Trong kinh tế, hàng phi mậu dịch là gì? Làm sao để phân định được đâu là hàng mậu dịch, đâu là hàng phi mậu dịch? Tìm hiểu ngay những thông tin dưới đây để hiểu rõ về hàng phi mậu dịch là gì.

Trong danh mục hàng hóa, doanh nghiệp thường kết toán và phân chia hàng hóa thành nhiều loại khác nhau. Trong số những hàng hóa này, chắc hẳn chúng ta thường gặp khái niệm hàng phi mậu dịch. Theo định nghĩa, hàng phi mậu dịch được hiểu như thế nào và loại hàng hóa này được phân loại và kết toán như thế nào? 

I. Mậu dịch là gì?

Trong lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là trao đổi hàng hóa, ta thường bắt gặp định nghĩa mậu dịch là gì, mặc dù được dùng khá nhiều nhưng vẫn có nhiều người chưa hiểu rõ về khái niệm này. Mậu dịch là một từ được phiên âm từ Hán Việt và được hiểu đơn giản là mua bán. Hoạt động mua bán loại hàng hóa này sẽ là hình thức trao đổi hàng hóa được quản lý trực tiếp bởi Nhà nước trong khu vực có nền văn hóa xã hội chủ nghĩa. 

Hiểu theo nghĩa đơn giản thì mậu dịch chính là một từ đại diện cho hình thức trao đổi hàng hóa qua những phương tiện vận chuyển hàng hóa từ địa điểm này sang địa điểm khác hay từ quốc gia này tới quốc gia khác. Hàng hóa mậu dịch theo hình thức nhập khẩu được coi là một dạng hàng hóa có hợp đồng được ký kết dưới dạng văn bản. Đồng thời, số lượng hàng hóa mậu dịch trong thời gian 1 năm sẽ không bị giới hạn hay còn được xem là hàng hóa có hạn ngạch. Loại hàng hóa mậu dịch trong quá trình nhập khẩu phải cung cấp đầy đủ những loại giấy tờ, thủ tục, hợp đồng và nộp đầy đủ thuế xuất khẩu, kể cả thuế giá trị gia tăng

1

Mậu dịch là gì?

Vậy phi mậu dịch là gì? Mậu dịch được hiểu là hoạt động mua bán hàng hóa, vậy phi mậu dịch được hiểu là không buôn bán, không mang tính chất thương mại mang về lợi nhuận. Những loại hàng hóa nào được xem là hàng phi mậu dịch?

II. Hàng phi mậu dịch là gì?

Hàng mậu dịch với hợp đồng mua bán với số lượng xuất nhập khẩukhông giới hạn và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có mục đích kèm theo đó là chịu trách nhiệm về tính chất hàng hóa và giao dịch. Hàng mậu dịch được công nhận là loại hàng hóa xuất nhập chính ngạch, không phải tiểu ngạch - không được luật pháp công nhận. 

Vậy hàng phi mậu dịch là gì? Hàng phi mậu dịch là loại hàng hóa không phải thanh toán với tính chất hàng hóa không được dùng để bán mà dùng để biếu tặng, hàng mẫu, quảng cáo,... Thay vì hợp đồng, hàng phi mậu dịch được công nhận bằng thư thỏa thuận và khi nhập khẩu, hàng hóa không phải chịu thuế đầu vào, tuy nhiên vẫn phải thanh toán những chi phí khác như chi phí hải quan. 

Khi đã hiểu được hàng phi mậu dịch là gì, chúng ta sẽ nhận ra điểm chung của hai loại hàng hóa này đều có hóa đơn, chứng từ đầy đủ. Tuy nhiên trên hóa đơn của hàng phi mậu dịch sẽ có thêm dòng chữ: The good is no commercial value. 

Những hàng hóa không thể giao dịch là những loại hàng hóa không được giao dịch quốc tế gồm những hàng hóa như dịch vụ mà nhà sản xuất ở cùng một vị trí và hàng hóa có giá trị thấp so với trọng lượng. Hàng phi mậu dịch gồm những mặt hàng như điện nước, dịch vụ công cộng, bất động sản, hàng hóa có chi phí vận chuyển cao,... Yếu tố chính để xem xét phân loại giao dịch và không giao dịch là nơi xác định giá hàng hóa. 

2

Hàng phi mậu dịch là gì?

Yếu tố chính cần quan tâm giữa hàng phi mậu dịch và hàng mậu dịch là giá của hàng hóa. Trong thị trường thế giới, việc thiết lập giá được diễn ra bởi cung và cầu tại thị trường địa phương và điều tốt được coi là không thể giao dịch. 

III. Hàng hóa nào được xác nhận là hàng phi mậu dịch    

Một số hàng hóa nhập khẩu được xếp vào danh mục hàng phi mậu dịch:

  • Quà biếu, tặng của một tổ chức hay cá nhân ở nước ngoài gửi về cho cá nhân trong nước
  • Hàng hóa của những cơ quan chức năng hay tổ chức quốc tế tại Việt Nam
  • Hàng viện trợ nhân đạo như đồ dùng y tế
  • Những loại hàng hóa tạm nhập tái xuất thuộc quyền sở hữu của nhà nước Việt Nam và miễn thuế
  • Hàng mẫu cho triển lãm không thanh toán 
  • Phương tiện đi lại cho những cá nhân xuất nhập cảnh
  • Hành lý cá nhân được gửi theo phương thức vận tải đơn của người nhập cảnh

Với những hàng phi mậu dịch, doanh nghiệp cần chuẩn bị những giấy tờ chứng từ theo quy trình sau:

  • Tờ khai hải quan 
  • Vận tải đơn hay còn gọi là Bill of lading
  • Văn bản xét miễn thuế với những hàng xuất nhập khẩu nằm trong đối tượng miễn trừ thuế xuất nhập khẩu
  • Tờ khai nhận viện trợ không hoàn trả của cơ quan tài chính 
  • Giấy phép xuất khẩu hàng hóa 

Xem thêm: CBM là gì? Công thức tính CBM trong xuất nhập khẩu chuẩn nhất 2021

IV. Một số câu hỏi về hàng phi mậu dịch    

1. Đâu là địa điểm để làm thủ tục nhập và xuất khẩu hàng phi mậu dịch?

Đối với đối tượng hàng phi mậu dịch xuất khẩu, doanh nghiệp cần tiến hành hoàn thành những thủ tục hải quan tại các Chi cục hải quan theo quy định của bộ phận Hải Quan nhà nước Việt Nam. Ngoài ra, bạn cần làm những thủ tục liên quan tại Chi cục Hải quan tại nơi có các sản phẩm và hàng hóa được chuyển đến cảng đến. 

4

Địa điểm làm thủ tục hải quan

Để tiết kiệm thời gian trong quy trình làm thủ tục nhập và xuất khẩu hàng phi mậu dịch thì những đơn vị xuất nhập khẩu chính là lựa chọn hiệu quả nhất. Những công ty trung gian như forwarder với nghiệp vụ chuyên môn có đủ nhân sự và mối quan hệ để giúp bạn hoàn thành mọi thủ tục một cách nhanh chóng và tiết kiệm công sức nhất. 

2. Quy trình cần thực hiện với hàng phi mậu dịch là gì?  

Thủ tục hải quan với hàng phi mậu dịch được thực thi theo những bước sau:

  • Tiến hành tiếp nhận chứng từ, giấy tờ và thực hiện kiểm tra thông tin chi tiết trong loại hồ sơ đã đăng ký
  • Tiến hành kiểm tra chi tiết hàng hóa so với thực tế 
  • Tính toán mọi chi phí sau đó thu thuế
  • Tiến hành kiểm tra hồ sơ hàng hóa 

3. Sản phẩm/hàng phi mậu dịch liệu được khấu trừ thuế gtgt? 

Hàng phi mậu dịch ảnh hưởng trực tiếp đến chính sách miễn giảm thuế trong nhà nước nên đây là một công đoạn cần thiết để đảm bảo mọi lợi ích của doanh nghiệp, đồng thời tránh được những sai phạm về thuế gtgt mà doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Vậy hàng phi mậu dịch có được khấu trừ thuế gtgt không?

Điều kiện để hàng hóa được khấu trừ thuế gtgt:

  • Có hóa đơn gtgt đầu vào hợp pháp theo từng loại hàng hóa 
  • Có giấy tờ chứng minh hoạt giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt 

Theo điều lệ trên thì hàng phi mậu dịch sẽ được khấu trừ thuế gtgt hoàn toàn khi tổ chức sở hữu những tờ khai về nhập khẩu hàng phi mậu dịch, tổ chức đã tiến hành nộp thuế gtgt đầu vào và có chứng từ chứng minh đây là hàng phi mậu dịch. Để có thể được khấu trừ thuế gtgt thì những tiêu chí trên chỉ là những tiêu chí cơ bản, không phải loại hàng hóa nào cũng được thông qua và thuế gtgt được hoàn trả. Chính vì vậy, tổ chức có thể thuê thêm tổ chức bên ngoài để thực hiện những chính sách, giấy tờ hợp pháp.

Xem thêm: Mẫu đánh giá nhân viên phòng xuất nhập khẩu

4. Hàng phi mậu dịch mở tờ khai ở đâu? 

Để mở tờ khai cho hàng phi mậu dịch, tổ chức có thể đăng ký tờ khai hải quan tại Chi cục Hải quan tại nơi doanh nghiệp có trụ sở hoặc cơ sở sản xuất. Hàng hóa nhập khẩu phải đăng ký tờ khai tại trụ sở Chi cục Hải quan nơi quản lý địa điểm lưu giữ hàng hóa, hợp đồng vận chuyển. Ngoài ra với một số hàng hóa xuất nhập khẩu thì địa điểm đăng ký tờ khai hải quan được thực hiện theo từng loại hình tương ứng. 

5

Hàng phi mậu dịch khai ở đâu?

5. Quy định cụ thể về mức miễn thuế đối với hàng phi mậu dịch là gì?

Với loại hàng hóa xuất khẩu theo hình thức sản phẩm biếu tặng gồm những sản phẩm có giá trị thấp hơn 30%  cho những tổ chức thuộc nhà nước Việt Nam. Đồng thời hàng hóa có giá trị dưới 1 triệu đồng được gửi đến cá nhân Việt Nam với tổng thuế cần nộp dưới 50.000 đồng. 

Với những sản phẩm có giá trị trên mức giảm thuế thì cần thực hiện nộp thuế tại những giá trị vượt, tuy nhiên vẫn có một số sản phẩm được miễn thuế. Ví dụ như người nhận hàng  phi mậu dịch là những tổ chức, cơ quan có hoạt động dựa trên kinh phí ngân sách cấp phát và cơ quan được miễn thuế nếu có sự đồng ý từ cơ quan phía trên. Bên cạnh đó, những hàng hóa được gửi với mục đích nhân đạo hay nghiên cứu khoa học cũng được miễn giảm hoàn toàn và người sinh sống tại nước ngoài muốn gửi thuốc cho những cá nhân tại Việt Nam. 

6. Định khoản hàng nhập khẩu phi mậu dịch là gì? 

Trong hoạt động xuất nhập khẩu, có những quy trình hay chứng từ phức tạp hơn so với hoạt động trao đổi hàng hóa trong nội địa. Chính vì vậy, nếu muốn gửi hàng phi mậu dịch thì bạn cần tìm hiểu những quy định và chứng từ liên quan để quy trình gửi hàng phi mậu dịch được thuận lợi hơn. Với loại hàng phi mậu dịch thì không được tiến hành thanh toán qua tài khoản ngân hàng. Với những hàng hóa được gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh trong thời gian ngắn với số lượng nhỏ được chủ hàng đề nghị nhập theo chính sách phi mậu dịch thì Chi cục Hải quan sân bay sẽ giải quyết theo yêu cầu của chủ hàng hóa. 

Xem thêm: LC là gì? Thông tin cần thiết về LC trong xuất nhập khẩu

7. Cách hạch toán hàng phi mậu dịch là gì?

Có một số cách hạch toán hàng phi mậu dịch mà bạn có thể tham khảo và tìm hiểu:
Nộp thuế cho hàng phi mậu dịch:

  •     Nợ TK 3333
  •     Nợ TK 333312
  •     Có TK 1111 

Thực hiện hạch toán cho hàng phi mậu dịch

  • Nợ TK 642
  • Có TK 3333
  • Có TK 33312
  • Có TK 1111

Hạch toán thu nhập với loại hàng phi mậu dịch

  • Nợ TK 211
  • Có TK 711

V. Những lưu ý với hàng phi mậu dịch doanh nghiệp cần biết

Với hàng phi mậu dịch thường bị tham vấn giá do không phải thanh toán doanh nghiệp nên thường có xu hướng khai khống giá trị lô hàng. Địa điểm làm thủ tục hải quan là chi cục hải quan nơi xuất nhập hàng hóa. 

Thủ tục hải quan với hàng phi mậu dịch theo xuất nhập khẩu gồm 4 bước:

  • Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ để đăng ký khai hải quan 
  • Kiểm tra hiện trạng thực tế hàng hóa và nhận kết quả kiểm tra
  • Tính và thu thuế 
  • Phúc tập hồ sơ.

5

Quy trình khai hải quan hàng phi mậu dịch

Hàng phi mậu dịch được tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa về hình thức, số lượng và chất lượng theo hiện trạng hàng hóa. Giá trị hàng phi mậu dịch không cao quá định mức cho phép của pháp luật nhà nước Việt Nam.

Nội dung đầu tiên cần kiểm tra chính là nội dung trong tờ khai và tính chính xác của tên hàng, mã hàng hóa, mức thuế khai trong tờ khai hải quan cùng những thông tin ghi trên chứng từ trong hồ sơ hải quan. 

Việc tiếp theo cần làm chính là xử lý kết quả. Khi đã xác định được người khai hải quan, tên hàng, mã số hàng hóa với mức thuế rõ ràng, đầy đủ được ghi trên chứng từ trong hồ sơ hải quan thì họ sẽ dễ dàng chấp nhận bộ hồ sơ. Tuy nhiên, khi đã có đủ căn cứ để xác định được người khai hải quan không đúng tên hàng, mã hàng hóa hay bất cứ thông tin gì thì có thể yêu cầu người khai hải quan bổ sung. Nếu người khai hải quan không thực hiện khai bổ sung thì cơ quan cần xác định lại mã số hàng hóa, mức thuế và thực hiện ấn định thuế quy định, đồng thời thực hiện mức độ vi phạm theo quy định. 

Ngoài ra, nếu thông tin khai báo về tên hàng chưa phù hợp với mã số hàng hóa hay có sự sai lệch thông tin giữa chứng từ thuộc hồ sơ hải quan nhưng chưa đủ căn cứ xác định thông tin thì yêu cầu người khai hải quan bổ sung tài liệu. Qua hoạt động kiểm tra những chứng tờ bổ sung thì cơ quan có đủ cơ sở xác định người khai hải quan không đúng thông tin thì hướng dẫn người khai bổ sung. 

Xem thêm: Nhân viên xuất nhập khẩu là gì? Mức lương của nhân viên xuất nhập khẩu

VI. Phân biệt hàng mậu dịch và phi mậu dịch

Mặc dù đã tìm hiểu khái niệm của hàng mậu dịch và hàng phi mậu dịch là gì, vẫn có nhiều sự nhầm lẫn giữa hai loại hàng hóa này. Điểm chung của hai loại hàng hóa này là phải trả phí logistics - phí vận chuyển quốc tế kèm theo thuế gtgt. Vậy có điểm khác biệt nào giữa hàng mậu dịch và hàng phi mậu dịch? 

Hàng phi mậu dịch có thời gian giao hàng nhanh hơn so với hàng mậu dịch, thêm vào đó, hàng phi mậu dịch chỉ có thể dùng cho mục đích biếu tặng, cứu trợ chứ không được dùng cho mục đích trao đổi hàng hóa, thương mại, đem lại lợi nhuận kinh doanh. Một điểm chung nữa là hai loại hàng hóa đều xuất kèm theo hóa đơn. 

VII. Kết luận

Khái niệm hàng phi mậu dịch là gì được thông tin cụ thể ở trên, tuy nhiên để hiểu hơn về khái niệm này, bạn có thể tìm hiểu thêm những quy định và điều luật liên quan được ban hành bởi pháp luật nhà nước Việt Nam. Tuy nhiên, từ những thông tin trên, có thể hiểu được bao quát hàng phi mậu dịch là gì và mục đích sử dụng của hàng phi mậu dịch.