Trong những quyển sách hay về nghệ thuật lãnh đạo, cuốn sách Thuật lãnh đạo là một món quà của tác giả dành cho độc giả. Dù là ai, bạn cũng nên tham khảo nội dung cuốn sách này để rèn luyện kỹ năng cho bản thân.

Công việc là phương thức giúp con người tạo ra giá trị cho bản thân và cuộc sống. Để phát triển con đường sự nghiệp, con người phải liên tục nâng cấp bản thân bằng những kỹ năng mềm cũng như vốn liếng sự nghiệp. Trong số những kỹ năng cần thiết cho công việc, có lẽ ai cũng mong muốn rèn luyện kỹ năng lãnh đạo hay còn gọi là thuật lãnh đạo. Vậy thuật lãnh đạo là gì và làm sao để chúng ta có thể rèn luyện kỹ năng này, cuốn sách hay nên đọc “Thuật lãnh đạo” chính là bí kíp. 

I. Đôi nét về cuốn sách “ Thuật lãnh đạo” 

1. Giới thiệu tác giả

Cuốn sách Thuật lãnh đạo là một trong những tác phẩm để đời của Brian Tracy - một diễn giả và chuyên gia tư vấn nổi tiếng. Bên cạnh đó, tác giả cuốn sách hay nên đọc còn chủ tịch của một ty đào tạo và tư vấn - Tổ chức Brian Tracy. Trên con đường đi tới thành công, ông đã một mình tư vươn lên và bắt đầu chia sẻ nhiều nguyên tắc mà ông đã đúc kết được trên con đường này. 

2. Giới thiệu sách và đối tượng độc giả

Nếu bạn là một doanh nhân đang khởi nghiệp hay một quản lý cấp trung của doanh nghiệp, thì những quyển sách hay Thuật lãnh đạo dành cho bạn. Mọi băn khoăn của bạn về tăng thị phần, tăng doanh số bán hàng, thúc đẩy nhân viên trở nên xuất sắc, làm việc hiệu quả hay ứng phó với đồng nghiệp không biết điều. 

Tất cả nỗi lòng của bạn sẽ được giải đáp trong nội dung review sách hay Thuật lãnh đạo, tác giả mong rằng qua cuốn sách này, bạn có thể nhận được câu trả lời mà bạn muốn.

Xem thêm: Làm chủ cuộc đời: 18 Cuốn sách bạn nên đọc để biết quản lý thời gian hiệu quả

II. Tóm tắt nội dung Thuật lãnh đạo

1. Chương 01. Tài lãnh đạo là do trui rèn, chứ không phải khả năng thiên bẩm

Nhiều người cho rằng kỹ năng lãnh đạo là do thiên bẩm, tuy nhiên tác giả cuốn sách hay mỗi ngày Thuật lãnh đạo cho rằng tài lãnh đạo là do rèn luyện mà có. Để rèn luyện tài lãnh đạo, chúng ta có thể học hỏi những nhà lãnh đạo trước đây để tự nhìn nhận và phát triển phẩm chất lãnh đạo trong chính bạn. Khi tìm hiểu về những yếu tố cần thiết của một lãnh đạo giỏi, bạn đã có nền tảng cơ bản để tiếp thu những giá trị và hành vi tương tự. 

1

Nghệ thuật lãnh đạo trong Thuật lãnh đạo

Nội dung của cuốn sách hay mỗi ngày này đã đưa ra quan điểm của một triết gia - ông Bertrand Russell. Ông cho rằng một người đã thành công với một việc thì những người khác cũng có thể làm được điều đó. Khi bạn muốn trui rèn kỹ năng lãnh đạo, bạn hãy nghĩ đến những nhà lãnh đạo mà bạn ngưỡng mộ và bắt đầu từ bây giờ noi gương họ. 

2. Chương 02. Ý thức về sứ mệnh

Những nhà lãnh đạo có tầm nhìn đều hiểu rõ được ý thức về sứ mệnh nâng đỡ và truyền cảm hứng cho những người có cùng sứ mệnh. Đây là một trong những nội dung được review sách hay của Thuật lãnh đạo. Những nhà lãnh đạo với khao khát lớn lao luôn mong muốn có thể khai thác nguồn động lực và nhiệt huyết để mỗi cá nhân có thể hết sức theo đuổi giấc mơ của mình. 

Sau đó, là một nhà lãnh đạo, bạn phải luôn khơi gợi nhiệt huyết và cảm hứng cho những người xung quanh. Để làm được điều này, chính bạn phải là người có những mục tiêu định tính. Chúng ta đều sẽ trở thành những người giỏi nhất khi chiến thắng trong bất cứ cuộc cạnh tranh khốc liệt nào. Nội dung cuốn sách hay mỗi ngày Thuật lãnh đạo đưa ra 4 cách để khiến đối phương cảm thấy quan trọng: sự trân trọng, sự tán dương, sự thán phục, sự chú ý.

Xem thêm: Review sách kỹ năng: Khéo ăn khéo nói sẽ có được thiên hạ

3. Chương 03. Hướng hành động

Nội dung review sách hay Thuật lãnh đạo đưa ra 7 bước để một người đạt được mục tiêu đã đề ra:

  • Bước 1: Xác định mục tiêu chính là bước đầu tiên khi bạn muốn đạt được điều gì đó, bất kể đó là mục tiêu gì như mục tiêu của công ty hay mục tiêu của bản thân. Sự rõ ràng là phần tiên quyết khi nghĩ về mục tiêu để thành công. 
  • Bước 2: Hãy viết ra mục tiêu để bạn có một phác thảo một cách cụ thể và chi tiết về mục tiêu cũng như cách để đo lường mục tiêu. 
  • Bước 3: Thiết lập thời hạn để đạt được một mục tiêu. Đối với một mục tiêu lớn, bạn nên chia nhỏ ra thành nhiều phần nhỏ và giới hạn thời gian cho mỗi phần để tạo động lực cho bản thân thực hiện mục tiêu. 
  • Bước 4: Lên một danh sách những việc cần làm để đạt được từng cột mốc mục tiêu. Danh sách cần phải ưu tiên tiêu chí rõ ràng và toàn diện và bổ sung từ khi bắt đầu đến khi hoàn chỉnh. 
  • Bước 5: Lập một kế hoạch hành động với hai điều cần suy nghĩa là mức độ ưu tiên và trình tự thực hiện.
  • Bước 6: Hành động biến những thứ đang được viết trên giấy thành hiện thực. Hãy nhớ đừng trì hoãn dù chỉ là một phút. Thực ra, không phải là chúng ta không thực hiện được đam mê mà do chúng ta không hành động theo mục tiêu và kế hoạch đã đề ra. 
  • Bước 7: Đây là bước cuối cùng cũng là bước quan trọng nhất - quyết tâm thực hiện mục tiêu. Bạn đã dành thời gian để lên kế hoạch mỗi ngày và việc của bạn chính là bắt đầu thực hiện từng mục công việc ngay từ sáng hôm sau.

2

Hướng hành động trong Thuật lãnh đạo

4. Chương 04. Lòng can đảm

Nội dung của cuốn sách hay nên đọc này đưa ra một quan điểm về lòng can đảm. Can đảm là một phẩm chất quan trọng không chỉ cho cảnh sát mà còn cho những người lãnh đạo. Lòng can đảm giúp một nhà lãnh đạo có thể bắt tay vào thực hiện công việc và hỗ trợ mọi người. Đây cũng không phải là phẩm chất thiên bẩm mà là đức tính mà ai trong chúng ta đều có thể học được. Dù là thói quen tốt nào thì bạn đều có thể rèn luyện phát triển thói quen bằng cách luyện tập. 

Một trong những cách để tạo lòng can đảm của nghệ thuật lãnh đạo là dám đương đầu với những điều mà bạn cảm thấy sợ hãi, đối mặt với tình huống mà hàng ngày bạn đang trốn tránh. Mỗi lần như vậy, khi bạn dám đối mặt, bạn đã đi những bước đầu tiên trong con đường tìm kiếm lòng can đảm và biến nó thành tố chất của bản thân. 

Xem thêm: Review sách hay về tâm lý: “Một phút cho tâm lí, một tí hiểu cuộc đời ”

5. Chương 05. Lãnh đạo là nhà chiến lược

Ở đây, tác giả cuốn sách hay mỗi ngày Thuật lãnh đạo thể hiện rằng tư duy chiến lược chính là lãnh đạo có tầm nhìn, tức là nhà lãnh đạo có thể xem xét việc họ đang làm và những ảnh hưởng của công việc đó. Một nhà lãnh đạo có kế hoạch chiến lược cho tổ chức, bạn có thể xây dựng một kế hoạch hiệu quả bằng 6 câu hỏi sau:

  • Tổ chức của bạn đang ở đâu?
  • Tổ chức của bạn có thể đạt được vị trí hiện tại bằng cách nào?
  • Bạn muốn tổ chức của mình đi đến đâu?
  • Làm thế nào để tổ chức có thể đi đến vị trí đó từ vị trí hiện tại?
  • Tổ chức sẽ phải đối đầu với những trở ngại gì?
  • Tổ chức cần bổ sung kiến thức hay nguồn lực nào để đạt được mục tiêu?

6. Chương 06. Năng lực truyền cảm hứng và tạo động lực

Trong nội dung review sách hay, chương này đưa ra 6 yếu tố chủ chốt để có thể biến những nhân viên với công suất làm việc bình thường trở nên xuất sắc hơn.

Yếu tố đầu tiên trong nghệ thuật lãnh đạo là giao cho mọi người một công việc nhiều thử thách và thú vị. Tiếp đến là giao tiếp cởi mở và tinh thần trách nhiệm. Yếu tố thứ tư là sự phát triển cá nhân và cơ hội thăng tiến. Hai yếu tố cuối cùng để tạo động lực làm việc hay truyền cảm hứng cho mọi người chính là tiền bạc và điều kiện làm việc. 

3

Khả năng truyền cảm hứng trong Thuật lãnh đạo

7. Chương 07. Cam kết hết mình vì thắng lợi chung

Trong phần này của những quyển sách hay, tác giả Thuật lãnh đạo đã đưa ra một số nguyên tắc để lãnh đạo cam kết về chiến thắng và đạt được mục tiêu:

  • Nguyên tắc mục tiêu trong nghệ thuật lãnh đạo là tiêu chí tiên quyết với những nhà lãnh đạo quân sự. Họ cần hiểu rõ mục tiêu của từng chiến dịch, đảm bảo không có chỗ cho sự mơ hồ và thiếu rõ ràng. Còn trong kinh doanh, bất cứ nhà lãnh đạo nào cũng cần cảm kết về sự rõ ràng để nhân viên hiểu việc họ cần làm và cam kết giành chiến thắng. 
  • Nguyên tắc tấn công và nguyên tắc số đông. Vấn đề chủ chốt của nhà lãnh đạo là tập trung mọi lực lượng nhân sự, đặc biệt là nhân sự tài năng nhất, mạnh mẽ nhất để có cơ hội giành chiến thắng cao hơn. Nhà lãnh đạo cần có khả năng xoay chuyển tình hình để luôn tập trung vào mục tiêu. 
  • Nguyên tắc điều động. Nguyên tắc này được chú trọng với những nhà lãnh đạo cầm quân. Họ đạt được thắng lợi vì biết sắp xếp và điều phối viện binh, biết người nào nên ở vị trí nào để họ phát huy được năng lực của họ. 
  • Nguyên tắc thu thập tin tức. Những nhà lãnh đạo phải là người nắm được tình hình chung, khi đó họ mới phát huy được sức mạnh của thông tin và đưa ra quyết định đúng đắn. 
  • Nguyên tắc hành động phối hợp. Chiến thắng của một tổ chức không phải vì một thành viên trong đội mà là kết quả được định hướng bởi mọi người. Khi tất cả đều hiểu được công việc mình đam là và lý do họ làm vậy, thì sự cam kết của cả đội về mục tiêu chung là yếu tố chủ chốt. 
  • Nguyên tắc chỉ duy nhất. Trong bất kỳ hoạt động quân sự nào đều cần có một nhà lãnh đạo - người sẽ chịu trách nhiệm cao nhất với mọi rủi ro cũng như thành công của cả chiến dịch. Điều này có nghĩa là trong mọi tình huống họ cần được đảm nhận nhiệm vụ hay ra quyết định. 

8. Chương 08. Người lãnh đạo là một nhà giao tiếp

Không chỉ kỹ năng lãnh đạo trong những quyển sách hay, một kỹ năng mềm có thể học được cho những nhà lãnh đạo chính là kỹ năng giao tiếp. Để hiểu và thuần thục kỹ năng này, bạn phải hiểu được 5 mục tiêu của giao tiếp:

  • Mong muốn được yêu mến và nể trọng 
  • Mong muốn được công nhận về giá trị và tầm quan trọng 
  • Mong muốn thuyết phục người khác chấp nhận quan điểm của mình
  • Mong muốn có thể thay đổi ý kiến của người khác để hợp tác cùng bạn 
  • Mong muốn tạo được ảnh hưởng với các mối quan hệ của mình

9. Chương 09. Học hỏi từ nghịch cảnh

Những nhà lãnh đạo xuất chúng sẽ không dùng từ thất bại. Tác giả những quyển sách hay Thuật lãnh đạo cho chúng ta hiểu rằng họ không suy nghĩ đến những khía cạnh tiêu cực mà chỉ nhìn nhận những bài học quý báu và kinh nghiệm học tập để tiếp tục đứng lên. 

4

Học hỏi trong Thuật lãnh đạo

Để có thể làm được điều này hay xây dựng thói quen này trong nghệ thuật lãnh đạo thì bạn có thể tham khảo một số bước sau: Sự bình tĩnh không lúng túng hay lo lắng dù ở trong hoàn cảnh nào, tự tin vào năng lực và kinh nghiệm của bản thân, dũng cảm ngẩng cao đầu tiến bước đến mọi mục tiêu, thu thập dữ liệu trước khi đưa ra quyết định, không chừa chỗ cho những giải pháp không hữu hiệu, kiểm soát khủng hoảng và tận dụng kỹ năng xử lý tình huống, giao tiếp liên tục để không ngừng cập nhật tình hình. 

10. Chương 10. Xây dựng đội quân vô địch

Trong một đội quân, để giành được chiến thắng, nhà lãnh đạo cần tuân thủ 8 nguyên tắc then chốt sau:

  • Hoạt động huấn luyện và lãnh đạo phải rõ ràng
  • Phát triển nguồn lực và tập trung đào tạo chuyên sâu
  • Tập trung vào kế hoạch 
  • Phân công chọn lọc
  • Loại bỏ những người không đủ năng lực
  • Truyền thông một cách hiệu quả
  • Hết mình vì sự tuyệt hảo

11. Chương 11. Tập trung vào kết quả

Tác giả cuốn sách hay mỗi ngày Thuật lãnh đạo đề xuất kỹ năng chính yếu cần thiết để gặt hái kết quả là xác lập những ưu tiên. Những nhà lãnh đạo thành công không ngừng đưa ra những ưu tiên để họ có thể luôn tập trung vào những công việc mang lại giá trị cao và quan trọng nhất. 

Không chỉ tập trung vào những kết quả riêng, nhà lãnh đạo có thể giảng giải về những khía cạnh nhằm thúc đẩy họ xác lập mục tiêu và làm việc tạo nên giá trị cao. Những nhà lãnh đạo được đề xuất trong review sách hay biết rằng khả năng xác định những ưu tiên và tập trung vào những khía cạnh khác để tạo sự khác biệt tạo nên hiệu quả làm việc. 

Xem thêm: Review sách bán chạy nhất mọi thời đại: Đắc nhân tâm – Dale Carnegie

12. Chương 12. Khao khát dẫn dắt

Trong bất kỳ tình huống hay trường hợp nào, những quyển sách hay đề xuất nhà lãnh đạo cần tập trung vào 7 trách nhiệm chính để luôn nâng cao, hoàn thiện bản thân và trở thành người giỏi nhất:

  • Xác định và thực hiện mục tiêu
  • Đổi mới và thực hiện marketing
  • Giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định
  • Xác định mục tiêu và tập trung vào nhiệm vụ chính 
  • Làm tấm gương cho người khác 
  • Thuyết phục và truyền cảm hứng cho người khác
  • Tiến tới kết quả.

13. Chương 13. Vai trò của lòng tự tôn trong lãnh đạo

Những nhà lãnh đạo thành công luôn có lòng tự tôn và sự tự nhận thức tích cực về bản thân và luôn có ý thức về sự quan trọng của bản thân. Một thành phần quan trọng không kém là sự tự tin và năng lực của bản thân để có thể đạt được những kết quả mà không phải ai cũng làm được. Lãnh đạo không chỉ là lãnh đạo người khác mà còn lãnh đạo chính bản thân mình. Mỗi lãnh đạo đều biết họ cần gì, việc họ đang làm là gì và khả năng xem xét nhìn nhận bản thân thật khách quan. 

5

Tự tôn của nhà lãnh đạo trong thuật lãnh đạo

14. Chương 14. Lãnh đạo bằng việc làm gương

Trong bất cứ hoàn cảnh nào, lãnh đạo luôn là người được nhiều thành viên quan sát và làm theo. Vì vậy, hành vi cũng như lời nói của lãnh đạo luôn trong “tầm ngắm” của mọi người. Lãnh đạo nên có thái độ đúng đắn và tôn trọng người khác để thành viên của bạn cũng có thể học hỏi và noi theo. 

15. Chương 15. Nhà lãnh đạo tự tạo động lực cho bản thân

Những nhà lãnh đạo luôn tìm cách để tạo động lực cho chính bản thân mình vì họ hiểu rằng nếu họ muốn đạt được những thứ vượt trội thì cũng phải tìm mọi cách để nâng cấp bản thân. Lãnh đạo phải tự thúc đẩy bản thân, làm việc chăm chỉ và không lãng phí thời gian vào những việc vô bổ. Bên cạnh đó, lãnh đạo luôn tìm cách làm việc nhanh hơn, hiệu quả, nâng cao kỹ năng sắp xếp thời gian của họ và làm được nhiều việc hơn. Lãnh đạo là người làm việc bền bỉ, tạo sự khác biệt trong năng suất của họ và nâng cao trách nhiệm công việc. 

Xem thêm: Cuốn sách “Quản lý thời gian” và câu chuyện tìm kiếm thành công

16. Chương 16. Phát triển phẩm chất lãnh đạo

Khi bạn muốn hoàn thiện bản thân mình hơn, hãy nhớ đến 3 điều mà tác giả cuốn sách hay nên đọc này nhắc đến:

Xuất thân của bạn không quan trọng bằng hành trình tiến đến đích của bạn. Cơ hội của một người không phải dễ dàng có được, vì vậy đừng vì lý do nào đó mà bỏ qua cơ hội, tuy nhiên hãy luôn là chính mình và vươn lên vị trí cao hơn như vị trí lãnh đạo. 

Nếu bạn muốn cải thiện chất lượng cuộc sống của chính mình, bạn phải tự trở nên giỏi hơn với những phẩm chất, kỹ năng mềm cần thiết cho sự phát triển bản thân. Và cuối cùng, hãy học bất cứ điều gì bạn muốn học. 

6

Phát triển kỹ năng lãnh đạo

17. Chương 17. Sức mạnh từ sự hợp tác

Tác giả cuốn sách hay nên đọc Thuật lãnh đạo đưa ra một số lời khuyên giúp bạn tạo dựng những mối quan hệ tốt đẹp và thành công hơn:

  • Xác định rõ ràng mục tiêu ở mọi lĩnh vực trong cuộc sống
  • Xác định những  trở ngại trên con đường này
  • Xác định lượng kiến thức, kỹ năng, thói quen tốt có thể giúp bạn 
  • Xác định những tổ chức có thể rèn luyện bạn 
  • Tìm cho mình một người dìu dắt cùng chí hướng

18. Chương 18. Lãnh đạo bằng sự đồng thuận

Trong một số tình huống khi chúng ta không kiểm soát được bản thân như những lúc nóng giận thì bạn nên học kỹ năng xử lý tình huống. Khi bạn giữ vững được lập trường, dù gặp phải vấn đề gì thì bạn đều có thể bình tĩnh xử lý vấn đề mà không bị bẽ mặt trước mặt nhân viên. 

Trong bất cứ cuộc thảo luận nào thì bạn hãy tinh tế khi giao tiếp với nhân viên để tránh sự ngượng ngùng ở chốn đông người. Song song đó, trước khi chất vấn thì lãnh đạo nên nghe nhân viên giải trình và chia sẻ cùng nhân viên để có thể hỗ trợ họ. 

19. Chương 19. Lãnh đạo là người biết lắng nghe

Nhà lãnh đạo được đề cập trong Thuật lãnh đạo cần rèn luyện kỹ năng lắng nghe và thấu hiểu thông điệp thật sự của những nội dung được trao đổi. Nếu bạn là một người lãnh đạo và trao đổi cùng đồng nghiệp, bạn có thể dừng mọi hoạt động để tập trung lắng nghe mà không chen ngang.Từ trước đến nay, kỹ năng lắng nghe chưa bao giờ là thừa khi trao đổi thông tin. 

20. Chương 20. Sống như một nhà lãnh đạo

Để tránh bị kiệt sức trước khi trở thành nhà lãnh đạo thành công, bạn nên tuân theo một số phong cách và kỹ năng sống:

  • Nạp năng lượng cho bản thân 
  • Theo dõi chế độ ăn uống và luyện tập của bạn
  • Bắt đầu ngày mới tràn đầy hứng khởi

7

Phong cách sống trong Thuật lãnh đạo

21. Chương 21. Sự chính trực: phẩm chất thiết yếu của người lãnh đạo

Để trở thành một nhà lãnh đạo, tác giả Thuật lãnh đạo đã đúc kết lại cho độc giả 7 nguyên lý cơ bản:

  • Khao khát trở thành nhà lãnh đạo 
  • Quyết định hy sinh và đánh đổi
  • Quyết tâm không ngừng trong sự nghiệp
  • Kỷ luật thép với bản thân
  • Học hỏi từ những hình mẫu
  • Nghiền ngẫm tài liệu 
  • Luyện tập liên tục

III. Cảm nhận và đánh giá Thuật lãnh đạo

Tác giả cuốn sách Thuật lãnh đạo đúc kết nội dung dựa vào kinh nghiệm cũng như kiến thức thực tế. Nội dung review sách hay này sẽ mang đến cho độc giả những tình huống đàm phán thực tế giúp chúng ta rèn luyện kỹ năng đàm phán. Bên cạnh đó, nội dung Thuật lãnh đạo cũng cung cấp những phương thức rèn luyện kỹ năng quản lý thời gian, ủy quyền và giám sát cũng như cách thúc đẩy nhân viên xuất sắc hơn. Tùy vào người đọc, mỗi người với mỗi góc nhìn, họ sẽ có những bài học cũng như trải nghiệm khác nhau, vì vậy mỗi chúng ta đều có thể dựa vào nội dung để học hỏi.

IV. Kết luận 

Trong những quyển sách hay về nghệ thuật lãnh đạo, cuốn sách hay nên đọc Thuật lãnh đạo là một bí quyết cho những bạn đang muốn rèn luyện kỹ năng lãnh đạo. Thông qua hành trình của chính mình để viết lên nội dung review sách hay này nên mọi ngôn từ trong Thuật lãnh đạo đều là những bài học vô cùng quý giá. Nghệ thuật lãnh đạo là cả quá trình tốn rất nhiều thời gian, vì vậy không nên rút ngắn bước đi trên hành trình này.