Pháp y là một ngành học không mới nhưng số người hiểu chính xác ngành nghề này lại không nhiều. Và pháp y học trường nào là một vấn đề được nhiều người băn khoăn khi tìm hiểu về ngành học đặc biệt này. Hãy khám phá trong bài viết dưới đây nhé!

Nhiều người vẫn còn đang thắc mắc không biết nghề pháp y là gì? Và luôn tò mò không biết cơ hội việc làm và những công việc chính của nghề này làm gì? Để nắm rõ được hơn những góc khuất của nghề pháp y thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về cơ hội việc làm và những trường đại học y có ngành chuyên viên pháp y trong bài viết dưới đây!  

I. Bạn hiểu pháp y là gì?

Tôi chắc chắn là ngoài những chuyên viên y khoa hoặc sắp sửa theo đuổi ngành y, có khoảng 80% trong chúng ta khi đi trả lời câu hỏi đậm mùi khoa học Pháp y là gì thì thường nghĩ ngay đến những bộ phim hình sự, đặc biệt là những phim bộ nước ngoài. Bạn còn nhớ người bác sĩ Pháp y Cổ Trạch Sâm luôn song hành với đội cảnh sát Tây Cửu Long trong bộ phim Hồng Kông đình đám một thời để đưa ra ánh sáng những vụ án giết người hơn 10 năm trước đó không? Anh là biểu tượng để những bạn trẻ vốn trước đây chưa hiểu gì về pháp y là gì và giám định y khoa lúc ấy sục sôi đi thực hiện ước mơ dấn thân vào ngành. Thực ra pháp y không dừng ở tử thi máu me mà ước mơ đó còn là một ngành khoa học bao gồm nhiều khoa học khác. Giám định Pháp y hay giám định y khoa là thuật ngữ dùng để chỉ những hoạt động giám định trong lĩnh vực y khoa để phục vụ cho công tác điều tra, xét xử các vụ án hình sự, phân biệt được thật giả trong các vụ việc dân sự. Nếu bạn đã từng nghe từ giám định y khoa thì nó thuộc giám định pháp y hay thuộc một phạm trù khác và cơ hội việc làm của nghề này như nào. Hãy cùng tiếp tục theo dõi để có câu trả lời nhé.

Chắc bạn không còn xa lạ với hình ảnh những bác sĩ khám nghiệm tử thi, hiện trường hoặc tiến hành xác định thương tật, các dấu hiệu thân thể bị xâm phạm, tình trạng sức khỏe, kiểm tra, xác định vật chứng, tang chứng thậm chí là làm cả những công việc rùng rợn như phẫu thuật tử thi? Đây chính là những nhiệm vụ của khoa học pháp y mà chúng ta đang nhắc đến. Thế nhưng, nếu chỉ dựa trên những gì nhìn thấy trên phim ảnh hoặc cảm nhận qua cái tên của nó thì ít ai hiểu được rằng, ngành khoa học pháp y không chỉ sử dụng riêng những thành tựu về y học hay sinh học.

Đặc biệt, trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của nền khoa học, hành vi, thủ đoạn gây án của hung thủ ngày càng tinh vi cùng với những yêu cầu về pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự và dân sự ngày càng được hoàn thiện, để đảm bảo xử án sao cho đúng người đúng tội đúng pháp luật, đòi lại công bằng cho người bị hại, pháp y là là sự hội tụ bởi các chuyên gia thông thạo đa dạng lĩnh vực từ hóa học, vật lý học và tin học vừa am hiểu tâm lý tội phạm.

Khoa học pháp y ra đời đã thay thế và xóa nhòa bớt đi những khổ nhục hình tra tấn dã man để ép buộc phạm nhân thú tội trong nhà ngục như bạn từng chứng kiến trong các bộ phim cổ trang Trung Quốc, thế nhưng nó lại buộc những người xác định theo đuổi nghiệp pháp y phải đánh đổi việc trở thành những bác sĩ chữa bệnh, cứu người trong bệnh viện thành các chuyên viên giám định pháp y khoác trên mình một bộ đồng phục Blouse trắng với nghệ danh bác sĩ nhưng “đối tượng” làm việc của họ là khám nghiệm tử thi trên bàn mổ hay những xác chết đang phân hủy. 

Là nỗi sợ của rất nhiều người, song pháp y mà “cha đẻ” của nó là các trình tự thủ tục khám nghiệm tử thi diễn ra năm 1784 tại Lancaster - thị trấn thuộc nước Anh, khi một người đàn ông bị sát hại bởi hung thủ sử dụng súng lục vì tìm thấy bột giấy ở vết thương của nạn nhân trùng khớp tờ báo bị cắn rách trong túi hung thủ đã biến cho bác sĩ pháp y trở thành một trong những ngành được theo đuổi bởi nhiều bạn trẻ là tín đồ của Y khoa và có hứng thú với loại hình điều tra vụ án. Tuy nhiên, pháp y không chỉ chuyên phục vụ các vụ án hình sự, khoa học này mà còn hỗ trợ rất nhiều lĩnh vực khác trong đời sống.giám định y khoa

Cơ hội việc làm nghề giám định y khoa

Cơ hội việc làm nghề giám định y khoa

Xem thêm: Luật hình sự là gì? Cơ hội phát triển tiềm năng của ngành luật hình sự

II. Pháp y gồm những loại nào? 

1. Giám định pháp y hình sự 

Có vẻ như việc tiếp xúc với khám nghiệm tử thi thường xuyên sẽ có thể khiến trái tim của những người theo đuổi nghề pháp y chai sạn, thế nhưng, những nỗi ám ảnh hay nỗi xúc động, đúng hơn là những nỗi đau khi chứng kiến người thân của những tử thi bất động kêu gào trước lĩnh cữu họ luôn thường trực trong những con người quyết tâm theo đuổi ngành giám định y khoa hình sự. Đây được xác định là một trong những chuyên ngành được biết đến nhiều nhất khi nhắc đến thuật ngữ pháp y, đồng thời cũng chính là lĩnh vực tạo nên được tiếng vang lớn nhất cho ngành và thu hút đông đảo những người trong ngành muốn kết hợp với mong muốn trở thành những cảnh sát điều tra.

Tuy nhiên, giám định pháp y hình sự không chỉ dừng lại ở việc khai quật hoặc giải phẫu (anatomy), mổ tử thi mà là một chuỗi những hoạt động về y khoa nghiên cứu về những vấn đề liên quan đến xâm hại tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm con người, những vụ án mạng, đánh người bị thương, xâm hại tình dục... hoặc các mẫu vật có nguồn gốc từ cơ thể người liên quan đến những vụ án như máu, dấu vân tay. Chắc bạn vẫn thường nghe đến các thành tích của lực lượng trinh sát điều tra và bắt được hung thủ trong vòng 72 giờ với với những vụ án hình sự hay là hành trình đưa ra ánh sáng những vụ án giết người động trời như vụ án giết người, cướp tài sản tại Bình Phước buộc Nguyễn Hải Dương phải đối diện với án tử... công chúng có lẽ chỉ nhắc và ca thán đến những người điều tra viên. Thế nhưng, đằng sau nó là cả quá trình khám nghiệm tử thi, hiện trường vất vả của những người thầm lặng mang tên chuyên viên pháp y hình sự. Như những đội trinh sát, họ cũng phải đến tận hiện trường gây án, tiến hành kiểm tra, xác minh và làm việc bên những vết xây xước trên cơ thể sống hay khám nghiệm tử thi được xác minh là dính dáng đến những vụ án hình sự. 

Nếu ở Việt Nam thì có vẻ hơi khó cho bạn để hình dung được vai trò cụ thể của một chuyên gia pháp y vì phần lớn, họ phải đảm nhận từng khâu từ chụp ảnh những vết thương, lấy mẫu thử sau khi kiểm nghiệm trên cơ thể, hóa nghiệm. Mới đây, trong một vụ án đau lòng tại Anh nơi 39 người Việt Nam tử nạn ở trong thùng container đông lạnh hồi tháng 10/2019, ngoài cảnh sát Anh thì bộ phận pháp y của hạt Essex (nước Anh) là lực lượng chuyên trách chịu trách nhiệm giám định để tìm ra nguyên nhân chính xác cái chết của các nạn nhân động thời phân tích ADN để nhận dạng quốc tịch sau đó sẽ bàn giao cho bộ ngoại giao Việt Nam. 

Đó chính là công việc của những người giám định viên pháp y hình sự. Hẳn rằng, sau khi bạn nghe xong những “phán quyết” trên, thì đang mặc định đó là tất cả của pháp y? Tuy nhiên, đó chưa phải là tất cả về ngành nghề này.cơ hội việc làm

2. Giám định pháp y dân sự 

Có thể bạn yêu những giám định hay nghiên cứu trên cơ thể con người và muốn thực hiện sứ mệnh cứu người ở góc độ làm sáng tỏ các vụ án, nhưng không quyết tâm để theo đuổi nghề nghiệp pháp y gắn liền với nghiệp hình sự, thì giám định pháp y dân sự sẽ là lựa chọn thứ hai dành cho bạn. Ở sự lựa chọn này, người bác sĩ pháp y sẽ trực tiếp giải quyết, tìm ra nguyên nhân những vấn đề liên quan, vấn đề về kiện tụng dân sự, như giám định huyết thống, giám định tình trạng sức khỏe trong những vụ kiện dân sự như bồi thường thiệt hại về sức khỏe của nạn nhân trong tai nạn lao động hay giám định về năng lực hành vi của con người.

Chắc bạn đã nghe đâu đó, trong những buổi tòa tuyên án trên truyền hình hay nhắc đến tỷ lệ thương tật của nạn nhân là bao nhiêu %? hoặc “ Tổn hại về mặt sức khỏe chiếm tỷ lệ bao nhiêu %” do những vụ tai nạn lao động hay do xung đột? Thực chất khâu này được kiêm nhiệm bởi những bác sĩ pháp y dân sự.

Tuy cũng làm việc trực tiếp với các vụ án, song mức độ “rùng rợn” mà nhiều người thường nhắc đến trong nghề cũng được giảm đi nhiều. Hầu hết, chuyên viên pháp dân sự sẽ được làm việc trong môi trường viện nghiên cứu, bệnh viện, những trung tâm về nghiên cứu hay các hiện trường máu me như những người anh em trong ngành như chuyên về mảng hình sự. Tuy nhiên, tác dụng “cứu người” của công việc pháp y này cũng không hề giảm đi. Việc phát triển mạnh mẽ những trung tâm giám định về sức khỏe, năng lực hay hành vi dân sự... hỗ trợ đắc lực trong việc bồi thường thiệt hại hoặc phân biệt thật giả... để khẳng định được quyền và trách nhiệm dân sự của từng cá nhân.

3. Giám định pháp y nghề nghiệp

Thực chất đây là công việc đặc thù của riêng các chuyên gia y khoa dược kết hợp từ hai hoạt động làm sáng tỏ vụ việc liên quan đến riêng nghề Y bao gồm những vụ án chết người trong các cơ sở y tế mà trách nhiệm giải quyết và đạo đức nghề nghiệp liên quan đến người nhân viên y tế. Những sai sót này thường xuất phát từ sự thiếu trách nhiệm, thiếu y đức hay sai về chuyên môn như đoán sai bệnh, mổ sai. Vì giải quyết các công việc đòi hỏi chuyên môn cao về y học đồng thời lại có dấu hiệu của hình sự... song đòi hỏi người nhân viên pháp ý không chỉ ở trình độ cao, đồng thời phải là người công tư phân minh. Có thể bạn đã từng nghe về vụ án chạy thận của bác sĩ Hoàng Công Lương trong năm đã qua và thương xót cho bác sĩ “ tài hoa nhưng bạc phận” và người đã mất? 

Và bạn nghĩ rằng, để đưa ra được kết luận đó tất cả sẽ xuất phát từ một bộ phận điều tra và làm sáng tỏ. Có thể suy nghĩ của bạn là đúng khi tại Việt Nam, nghề gọi là người chuyên viên giám định về tử thi sẽ nằm trong lực lượng công an (bác sĩ quân y) hay những người mang chức danh bác sĩ làm những việc của một chuyên viên điều tra, giám định. Song ở nước ngoài, thì bộ phận này là hoàn toàn tách biệt và nó được phân định trong quá trình đào tạo.cơ hội việc làm

Xem thêm: Ngành kỹ thuật hình ảnh y học là gì? Cơ hội đầy triển vọng trong tương lai

III. Công việc của chuyên viên pháp y

Tìm và thu thập bằng chứng sau đó mang đi phân tích những mẫu đã thu được trong phòng thí nghiệm để tìm ra kết quả chính xác.

Chụp ảnh lại hiện trường, hung khí, nạn nhân… từ những góc độ khác nhau để giúp chuyên viên điều tra hay công tố viên có thể hình dung chính xác hơn về hiện trường vụ án.

Tóm tắt, bảo vệ những bằng chứng, viết báo cáo các kết luận thu được bằng văn bản để từ đó có thể tìm ra các bằng chứng liên quan đến vụ việc.

Nếu vụ án có thương vong thì cần phải mổ tử thi để xác định nguyên nhân tử vong. Do điều kiện và đặc trưng nghề nghiệp thì những chuyên viên pháp y có thể phải mổ tử thi ngay tại hiện trường. Bên cạnh đó họ cũng có thể giám định thương tích trong những vụ tai nạn.

Nghề giám định y khoa là gì?

Nghề giám định y khoa là gì?

Xem thêm: Ngành y học dự phòng là gì? Sinh viên học và làm gì sau khi ra trường?

IV. Thực trạng phát triển của nghề pháp y hiện nay như thế nào?     

1. Bạn đã đủ dũng cảm để chinh phục ước mơ chuyên gia pháp y?

“Em phải tắm tận 2,3 lần mới dám về nhà” hoặc “Mùi hôi thối, bẩn thỉu nhưng chúng tôi quen rồi, ám ảnh với chúng tôi là cảm xúc luôn phải chứng kiến sự mất mát, số phận đau thương hay hiện trường rùng rợn của những kẻ ngáo đá gây ra”. Đây là tâm sự của một người đội trưởng Đội trưởng giám định Pháp y - Sinh học sau một vụ án. Nhưng đấy chỉ là số ít trong rất nhiều những trở ngại đầu tiên để Pháp y được chấp nhận là một ngành đang được theo học. 

Nếu chỉ xét trên góc độ ý nghĩa mà ngành nghề này mang lại, đó là tổng hợp của điều tra và những chuyên viên y khoa, là một ngành mà ở bất kỳ một xã hội nào cũng cần đến - một xã hội sống theo hiến pháp, làm theo pháp luật và con người được bảo vệ, tính mạng, danh dự và nhân phẩm. Bởi vì, người pháp y không những trong quá trình điều tra, giám định làm sáng tỏ những vụ án giết người, đảm bảo quyền lợi của nạn nhân, phân biết thật giả, gột sạch tiêu cực trong ngành y mà còn sống ý nghĩa hơn nhờ vào sự cảm thông sâu sắc với những người khổ ải và niềm tự hào vì đã giúp những con người đã mất trong các vụ án ra đi thanh thản. 

Thế nhưng, ý nghĩa đó có vẻ chưa đủ để xã hội chúng ta quên đi nỗi mặc cảm hay nỗi e sợ,  về mang tên “ mổ xác”. So với các công việc bàn giấy, văn phòng hay nghề bác sỹ khám chữa bệnh, khoảng cách về áp lực và sự rùng rợn thật sự rất xa. Có thể bạn có niềm đam mê với công việc giám định, yêu thích y khoa, muốn lăn xả để tìm ra nguyên nhân các vụ án giết người, bạn sẵn sàng đối mặt với khám nghiệm tử thi đang phân hủy hay chỉ một phút thiếu cẩn thận là có thể đặt nguy cơ nhiễm bệnh từ “đối tác”... Nhưng chưa hẳn đủ quyết tâm, bền chí để sống chết với nghề pháp y vì mặc cảm của xã hội.

2. Nguồn nhân lực pháp y đang kêu cứu 

Có lẽ vì lý do đó, mà trái với thực trạng “quá tải” nguồn nhân lực bác sĩ, y tá, điều dưỡng hiện nay, thì nhân lực cho pháp y đang là con số đáng buồn. Trong tổng 37 trung tâm pháp y, 15 phòng pháp y và 11 tổ chức giám định pháp y hiện đang rơi vào tình trạng khan hiếm nhân lực trầm trọng. 

Số lượng trường đại học đào tạo y trên cả nước thì có rất ít trường phân biệt rạch ròi chuyên ngành pháp y. Nhiều bác sĩ khám chữa bệnh khi được yêu cầu chuyển sang nghề pháp y thì cố gắng tìm cách chối bỏ, có những người đã theo nghề thì muốn rửa tay gác kiếm vì lý do “khó sống” với nghề ám ảnh ngày đêm bên những tử thi. Tất cả vẽ nên một bức tranh hẩm hiu chung cho tình trạng nhân lực pháp y khan hiếm ở nước nhà. Bạn đam mê với y học, hiểu được giá trị của pháp y, có năng lực, đạo đức theo đuổi nghề này và đủ can đảm vượt qua những nỗi ám ảnh, cùng sự kỳ thị dành cho ngành từ xã hội, cơ hội việc làm pháp y sẽ luôn luôn chào đón bạn. 

3. Môi trường làm việc của pháp y

Có thể nghĩ rằng, dù những khó khăn của nghề bạn cũng có thể dành tuổi trẻ nhiệt huyết và cái tâm để theo đuổi pháp y. Thế nhưng, bên cạnh mặc cảm về nghề này và những nỗi ám ảnh môi trường làm việc của Pháp y cũng là một dấu hỏi lớn cho những người nào có ý định gắn bó với nó. 

Bởi vì, đó không phải chỉ dừng ở trong những phòng thí nghiệm được bảo vệ bởi cửa kính, điều kiện chuẩn về nhiệt độ hoặc chống ô nhiễm chuẩn mực mà hiện trường gây án vừa bị “tra tấn” bởi ô nhiễm về vật chất, tinh thần, còn bị đè năng về mặt tâm lý. Nghề pháp y vừa phải gánh trách nhiệm của một người bác sĩ chuyên chữa bệnh, cứu người từ kết quả giám định, tiếp xúc độc hại, áp lực tâm lý... Mà còn gánh sức ép của một người chuyên viên về giám định hình sự như các chiến sĩ công an bởi người hại, dư luận xã hội, luật sự, tòa án và những cơ quan tố tụng...Với môi trường và điều kiện làm việc đó, liệu bạn có đủ nhiệt huyết để theo đuổi nghề? Nếu câu trả lời của bạn là “có” thì hãy theo dõi thông tin về cơ sở đào tạo ngay dưới đây nhé.

4. Ngành pháp y học ở đâu

- Ở nước ta hiện nay còn có nhiều quan niệm trái chiều và kỳ thị ngành pháp y, đồng thời nhiều trường đại học cũng không có khoa đào tạo riêng cho ngành này. Mặc dù vậy pháp y cũng là một môn được đào tạo trong một số ngành học tại những trường đại học ngành Y.

- Ngành Pháp y thi khối nào? Đây chắc chắn là thắc mắc của không ít các bạn trẻ muốn theo đuổi ngành này. Do Pháp y là chuyên ngành trong các trường đại học đào tạo ngành Y. Nên để theo học Pháp y thì bắt buộc bạn cần phải trúng tuyển đại học y khoa sau đó bạn mới lựa chọn chuyên ngành này.

- Trước đây, hầu hết những trường Cao đẳng, Đại học ngành Y dược trên địa bàn toàn quốc chỉ xét tuyển khối A (gồm môn Toán - Lý - Hóa) và khối B (gồm môn Toán - Hóa - Sinh). Tuy nhiên, với các quy định mới về tuyển sinh và để tạo điều kiện tốt hơn cho thí sinh, ngoài phương thức xét tuyển bằng điểm THPT Quốc gia với 2 khối trên, một số trường còn mở rộng thêm nhiều khối thi và các phương thức xét tuyển khác, cụ thể như sau:

Các trường mở rộng thêm khối thi ngành y dược gồm: A02 (gồm môn Toán – Lý – Sinh), B01 (gồm môn Toán – Sinh - Sử), B03 (gồm môn Toán – Sinh – Văn), B04 (gồm môn Toán – Sinh – Giáo dục công dân), D01 (gồm môn Toán – Văn – Anh)... Phương thức xét tuyển học bạ: Thường áp dụng cho những trường trung cấp, cao đẳng y dược, xét điểm trong vòng 3 năm của THPT hoặc kết quả học tập lớp 12.

- Một số trường có ngành chuyên viên pháp y, các bạn hãy cùng tìm hiểu:

5. Mức lương của bác sĩ pháp y là bao nhiêu

Theo nhiều nguồn tin, thì lương của Bác sĩ pháp y khi mới hành nghề chỉ là 2 triệu đồng/tháng. Các bác sĩ pháp y sẽ được thêm những khoản viện trợ khác nhưng viện trợ đó chỉ là xảy ra ở các bệnh viện lớn. Theo quy định của Bộ Nội vụ, thì mức lương của Bác sĩ pháp y cũng tương đương với mức lương của những ngành nghề khác. Mức lương cơ bản là 1.150.000 đồng/tháng, lương của các Bác sĩ pháp y được nhân thêm hệ số 2,34. Cứ 3 năm được tăng lương 1 lần, tối đa có 9 bậc lương với hệ số 9 và (4,98).

Xem thêm: Điều dưỡng viên là gì? Kỹ năng cần có để trở thành điều dưỡng viên chuyên nghiệp

V. Kết luận

Với những chia sẻ của 123job.vn ở trên đây chắc chắn các bạn cũng hiểu được pháp y là gì, cơ hội nghề nghiệp và công việc chính của nghề này. Bên cạnh đó, chúng tôi còn tư vấn chọn trường đại học y phù hợp cho các bạn trẻ có mong muốn theo đuổi ngành này. Chúc bạn thành công!