Nghề chế biến thủy sản là gì? Nghề chế biến thủy sản có thể là ngành truyền thống, đào tạo thành các Cử nhân làm trong nhiều nhà máy xí nghiệp. Nếu bạn đang quan tâm, tìm hiểu về công việc chế biến thủy sản này, hãy cùng 123job.vn khám phá vấn đề này nhé

Thị trường thủy sản trên thị trường quốc tế ngày càng đa dạng và mở rộng đối với Việt Nam trong những năm gần đây và được đánh giá là có nhiều chuyển biến tích cực. Cùng với đó thì nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân lực cho ngành chế biến thực phẩm này cũng tăng lên một cách nhanh chóng và mạnh mẽ, đặc biệt là vị trí nhân viên chế biến thủy sản.

I. Nội dung bản mô tả công việc nhân viên chế biến thủy sản bao gồm những gì? 

Nhân viên chế biến thủy sản đều là những người chịu trách nhiệm chính cho toàn bộ các công tác chuẩn bị, làm sạch, chế biến thủy sản và đóng gói sản phẩm sau đó được vận chuyển đến các địa điểm bán hàng, người mua hàng hay những nhà hàng lớn nhỏ. Đây là một bộ phận đóng vai trò hết sức quan trọng, ảnh hưởng nhất định đến chất lượng của sản phẩm xem nó có đạt tiêu chuẩn tươi ngon và đáp ứng trọn vẹn nhu cầu của khách hàng hay không. Do đó, các cơ sở sản xuất thủy sản hay những việc làm thủy sản luôn phải chú trọng, đầu tư kỹ càng đến các hoạt động chế biến thủy sản này từ cơ sở vật chất hay đào tạo tay nghề cho nhân viên.Vậy công việc chi tiết hàng ngày của các nhân viên chế biến thủy sản là gì?

1. Tiếp nhận và kiểm tra chất lượng, số lượng những đơn hàng thủy sản được chuyển về 

Việc đầu tiên của nhân viên chế biến thủy sản đó là chịu trách nhiệm về việc tiếp nhận các đơn hàng khác nhau được chuyển từ những bộ phận như nuôi trồng, đánh bắt thủy sản hay hàng nhập khẩu từ nước ngoài về và tiến hành kiểm tra thật kỹ lưỡng các mặt hàng đó. Cụ thể là cần phải đảm bảo được nguồn hàng chuyển về với chất lượng tốt, số lượng đầy đủ theo thông tin trên hóa đơn sau đó mới chuyển đến bộ phận sản xuất và chế biến. Đây là công đoạn vô cùng cần thiết và rất quan trọng, mang tính quyết định đến chất lượng của các sản phẩm trước và sau khi chế biến thủy sản như thế nào, vì vậy các nhân viên khi tiếp nhận việc làm thủy sản này cũng cần hết sức lưu ý, áp dụng các phương pháp khác nhau để kiểm tra chính xác, đảm bảo rằng các mặt hàng thủy sản sẽ luôn phải tươi sống trước khi chế biến thủy sản.

2. Phân loại các sản phẩm thủy sản trước đi vào khâu sản xuất chính

Sau khi đã tiếp nhận và chuyển các mặt hàng đến với bộ phận sản xuất, các nhân viên chế biến thủy sản ở khâu này sẽ cần phải phân loại từng mặt hàng riêng để có thể tiến hành chế biến thủy sản một cách dễ dàng như là kích thước, chủng loại, màu sắc, trạng thái, các sản phẩm đạt yêu cầu, các sản phẩm hỏng, không phù hợp...

Việc làm nhân viên kinh doanh ngành thủy hải sản vô cùng đa dạng

Việc làm nhân viên kinh doanh ngành thủy hải sản vô cùng đa dạng

Việc phân loại các sản phẩm kỹ lưỡng như vậy sẽ giúp cho quá trình thực hiện chế biến sản phẩm được nhanh chóng, dễ dàng và hiệu quả hơn. Bởi thực chất, mỗi loại mặt hàng đều sẽ có một quy trình và phương pháp chế biến khác nhau, và nếu để chung chúng với nhau thì sẽ rất mất thời gian, ảnh hưởng đến tiến độ công việc cũng như chất lượng công việc. Hơn hết, thường các nhà máy chế biến về ngành thủy sản sẽ phân loại đội ngũ nhân viên của mình theo chuyên môn riêng, có đặc thù riêng như là tổ 1 sẽ đảm nhận việc chế biến tôm, tổ 2 sẽ làm chế biến cua, hay là tổ 3 sẽ chế biến cá,... Chính vì vậy mà phân loại mặt hàng trước khi tiến hành chế biến thủy sản là công đoạn quan trọng, không thể thiếu được trong quy trình chế biến thủy sản hiện nay.

Xem thêm: Ngành công nghệ thực phẩm học gì và làm gì sau khi ra trường?

3. Tiến hành chế biến thủy sản theo quy trình nhất định

Bước tiếp theo thì các nhân viên chế biến thủy sản sẽ tiến hành chế biến theo quy trình nhất định cho riêng từng loại sản phẩm khác nhau. Mô tả công việc chính trong công đoạn này là quan trọng nhất vì nó đòi hỏi cần có sự cẩn thận, khéo léo, tỉ mỉ đến từng chi tiết, đảm bảo sao cho các sản phẩm được chế biến thủy sản một cách sạch và tươi ngon nhất.
- Chuẩn bị thật đầy đủ các dụng cụ, thiết bị liên quan để phục vụ cho quá trình chế biến như máy móc, dao, kéo,...
- Làm thật sạch các loại thực phẩm thủy sản bao gồm: rửa sạch phần bên ngoài, cạo vẩy, phi lê, lọc thịt, cắt tỉa râu, loại bỏ ruột,... theo mỗi yêu cầu của quy trình chế biến đối với từng loại thực phẩm.
- Trong suốt quá trình chế biến thủy sản này cần phải đảm bảo tuyệt đối về an toàn vệ sinh thực phẩm, các dụng cụ, thiết bị trước khi chế biến cần được làm sạch, để nơi thoáng mát, khô ráo và các sản phẩm đã được chế biến thủy sản xong ngay lập tức được đưa đến khu vực bảo quản riêng, sạch sẽ và đảm bảo về vệ sinh.

4. Đóng gói và bảo quản các sản phẩm thủy sản sau khi chế biến

Các thực phẩm thủy sản sau khi đã được chế biến sạch sẽ xong thì sẽ được nhân viên chế biến thủy sản đóng gói cẩn thận, ghi chú rõ ràng và cấp đông bảo quản theo quy định, phân loại thật kỹ càng từng sản phẩm để các bộ phận khác định giá rồi sẽ được vận chuyển đến kho bảo quản hoặc di chuyển trực tiếp các cơ sở kinh doanh, nhà hàng và các khách hàng có nhu cầu. Đối với những sản phẩm đã hoàn thành mà chưa được chuyển đi trong ngày mà lưu trữ trong kho cấp đông thì cần thường xuyên tiến hàng kiểm tra, áp dụng các phương pháp bảo quản chất lượng, đảm bảo sao cho các sản phẩm đều phải tươi ngon, không bị hỏng, bị mốc hay có mùi,...

5. Thực hiện một số công việc khác theo yêu cầu 

Bên cạnh một số công việc trên, nhân viên chế biến thủy sản cũng thường chịu trách nhiệm với các vấn đề liên quan khác theo yêu cầu ví dụ như sau:
- Tham gia trực tiếp vào các buổi huấn luyện, đào tạo nghiệp vụ chuyên môn, đào tạo việc làm thủy sản thường xuyên do các doanh nghiệp tổ chức nhằm nâng cao tay nghề, rèn luyện các kỹ năng cần thiết trong quá trình chế biến thủy sản.
- Hỗ trợ cho một số bộ phận liên quan khác trong công tác tiếp nhận, chế biến thủy sản và vận chuyển sản phẩm thủy sản trong khu vực nhà máy.
- Dọn dẹp vệ sinh các khu vực chế biến, vệ sinh các dụng cụ, thiết bị khi làm việc, đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường và đặc biệt hơn là an toàn thực phẩm.
- Làm một số công việc phụ khác theo sự chỉ định từ cấp trên khi cần thiết.

II. Yêu cầu tuyển dụng việc làm nhân viên chế biến thủy sản

Có thể thấy rằng, việc làm nhân viên chế biến thủy sản là một trong những vị trí đang có nhu cầu tuyển dụng khá cao ở mọi khu vực và hơn hết các tiêu chí đặt ra cho công việc này cũng không quá khắt khe. Tuy nhiên, để có thể làm tốt trong ngành thủy sản, các bạn cần phải đảm bảo được 2 yêu cầu cơ bản về các kiến thức chuyên môn và những kỹ năng cần thiết.

1. Yêu cầu về kiến thức chuyên môn 

- Hiện nay thì nhân viên chế biến thủy sản phải cần có khả năng nhận dạng hay gọi tên được các loài động vật thủy sản thường được sử dụng và chế biến (bằng cả tên thật và tên thương mại tiếng Việt, tiếng Anh).
- Một trong những khả năng khá quan trọng là khả năng phân tích được quy trình về đánh giá chất lượng của các nguyên liệu tươi sống khi mới nhập về.
- Có khả năng quan sát và phân tích quy trình chế biến thủy sản ví dụ như: đó là các sản phẩm đông lạnh, sản phẩm khô hay sản phẩm đóng hộp,...
- Nắm rõ và bao quát được các phương pháp kiểm tra, đánh giá, các tiêu chí về chất lượng của các nguyên liệu, sản phẩm thủy sản trong suốt quá trình chế biến thủy sản.
- Biết và hiểu được những phân tích của các chương trình quản lý chất lượng sản phẩm thủy sản theo tiêu chuẩn HACCP.
- Hiểu được các nguyên tắc quan trọng về vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn công nghiệp hay an toàn lao động trong quá trình chế biến thủy sản.

2. Các kỹ năng cần thiết liên quan đến công việc chế biến thủy sản

- Có khả năng đánh giá thành tạo chất lượng nguyên liệu thủy sản tươi sống.
- Có kỹ năng về chế biến thủy sản thuần thục, nhanh nhẹn, tỉ mỉ và bảo quản các sản phẩm, nguyên liệu theo đúng yêu cầu, tiêu chuẩn.
- Là người có tư duy sắc bén, nhanh nhẹn, linh hoạt trong công việc.
- Khắc phục và xử lý được những vấn đề, sự cố phát sinh một cách nhanh chóng, hiệu quả trong quá trình làm việc.
- Một nhân viên chế biến thủy sản cần phải có sức khỏe tốt bởi đặc trưng công việc khá vất vả, thường xuyên phải đứng làm việc trong thời gian dài, do đó phải đảm bảo có sức khỏe ổn định mới có thể làm được công việc này.
- Có khả năng chịu được những áp lực của việc làm thủy sản bởi khối lượng công việc này mỗi ngày là khá nhiều, rất dễ bị áp lực, mệt mỏi đặc biệt là có những đơn hàng đặc biệt cần làm gấp, làm nhanh để vận chuyển đi.

Xem thêm: Ngành chế biến thực phẩm: Mức lương và cơ hội việc làm có như bạn nghĩ?

III. Quyền lợi và mức lương dành cho nhân viên chế biến thủy sản

Mặc dù, vị trí nhân viên chế biến thủy sản khá là vất vả với khối lượng công việc nhiều. Tuy vậy, điều đó đi liền với việc những quyền lợi và mức lương sẽ được hưởng cũng khá cao. Khi làm công việc trong ngành thủy sản này, các bạn sẽ có cơ hội nhận được những điều như sau:

- Được hưởng mức lương cơ bản + thưởng năng suất làm việc, hiệu quả công việc và tùy trình độ tay nghề của mỗi người. Mức lương khởi điểm dành cho nhân viên chế biến thủy sản dao động từ 7 – 10 triệu đồng/tháng + thưởng. Còn đối với những ai đã có nhiều năm kinh nghiệm, chuyên môn cao thì mức thu nhập mỗi tháng mà bạn có thể nhận lên đến 25 – 30 triệu đồng/tháng

- Bạn sẽ được ký hợp đồng lao đồng dài hạn sau một thời gian thử việc, được hưởng đầy đủ các quyền lợi hay các chế độ đãi ngộ theo quy định của Luật lao động hiện hành như là tham gia bảo hiểm, nghỉ phép, nghỉ lễ, nghỉ Tết hay thưởng thêm trong các ngày lễ, tham gia du lịch hàng năm, phụ cấp cho bữa trưa, xăng xe,...

- Có cơ hội tham gia vào các lớp đào tạo, rèn luyện, huấn luyện về kỹ thuật, kỹ năng và nghiệp vụ chuyên môn để bạn có thể nâng cao tay nghề cho bản thân.

- Nếu bạn là người có năng lực thực sự và có sự cố gắng vượt trội thì có thể được sắp xếp vào làm việc ở các vị trí cao hơn trong doanh nghiệp hay cơ sở sản xuất.

- Môi trường làm việc chuyên nghiệp, sạch sẽ, ổn định và lâu dài.

Xem thêm: Ngành công nghệ thực phẩm học gì và làm gì sau khi ra trường?

IV. Cơ hội cho bạn tìm kiếm việc làm chế biến thủy sản nhanh và hiệu quả nhất 

Với những mức lương và quyền lợi hấp dẫn hiện nay thì việc làm thủy sản hay nhân viên chế biến thủy sản đang thu hút được rất nhiều sự quan tâm và tìm kiếm từ người lao động trên mọi vùng miền trong cả nước. Mặc dù vậy thì không phải ai cũng biết được những cách để có thể tìm kiếm cho mình một công việc tốt, phù hợp nhất, theo cách dễ dàng nhất, đặc biệt là tại một số khu vực, khả năng tiếp cận nguồn thông tin tuyển dụng của người dân còn khá khó khăn. Chính vì vậy, hãy tham khảo những nguồn thông tin tìm kiếm việc làm mà chúng mình thu thập được nhé!

1. Địa chỉ cung cấp việc làm uy tín hiện nay

Tìm kiếm việc làm trên các website tuyển dụng, bạn đã thử nó chưa? Đây là một trong số những hình thức tìm việc mới phổ biến và dễ dàng trong nhiều năm trở lại đây, trong thời kỳ ngành công nghệ thông tin ngày càng phát triển cùng sự bùng nổ của hệ thống mạng Internet toàn cầu. Qua đó, các bạn có thể dễ dàng tìm kiếm cho mình một công việc trong ngành thủy sản theo địa điểm, mức lương hay điều kiện mà mình mong muốn.

Và một trong những địa chỉ uy tín hàng đầu hiện nay mà các bạn có thể tin tưởng và áp dụng chính là 123job.vn – trang web tuyển dụng thân thiện với những tính năng tìm kiếm việc làm “thần tốc”, nhanh chóng dành cho mọi ứng viên. Tại đây, chỉ với một vài thao tác click chuột đơn giản, các bạn có thể có ngay cho mình được một thông tin tuyển dụng việc làm nhân viên trong ngành thủy sản hay nhân viên chế biến thủy sản và hơn hết là bất kỳ công việc nào khác trên toàn quốc. Hơn hết, bạn có thể tìm theo tên công việc, theo ngành nghề, theo mức lương, theo điều kiện làm việc tùy thuộc vào nhu cầu của mình. Ngoài ra, tại trang web này sẽ mang đến cho mọi ứng viên tính năng tạo hồ sơ xin việc nhanh chóng, đơn giản nhất như là tạo CV, sơ yếu lý lịch, đơn xin việc, thư xin việc. Chỉ cần có cho mình một tài khoản riêng, các bạn có thể trải nghiệm được một cách nhanh chóng tất cả những điều thú vị nhất về việc làm trong ngành thủy sản và nắm bắt được cơ hội việc làm cho chính mình mà không cần mất quá nhiều thời gian, công sức như trước kia.

2. Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm nhân viên chế biến thủy sản 

Bên cạnh việc tìm kiếm cho mình một địa chỉ cung cấp việc làm uy tín chế biến thủy sản, các bạn cũng cần phải chuẩn bị thật tốt các yếu tố quan trọng khác trong quá trình xin việc, để đảm bảo rằng bạn luôn nắm chắc được cơ hội việc làm tốt nhất cho mình.
- Việc củng cố và hệ thống lại các kiến thức chuyên môn mà bạn nắm được theo yêu cầu mà nhà tuyển dụng mong muốn trong bản mô tả công việc và cần luyện tập trả lời trước thật thành thạo một số câu hỏi mà nhà tuyển dụng có thể đưa ra.
- Đầu tư, chăm chút kỹ lưỡng, cẩn thận cho bộ hồ sơ xin việc, đảm bảo sap cho nó thật chuẩn chỉnh và chuyên nghiệp.
- Lựa chọn trang phục tử tế, lịch sự và nhã nhặn khi tham gia vòng phỏng vấn.
- Cần hết sức chú ý, cẩn thận về vấn đề thời gian để không bị đi muộn hay đi sai ngày, gây mất thiện cảm với nhà tuyển dụng.
- Luôn luôn giữ cho mình phong thái tự tin, vui vẻ, thân thiện, cởi mở và khẳng định mình đủ năng lực để có thể đảm nhiệm vị trí công việc.
- Có thể đưa ra những câu hỏi liên quan đến công việc để hỏi ngược lại nhà tuyển dụng về các vấn đề bạn quan tâm nhưng chú ý là nó phải ở mức độ vừa phải, tinh tế và không nên quá coi trọng những điều về những quyền lợi, mức lương.

Xem thêm: Tiêu chuẩn 5S là gì? Ứng dụng của tiêu chuẩn 5S vào quy trình quản lý

V. Đọc thêm: Nhân viên kinh doanh ngành thủy hải sản có những vị trí nào?

1. Nhân viên kinh doanh thủy hải sản

Nhân viên kinh doanh thủy hải sản sẽ là người chịu trách nhiệm chính trong việc kinh doanh các mặt hàng thủy hải sản từ tươi sống cho đến các sản phẩm đã qua chế biến thủy sản cho các công ty sản xuất, phân phối hay các nhà hàng lớn. Công việc hàng ngày của nhân viên kinh doanh thủy hải sản rất đa dạng và phong phú, đòi hỏi đến khả năng đa tác vụ vì bạn sẽ phải thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng khác nhau như tìm kiếm khách hàng, đối tác, tư vấn, giới thiệu sản phẩm cho họ và chốt đơn hàng, hỗ trợ việc đóng gói và vận chuyển.

Nhân viên kinh doanh thủy hải sản sẽ cần có sự hiểu biết nhất định về các loại thủy hải sản khác nhau mà bên công ty có thể cung cấp, từ cách bảo quản đến quy trình chế biến thủy sản... để có thể đưa ra những lời tư vấn hợp lý, thuyết phục và đáng tin cậy cho khách hàng. Thu nhập cứng của nhân viên kinh doanh thủy hải sản sẽ thường bao gồm lương chính thức và các khoản đi kèm tính theo tỷ lệ doanh số bán hàng bạn làm được.

2. Nhân viên kinh doanh thức ăn nuôi trồng thủy hải sản

Vị trí nhân viên kinh doanh khác trong ngành chế biến thủy hải sản đó là kinh doanh thức ăn chăn nuôi thủy hải sản. Vai trò này thường được xuất hiện trong các công ty chuyên về sản xuất hoặc nhập khẩu và phân phối thức ăn chăn nuôi thủy hải sản. Bạn sẽ phải làm việc với các đại lý bán thức ăn chăn nuôi ở nhiều địa phương khác nhau, chủ yếu là những khu vực phát triển ngành thủy hải sản, nuôi trồng thủy hải sản.

kinh doanh thủy hải sản

Tùy từng sở thích và kinh nghiệm mà bạn lựa chọn vị trí nhân viên kinh doanh phù hợp

Nhân viên kinh doanh thức ăn nuôi trồng thủy hải sản sẽ phải có kiến thức nhất định về các loại sản phẩm khác nhau, chẳng hạn như là thức ăn tôm, cá, cua,... Bên cạnh đó, bạn cũng nên tìm hiểu về từng giai đoạn phát triển của các loài thủy hải sản cũng như các loại thức ăn chúng cần trong những giai đoạn đó để chúng phát triển khỏe mạnh, đảm bảo chất lượng chăn nuôi và không chứa các chất độc hại theo quy định.

3. Nhân viên kinh doanh hóa chất nguyên liệu ngành thủy hải sản

Nhân viên kinh doanh hóa chất hay nguyên liệu ngành thủy sản đó là những người phụ trách về việc tìm kiếm khách hàng, đối tác hay nhà sản xuất để phân phối hoặc nhập khẩu và bán lại các nguyên liệu phụ gia của ngành nuôi trồng thủy sản. Những hóa chất, phụ gia, nguyên liệu này tương đối đa dạng và phong phú, từ những sản phẩm xử lý ao hồ để chăn nuôi tôm, cá đến các phụ gia sử dụng để cung cấp thêm chất dinh dưỡng, cải thiện điều kiện sống cho các loài thủy hải sản.

Ở Việt Nam hiện nay, thị trường về hóa chất nguyên liệu ngành chế biến thủy hải sản chưa thực sự phát triển sôi nổi nhưng đã và đang mở rộng hơn với nhiều công ty kinh doanh các sản phẩm nhập khẩu đa dạng trên cả nước. Trong tình huống này, nhân viên kinh doanh cần có khả năng ngoại ngữ thật tốt để làm việc với đối tác nước ngoài cũng như có khả năng giao tiếp tốt, năng nổ, hoạt bát để xây dựng được các mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng đại lý, các cá nhân cũng như ban quản lý các hợp tác xã về nuôi trồng thủy hải sản.

4. Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu ngành thủy hải sản

Ngành thủy hải sản của Việt Nam trước đây phát triển rất tốt và ổn định, tuy nhiên, trong năm 2020, vì những ảnh hưởng mạnh mẽ của Covid-19 mà hoạt động kinh doanh dần dần bị chững lại. Mặc dù vậy, vẫn có rất nhiều cơ hội việc làm cho nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu về ngành thủy hải sản.

Những thị trường xuất khẩu thủy hải sản lớn nhất và nổi bật nhất của Việt Nam hiện nay là Mỹ, Nhật Bản, Liên minh châu âu (EU), Trung Quốc và Hàn Quốc, v.v. Việc kinh doanh xuất khẩu thủy hải sản hiện nay đều có những yêu cầu cao hơn so với công việc kinh doanh trong nước vì công việc này phải điều chỉnh dựa vào đặc điểm thay đổi cụ thể của thị trường. Ngoài ra, nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu ngành thủy hải sản cũng cần phải có khả năng ngoại ngữ, cộng thêm am hiểu về vận chuyển hay hậu cần và các thủ tục hải quan.

Xem thêm: Nhân viên chế biến gỗ phải làm những gì? Bản mô tả công việc chi tiết nhất

5. Nhân viên kinh doanh thuốc thú y, thủy sản

Đối với ngành nuôi trồng thủy hải sản hiện nay, các loại thuốc về phòng ngừa và chữa bệnh cho các loài dưới nước rất quan trọng vì nó hạn chế tối đa nguy cơ dịch bệnh trên diện rộng, tránh lây lan dẫn đến thất thu, đồng thời sẽ hỗ trợ xử lý kịp thời các trường hợp thủy sản bị bệnh, tránh gặp vấn đề không đáng có.

Nhân viên kinh doanh thuốc thú y, thủy sản sẽ thường xuyên làm việc cho các công ty sản xuất hoặc nhập khẩu và phân phối các sản phẩm này. Với vị trí khá đặc biệt này, bạn cần có các quan hệ tốt với các đại lý thuốc thú y hay bác sĩ thú y và các hộ nuôi trồng thủy hải sản theo quy mô lớn.

6. Nhân viên bán hàng thủy hải sản

Một hình thức nhân viên kinh doanh ngành thủy hải sản khác mà đang trở nên cực kỳ phổ biến đó là nhân viên bán hàng thủy hải sản. Công việc này hiện nay có thể tồn tại ở mọi cấp độ khác nhau, từ bán lẻ, bán buôn đến quy mô lớn hơn. Bạn có thể bán hàng, kinh doanh trong các cửa hàng thủy hải sản tươi sống, bán các sản phẩm thủy hải sản đã qua chế biến hoặc trong các đại lý, siêu thị khác.

Công việc chính của nhân viên kinh doanh ngành thủy hải sản là tương đối khác nhau và tùy vào từng vị trí cụ thể. Mặc dù vậy, ứng viên làm việc của các vai trò này có một số tiêu chuẩn trình độ và kỹ năng nhất định cần đáp ứng, chủ yếu liên quan đến các định hướng kinh doanh, khéo léo trong giao tiếp, nền tảng kinh doanh vững chắc và am hiểu về thủy hải sản cần tiêu thụ cũng như thị trường đặc thù của ngành này.

VI. Kết luận 

Hy vọng qua bài viết trên đây của 123job.vn, các bạn đã nắm rõ được thông tin, nội dung trong bản mô tả công việc của nhân viên chế biến thủy sản bao gồm những gì? Qua đó mong các bạn sẽ có may mắn trong việc tìm kiếm việc làm phù hợp với bản thân.