ vào trong số thuế GTGT sẽ phải nộp; 

- Số thuế GTGT của các hàng hóa đã bán bị trả lại, hoặc bị giảm giá. 

Bên Có: 

- Số thuế GTGT của các hàng hóa nhập khẩu phải nộp; 

- Số thuế GTGT đầu ra mà phải nộp vào trong NSNN. 

Số dư bên Có: 

- Số thuế GTGT đầu ra mà còn phải nộp vào trong NSNN

Xem thêm: Thuế là gì? Những vấn đề cơ bản liên quan đến thuế mà bạn phải biết (P1)

III. Hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

1. Cách hạch toán thuế giá trị gia tăng đầu vào

Việc hạch toán thuế gtgt đầu vào đó chính là một trong những điều không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp hiện nay. Theo đó, việc hạch toán thuế gtgt này sẽ cần phải căn cứ vào các yếu tố sau đây: 

- Các hóa đơn giá trị gia tăng của các loại hàng hóa, hoặc là dịch vụ được doanh nghiệp mua vào mà có tính hợp pháp. 

- Các loại chứng từ để nộp thuế gtgt trong các hoạt động liên quan đến nhập khẩu hàng hóa. 

- Các loại chứng từ để nộp thuế gtgt mà đại diện thay cho phía nước ngoài. 

Cụ thể quá trình hạch toán thuế gtgt đầu vào trong các trường hợp, thì nó sẽ được thực hiện như sau:

Đối với trường hợp hạch toán thuế gtgt khi được khấu trừ:

Cách hạch toán thuế giá trị gia tăng đầu vào

Cách hạch toán thuế giá trị gia tăng đầu vào

Khi doanh nghiệp bắt đầu tiến hành mua các loại hàng hóa, dịch vụ và các tài sản mà có liên quan, nhằm phục vụ cho các hoạt động SXKD thì các kế toán thuế sẽ cần phải thực hiện công tác hạch toán thuế gtgt bao gồm: 

- Hạch toán ghi nợ cho các TK 152, 153, 156, 211, 242, 641 và 642 với mức giá mà chưa tính thuế. 

- Hạch toán cho TK 1331 với mức thuế gtgt mà đã được khấu trừ. 

- Hạch toán cho các TK 111, 112 và 331 để thấy được số tiền mà cần phải trả cho NCC. 

Đối với trường hợp hạch toán thuế gtgt mà khi không được khấu trừ 

Còn riêng những trường hợp hạch toán thuế gtgt mà không được khấu trừ, thì các kế toán viên sẽ phải tiến hành hạch toán thuế gtgt vào các chi phí, từ đó thì tính thuế TNCN của DN hoặc là cũng có thể tính vào nguyên giá của các TSCĐ đã mua vào và nó sẽ trừ đi số thuế gtgt của các mặt hàng khác như là dịch vụ, hay hàng hóa mua vào phục vụ cho SXKD, đồng thời thì giá trị của các mặt hàng đó sẽ cần phải đạt từ khoảng 20 triệu đồng trở lên (nếu như không có chứng từ thanh toán và cũng không sử dụng tiền mặt).

Theo đó, việc hạch toán thuế gtgt sẽ được thực hiện ở các TK như là: 

- Nợ cho các TK 152, 153, 156, 211, 242, 641 và 642 với mức giá mà chưa tính thuế và sẽ được cộng với số thuế gtgt đầu vào mà không được khấu trừ. 

- Hạch toán cho các TK 111, 112 và 331 đối với số tiền mà cần phải chi trả cho NCC hàng hóa. 

Đối với các trường hợp, mà ở tại thời điểm giao dịch phát sinh mà DN lại chưa xác định được số thuế gtgt đầu vào của các mặt hàng đã được mua, thì các kế toán thuế sẽ thực hiện ghi nhận lại toàn bộ số thuế gtgt đầu vào tại TK 133. Cụ thể, thì họ sẽ cần ghi lại các vấn đề sau: 

- Nợ cho TK 632 nghĩa là giá vốn của các loại hàng hóa bán ra. 

- Nợ cho TK 641 và 642 nghĩa là thuế gtgt  đầu vào mà không được khấu trừ.

- Có cho TK 133 nghĩa là thuế gtgt đã được khấu trừ. 

2. Cách hạch toán thuế giá trị gia tăng đầu ra

Đối với việc hạch toán thuế gtgt đầu ra cho các hóa đơn giá trị gia tăng buôn bán tại DN, thì nhiệm vụ của các kế toán viên sẽ cần phải căn cứ vào các yêu cầu cũng như các TK chính sau đây: 

- Căn cứ vào Nợ của các TK 111, 112 và 131 – đây sẽ là tổng giá tiền cần phải thanh toán cho các hóa đơn giá trị gia tăng. 

- Căn cứ vào việc Có của các TK 511, 515 và 711 – nó là các mức giá chưa có thuế gtgt.

- Căn cứ vào việc Có của TK 3331 – đây là mức thuế gtgt mà DN cần phải nộp. 

3. Cách hạch toán thuế giá trị gia tăng cuối kỳ

Cách hạch toán thuế giá trị gia tăng cuối kỳ

Cách hạch toán thuế giá trị gia tăng cuối kỳ

Vấn đề hạch toán thuế gtgt vào cuối kỳ, thì nó là công việc rất quan trọng mà các kế toán viên cần phải làm, để có thể kết chuyển giữa các hóa đơn giá trị gia tăng đầu ra và đầu vào. Do đó, vào cuối kỳ, các nhân viên kế toán thuế sẽ cần phải tính toán, và phải xác định rõ ràng, cụ thể về số thuế gtgt đã được khấu trừ cùng với số thuế gtgt đầu ra phát sinh trong kỳ đó như thế nào và tiến hành hạch toán thuế gtgt căn cứ vào các yếu tố sau: 

- Hạch toán ghi nợ cho TK 3331 – mức thuế gtgt cần phải nộp. 

- Hạch toán ghi có cho TK 133 – mức thuế gtgt đã được khấu trừ. 

Và thông thường thì các bút toán này sẽ phải được thực hiện hàng tháng, hàng quý tùy thuộc vào từng DN, cùng với các thông tin kê khai thuế gtgt mà đang được áp dụng tại doanh nghiệp đó. Các bước thực hiện hạch toán thuế gtgt cuối kỳ thì nó bao gồm các bước sau: 

- Bước 1:Các kế toán viên thì họ cần tập hợp toàn bộ số thuế gtgt đầu vào của các hóa đơn giá trị gia tăng của hàng hóa đó là: 

+ Số dư bên nợ của TK 133 là bao nhiêu (trường hợp số thuế gtgt ở kỳ trước còn chuyển sang kỳ sau). 

+ Số thuế gtgt đầu vào có phát sinh thêm và tăng vào bên nợ của TK 133 khi thực hiện mua các hàng hóa, dịch vụ được khấu trừ thuế gtgt đầu vào. 

+ Tổng số thuế gtgt đầu vào ở thời kỳ phát sinh thêm và sẽ giảm ghi bên có của TK 133 khi các khoản thuế gtgt mà không được khấu trừ

-Bước 2:Kế toán viên tiếp theo là cần phải tập hợp lại toàn bộ số thuế gtgt đầu vào phát sinh tại kỳ đó như là: 

+ Số thuế gtgt đầu ra tại thời điểm phát sinh và làm tăng vào bên Có của TK 3331 khi bán ra các hàng hóa, dịch vụ của DN và có chịu thuế. 

+ Số thuế gtgt đầu vào tại thời điểm phát sinh trong kỳ đó và làm giảm thì ghi bên Nợ TK 3331 bởi có sự phát sinh từ các tài khoản điều chỉnh. 

- Bước 3:Tiến hành so sánh tổng của 02 TK 133 và 3331 để thấy được giá trị của các TK, cái nào nhỏ hơn thì sẽ đưa vào trong bút toán. Ở trong bước này, kế toán viên sẽ cần phải lưu ý một điều đó là cần phải so sánh và đối chiếu với các tờ kê khai thuế gtgt, nhằm đảm bảo được độ chính xác cho kết quả hạch toán thuế gtgt của DN. 

4. Cách hạch toán thuế giá trị gia tăng hàng hóa xuất – nhập khẩu 

Cách hạch toán thuế giá trị gia tăng hàng hóa xuất nhập khẩu

Cách hạch toán thuế giá trị gia tăng hàng hóa xuất – nhập khẩu

Hạch toán thuế gtgt các hàng hóa xuất khẩu 

Đối với các loại hàng hóa để xuất khẩu thì kế toán thuế trong doanh nghiệp sẽ cần phải thực hiện hạch toán thuế gtgt trong các trường hợp cụ thể như sau: 

- Thuế gtgt cần phải nộp khi bán các mặt hàng hóa, dịch vụ: 

+ Trường hợp mà phải tách các khoản thuế xuất khẩu cần phải nộp ngay tại thời điểm giao dịch phát sinh, thì kế toán viên chú ý cần phải phản ánh được doanh thu bán hàng, các dịch vụ mà nó không bao gồm có thuế xuất khẩu đó là ghi nợ cho các TK 111, 112, 131; ghi có cho các TK 551 và 3333. 

+ Trường hợp mà không thể tách được các khoản thuế xuất khẩu phải nộp ở tại thời điểm giao dịch phát sinh, thì kế toán viên cần phải xác định được số thuế cần nộp căn cứ vào nợ của TK 511 và có của TK 3333.

- Khi kế toán viên nộp tiền thuế gtgt vào NSNN thì sẽ cần phải ghi thông tin căn cứ vào Nợ TK 3333 và Có các TK 111, 112. 

- Đối với trường hợp thuế gtgt cho các mặt hàng xuất khẩu mà được hoàn lại hoặc là được giảm bớt, thì kế toán viên cần hạch toán thuế gtgt dựa vào Nợ của các TK 111, 112, 3333 và Có của TK 711. 

Hạch toán thuế gtgt các hàng hóa nhập khẩu 

Với việc hạch toán thuế gtgt cho các loại mặt hàng nhập khẩu, thì kế toán thuế sẽ cần phải thực hiện trong một số trường hợp sau: 

- Trường hợp nhập các hàng hóa, vật tư, hoặc TSCĐ, thì kế toán thuế sẽ cần phải phản ánh về số thuế cần nộp, và số tiền cần phải thanh toán cùng với giá trị của các loại hàng hóa, vật tư dựa trên các TK sau:

+ Nợ của các TK 152, 153, 156, 211 và 611 

+ Có của các TK 333, 111, 112 và 331 

- Trường hợp phản ánh số thuế gtgt cần phải nộp đối với các hàng hóa nhập khẩu, thì nó sẽ được phân chia thành 02 trường hợp cụ thể khác đó là: 

+ Thuế gtgt được khấu trừ sẽ căn cứ vào Nợ TK 133 và Có TK 3331. 

+ Thuế gtgt mà không được khấu trừ sẽ căn cứ vào việc Nợ các TK 152, 153, 156, 211, 611 và Có các TK 3331. 

- Các kế toán viên khi thực hiện nộp thuế gtgt các mặt hàng nhập khẩu vào trong NSNN thì sẽ cần căn cứ vào Nợ TK 3331 và Có các TK 111, 112. 

5. Hạch toán thuế giá trị gia tăng một số trường hợp khác

Hạch toán thuế giá trị gia tăng một số trường hợp khác

Hạch toán thuế giá trị gia tăng một số trường hợp khác

Ngoài việc hạch toán thuế gtgt cho các trường hợp trên, thì kế toán thuế trong DN sẽ cần phải thực hiện hạch toán thuế gtgt cho một số trường hợp liên quan khác như là: 

- Hạch toán thuế gtgt đầu vào và có được hoàn lại. 

- Hạch toán thuế gtgt khi nộp vào NSNN. 

- Hạch toán thuế gtgt khi nộp chậm. 

- Hạch toán thuế gtgt trong trường hợp mà bị truy thu.

Xem thêm: Tariff là gì? Hiểu rõ về thuế nhập khẩu và các vấn đề liên quan

IV. Hạch toán thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

Phương pháp thứ 2 được áp dụng để hạch toán thuế gtgt trong DN, đó là chính là theo phương pháp hạch toán thuế gtgt trực tiếp. Trong đó thì nó lại bao gồm có 2 phương pháp ghi sổ sau: 

- Phương pháp 1: Thực hiện tách riêng ra số thuế gtgt cần phải nộp, trong các trường hợp mà xuất hóa đơn giá trị gia tăng thì cần thực hiện hạch toán thuế gtgt dựa trên các cơ sở sau: 

+ Nợ các TK 111, 112 và 131 – nghĩa là tổng giá cần thanh toán. 

+ Có các TK  511, 515 và 771 – nghĩa là giá hàng hóa chưa mà có thuế giá trị gia tăng. 

+ Có TK 3331 – nghĩa là mức thuế gtgt cần phải nộp.

Hạch toán nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

Hạch toán nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

- Phương pháp 2: Tiến hành ghi nhận doanh thu trong đó bao gồm cả thuế gtgt cần phải nộp theo phương pháp trực tiếp, theo định kỳ và cần phải xác định số thuế gtgt cần phải nộp tương ứng trong các trường hợp:

+ Khi tiến hành xuất hóa đơn giá trị gia tăng cần ghi Nợ các TK 111, 112, 131 và Có các TK 511, 515, 711.

+ Khi tiến hành xác định số thuế giá trị gia tăng cần phải nộp thì sẽ ghi Nợ các TK 511, 515, 711 và Có TK 3331.

Xem thêm: Những thông tin hữu ích cho doanh nghiệp về hỗ trợ kê khai thuế

V. Kết luận

Qua những thông tin trên do 123job cung cấp về thuế giá trị gia tăng, hóa đơn giá trị gia tăng và hạch toán thuế gtgt trong kế toán thuế của doanh nghiệp. Rất hy vọng những thông tin trên về hóa đơn giá trị gia tăng và hạch toán thuế gtgt sẽ thật hữu ích với bạn đọc.