Kế toán là một phần không thể thiếu ở tất cả các công ty. Để làm tốt công việc này, ngoài nắm vững kiến thức chuyên môn thì người kế toán cũng cần phải thường xuyên học hỏi và trau dồi thêm nhiều kỹ năng. Hãy theo dõi bài viết dưới để hiểu rõ hơn
Kế toán là một trong những ngành phổ biến và nhận được nhiều sự quan tâm nhất hiện nay. Tuy vậy kế toán là gì, có bao nhiêu loại kế toán thì không phải ai cũng trả lời được. Nếu bạn cũng nằm trong số này thì bài viết sau của 123Job sẽ giúp bạn giải đáp hết thắc mắc trên. Vậy cuối cùng kế toán là gì gì, các loại kế toán trong doanh nghiệp, kỹ năng nào bạn cần có để trở thành một nhân viên kế toán thành công. Hãy cùng tìm hiểu nhé!
I. Kế toán là gì?
Kế toán là quá trình thu thập và tổng hợp các thông tin kinh tế cho người quản lý. Bên cạnh đó, kế toán là người phân tích và xử lý ghi chép tính toán và tổng hợp các số liệu được từ các loại chứng từ, công văn, con số để kiểm tra phân tích tính chính xác, tính hợp pháp lý hoá đơn chứng từ thu thập được.
Kế toán còn là người cung cấp thông tin doanh nghiệp/công ty, báo cáo tài chính cho giám đốc, cơ quan chủ quản lý. Ngành kế toán thì người ta sẽ nhắn ngay đến nghĩ ngay đến các con số, ghi chép công nợ, doanh thu, thủ quỹ hay nói chung là xử lý hoạt động tài chính cho một tổ chức nhất định nào đó như: Công ty, doanh nghiệp, cá nhân… Đặc biệt, kế toán còn đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với toàn thể bộ phận của một công ty, từ từng đơn vị nhỏ nhất cho đến phạm vi lớn nhất trong việc quản lý kinh tế tài chính của bất kì công ty/doanh nghiệp nào đó
Trong những năm gần đây, kế toán là ngành được nhiều sự quan tâm
II. Các loại kế toán trong doanh nghiệp
Có nhiều cách để phân loại kế toán. Tùy theo từng doanh nghiệp mà công việc kế toán viên sẽ khác nhau. Các bộ phận trong kế toán của từng công ty cũng sẽ đảm nhận một công việc khác nhau trên danh nghĩa là kế toán
Cụ thể, ta có thể chia ra phân loại kế toán như sau:
1. Theo phần hành
1.1. Kế toán thanh toán
Do vậy, công việc của kế toán thanh toán bao gồm:
- Quản lý các khoản thu của công ty
- Các nghiệp vụ thu tiền: của các cổ đông trong công ty, thu hồi công nợ, thu tiền của thu ngân hàng ngày.
- Theo dõi tiền gửi ngân hàng trong tháng
- Kiểm soát việc công nợ của cổ đông, khách hàng, nhân viên và đôn đốc về việc thu hồi nợ
- Kiểm soát việc thanh toán thẻ của khách hàng
- Quản lý chặt chẽ các chứng từ liên quan đến thu chi.
- Quản lý các khoản chi trong ngày/tháng
- Tạo lập các kế hoạch thanh toán với nhà cung cấp hàng tháng, hàng tuần
- Chủ động trực tiếp liên hệ với nhà cung cấp trong trường hợp việc thanh toán không đảm bảo
- Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thanh toán tiền mặt qua ngân hàng cho nhà cung cấp
- Các nghiệp vụ cần được thực hiện chi nội bộ như làm bảng chấm công và thanh toán lương, thanh toán mua hàng ngoài…
- Theo dõi nhiệm vụ tạm ứng tiền để chi tiêu
- Kiểm soát mọi hoạt động của thu ngân trong thời gian làm việc
- Nhận các chứng từ trực tiếp liên quan từ bộ phận thu ngân
- Kiểm tra tính phù hợp các chứng từ của thu ngân.
- Luôn kiểm soát các chứng từ của thu ngân trong trường hợp hệ thống PDA không hoạt động, hoặc xảy ra sự cố.
- Kiểm soát chặt chẽ việc quản lý quỹ tiền mặt
- Thủ quỹ thực hiện nghiệp vụ thu chi kết hợp làm theo quy định.
- Thống kê báo cáo tồn quỹ, tiền mặt hàng ngày cho giao dịch.
1.2 Kế toán ngân hàng
Kế toán ngân hàng là một phạm trù nhỏ hơn nhưng thuộc lĩnh vực kế toán, liên quan tới việc thu thập cũng như ghi chép, xử lý và phân tích các nghiệp vụ kinh tế hoặc tài chính, đồng thời cũng cung cấp các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác quản lý hoạt động tiền tệ ở các ngân hàng hoặc các tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật.
Công việc
kế toán ngân hàng bao gồm:
- Kế toán ngân hàng sẽ gửi tiền vào ngân hàng để phục vụ các hoạt động thường ngày của công ty.
- Định khoản, vào máy các chứng từ tiền gửi, ký cược, ký quỹ, tiền vay nợ ngân hàng.
- Nhận chứng từ của các ngân hàng, sắp xếp theo nội dung.
- Thường xuyên kiểm tra số tiền dư gửi các ngân hàng vào mỗi ngày để có thể các báo cáo cho phòng quản lý nhằm kiểm soát và thực hiện kế hoạch đóng tiền.
- Kiểm tra các số dư tiền hiện tại đang gửi các ngân hàng để xem sự tăng giảm của tiền gửi ngân hàng, báo cáo cho phòng quản lý để kiểm tra và thực hiện kế hoạch với dòng tiền.
- Kiểm tra điều hành các số dư trong tài khoản ngân hàng và làm tính toán chênh lệch tỷ giá các tài khoản ngân hàng khác nhau
- Kế toán ngân hàng sẽ Kkểm tra tính đúng đắn minh bạch trên các nội dung ghi trên séc và viết phiếu thu séc với những séc phù hợp
- Thông qua tính phù hợp của đề nghị thanh toán và phát lệnh chi tiền, uỷ nhiệm chi, công văn mua ngoại tệ…và nộp ra ngoài ngân hàng.
- Kiểm tra đơn xin bảo lãnh từ ngân hàng của các bộ phận khi có nhu cầu cần được phải bảo lãnh của ngân hàng.
- Thường xuyên các chứng từ báo nợ, báo vay, báo trả vay của các ngân hàng .
- Tạo lập và nộp hồ sơ được bảo lãnh tại các ngân hàng.
- Tạo lập hồ sơ vay vốn ngân hàng, trả nợ vay ngân hàng theo đúng quy định của ngân hàng và mục đích của từng lần vay.
- Gửi hồ sơ cho kế toán trưởng và cho chủ tài khoản ký nhận.
- Chuyển giao hồ sơ công ty cho ngân hàng và theo dõi tình hình nhận nợ và trả nợ vay ngân hàng.
- Theo dõi tình hình các dịch vụ bảo lãnh từ ngân hàng.
- Kiểm soát tình hình mở thanh toán, bảo lãnh
- Thực hiện các công việc đã giao và giải đáp các khúc mắc từ phía ngân hàng.
- Tạo bảng kê, ký người lập bảng kê, chuyển cho người kiểm soát.
- Tạo phiếu kế toán, ký người lập và chuyển cho kế toán trưởng ký và lưu trữ.
Kế toán trưởng sẽ là người ký và lưu trữ dữ liệu
1.3. Kế toán công nợ
Cụ thể, công việc của
kế toán công nợ bao gồm:
- Thường xuyên tiến hành đối chiếu kiểm tra, đôn đốc việc thanh toán được kịp thời với thời hạn quy định của công ty.
- Đối chiếu theo định kỳ hoặc cuối tháng từng khoản nợ phát sinh, số phải thu và số còn phải thu.
- Kiểm soát trực tiếp tất cả bằng nguyên tệ và quy đổi theo “ Đồng ngân hàng nhà nước Việt Nam” đối với các khoản nợ phải thu có gốc ngoại tệ, cuối mỗi kỳ phải điều chỉnh số dư theo tỷ giá quy đổi thực tế.
- Chỉ tiêu giá trị và hiện vật đối với các khoản nợ phải thu bằng hiện vật. Cuối kỳ phải điều chỉnh số dư theo giá thực tế trên thị trường.
- Các khoản nợ phải thu theo thời gian quy định phải thanh toán cũng như theo từng đối tượng thanh toán.
- Dựa vào số dư chi tiết bên nợ của một số tài khoản thanh toán như: 131,331… để lấy số liệu ghi vào sổ sách các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán.
- Kiểm soát thực hiện công tác kế toán thu chi tiền mặt, tạm ứng bằng tiền mặt, định kỳ hàng tuần/tháng đối chiếu số dư tiền mặt với thủ quỹ.
- Lập kế hoạch vơi trưởng phòng mức thanh toán và lịch thanh toán với khách hàng.
1.4. Kế toán kho hàng (hàng hóa - giá thành)
Cụ thể, công việc của
kế toán kho hàng bao gồm:
- Theo dõi việc nhập và xuất tồn kho.
- Kế toán kho kiểm tra nghiêm túc việc ghi chép vào thẻ kho của thủ kho, hàng hóa vật tư trong kho được sắp xếp hợp lý hay chưa, kiểm tra thủ kho có tuân thủ các quy định của công ty giao cho hay không?
- Theo dõi cập nhật công nợ nhập - xuất hàng hóa; định kỳ lập biên bản xác minh công nợ theo quy định đặt ra.
- Theo quy định định kỳ cứ 3 tháng 1 lần phối hợp với thủ kho kiểm kê toàn bộ hàng hóa, nguyên vật liệu trong kho với số liệu ban đầu. Xử lý những hàng hóa hư hỏng, quá hạn sử dụng.
- Thiết lập biên bản kiểm kê, biên bản đề xuất xử lý nếu phát hiện có sự chênh lệch giữa số liệu thực tế với sổ sách, nộp về phòng kế toán để được giải quyết.
- Kết quả kiểm, đếm, giao nhận hóa đơn, chứng từ và ghi chép sổ sách sẽ được kiểm định theo quy định.
- Thống kê các báo cáo tồn kho, báo cáo nhập xuất tồn và các báo cáo liên quan khác theo quy định của công ty
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Bộ phận Kho; đồng thời kiến nghị những vấn đề liên quan đến công việc của Kế toán kho.
- Trực tiếp đối chiếu số liệu nhập/xuất của thủ kho và kế toán.
- Trực tiếp kiểm kê đồng thời theo dõi đếm số lượng hàng nhập xuất kho cùng thủ kho, bên giao, bên nhận.
- Tham gia trực tiếp công tác kiểm kê định kỳ (hoặc đột xuất).
- Toàn bộ trách nhiệm biên bản kiểm kê, biên bản đề xuất xử lý phải chịu nếu có chênh lệch giữa sổ sách và thực tế.
- Kê khai chứng từ và báo cáo kế toán theo quy định.
1.5. Kế toán tài sản cố định
Cụ thể, công việc của kế toán tài sản cố định trong doanh nghiệp bao gồm:
- Kiếm soát việc quản lý và theo dõi số lượng tài sản cố định để không bị thất thoát bằng cách mở thẻ tài sản cố định. Với mỗi tài sản cố định phải dán mã riêng biệt.
- Ngoài ra, kế toán cần lập Biên bản kiểm kê tài sản cố định nhằm xác định số lượng. Tuy nhiên, phụ thuộc theo tính chất của tài sản mà quy định kiểm kê vào cuối năm hay đột xuất.
- Trích khấu hao đầy đủ chi phí vào những bộ phận có liên quan của những tài sản tham gia vào sản xuất kinh doanh
- Đối với bộ chứng từ của tài sản phải được lưu tại thẻ tài sản cố định (Vì phục vụ cho nhiều năm sau đó).
- Khi được bàn giao tài sản cố định cho bộ phận nào sử dụng phải có biên bản bàn giao để quản lý tính hiện hữu của tài sản được an toàn.
1.6. Kế toán doanh thu
Cụ thể, công việc kế toán doanh thu bao gồm:
- Tham gia thực hiện các báo cáo bán hàng, doanh thu hay lập các phiếu doanh thu.
- Kê khai các báo cáo về các khoản giảm trừ doanh thu.
- Theo dõi khắt khe doanh thu và số lượng hàng hóa, doanh thu bán hàng và cập nhật cho kế toán trưởng hoặc bộ phận kế toán trong ngày.
- Lưu giữ các hóa đơn bán hàng và so sánh với hóa đơn đã sử dụng trước đó.
- Sửa đổi các khoản giảm trừ, đảm bảo mọi vấn đề liên quan đến giảm trừ doanh thu được phê duyệt của cấp trên.
- Lập các báo cáo tổng hợp để gửi kế toán trưởng xem xét và duyệt.
- Kiểm soát đột xuất các đại lý hay điểm bán hàng về doanh thu bán hàng.
- Cùng với thủ quỹ kiểm tra đột xuất và định kỳ tất cả các quỹ bên trong nội công ty/doanh nghiệp.
1.7. Kế toán thuế
Công việc
kế toán thuế bao gồm:
- Kế toán thuế sẽ kê khai tờ khai thuế và lập bảng báo cáo tình trạng sử dụng hóa đơn có đầu vào cả đầu ra của doanh nghiệp trong tháng. Hóa đơn đầu ra phải kê ngày đầy đủ, hóa đơn đầu vào muốn được khấu trừ thuế GTGT thì thời điểm kê khai không được chậm quá nửa năm kể từ tháng phát sinh hóa đơn GTGT đó.
- Kê khai tờ khai thuế TNDN từng quý đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong quý vừa qua.Nộp báo cáo tài chính khi kết thúc một năm
1.8. Kế toán phí
Củ thể, công việc của kế toán phí bao gồm:
- Ghi chép số liệu, phản ánh tính chính xác, tính kịp thời, đầy đủ các khoản chi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp/công ty; kiểm tra tính phù hợp với hợp pháp của từng khoản chi phí, tình hình thực hiện kế hoạch và định mức chi phí.
- Kiểm soát sổ theo dõi chi tiết chi phí theo từng yếu tố, từng khoản mục và địa điểm phát sinh chi phí thời điểm đó .
- Theo dõi tiêu thức phân bổ và phân bổ chi phí kinh doanh cho hàng hoá đã tiêu thụ trong kỳ và hàng còn lại chưa tiêu thụ trong trường hợp doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh dài hạn và lượng hàng hoá tồn kho cuối kỳ lớn.
- Liệt kê các số liệu cho việc kiểm tra, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch chi phí của doanh nghiệp/công ty.
Công việc của một nhân viên kế toán thường khá bận rộn
1.9. Kế toán tổng hợp
Cu thể, công việc của
kế toán tổng hợp bao gồm:
2. Theo cách thức ghi chép
- Kế toán đơn: Kế toán đơn là việc ghi chép tài liệu, phản ánh trên từng tài khoản kế toán riêng biệt, không có quan hệ trên với tài khoản khác.Đây là cách phân loại kế toán căn cứ theo phương pháp ghi chép, phản ánh trên các tài khoản kế toán trong nhiệm vụ kế toán. Cùng với kế toán đơn đó là kế toán kép.
- Kế toán kép: Kế toán kép cũng là việc ghi chép sổ sách tài liệu, phản ánh các nhiệm vụ kinh doanh của công ty, tài chính vào các tài khoản kế toán cùng với mối quan hệ khách quan giữa các đối tượng kế toán và phù hợp mối quan hệ đối ứng giữa các tài khoản kế toán với nhau. Và đây cũng là cách phân loại kế toán căn cứ theo phương pháp ghi chép tài liệu, phản ánh trên các tài khoản kế toán .
3. Theo chức năng cung cấp thông tin tài liệu
- Kế toán tài chính: Chủ yếu kế toán tài chính là liệt kê thông tin bên ngoài đơn vị, doanh nghiệp/công ty là chính: cổ đông, cơ quan chức năng như thuế, thanh tra,ngân hàng…, sau đó thông qua các báo cáo tài chính, báo cáo thuế.
- Kế toán quản trị: Phục vụ bên trong nội bộ doanh nghiệp/công ty là chủ yếu, cung cấp thông tin nhằm ra quyết định trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp/công ty.
III. Công việc của kế toán là gì
1. Công việc đầu năm mà kế toán thuế cần phải thực hiện
- Kê khai và nộp tiền thuế đầu năm.
+ Đối với tiền thuế môn bài là ngày 31/1 mỗi năm .
+ Nếu là công ty/doanh nghiệp mới thành lập thì nộp tờ khai và thuế môn bài trong vòng 1 tháng, kể từ khi có giấy phép kinh doanh.
+ Nếu là công ty có thay đổi về vốn, thì thời hạn cuối cùng nộp tờ khai thuế môn bài là 31/12 trong năm có thay đổi
- Tờ khai thuế TNDN tạm tính quý 4 năm trước liền kề năm khai thuế
- Báo cáo tình hình thực hiện sư dụng hóa đơn quý 4 năm trước liền kề
- Trực tiếp báo cáo tài chính, Quyết toán thuế TNDN, Quyết toán thuế TNCN của năm trước liền kề: Trong thời hạn nộp là 31/3
2. Công việc hằng ngày phải làm
- Ghi chép thu thập, lưu trữ các hoá đơn, chứng từ của kế toán:
+ Nếu doanh nghiệp có phát sinh khi kinh doanh các nghiệp vụ kinh tế như mua bán vật tư,… Thì công việc của kế toán là phải thu thập xử lý tất cả các hóa đơn chứng từ có liên quan từ đầu ra rồi đầu vào để làm căn cứ cho việc kê khai thuế và tính hạch toán nghiêm chỉnh nhất
+ Sau khi đã tập hợp được các hóa đơn chứng từ có liên quan thì kế toán thuế phải tiến hành xử lý và kiểm tra xem hóa đơn hợp pháp và phù hợp không hay không?
+ Trường hợp nếu phát hiện hóa đơn GTGT viết sai sót, hóa đơn bất hợp pháp, kế toán phải quyết định xử lý ngay theo quy định của Thông tư và tài liệu văn bản có liên quan
+ Kê khai phiếu thu chi rõ ràng, lập hóa đơn bán hàng, phiếu xuất kho…là cần thiết trong ngày
- Đặc biệt là ghi chép sổ quỹ, sổ gửi tiền và các sổ sách cần thiết khác có liên quan
+ Lưu ý:
Những chứng từ không ghi sổ, hạch toán được lưu giữ trong vòng 5 năm
Những chứng từ để ghi sổ, hạch toán được lưu giữ trong vòng 10 năm
Những chứng từ, ghi sổ hồ sơ đặc biệt quan trọng tủ dự trữ vĩnh viễn
3. Công việc hàng tháng
- Kê khai tờ khai thuế GTGT hàng tháng (Nếu doanh nghiệp đó kê khai thuế GTGT theo tháng).
- Thời gian từ ngày 1/1/2014 những hóa đơn đầu vào không bị khống chế thời gian kê khai, nhưng phải khai trước khi Cơ quan thuế có quyết định thanh tra kiểm tra
- Kê khai tờ khai thuế TNCN theo tháng (Nếu doanh nghiệp đó kê khai thuế GTGT theo tháng, và có số thuế TNCN được phải nộp trong tháng).
- Kê khai các loại thuế khác (nếu có)
- Kê khai báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn hàng tháng (Đối với những DN mới thành lập dưới 12 tháng).
- Hạn nộp tờ khai là ngày 20 của tháng tới
- Trả giá hàng tồn và giá vốn hàng hóa
- Trả lương, bảo hiểm , các khoản phụ cấp khác cho người lao động
-
Khấu hao tính phân bổ công cụ dụng cụ
- Lưu ý: Nếu trong tháng có phát sinh số tiền thuế thì hạn nộp tờ khai cũng là hạn nộp tiền thuế
4. Công việc hàng quý
- Kê khai báo cáo tình hình sử dụng Hoá đơn theo Quý.
- Kê khai báo tờ thuế TNCN theo quý (Nếu DN kê khai theo quý).
- Tờ khai trên có thời hạn là ngày 30 của tháng đầu tiên quý sau liền kề.
5. Công việc cuối năm
- Cuối năm làm báo cáo thuế cho tháng cuối năm và báo cáo thuế cho quý 4 .
- Trình bày báo cáo quyết toán thuế TNCN năm
- Kê khai quỹ, kho hàng và tài sản, đối chiếu công nợ
- Lên sổ kế toán, đối chiếu sổ chi tiết và sổ tổng hợp
- Liệt kê báo cáo tài chính năm gồm: Bảng cân đối kế toán. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh mọi tháng. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho ngân hàng.
- Liệt kê sổ sách, chứng từ kế toán có liên quan và trình ký các sổ sách chứng từ đó
IV. Kỹ năng cần thiết của một nhân viên kế toán
Những kỹ năng cần thiết mà kế toán cần có
- Năng lực chuyên môn: Để có thể làm tốt một việc gì đó năng lực chuyên môn luôn là điều cần thiết nhất. Bạn phải có chuyên môn thì mới nắm bắt và hiểu được công việc được giao. Theo quy luật của luật Kế toán Việt Nam thì một cá nhân kế toán muốn hành nghề phải có chứng chỉ hành nghề kế toán và bằng cấp rõ ràng
- Kỹ năng tin học văn phòng: Với sự phát triển mạnh mẽ của thời đại và sự có mặt của máy tính thì mỗi cá nhân hành nghề kế toán nhất thiết phải thành thạo các phần mềm trong vi tính, các chương trình văn phòng tin học sẽ là lợi thế cho bạn
- Kỹ năng ngoại ngữ: Bạn sẽ tự tin trong công việc nếu có tiếng anh song hành. Bạn sẽ chủ động hơn khi nói chuyện với người nước ngoài ,khi đọc các báo chí và tài liệu liên quan đến chuyên môn. Bạn chắc chắn sẽ tự tin hơn khi trong tay có tiếng anh
- Trung thực và cẩn thận: Kế toán cần sự tỉ mỉ tự tin vì nó liên quan nhiều đến sổ sách, số liệu. Bạn cần phải cẩn thận để tránh sai sót, giúp công việc đạt hiệu suất tốt hơn. Một nhân viên trung thực mới đem lại sự tin tưởng cho doanh nghiệp/công ty
- Đạo đức trong nghề nghiệp: Các nhà tuyển dụng cũng như các doanh nghiệp cũng đề cao vấn đề này. Bạn phải là người có ý thức trong công việc, nhận thức tốt và đúng đắn về công việc kế toán thì các nhà quản trị mới khỏi đau đầu
- Năng động và sáng tạo: Trong công việc cần sự năng động, sáng tạo để đem lại nguồn cảm hứng, những điều mới mẻ. Những nghiệm vụ, công việc có thể giống nhau nhưng kinh tế luôn thay đổi theo thời gian. Là người có thể cân bằng trong tài chính doanh nghiệp bạn cần phải nhạy bén quản lý và linh động trong ứng xử tình huống giao tiếp và công việc
- Kỹ năng phân tích, quan sát tổng hợp: Vi công việc phải làm khá nhiều việc như thu thập chứng từ, hóa đơn, sổ sách, báo cáo, thu chi,.. Đây là công việc đòi hỏi bạn phải có khả năng quan sát, phân tích, nhận định trong nghiệp vụ
- Kỹ năng giao tiếp, ứng xử khéo léo, chuyên nghiệp: Bạn có khả năng giao tiếp thì sẽ kết nối mọi người lại với nhau. Đây sẽ là tiền đề tạo dựng mối quan hệ đồng nghiệp với nhau. Kỹ năng cư xử khéo léo, chuyên nghiệp,văn minh luôn là hành trang cần thiết đối với mỗi chúng ta
- Khả năng chịu áp lực trong công việc: Để thích nghi với môi trường làm việc bạn phải rèn luyện và phấn đấu để bản thân có một tinh thần thép, có khả năng để vượt qua khó khăn trong công việc
- Kỹ năng giao tiếp và quản lý thời gian: Bạn sắp xếp công việc một cách hợp hợp lý sẽ giúp bạn làm được nhiều việc hơn, nâng cao hiệu suất làm việc thành thạo hơn
V. Kết luận
Qua bài viết có thể giúp bạn hiểu rõ nhất về về công việc kế toán, giúp bạn có thể lựa chọn công việc đúng đắn và phù hợp với bản thân. Nhận định rõ nghề nghiệp là bước đệm quan trọng trong lộ trình học tập và làm việc về sau của bản thân. Đồng thời đây cũng chính là tiền đề để các bạn định hướng chọn lựa để đầu tư kiến thức đúng chỗ cũng như định vị được con đường tương lai của bản thân nhé
Xem thêm :
Mẫu CV Kế Toán Tổng Hợp
Top 25 mẫu CV Kế Toán Tổng Hợp thiết kế đẹp, chuyên nghiệp nhất