Ngành kỹ thuật phần mềm là gì? Những công việc mà bạn có thể làm sau khi tốt nghiệp và cơ hội việc làm cho ngành này như thế nào? Bạn cần chuẩn bị những gì nếu muốn theo học ngành kỹ thuật phần mềm? Hãy cùng 123job.vn đi tìm hiểu nhé.

Ngày nay, cuộc sống đang dần thay đổi nhờ vào sự phát triển của công nghệ thông tin cũng như các thiết bị điện tử. Với sự phát triển không ngừng nghỉ đó thì ngành kỹ thuật phần mềm đang dần trở thành ngành học được quan tâm hơn cả. Vậy ngành kỹ thuật phần mềm học về những gì? Cơ hội việc làm sau khi học xong như thế nào? Những trường đào tạo ngành kỹ thuật phần mềm máy tính uy tín là những trường nào? Hãy cùng 123job.vn đi giải đáp thắc mắc qua bài viết dưới đây nhé. 

I. Kỹ thuật phần mềm là gì?

Kỹ thuật phần mềm là ngành chuyên nghiên cứu về quy trình, cách thức hoạt động và kiểm tra các chương trình máy tính nhằm đáp ứng nhu cầu của người sử dụng.

kỹ thuật phần mềm là gì?

Kỹ thuật phần mềm là gì?

Ngành kỹ thuật phần mềm là lập trình ra những sản phẩm được gọi là chương trình hay ứng dụng. Những ứng dụng, chương trình đó chẳng phải là những gì xa xôi kh đó chính là những phần mềm chúng ta sử dụng trong tin học văn phòng, trong học tập như Excel, PowerPoint, Microsoft Word, Google, Chrome, Coccoc,... và các ứng dụng mạng xã hội phổ biến như Facebook, Instagram, Twitter,... 

Ngoài ra, khi theo học ngành kỹ thuật phần mềm thì bạn cũng có thể thiết kế ra các chương trình, ứng dụng hay website chuyên về game. Ngành kỹ thuật phần mềm sẽ chuyên sâu vào việc phát triển các ứng dụng, chương trình và vận hành nó, do đó mà ngành kỹ thuật phần mềm có tính thực tế rất cao. 

Khác với các ngành khác như kỹ sư xây dựng, kỹ sư cơ khí thì khi bạn muốn theo học ngành kỹ thuật phần mềm thì bạn cần nghiên cứu sâu hơn về ngành này bởi ngành kỹ thuật phần mềm còn được chia nhỏ ra rất nhiều phần nhỏ như desktop, website, mobile,... bởi chỉ nghiên lập trình phần mềm không thì chưa đủ. Muốn có một chương trình tốt thì lập trình viên cần có quy trình đảm bảo chất lượng.

Xem thêm: Học viện Kỹ thuật mật mã là trường gf? Mục tiêu đào tạo các ngành

II. Những điều cần chuẩn bị khi học ngành kỹ thuật phần mềm

những điều cần chuẩn bị khi học ngành kỹ thuật phần mềm

Những điều cần chuẩn bị khi học ngành kỹ thuật phần mềm
 
Khi muốn học về ngành kỹ thuật phần mềm thì bạn cần chuẩn bị cho mình những kiến thức cơ bản như sau để có thể theo được chương trình học của ngành học này:

- Kiến thức chắc về toán - tin: Nếu muốn trở thành một lập trình viên giỏi thì kiến thức về tin học thôi là chưa đủ mà bạn cần phải chắc cả kiến thức toán học nữa để có thể giải quyết các vấn đề trong quá trình lập trình. Ngoài ra, việc học tập tốt kiến thức toán cũng giúp cho bạn có khả năng tư duy sáng tạo tốt và nhạy bén.

- Khả năng đọc hiểu tiếng anh tốt: Hiện nay, có rất nhiều bạn gặp khó khăn trong việc đọc hiểu tiếng anh khi lập trình, nếu bạn có kiến thức toán - tin tốt mà không có trình độ tiếng anh thì bạn cũng không thể trở thành lập trình viên được. Đặc biệt, tiếng anh chuyên ngành công nghệ thông tin còn khó gấp nhiều lần tiếng anh bình thường nên bạn cần phải làm quen với vốn từ tiếng anh đó mỗi ngày thì mới có thể nhớ được. Các tài liệu về lập trình đều bằng tiếng anh và trong quá trình lập trình cũng phải sử dụng tiếng anh nên đây chính là yêu cầu tối thiểu của một lập trình viên.

- Tinh thần tự học cao: Bởi vì kiến thức ngành kỹ thuật phần mềm rất nặng và khó nên ngoài chuẩn bị kiến thức vốn có thì bạn cần có một tinh thần tự giác học tập cao hơn bao giờ hết. Bên cạnh đó, ngành kỹ thuật phần mềm luôn có những chương trình phần mềm mới được đưa ra ngoài thị trường nên bạn cần nghiên cứu, tìm hiểu và học hỏi những điều mới lạ đó. 

- Có sự đam mê với nghề: Không có ngành nào là không có khó khăn, vất vả và bạn cần có niềm đam mê thì mới có thể gắn bó lâu dài được về nghề, ngành kỹ thuật phần mềm cũng không phải là một ngoại lệ. Khi có niềm đam mê thì bạn sẽ thấy ngành kỹ thuật phần mềm có rất nhiều điều thú vị.

Xem thêm: Tổng hợp những thông tin về ngành công nghệ kỹ thuật cơ điện tử

III.  Ngành kỹ thuật phần mềm có chương trình học như thế nào?

ngành kỹ thuật phần mềm có chương trình học như thế nào?

Ngành kỹ thuật phần mềm có chương trình học như thế nào?

Tại môi trường giáo dục đại học thì sinh viên khi theo học ngành kỹ thuật phần mềm sẽ được trang bị những kiến thức chuyên sâu như: quy trình phát triển phần mềm, kỹ năng vận dụng các công cụ phần mềm vào việc phát triển phần mềm, cũng như lên ý tưởng thiết kế và đảm bảo việc vận hành chính xác phần mềm đó.

Lên đến năm hai thì sinh viên ngành kỹ thuật phần mềm sẽ được học nhóm những môn đại cương như: giải tích, đại số tuyến tính, xác suất thống kê, toán rời rạc, hay các môn như triết học và pháp luật đại cương. Ngoài ra, sinh viên cũng sẽ được học các môn cơ sở ngành như: nhập môn lập trình, cấu trúc dữ liệu và giải thuật, lập trình hướng đối tượng, cơ sở dữ liệu, nhập môn công nghệ phần mềm, phương pháp phát triển phần mềm hướng đối tượng, mạng máy tính,...

Còn từ năm 3 trở đi, sinh viên ngành kỹ thuật phần mềm sẽ được lựa chọn học nghiên cứu chuyên sâu gồm 2 lĩnh vực là Phát triển ứng dụng hoặc Phát triển game và môi trường ảo.

chương trình nghiên cứu chuyên sâu của ngành kỹ thuật phần mềm

Chương trình nghiên cứu chuyên sâu của ngành kỹ thuật phần mềm

Nếu bạn chọn học lĩnh vực Phát triển ứng dụng thì bạn sẽ được học các môn học sau đây: nhập môn ứng dụng di động, công nghệ phần mềm chuyên sâu, lập trình thiết bị di động, thiết kế dữ liệu, kiến trúc phần mềm, giao diện người dùng, phát triển vận hành và bảo trì phần mềm, phân tích yêu cầu, giao tiếp người máy, công nghệ web và ứng dụng, công nghệ NET.

Còn khi chọn theo học lĩnh vực Phát triển game và môi trường ảo thì đây sẽ là những môn học bạn phải học trong chương trình: nhập môn phát triển game, lập trình game nâng cao, lập trình đồ họa 3D, lập trình game trên thiết bị di động, thiết kế 3D game engine, phát triển ứng dụng VR, phát triển và vận hành game.

Xem thêm: Tổng hợp thông tin về ngành kỹ thuật máy tính

IV. Học ngành kỹ thuật phần mềm sau ra trường làm gì?

học ngành kỹ thuật phần mềm sau ra trường làm gì?

Học ngành kỹ thuật phần mềm sau ra trường làm gì?

Hiện nay, công nghệ thông tin đang trở thành nhu cầu thiết yếu trong đời sống với các hoạt động sản xuất, kinh doanh thương mại. Và trong tương lai, có lẽ ngành kỹ thuật phần mềm sẽ không ngừng phát triển và mở rộng quy mô nên nhu cầu tuyển dụng trong lĩnh vực này là không hề nhỏ nên cơ hội việc làm cho các bạn sinh viên theo học chuyên ngành kỹ thuật phần mềm là rất cao với mức lương vô cùng hấp dẫn. 

Sau khi tốt nghiệp với tấm bằng cử nhân chuyên ngành kỹ thuật phần mềm thì bạn có thể trở thành kỹ sư phần mềm tại các công ty doanh nghiệp hoạch tiếp tục học tập, nghiên cứu tại trường để lên thạc sĩ, tiến sĩ, nghiên cứu sâu hơn về lĩnh vực này. Hoặc với vốn kiến thức đã được học tại trường thì bạn có thể trở thành lập trình viên di động, kỹ sư phát triển phần mềm hoặc game,...

Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm kiếm cơ hội việc làm tại các công ty chuyên phát triển, thiết kế phần mềm và game, công ty tư vấn thiết kế giải pháp công nghệ thông tin cho doanh nghiệp hay các cơ quan, đơn vị vận hành và ứng dụng của nhà nước. 

Còn nếu bạn là một người đam mê nghiên cứu thì bạn có làm việc tại các viện nghiên cứu công nghệ lĩnh vực kỹ thuật phần mềm hoặc có thể trở thành giảng viên chuyên ngành kỹ thuật phần mềm tại các trường đại học, cao đẳng.

Xem thêm: Mô tả công việc của giám đốc kỹ thuật.

V. Một số trường đào tạo ngành kỹ thuật phần mềm

1. Trường Đại học FPT Thành phố Hồ Chí Minh

đại học FPT TP.HCM

Đại học FPT TP.HCM

Đại học FPT thành phố Hồ Chí MInh là ngôi trường trực thuộc tập đoàn công nghệ hàng đầu Việt Nam - Tập đoàn Công nghệ FPT. Do đó, sinh viên khi theo học ngành kỹ thuật phần mềm tại trường sẽ được đào tạo theo hình thức liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp, có nhiều cơ hội thực tập và trải nghiệm thực tế tại tập đoàn công nghệ lớn này.

Ngoài ra, sinh viên khi theo học ngành kỹ thuật phần mềm cũng được đào tạo theo chương trình song song hai ngoại ngữ là tiếng Anh và tiếng Nhật giúp nâng cao trình độ ngoại ngữ của sinh viên ngành kỹ thuật phần mềm, giúp tạo ưu thế hơn cho sinh viên của trường trong mắt nhà tuyển dụng.

Đại học FPT Thành phố Hồ Chí Minh chính là một lựa chọn tuyệt vời nếu bạn muốn theo học ngành kỹ thuật phần mềm.

2. Đại học Công nghệ thông tin

đại học công nghệ thông tin

Đại học Công nghệ thông tin

Đại học Công nghệ thông tin thuộc trường Đại học Quốc gia TP.HCM cũng là một ngôi trường có chuyên ngành đào taoh kỹ thuật phần mềm. Với môi trường học tập tại đây thì sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức và kỹ năng chuyên môn cần thiết để trở thành một kỹ sư phần mềm chuyên nghiệp trong tương lai.

Mỗi sinh viên của Đại học Công nghệ thông tin sau khi tốt nghiệp sẽ nắm chắc về quy trình xây dựng, duy trì và phát triển phần mềm để có thể nghiên cứu ra các sản phẩm công nghệ có tính ứng dụng cao. 

3. Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (HUTECH) 

Đây là ngôi trường chuyên đào tạo kỹ sư ngành kỹ thuật phần mềm với nền tảng về kiến thức khoa học công nghệ chắc chắn. Sau khi sinh viên tốt nghiệp tại HUTECH thì có thể tự thiết kế hệ thống trên nền tảng máy tính ở cả phần cứng và phần mềm, có thể áp dụng các kiến thức liên quan đến thực tiễn vào trong các thiết kế.

4. Đại học Tôn Đức Thắng

đại học tôn đức thắng

Đại học Tôn Đức Thắng

Trường Đại học Tôn Đức Thắng có các khóa học liên kết với các doanh nghiệp chuyên về ngành kỹ thuật phần mềm giúp sinh viên có nhiều kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm thực tế và có kỹ năng nghề nghiệp hơn. Ngoài ra, Đại học Tôn Đức Thắng còn chú trọng vào việc tự học cũng tự tìm tòi, nghiên cứu của sinh viên trong việc tiếp thu kiến thức cũng như rèn luyện tay nghề cho công việc tương lai.

Xem thêm: Nhân viên kỹ thuật là gì? Mô tả công việc của nhân viên kỹ thuật

VI. Kết luận

Như vậy, qua bài viết trên 123job.vn đã giới thiệu đến bạn đọc những thông tin cơ bản về ngành kỹ thuật phần mềm cũng như những công việc mà bạn có thể làm sau khi tốt nghiệp và cơ hội việc làm cho ngành này như thế nào. Mong rằng bài viết trên đã cung cấp đầy đủ thông tin đến quý bạn đọc đang quan tâm về ngành kỹ thuật phần mềm.