Nhân viên kinh doanh là gì? Nhân viên kinh doanh cần những tố chất nào? Công việc cụ thể của nhân viên kinh doanh ra sao? Tất cả những thắc mắc này sẽ được 123job giải đáp ở bài viết ngay dưới đây.

Tuyển dụng nhân viên kinh doanh giờ đây đang là vấn đề của nhiều HR quan tâm khi quá nhiều doanh nghiệp cần mà nhân lực lại không đủ. Vậy làm thế nào để trở thành một nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp được nhiều doanh nghiệp săn đón. Hãy cùng 123job tìm hiểu những thông tin dưới đây nhé!

I. Nhân viên kinh doanh là gì?

nhân viên kinh doanh

Nhân viên kinh doanh là gì?

Nhân viên kinh doanh là gì? Nhân viên kinh doanh(tiếng Anh: Account Executive) liên quan đến sự hiểu biết sâu sắc về mục tiêu và sản phẩm của khách hàng và khả năng chuyên nghiệp để đưa ra lời khuyên hiệu quả về việc tạo ra các hoạt động và chiến lược quảng bá thành công. Nhân viên kinh doanh trực tiếp làm việc với và cung cấp dịch vụ cho một hoặc nhiều đại biểu của công ty khách hàng. Mục đích cả hoạt động này nhằm nhanh chóng đẩy hàng đi, tăng doanh thu, lợi nhuận cho công ty, doanh nghiệp.

Bạn có thể tìm hiểu các thông tin về Nhân viên kinh doanh là gì? trong tiếng Anh với thuật ngữ Sales Executive hay Sales Supervisor. Ngoài ra, tiếng Anh còn phân chia rõ giới tính của người làm kinh doanh gồm Salesman hoặc Saleswoman.

Ví dụ khi bạn đến siêu thị điện máy để mua tủ lạnh thì bạn sẽ thấy có nhân viên kinh doanh về điện lạnh ra hỗ trợ, tư vấn các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của bạn. Cũng như khi bạn mua hàng qua Internet, sẽ có một người phụ trách check web để tư vấn cho bạn, đó là nhân viên kinh doanh online. Ở bất cứ doanh nghiệp, shop bán hàng nhỏ lẻ nào cũng đều có nhân viên kinh doanh.

Tham khảo thêm Nhân viên kinh doanh là gì? tại đây.

II. Công việc của một nhân viên kinh doanh khó hay dễ?

1. Duy trì mối quan hệ kinh doanh

Duy trì mối quan hệ là một trong những yếu tố quan trọng của kinh doanh. Để có thể làm tốt công việc của nhân viên kinh doanh, phát triển hơn nữa thì bạn cần dựa vào những mối quan hệ đã có và thiết lập thêm những mối quan hệ mới. Để có những mối quan hệ bền lâu, bạn phải sẵn sàng chuẩn bị cho mình tâm lý đi công tác nhiều ngày và lập kế hoạch một cách chi tiết, cụ thể.

2. Trình các kế hoạch lên trưởng phòng kinh doanh

Công việc nào thì cũng cần có kế hoạch cụ thể thì mới có thể thành công được. Việc bạn lập ra kế hoạch làm việc sẽ giúp bạn nắm bắt được công việc của mình, quản lý và kiểm tra công việc của mình đang làm đến mức độ nào, hiệu quả hay chưa. Từ đó bạn hãy trình các bản kế hoạch lên trưởng phòng kinh doanh của bạn, nhờ họ kiểm tra, sửa lỗi cho bạn

3. Nắm rõ sản phẩm của công ty

Đã là nhân viên kinh doanh thì bạn cần nắm rõ về công năng, tác dụng cũng như ưu nhược điểm của sản phẩm không chỉ của công ty mình mà còn của công ty đối thủ cạnh tranh. Việc bạn nắm rõ sản phẩm công ty sẽ giúp bạn có thể tư vấn và bán hàng cho khách một cách tự tin, phù hợp, chính xác với nhu cầu của khách hàng.

4. Nắm rõ các quy trình

Nắm rõ về quy trình tiếp xúc với khách hàng, quy trình xử lý khiếu nại thông tin, quy trình nhận và giải quyết thông tin khách hàng, ghi nhận đầy đủ vào biểu mẫu của công ty. Bạn hãy nhớ rằng để đảm bảo không quên hoặc không có chứng cứ nếu có gì sai sót xảy ra, bạn hãy ghi lại thật cụ thể chứ đừng nhớ không. Chúng ta đã có biểu mẫu rồi mà, cứ thế mà áp dụng thôi.

5. Xử lý hợp đồng một cách nhanh chóng

Sau khi khách hàng đã đồng ý với thỏa thuận của bên công ty, bạn hãy lên đơn đặt hàng và nhanh chóng chuyển cho trưởng phòng xin ý kiến về các điều khoản. Lập thủ tục ký kết, lưu lại 2 bản. Một cho trưởng phòng kinh doanh giữ và một bản cho phòng kế toán giữ.

6. Đốc thúc tiến trình của hợp đồng

Khi hợp đồng đã diễn ra thành công, bạn cũng chính là người có nhiệm vụ phải thúc giục nhân viên giao hàng, bên xuất hóa đơn và kiểm tra hàng thật kỹ lưỡng trước khi giao. Bạn biết không chỉ cần một điều gì sơ suất xảy ra, bạn cũng có thể mất hết mối quan hệ đó trong ngày một, ngày hai.

7. Khách hàng không tự nhiên mà đến

Để giữ chính những khách hàng, không ai hết bạn chính là người phải chăm sóc những khách hàng của bạn. Thiết lập mối quan hệ trong kinh doanh là điều quan trọng bạn cần phải ghi nhớ. Biết đâu được những khách hàng hiện tại của bạn có thể sẽ giới thiệu thêm cho bạn nhiều khách hàng mới.

8. Bổ sung kiến thức

Liên tục bổ sung kiến thức cho bản thân, tri thức là vô tận, việc bạn có thêm các hiểu biết sẽ giúp bạn có cách nói chuyện thông minh, tinh tế, dễ dàng thuyết phục được khách hàng của mình hơn.

9. Cố gắng chứng tỏ bản thân thật tốt

Luôn luôn cố gắng nỗ lực làm việc hết công suất, hãy cho sếp của bạn thấy rằng việc trả tiền lương cho bạn còn là quá ít so với hiệu quả công việc của bạn. Hãy luôn chứng tỏ khả năng của bản thân mình, sếp sẽ tự nhận thấy bạn là người như thế nào và sẽ có những chính sách đãi ngộ để giữ bạn lại.

III. 3 tố chất cần có khi làm một nhân viên kinh doanh

1. Đam mê

Hãy tự hỏi bản thân bạn có những dự định gì, tham vọng như thế nào trong cuộc sống, có thích sự thay đổi trong cuộc sống không? Từ đó bạn hãy tìm ra động lực để làm việc, đam mê, sở thích của mình đối với công việc.

2. Kiên trì

Kiên trì trau dồi kiến thức, kĩ năng của mình. Việc lắng nghe người khác cũng là một kĩ năng tốt trong giao tiếp. Kỹ năng này sẽ giúp bạn có được thành công lâu bền vì có nhiều kiến thức chuyên sâu, kỹ năng linh hoạt và sự tinh tế.

3. Lạc quan

Trong làm ăn, kinh doanh thì không phải lúc nào cũng thành công, thu lãi, việc lạc quan trong kinh doanh khiến bạn biến thất bại thành thành công, không dễ dàng bỏ cuộc trước khó khăn kinh tế.

IV. Những kỹ năng mà một nhân viên kinh doanh xuất sắc cần có 

nhân viên kinh doanh giỏi

Những kỹ năng cần có của Nhân viên kinh doanh là gì?

1. Kỹ năng giao tiếp

Giao tiếp là kỹ năng quan trọng không những trong lĩnh vực kinh doanh mà cả trong đời sống đều cần thiết. Kỹ năng giao tiếp tốt giúp bạn tự tin đàm phán với khách hàng, đưa ra những lí lẽ thuyết phục được khách hàng. Với kỹ năng giao tiếp tốt bạn không những chiếm được cảm tình của khách hàng mà còn biết đâu khách hàng của bạn có thể giới thiệu thêm cho bạn nhiều khách hàng mới. Những nhân viên kinh doanhkỹ năng giao tiếp tốt, thân thiện sẽ ghi điểm cao trong mắt khách hàng.

2. Có vốn hiểu biết và chuẩn đoán tốt

Mỗi nhân viên kinh doanh cần có một vốn hiểu biết tốt, không cần phải biết quá nhiều nhưng vấn đề cơ bản về kinh tế, xã hội bạn cần phải biết, quan trọng nhất đó là bạn phải hiểu biết rõ về sản phẩm và dịch vụ của công ty mình. Mỗi khách hàng đều có hành vi, nhu cầu và tính cách khác nhau, chính vì vậy, bên cạnh vốn hiểu biết của mình, bạn cần có khả năng chuẩn đoán tốt để có thể dẫn dắt, thuyết phục và giúp khách hàng nhận thức rõ về sản phẩm mà bạn đang giới thiệu. Hơn nữa là giải quyết những khó khăn mà khách hàng đang gặp phải.

3. Kỹ năng nghiên cứu và chuẩn bị

Trước khi bạn liên lạc với khách hàng hoặc bắt đầu tham gia vào một cơ hội kinh doanh mới, bạn cần phải có sự nghiên cứu và chuẩn bị trước. Khi đã có sự chuẩn bị kỹ, bạn sẽ cảm thấy thoải mái, tự tin và sẵn sàng cho mọi tình huống, phương án có thể xảy ra để giúp bạn đàm phán thành công với khách hàng. Những nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp thường chuẩn bị, tìm hiểu mọi kiến thức cần thiết về ngành nghề, lĩnh vực hoạt động kinh doanh của khách hàng. Ngoài ra, họ còn tìm hiểu kỹ về trách nhiệm công việc mà những cá nhân sẽ làm việc với họ. Họ cũng nghiên cứu, đánh giá những cơ hội kinh doanh mà họ đang thực hiện. Vì vậy, đối với nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp, cơ hội thành công của họ là rất lớn. 

4. Kỹ năng hợp tác tốt

Kỹ năng hợp tác là sự kết nối của nhân viên kinh doanh với khách hàng để cùng thiết lập ra giải pháp. Không chỉ giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của công ty bạn đến với khách hàng, hãy để khách hàng cảm thấy mình là một phần quan trọng trong công ty của bạn. Hãy để khách hàng cảm thấy tự tin khi thiết lập những giải pháp hợp tác hiệu quả cùng bạn. Điều này giúp thu hẹp khoảng cách giữa bạn và khách hàng, tạo sự tin tưởng của khách hàng đối với công ty và bạn có thể hợp tác với khách hàng nhanh chóng, suôn sẻ.

5. Luôn giữ vẻ ngoài chỉnh chu và nụ cười trên môi 

Điểm cộng cho một nhân viên kinh doanh đó là có một vẻ ngoài ưa nhìn. Ưa nhìn ở đây không có nghĩa là bạn phải thật xinh hay đẹp trai đâu. Chỉ cần một bộ quần áo chỉn chu, lịch thiệp và khuôn mặt luôn cười đầy năng lượng thôi. Một người cởi mở và thân thiện sẽ khiến khách hàng cảm thấy thoải mái và có hứng thú nói chuyện. Với quan điểm của một người khách họ luôn muốn được là “Thượng đế” chính vì vậy họ cần được nuông chiều, những cử chỉ nhẹ nhàng, ân cần chăm sóc của bạn sẽ làm cho họ cảm thấy thỏa mãn.

6. Kỹ năng kiếm tiền

Muốn có được kỹ năng này, nhân viên kinh doanh cần phải có khả năng giúp đỡ khách hàng tiết kiệm và kiếm được nhiều tiền. Điều này có nghĩa là nhân viên kinh doanh phải biết cách đặt ra tình huống cho khách hàng: “Nếu không có sản phẩm của công ty bạn thì khách hàng sẽ tổn thất bao nhiêu tiền?” hoặc ngược lại “Nếu họ sử dụng sản phẩm của công ty bạn thì họ sẽ thu lại được bao nhiêu tiền?” Hãy đưa ra một cách đo lợi nhuận rõ ràng và cách giải quyết vấn đề cho khách hàng. Từ đó, họ sẽ thấy được tầm quan trọng của sản phẩm và tất nhiên là bạn sẽ bán được sản phẩm. 

7. Chịu được áp lực lớn

Bên cạnh những áp lực trong cuộc sống, nhân viên kinh doanh còn phải chịu áp lực trong công việc. Áp lực về doanh số, áp lực từ phía khách hàng. Dù khốc liệt nhưng đây là điều mà ai cũng phải thừa nhận. Hãy tự rèn luyện cho mình một tinh thần “thép” để vượt qua các thách thức này.

8. Có bản lĩnh lớn 

Bản lĩnh lớn làm nên một người thành công. Là một nhân viên kinh doanh, bạn thường xuyên phải đối mặt với những cái “lắc đầu” của khách hàng. Không đơn giản là lời từ chối, nhiều khi đó còn là những thái độ thiếu thiện cảm. Vì thế, để có thể làm cho khách hàng thay đổi thái độ hay đồng ý rất khó khăn. Số lần gặp khách để chào hàng là 10 lần, 20 lần, thậm chí là hơn.

V. Mức lương của nhân viên kinh doanh

Mức lương của nhân viên kinh doanh ngoài lương cứng còn có thêm các khoản lương khác như phụ cấp, bảo hiểm, lương thưởng, Kpi… Đối với nhân viên kinh doanh tốt thì lương thưởng KPIs sẽ rất cao vì nó đo được hiệu quả công việc của nhân viên kinh doanh. Trong tuyển dụng nhân viên kinh doanh thì các công ty cũng đều ghi rõ phần này. Dưới đây là khảo sát mức lương của nhân viên kinh doanh:

  • Mức lương cho tuyển dụng nhân viên kinh doanh mới vào nghề: Từ 4-8 triệu đồng/tháng đây là mức lương có thể nhận được khi mới vào nghề, với mức lương cứng cao, bạn chỉ cần chăm chỉ bán được nhiều hàng, đẩy chỉ số KPIs mà công ty đặt ra thì chắc chắn mức lương của bạn sẽ cao lên.
  • Mức lương cho nhân viên kinh doanh có 1-3 năm kinh nghiệm: Từ 5-12 triệu đồng/năm, với kinh nghiệm và kỹ năng đúc kết trong những năm mới vào nghề, bạn đã khéo léo hơn trong cách chăm sóc, thuyết phục và giải quyết các vấn đề thì việc bạn đẩy nhanh tốc độ bán hàng, hiệu quả làm việc lên sẽ dễ dàng hơn. 
  • Mức lương cho nhân viên kinh doanh có 3-5 năm kinh nghiệm: Từ 6-20 triệu đồng/tháng, khi bạn đã có kinh nghiệm dạn dày trong nghề rồi thì bất cứ sản phẩm hay khách hàng nào cũng không thể làm khó bạn được. Có khi khách hàng chưa có nhu cầu nhưng chính bạn là người tạo ra nhu cầu cho họ và thuyết phục họ mua hàng. Đó có thể coi là kỹ năng bậc thầy trong kinh doanh.

Trên đây chỉ là mức lương khảo sát trung bình của nhân viên kinh doanh, bạn hãy tin rằng nếu bạn làm tốt thì mức lương của bạn sẽ còn cao hơn rất nhiều so với thông tin tham khảo này.

VI. 7 bí quyết giúp nhân viên kinh doanh bán hàng hiệu quả 

tuyển dụng nhân viên kinh doanhNhân viên kinh doanh và đối tác

1. Làm việc tập trung và bán hàng hiệu quả

Nhân viên bán hàng phải tiếp xúc với nhiều bộ phận khác nhau, kể cả với những khách hàng khó tính. Bán hàng hiệu quả là công việc tượng trưng cho các con số kỳ tích thu về, bởi vậy người bán hàng xuất sắc luôn biết nhận diện khách hàng và tận dụng mọi thứ để chốt được đơn hàng với khách, họ hiếm khi lãng phí thời gian để nói chuyện với những người sẽ không bao giờ mua sản phẩm mà họ đang bán.

2. Luôn nghĩ bán hàng là niềm vui

Nhiều nhân viên bán hàng cảm thấy mệt mỏi, chán ghét công việc của mình, và họ thực hiện nó như một sự miễn cưỡng. Nhưng với những người bán hàng xuất sắc thì khác, họ biết cách thưởng thức và xem bán hàng là một niềm vui trong cuộc sống. Họ thức dậy mỗi ngày với niềm vui về những sản phẩm, những triển vọng và những mối quan hệ mà mình đang có. Bởi vậy, ngay từ đầu, đây được coi là một trong những điểm khác biệt giữa những người thành công và người thất bại, họ khác nhau từ những tư tưởng ban đầu.

3. Vừa “trồng trọt” vừa “săn bắn”

Một nhân viên bán hàng xuất sắc cần phải vừa biết “trồng trọt” và “săn bắn”, nghĩa là biết cách tìm kiếm khách hàng và nuôi dưỡng các mối quan hệ. Chỉ có như vậy, họ mới dành chiến thắng dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Ngoài ra, một nhân viên bán hàng hiệu quả giàu kinh nghiệm còn biết cách tận dụng vòng đời mua sắm của khách hàng. Việc họ chăm sóc tận tình những khách hàng đã từng sử dụng sản phẩm của mình là sẽ phép mầu hiệu nghiệm để họ một lòng trung thành và sử dụng sản phẩm của thương hiệu trọn đời.

4. Tương tác với nhiều bộ phận

Để bán hàng hiệu quả đòi hỏi rất nhiều công việc, và tương tác với nhiều bộ phận khác, nếu không có được sự hợp tác tốt từ các bộ phận, tiến độ hoàn thành công việc của bạn sẽ bị chậm lại. Vì vậy, người bán hàng giỏi luôn biết cách làm vừa lòng đồng nghiệp, khiến họ vui vẻ và cảm thấy ai cũng là một phần quan trọng trong đội ngũ không thể tách rời.

5. Biết cách tạo động lực và thúc đẩy bản thân

Hầu hết các nhân viên bán hàng sẽ phàn nàn rằng họ cảm thấy bị áp lực trước những chỉ tiêu doanh số mà công ty đưa ra, và không ít người đang phải cố gồng mình hay bỏ cuộc vì không đạt được chỉ tiêu này. Với người bán hàng xuất sắc thì khác, không cần đến sức ép từ doanh nghiệp, họ tự thúc đẩy bản thân, thiết lập các mục tiêu của mình và thực hiện. Họ biết cách tạo động lực, sáng tạo bản thân và bứt phá lúc cần thiết. Bởi vậy họ luôn cảm thấy cuộc sống bận rộn và phong phú hơn nhiều.

6. Coi trọng đạo đức nghề nghiệp

Nếu bạn đã, đang và sẽ trở thành một nhân viên bán hàng, bạn cần biết cách phát triển nghề nghiệp một cách bền vững, đó là khi bạn coi trọng đạo đức nghề nghiệp, thay vì làm ăn kiểu chộp giật. Bên cạnh đó bạn cũng cần hiểu rằng, kể cả khi bán phá giá thì đó cũng chỉ là một phương sách cuối cùng. Bởi giảm giá chỉ là chiêu giúp kích thích người tiêu dùng, giúp bạn tăng cao doanh số bán hàng, nhưng nó hiếm khi kéo dài lâu hay có tác dụng xây dựng lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu

7. Họ biết khi nào cần dừng lại

Bạn chủ quan khi nghĩ rằng, khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn là nhờ tài ăn nói không ngừng nghỉ của mình. Tuy nhiên, những nhân viên bán hàng xuất sắc lại luôn cẩn trọng và đặt vấn đề một cách cẩn thẩn, họ biết khi nào cần tấn công, khi nào cần dừng lại với mục tiêu cuối cùng là khách hàng sẽ chốt đơn hàng mà họ giới thiệu.

VII. Một số vấn đề thường gặp của nhân viên kinh doanh hiện nay 

1. Quá phức tạp

Thông thường, nhân viên kinh doanh không có nhiều kiến thức về luật nên điều họ quan tâm nhiều nhất vẫn chỉ là số lương họ nhận được sau cùng. Việc trình bày quá dài dòng, phức tạp cách thức tính lương sẽ khiến người lao động cảm thấy hoang mang và bối rối, đến khi nhìn thấy con số thực lãnh quá thấp (theo đánh giá chủ quan) thì họ sẽ nảy sinh tâm lý bất mãn – nguyên nhân chính dẫn đến làm việc cẩu thả hoặc nghỉ việc. Tốt hơn hết, hãy giới hạn nội dung bảng tính lương trong 1 tờ giấy khổ A4, đừng trình bày lan man. Nếu cẩn thận hơn, bạn có thể đính kèm file mềm với đầy đủ thông tin và gửi qua email cho nhân viên bên cạnh file cứng.

2. Quá đơn giản

Trái ngược với bảng tính lương chi chít những dòng chữ thì bảng tính lương quá sơ sài hoặc thậm chí chỉ thông báo miệng qua loa cũng là điều mà các nhà quản lý nên tránh. Chẳng hạn: đi làm đủ 26 ngày sẽ được hưởng lương cố định 5 triệu, mỗi tháng đạt doanh số 100 triệu sẽ được thưởng 2 triệu, nếu vượt hơn nữa sẽ áp dụng mức thưởng thêm: 5% doanh số = 500,000 đồng. Cứ thế mà tiến hành, không cần phải trình bày cụ thể bằng văn bản.

Có thể bạn nghĩ cách tính lương và thông báo này sẽ khiến nhân viên không cảm thấy áp lực và có nhiều động lực để làm việc, tuy nhiên, đối với những ai có tham vọng tiến xa hơn trong sự nghiệp thì mức lương thưởng sơ sài như vậy không khiến họ cảm thấy yên tâm hoặc thỏa mãn, họ sẽ sớm rời đi để tìm đến tổ chức mới.

3. Lương thưởng không cân xứng với nhau

Lương cơ bản quá thấp, thưởng quá cao hay lương cơ bản quá cao, thưởng quá thấp đều là những cách đặt mức lương chưa thực sự hiệu quả. Nhân viên sẽ rơi vào 2 trạng thái tâm lý: hoặc bất bình vì nhận lương thấp khi không đạt doanh số, hoặc không cần quan tâm chạy số để nhận thưởng vì lương cơ bản đã ở mức cao. Tốt nhất, nhà quản lý nên đặt mức lương cơ bản thấp hơn so với kỳ vọng của nhân viên một chút, chỉ cần họ nỗ lực, họ sẽ dễ dàng nhận được số tiền này và chuyển sang giai đoạn chạy số để lấy thêm tiền thưởng.

4. Thưởng ở mức quá thấp hoặc quá cao

Thưởng quá thấp sẽ khiến nhân viên không thấy hứng thú và không muốn phấn đấu vì dù có cố gắng như thế nào thì tổng thu nhập cũng tăng lên không đáng kể. Còn thưởng quá cao sẽ khiến nhân viên rơi vào trạng thái bất an, họ sẽ lo ngại năng lực bản thân không đủ, có khi vừa không được thưởng lại phải nhận lương cơ bản ba cọc ba đồng để cầm cự cho hết tháng. Nói tóm lại, tâm lý của nhân viên kinh doanh vô cùng phức tạp, mỗi người lại có suy nghĩ khác nhau, nhà quản lý nên nghiên cứu kỹ trước khi đưa ra quyết định sau cùng.

5. Đưa ra quá nhiều lựa chọn lương thưởng

Đưa ra nhiều lựa chọn, cho nhân viên tự quyết định cách thức trả lương thưởng cho chính mình là cách làm mà khá nhiều công ty hiện nay đang áp dụng. Có vẻ là phương án tối ưu, đáp ứng được tất cả các nhu cầu của nhân viên nhưng thật ra, mức thưởng quá nhiều sẽ khiến họ không đủ lý trí để lựa chọn điều bản thân thực sự mong muốn, họ sẽ ra quyết định dựa trên trí nhớ ngắn hạn, nghĩa là chỉ chọn mức thưởng gần nhất mà họ ghi nhớ được.

6. Để nhân viên “tự bơi”

Rất hiếm nhà quản lý nào vạch rõ lộ trình và hướng dẫn chi tiết cho nhân viên cách thức đạt được doanh số, họ thường lấy lương thưởng làm công cụ để ép buộc nhân viên, họ quan niệm rằng nhân viên muốn ăn thì phải lăn vào bếp. Chính việc làm chủ quan, dùng tiền làm mồi nhử mà không theo dõi hay hỗ trợ sẽ khiến nhân viên thiếu động lực làm việc, họ dễ bỏ việc vì chán nản. Ngược lại, những người nắm được lộ trình sẽ cảm thấy mình đủ khả năng để chinh phục mục tiêu, việc của họ chỉ là đảm bảo thực hiện đúng như những gì đã được hướng dẫn.

Ngoài ra, có 2 lưu ý mà nhà quản lý cần ghi nhớ để có thể đưa ra mức lương thưởng phù hợp với nhân viên:

  • Mức lương cơ bản: thay vì đưa ra một con số cụ thể mà không giải thích gì nhiều, hãy cho nhân viên biết mức lương cơ bản đã bao gồm trợ cấp đi lại, trợ cấp ăn trưa, trợ cấp tiền điện thoại… Có như vậy, họ sẽ không còn phàn nàn mức lương của mình quá thấp và cảm thấy công ty đang thực sự quan tâm đến những nhu cầu thiết yếu của họ.
  • Mức thưởng: đừng cố định mức thưởng từ năm này sang năm nọ, hãy thay đổi để nhân viên không trở nên lười biếng. Chẳng hạn, tháng này thưởng 1 triệu, 3 tháng sau sẽ lên 2 triệu hoặc có thể tặng thưởng bằng các hình thức khác như đi du lịch, tặng điện thoại thông minh, hết thưởng cho cá nhân thì có thể chuyển sang thưởng nhóm…

VIII. Cơ hội tìm việc uy tín với nhân viên kinh doanh qua trang tuyển dụng uy tín 123job

Nếu bạn đang tìm kiếm một công việc tại một công ty tốt, chế độ lương thưởng phù hợp với nhu cầu của bản thân thì hãy truy cập 123job.vn để tìm nhé! 123jobtrang tuyển dụng uy tín được nhiều người tin dùng trong nhiều năm qua chắc chắn sẽ giúp bạn tìm được những công việc tốt. Truy cập tại đây để xem những thông tin tuyển dụng nhân viên kinh doanh mới nhất nhé!

IX. Kết luận

Trên đây là những thông tin mà 123job muốn cung cấp cho các bạn đang có nhu cầu tìm hiểu về nhân viên kinh doanh, mô tả công việc kinh doanh, các kỹ năng cần có của nhân viên kinh doanh và trang tuyển dụng nhân viên kinh doanh. Chúc các bạn có thể tìm được công việc ưng ý và thành công hơn.