Trong lĩnh vực marketing, khái niệm POSM là gì có phổ biến không? Trong trường hợp nào, thương hiệu sử dụng POSM? Tìm hiểu ngay thông tin tổng quan về POSM để hiểu được mục đích sử dụng của thương hiệu!
Trong lĩnh vực marketing, chúng ta được biết đến rất nhiều khái niệm chuyên ngành dùng để chỉ những hoạt động hay công việc chuyên môn. Những khái niệm này được biết đến một cách phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về chúng. Trong số những khái niệm đó, bạn đã từng nghe đến khái niệm POSM là gì chưa?
I. Tìm hiểu về POSM là gì?
1. Khái niệm POSM là gì?
POSM là gì là một câu hỏi khó cho những bạn chưa biết nhiều về lĩnh vực marketing nhưng không còn xa lạ với những dân chuyên trong ngành. POSM hay còn được viết dưới dạng POP hay POPM là sản phẩm tổng hợp nhiều vật dụng hỗ trợ hoạt động bán hàng tại những địa điểm bán lẻ hay hội chợ, triển lãm giúp xây dựng nhận diện thương hiệu với khách hàng. POSM là từ viết tắt của Point of Sales Material tức là các vật dụng được thiết kế địa điểm bán.
Khái niệm POSM khá dễ hiểu, tuy nhiên bạn có tưởng tượng được những vật dụng đi kèm? Một POSM sẽ bao gồm các poster, hộp, gian hàng, flyer, dây treo sản phẩm,... tất cả những món đồ trên hơi khó hiểu nhưng bạn chắc chắn đã từng nhìn thấy nó đâu đó tại siêu thị. Đây là những phương tiện hay công cụ được nhãn hàng sử dụng cho chiến dịch quảng cáo của thương hiệu nhằm giới thiệu thông tin của sản phẩm và được đặt ở nhiều vị trí khác nhau.
Khái niệm POSM là gì
POSM có tác dụng chính là thu hút ánh nhìn của khách hàng, đặc biệt trong ngành hàng tiêu dùng nhanh - FMCG, một ngành hàng mà quyết định mua hàng của khách hàng dễ dàng thay đổi bởi những yếu tố chi phối xung quanh. Hiện nay, có nhiều loại POSM khác nhau với từng mục đích khác nhau tùy vào những chiến dịch marketing cụ thể.
Là một designer, đặc biệt là khi bạn làm việc cho những thương hiệu FMCG thì những khái niệm về POSM là gì cũng không làm khó được bạn. Tuy nhiên để một POSM marketing phát huy được tác dụng của nó và mang về hiệu quả cho doanh nghiệp thì không phải designer nào cũng làm được. Ở vai trò của một designer, bạn cũng cần có kiến thức và tìm hiểu thông tin về đối tượng khách hàng mục tiêu của thương hiệu, nắm bắt hành vi mua hàng của họ để biết được thói quen tiêu dùng, từ đó lựa chọn các loại POSM phù hợp. Nếu bạn chỉ thiết kế POSM mà không hiểu được tác dụng của POSM là gì thì bạn khó có thể đạt được mục đích của thương hiệu.
2. Các loại POSM
Trong các loại POSM, có hai loại chính là POS và POP - hai loại này có những điểm giống nhau và khác nhau tùy vào góc độ của người nhìn là người bán hay người mua.
POS là từ viết tắt của Point of Sale được hiểu là điểm bán hàng thể hiện quan điểm dưới góc nhìn của người bán. Đây là nơi mà người bán sẽ bán sản phẩm của mình cho người tiêu dùng hay khách hàng tiềm năng.
POP là từ viết tắt của Point of Purchase được hiểu là điểm mua hàng - đây là nơi được thiết kế để thu hút khách hàng mua sản phẩm.
Với một POSM design thì bạn không cần có định dạng, hình khối hay kích cỡ nhưng chúng được sắp xếp vào từng công cụ riêng biệt để có thể triển khai.
Xem thêm: Customer Journey Map là gì? 8 Bước xây dựng bản đồ hành trình khách hàng
II. Điểm mặt 14 loại POSM phổ biến
1. Poster
Poster là một trong những ấn phẩm truyền thông thuộc POSM là gì dùng để truyền tải nội dung qua những câu chữ hay hình ảnh đồ họa đa dạng. Kích thước của nó thường là 40x50 cm hay 60x70cm khá phổ biến và phù hợp để dán trên tường hay cửa sổ nơi có đông đúc người qua lại như các cửa hàng tiện lợi,...
Poster trong POSM là gì
2. Leaflet
Leaflet hay còn được gọi là tờ rơi cũng góp mặt trong những sản phẩm thuộc POSM là gì. Leaflet có kích thước nhỏ gọn hơn so với poster nên thuận tiện cho người mua sắm có thể cầm nắm hay bỏ túi. Nội dung được trình bày trong leaflet thường mang tính chất giới thiệu hay hướng dẫn sử dụng sản phẩm. Thông thường, leaflet được phát trực tiếp cho khách hàng để hỗ trợ giới thiệu chi tiết sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp tại những buổi triển lãm hay hội chợ. Kích thước thông thường của một tờ leaflet là A6, A5 hay A4 ở dạng phẳng hoặc gấp 2, 3.
Leaflet trong POSM là gì
3. Standee
Không thể thiếu trong bộ POSM là gì, Standee với thiết kế khá giống với poster được giới hạn kích cỡ khoảng 0.6m x 1.6m x 1.8m đi kèm với khung hay giá đỡ. Standee thường được dùng để treo ảnh hay những banner cỡ nhỏ thay vì những banner có kích thước quá khổ. Standee khá nhỏ gọn, dễ vận chuyển vì giá đỡ có thể gấp lại được, vì vậy đây là một trong các loại POSM được sử dụng phổ biến trong các sự kiện hay gian hàng triển lãm.
Standee trong POSM là gì?
4. Sticker
Với thiết kế nhỏ gọn đi kèm với hình ảnh minh họa được dán trực tiếp lên sản phẩm, sticker cũng là một trong các loại POSM không thể bỏ qua. Dù là trên kệ hay bất cứ diện tích nhỏ nào, sticker đều có thể phát huy hết tác dụng và là một công cụ hỗ trợ chiến dịch truyền thông tuyệt vời. Thông thường, loại POSM design này sẽ bao gồm tên, địa chỉ web và số điện thoại của công ty bạn để khách hàng có thể tìm kiếm thông tin dễ dàng.
Sticker trong POSM là gì?
5. Booth
Booth cũng đang trở thành một trong các loại POSM phổ biến hiện nay đóng vai trò là điểm hẹn của khách hàng với những sản phẩm mới của bạn. Booth được hiểu là gian hàng trưng bày sản phẩm hay quảng cáo - đây là một khoảng không gian được dùng cho mục đích trưng bày hay phổ biến những chương trình khuyến mãi được thiết kế kỹ lưỡng, nổi bật để khách hàng có thể tham quan và dùng thử sản phẩm. Booth có một lợi thế thu hút nên được nhiều doanh nghiệp sử dụng tại những siêu thị hay hội chợ.
Booth trong POSM là gì?
6. Divider
Divider là một trong các loại POSM được dùng nhiều ở siêu thị, dùng để phân chia giữa các kệ làm nổi bật lên hình ảnh của sản phẩm, đồng thời gây chú ý với khách hàng. Divider là một POSM design được được thiết kế như một bảng vẫy dọc làm nổi bật sản phẩm và toàn bộ gian hàng. Divider rất phổ biến vì chúng không tốn nhiều diện tích mà vẫn thuận tiện thu hút khách hàng.
Divider trong POSM là gì
7. Wobbler
Wobbler hay còn được hiểu là con nhảy quảng cáo - một trong các loại POSM chi phí thấp. Wobbler có tác dụng như một tờ rơi hay standee thu nhỏ được gắn nhỏ gọn trên kệ sản phẩm để hiển thị giá hay chương trình khuyến mãi đặc biệt. Dù chi phí thấp nhưng Wobber lại là một trong những POSM design hiệu quả và thu hút khách hàng tốt.
Wobbler trong POSM là gì
8. Tester
Tester là sản phẩm dùng thử được thiết kế ở phiên bản thu nhỏ của sản phẩm chính, thường được dùng trong những chiến dịch truyền thông cho sản phẩm mới của mỹ phẩm, nước hoa,... Trên hành trình xây dựng thương hiệu thì tester là một trong các loại POSM hiệu quả nhất giúp khách hàng biết đến sản phẩm và chất lượng sản phẩm của thương hiệu. Với ngành hàng thực phẩm, cà phê thì sẽ không sử dụng tester thường xuyên mà thay vào đó là những dạng ly nhỏ để khách hàng dùng thử trực tiếp.
Tester trong POSM là gì
9. Gondola end
Gondola end hay còn được viết tắt là GE là ốp đầu kệ hay hay kệ đầu của một dãy trong siêu thị. Loại POSM design này tương tự như một cái kệ hàng nhưng được thiết kế sáng tạo và chuyên biệt hóa cho từng loại sản phẩm. GE thường được đặt tại đầu của kệ để quảng bá cho thương hay làm nổi bật sản phẩm mới nhằm thu hút tập trung của khách hàng. Trong POSM là gì thì thiết kế GE đặc biệt được chú ý để tạo thu hút với khách hàng và làm nổi bật được hình ảnh cũng như thông tin sản phẩm trong không gian mua sắm.
Gondola end trong POSM là gì
10. Check-out counter
Một công cụ khác góp mặt trong POSM là gì - Check-out counter (COC) là những giá để sản phẩm tại khu vực quầy thu ngân trong siêu thị hay cửa hàng tiện lợi. Vì loại POSM design này được thiết kế nhỏ gọn nên thường được dùng cho các mặt hàng như bàn chải, pin, bao cao su, gel hay snack, socola,...
Check-out counter trong POSM là gì
Xem thêm: Brand là gì? Cách để xây dựng thương hiệu đậm nét trong lòng khách hàng
11. Showcase
Showcase hay Showcase Cooler được dùng để chỉ các hệ thống làm mát đồng thời dùng để trưng bày sản phẩm cần giữ lạnh như thực phẩm tươi sống, rau củ, trái cây. Ngoài ra, showcase còn được dùng để chỉ những hộp trưng bày nhỏ được đặt tại các kệ chính với thiết kế đơn giản đính kèm hình ảnh làm nổi bật sản phẩm.
Showcase trong POSM là gì
12. Dangler
Dangler cũng là một trong các loại POSM là gì được thiết kế nhỏ gọn với dây đeo trên trần của các điểm bán hàng như trung tâm mua sắm hay siêu thị. Nội dung của Dangler là hình dáng sản phẩm, thông tin khuyến mãi và được treo trên cao để thu hút ánh nhìn từ xa.
Dangler trogn POSM là gì
13. Tent card
Tent Card nghe có vẻ lạ lẫm nhưng cũng là một trong các loại POSM là gì được thể hiện dưới nhiều dạng và được dùng để quảng cáo một sản phẩm và được đặt tại bàn hay quầy lễ tân. Đây là một trong những hình thức giúp truyền tải thông điệp thương hiệu một cách trực diện với khách hàng. Đồng thời, một tend care cũng được thiết kế vô cùng đẹp mắt giúp làm nổi bật sản phẩm và cũng chứa lời kêu gọi hành động hay CTA được bố trí ngay tại điểm bán hàng.
Tent card trong POSM là gì
14. Hanger
Hanger cũng góp mặt trong danh sách POSM là gì dùng để chỉ những vỉ treo quảng cáo để trưng bày sản phẩm, đồng thời giảm bớt diện tích trưng bày kệ. Chúng thường được treo trên kệ của những điểm bán lẻ hay siêu thị. Những dây treo có thể trưng bày sản phẩm còn bảng treo handger có thể đi kèm thông tin sản phẩm giúp quảng bá thương hiệu. Chúng phát huy tác dụng của mình trong việc thu hút khách hàng và được áp dụng cho những loại sản phẩm như kẹo, bánh, snack,...
Hanger trong POSM là gì
Hiểu về các loại POSM là gì cũng như tác dụng của từng loại giúp cho thương hiệu biết cách sử dụng chúng. Tùy vào mục đích cuối cùng của việc sử dụng POSM là gì mà mỗi thương hiệu sẽ sử dụng một hay nhiều loại khác nhau để đạt được mục đích đó mà vẫn đảm bảo tối ưu chi phí.
III. Cách thiết kế POSM hiệu quả
1. Vị trí đặt POSM là gì?
Khi tìm hiểu những thông tin về POSM là gì, bạn sẽ thấy được nhiều tác dụng cũng như công cụ được xem là POSM marketing. Mục đích chính của POSM là gì xoay quanh hoạt động quảng bá và xây dựng bộ nhận diện thương hiệu nên vị trí đặt POSM vô cùng quan trọng. Tùy vào loại POSM là gì mà vị trí đặt POSM cũng khác nhau tuy nhiên vẫn phải đảm bảo đúng tầm nhìn của khách hàng, không bị bất cứ vật gì che khuất. Bên cạnh đó, bẹn nên thay đổi vị trí đặt POSM từ 3 - 4 lần/ tháng để tạo sự mới mẻ và hấp dẫn trong mắt người tiêu dùng.
2. Thông điệp POSM là gì?
Thông thường POSM marketing được dùng để giới thiệu sản phẩm, định vị thương hiệu hay truyền tải thông tin. Tuy nhiên, để khách hàng nhận diện được thông tin thì thông điệp cần ngắn gọn, súc tích, sáng tạo nhưng phải có điểm nhấn để khách hàng hiểu, nhó và bị thu hút ngay từ lần đầu tiên.
Thông điệp của POSM là gì có thể được thể hiện qua hình ảnh, tagline hay slogan đính kèm trực tiếp trên phần nội dung để tác động tích cực đến đúng nhóm khách hàng mục tiêu. Mỗi khu vực sử dụng POSM với đối tượng khách hàng khác nhau sẽ cần một chút linh hoạt trong cách sử dụng POSM tuy nhiên vẫn đảm bảo được tinh thần của thương hiệu.
3. Màu sắc POSM là gì?
Với một POSM design cần đặc biệt quan tâm đến màu sắc thiết kế vì những màu sắc nổi bật với độ tương phản cao thường có sức hút hơn. Tuy nhiên, màu sắc được sử dụng nên có sự đồng điệu để khách hàng nhận diện thương hiệu. Ví dụ như khi nhắc đến KFC bạn nghĩ ngay đến màu đỏ, vậy những ấn phẩm truyền thông hay POSM marketing cũng nên sử dụng màu đỏ làm màu chính để khách hàng nhận diện thương hiệu.
Cách thiết kế POSM hiệu quả
Không chỉ trong POSM design mà trong bất cứ thiết kế nào thì màu sắc đều giữ một vai trò đặc biệt quan trọng vì nó ảnh hưởng đến khả năng thu hút cũng như khơi dậy cảm xúc của khách hàng. Thông qua màu sắc mà khách hàn có thể thấy được những thông điệp tích cực, màu sắc phù hợp gắn liền với bộ nhận diện thương hiệu.
Xem thêm: Brand awareness là gì? Sổ tay kiến thức về nhận thức thương hiệu
4. Kết hợp mã QR
Kết hợp mã QR với POSM marketing giúp cho nhà đầu tư tăng tương tác với khách hàng, đồng thời cũng thu thập được thông tin khách hàng và đánh giá từ họ để cải thiện cho những chiến dịch quảng cáo sau. Tận dụng công nghệ phần mềm phát triển, POSM marketing hoàn toàn có thể được hỗ trợ để phát huy tác dụng đúng nơi đúng lúc. Đồng thời đây cũng là cách hiệu quả giúp tăng mức độ tương tác của khách hàng đối với thương hiệu vì điện thoại thông minh sẽ hỗ trợ họ rất nhiều.
IV. Kết luận
Trong hoạt động truyền thông và quảng cáo thì khái niệm POSM là gì không còn xa lạ, tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng biết cách tận dụng POSM. Khi đã nắm rõ được POSM marketing thì thương hiệu sẽ dễ dàng hơn trên con đường xây dựng nhận diện thương hiệu một cách hiệu quả và tối ưu chi phí.