Trong thời đại hội nhập và phát triển của đất nước thì việc phát triển kinh tế là xu hướng bắt buộc phải thực hiện, từ đó cũng xuất hiện nhiều mô hình kinh doanh đem lại hiệu quả đó chính là dropshipping.
Sự phát triển công nghệ làm cho mọi lĩnh vực hoạt động dễ dàng và hiệu quả hơn, mô hình kinh doanh dropshipping mới ra đời và được áp dụng trong doanh nghiệp chính là dựa vào phần lớn nền tảng công nghệ hiện đại. 123job xin giới thiệu mô hình dropshipping là gì và những ưu điểm cũng như nhược điểm của mô hình này khi áp dụng vào doanh nghiệp đến với bạn đọc ngay sau đây.
I. Mô hình dropshipping là gì?
Mô hình dropshipping nghĩa là giao hàng bỏ qua khâu vận chuyển, mô hình này hoạt động theo cách là khi có khách hàng mua sản phẩm bạn chỉ cần liên hệ công ty và họ sẽ giao trực tiếp cho khách hàng mà bạn không phải mua hàng dự trữ giống kiểu các đại lý, đây chính là đặc điểm khác biệt lớn nhất của mô hình dropshipping với các mô hình khác.
Mô hình này rất nổi tiếng trên thế giới, ví dụ như hãng máy tính nổi tiếng Dell cũng sử dụng mô hình kinh doanh dropshipping và phát triển sản phẩm trên toàn thế giới. Các đại lý đăng ký làm dropshipping chỉ cần marketing online để tìm kiếm khách hàng, khi đặt mua sản phẩm bạn chỉ cần chuyển đơn hàng đến Dell để công ty giao hàng và trích phần trăm hoa hồng cho bạn. Theo mô hình này những người bán hàng không bao giờ nhìn thấy sản phẩm hoặc phải xử lý sản phẩm.
Mô hình dropshipping nghĩa là giao hàng bỏ qua khâu vận chuyển
II. Lợi ích của mô hình dropshipping
1. Vốn đầu tư thấp
Lợi thế nhất của mô hình kinh doanh dropshipping là bạn có thể bắt đầu kinh doanh online mà không cần phải bỏ ra số tiền lớn cho hàng lưu trữ trong kho. Mô hình này giúp tiết kiệm tối đa chi phí cho doanh nghiệp vì số tiền hàng hóa trong kho là không hề nhỏ.
Với mô hình dropshipping, bạn sẽ không phải mua bất kỳ sản phẩm nào, bạn chỉ là nơi trung gian giữa công ty sản xuất ra mặt hàng và người tiêu dùng. Nếu không cần khoản chi phí đầu tư cho hàng lưu kho bạn có thể bắt đầu khởi nghiệp bằng một doanh nghiệp với mô hình dropshipping thành công với rất ít vốn.
2. Khởi động dễ dàng
Khởi đầu với mô hình dropshipping rất đơn giản bởi bạn không phải lo lắng đến các vấn đề:
- Công tác quản lý kho hàng lưu trữ.
- Đóng gói và vận chuyển các đơn hàng.
- Theo dõi sổ sách kế toán hàng trong kho.
- Xử lý tờ khai hải quan đối với các lô hàng xuất đi nước ngoài.
- Quản lý mức độ hàng tồn kho.
- Chi phí thuê mặt bằng làm kho hàng.
3. Chi phí vận hành thấp
Trong thực tế có nhiều doanh nghiệp dropshipping đặt văn phòng tại chính nhà của mình mà vẫn hoạt động bình thường chỉ cần chiếc máy tính kết nối với internet mà chỉ mất khoảng 100$ vận hành. Khi phát triển kinh doanh, chi phí này có thể tăng nhưng so với các doanh nghiệp kinh doanh truyền thống nhưng con số này vẫn nhỏ hơn đáng kể.
4. Linh hoạt trong địa điểm
Khi hoạt động kinh doanh sử dụng mô hình dropshipping các doanh nghiệp có thể linh hoạt địa điểm của mình đi bất cứ nơi đâu chỉ cần có thiết bị kết nối với internet để có thể giao tiếp trao đổi với khách hàng. Lựa chọn loại sản phẩm: Theo mô hình dropshipping, doanh nghiệp của bạn không phải bỏ tiền ra mua các mặt hàng mà bạn bán nên bạn có thể cung cấp các sản phẩm cho cùng đối tượng khách hàng tiềm năng. Nếu nhà sản xuất lưu trữ một danh mục hàng hóa, bạn có thể liệt kê tất cả lên website của mình để khách hàng tiện theo dõi về các mặt hàng sản phẩm.
5. Mở rộng quy mô một cách dễ dàng
Với một doanh nghiệp truyền thống, ví dụ doanh nghiệp muốn mở rộng kinh doanh lên gấp 3 lần thì đi kèm theo đó bạn phải bỏ ra chi phí, sức lực, thời gian gấp 3 lần bình thường. Nhưng với mô hình kinh doanh dropshipping hầu hết các đơn hàng đều do nhà cung cấp xử lý hết, điều này cho phép bạn mở rộng mô hình bán hàng mà bỏ ra ít công sức, chỉ cần tìm kiếm được nhiều khách hàng.
Tất cả những lợi ích trên làm cho dropshipping trở thành một mô hình kinh doanh hấp dẫn với cả những startup hay các thương nhân lâu đời. Nhưng mô hình dropshipping không phải chỉ có hoa hồng và cầu vồng, tất cả sự tiện lợi và linh hoạt này đều có cái giá của nó.
Dễ dàng mở rộng mô hình kinh doanh là một trong những lợi thế lớn nhất của mô hình dropshipping
III. Nhược điểm của mô hình dropshipping
Ưu điểm thì rất nhiều, nhưng không riêng chỉ có sự tiện lợi, trong kinh doanh không chỉ có “cầu vồng” mà còn những nhược điểm khác như sau:
1. Lợi nhuận thu lại không cao
Khi kinh doanh bằng mô hình dropshipping, doanh nghiệp chỉ là bên trung gian nên lợi nhuận nhận được sẽ là phần trăm hoa hồng do bên nhà sản xuất trả cho doanh nghiệp nên lợi nhuận thường không cao bằng những mô hình kinh doanh khác.
Mặt khác, do quy trình vận hành dễ và có nhiều ưu điểm như đã nói ở trên nên rất dễ dàng để những doanh nghiệp khác khởi nghiệp bằng mô hình kinh doanh này, vì vậy sự cạnh tranh trên thị trường là rất cao. Doanh nghiệp bạn phải cân nhắc đến vấn đề giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ, truyền thông rộng rãi để nâng cao sự nhận diện thương hiệu…
2. Dễ mắc phải các vấn đề tồn kho
Các vấn đề về tồn kho sẽ dễ gặp phải khi doanh nghiệp bạn nhập hàng về kho để tiện theo dõi, hay không kinh doanh chuyên một mặt hàng nào đó mà cung cấp ra thị trường nhiều sản phẩm khác nhau. Lúc đó doanh nghiệp bạn sẽ phải liên kết với nhiều nhà sản xuất nên nhiệm vụ của nhà quản lý là phải nắm rõ số lượng hàng hóa trong kho để cập nhật thông tin sản phẩm thường xuyên, tránh trường hợp cung cấp sai thông tin sản phẩm gây ảnh hưởng đến uy tín doanh nghiệp. Giải pháp cho nhược điểm này là đồng bộ hàng tồn kho của doanh nghiệp mình với các nhà cung cấp và phải áp dụng các công nghệ vào kinh doanh, phần mềm quản lý... đó chính là kinh nghiệm giúp bạn nhanh chóng đến với thành công.
3. Hình thức vận chuyển phức tạp
Ví dụ khi khách hàng mua 3 sản phẩm ở web của bạn, nhưng những sản phẩm đó lại của 3 nhà cung cấp khác nhau thì doanh nghiệp bạn phải liên hệ với 3 nhà cung cấp khác nhau để yêu cầu cung cấp hàng hóa. Mặt khác, trong tình huống đó chi phí vận chuyển sẽ tốn kém hơn và việc chi phí đó là do doanh nghiệp chi trả. Vì khách hàng không quan tâm bạn nhập từ những nguồn nào.
Việc tính toán thu phí tự động trong trường hợp này cũng khó để hệ thống cập nhật trên hệ thống để công khai giá cả với khách hàng mà khi đó giá vận chuyển đẩy lên cao rất có thể khách hàng sẽ không đặt mua sản phẩm nữa.
Mô hình dropshipping dễ gặp phải khó khăn khi vận chuyển hàng hóa
4. Những lỗi từ nhà cung cấp
Trong trường hợp hàng được vận chuyển đến tay người tiêu dùng mà bị lỗi thì bên nhận trách nhiệm và xin lỗi khách hàng lại là doanh nghiệp kinh doanh bằng mô hình dropshipping mặc dù doanh nghiệp bạn không trực tiếp quản lý hàng hóa, cũng không hề thấy được hàng hóa đó trước khi đến tay người tiêu dùng. Nhưng khi sản phẩm có lỗi sẽ làm tổn hại đến doanh thu của doanh nghiệp bạn.
IV. Cân nhắc khi áp dụng mô hình dropshipping
Như chúng tôi đã cảnh báo ngay từ đầu, mô hình kinh doanh dropshipping không phải là một mô hình kinh doanh hoàn hảo hay là một cách dễ dàng nhất để xây dựng một doanh nghiệp và phát triển nó thành công. Mô hình dropshipping có những ưu điểm nhất định nhưng đi kèm với đó là một số vấn đề yêu cầu doanh nghiệp bạn cần khắc phục. Nhưng nếu có sự nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng, xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả thì việc vận hành doanh nghiệp bằng mô hình dropshipping sẽ thành công.
V. Kết luận
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn đọc hiểu rõ dropshipping là gì cũng như những ưu điểm và nhược điểm khi áp dụng vào doanh nghiệp. Nếu bạn muốn khởi nghiệp kinh doanh online làm dropshipping trên các trang thương mại điện tử, ngay bây giờ hãy bắt đầu thực hiện chúng. Chúc các bạn sớm thành công với đam mê và sự nhiệt huyết của mình!