Kinh doanh muốn thành công thì điều tiên quyết nhất đó là target đúng đối tượng, đúng thị trường. Sai lệch một li cũng có thể khiến doanh nghiệp trở nên lung lay sụp đổ. Vậy target là gì? Cách để có thể target đúng mục tiêu doanh nghiệp cần là gì?

Target là gì? Trong tiếng Anh, target mang ý nghĩa là mục tiêu. Trong hoạt động kinh doanh, từ này được dùng để chỉ những tập khách hàng mục tiêu và thị trường mục tiêu mà một doanh nghiệp đang muốn hướng đến. Vậy cụ thể hơn, trong kinh doanh, target là gì? Target customerlà gì và target audience là gì? 

I. Target là gì?

1. Khái niệm target là gì? 

Target-la-gi

Khái niệm target là gì? 

Target là việc xác định đối tượng khách hàng và thị trường mục tiêu, xác định đúng nhóm người có chung các đặc điểm và những mối quan tâm tới sản phẩm của doanh nghiệp nhằm mục đích lập kế hoạch marketing cho việc triển khai các chiến lược truyền thông cũng như chiến lược kinh doanh của công ty. Hiểu đơn giản, target là việc phân tích để tìm ra đối tượng khách hàng mục tiêu  mà doanh nghiệp của bạn cần phải hướng tới.

2. Vai trò của target là gì?

Việc bạn chạy chiến dịch hướng đối tượng một cách rõ dàng sẽ giúp việc tiếp cận tới khách hàng tiềm năng một cách chuẩn xác nhất với chi phí thực hiện truyền thông được tối ưu thấp nhất nhờ việc loại trừ được những khoản chi phí không đáng có hướng đến những tập khách hàng không đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Chạy hướng tới đúng thị trường, đúng khách hàng giúp nhà quản trị marketing có thể hạn chế được việc ra tay xấy xấu từ bên đối thủ cạnh tranh, việc chọn lọc khách hàng tiềm năng một cách có khoa học sẽ giúp bạn chế được chi phí cho hoạt động truyền thông hay sử dụng phương tiện tràn lan.

II. Cách target thị trường mục tiêu của doanh nghiệp

Target-la-gi-1

Cách target thị trường mục tiêu của doanh nghiệp

Target tập khách hàng mục tiêu và tìm kiếm đúng insight của họ vẫn luôn là một bài toán khó đối với mỗi người là marketer. Việc nhận diện được đúng khách hàng mục tiêu giúp các chương trình marketing của doanh nghiệp tiếp cận đúng đối tượng, tránh được hiện tượng lãng phí ngân sách marketing vào những khách hàng không mang lại doanh thu, từ đó giảm bớt chi phí marketing trên một đơn hàng để có được một khách hàng mới. Các khách hàng mục tiêu dễ chuyển đổi hơn vì đã tác động đúng vào nhu cầu của họ và do vậy, bạn sẽ không mất quá nhiều thời gian cũng như công sức để “thuyết phục” họ, dễ dàng duy trì được mối quan hệ giữa nhà cung cấp – khách hàng.

Việc target đúng đối tượng mục tiêu còn liên quan trực tiếp đến quá trình làm inbound marketing: viết nội dung cho website, social media, visual content, quan hệ công chúng, chiến dịch marketing,…Các nội dung sáng tạo phục vụ cho việc nuôi dưỡng và chăm sóc tập khách hàng tiềm năng. Vậy, làm thế nào để có thể target được đúng đối tượng khách hàng? Hãy chú ý đến theo dõi 2 phương pháp dưới đây:

1. Chân dung khách hàng trong target là gì?  

Target-la-gi-2     

Chân dung khách hàng trong target là gì?  

Những người có khả năng sẽ sử dụng sản phẩm của bạn sẽ mang những đặc điểm chung nhất định. Bước đầu tiên bạn cần làm đó là nhận diện được nhóm các khách hàng tiềm năng này, họ là ai? Ở đâu? Và làm gì?

Dựa trên các dữ liệu thu thập thực tế về nhân khẩu học cùng hành vi mua hàng trên online của khách hàng, suy xét về lịch sử cá nhân, động cơ mua và mối quan tâm của họ về các loại sản phẩm dịch vụ để xác định những đối tượng này.

  • Độ tuổi: Khách hàng tiềm năng của bạn nằm chủ yếu ở độ tuổi nào? Họ thuộc thế hệ Millennial hay thế hệ Z? Khách hàng của doanh nghiệp ở độ tuổi khác nhau sẽ có những phản ứng khác nhau như thế nào với sản phẩm/ dịch vụ của bạn.

  • Giới tính: Với hai giới tính nam và nữ họ sẽ có những nhu cầu và sở thích của nam và nữ là khác nhau, mục tiêu cũng như động cơ tìm kiếm, mua hàng và hành động sau mua cũng khác nhau. 

  • Mức thu nhập: Mức thu nhập của khách hàng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quyết định mua và việc lập chiến lược marketing của doanh nghiệp. Các gia đình có thu nhập thấp sẽ hướng tới những sản phẩm có chi phí không quá đắt đỏ và sẽ giúp họ tiết kiệm hơn so với cácsản phẩm khác cùng loại. Họ quan tâm nhiều đến chất lượng, chi phí cần bỏ ra cho sản phẩm và rất nhạy cảm với quảng cáo. Những người có thu nhập cao thường có xu hướng sẽ “dễ dãi” với quảng cáo hơn, họ ưa thích sự sang trọng và độc quyền.

  • Địa điểm: Thói quen mua hàng của người dân sống tại đô thị và nông thôn là hoàn toàn khác nhau. Tùy nơi cư trú và văn hóa sống của cộng đồng dân cư cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến thói quen mua hàng của họ.

Ngoài các đặc điểm trên, tình trạng về hôn nhân, nghề nghiệp, dân tộc, sở thích,… cũng là những yếu tố nhà quản trị marketing cần nghiên cứu để xác định chân dung khách hàng

2. Tiến hành nghiên cứu và xác định quy mô thị trường mục tiêu

  Quy mô thị trường ở đây được hiểu là độ lớn của thị trường hiện tại mà bạn nhắm tới bao gồm hai tiêu chí là phạm vi và số lượng. Tùy thuộc vào nguồn lực và mục tiêu của doanh nghiệp mà sẽ ảnh hưởng tới quy mô thị trường mà họ muốn nhắm tới. 

Mọi doanh nghiệp đều mong muốn tiếp cận được mọi đối tượng khách hàng, cả khách hàng mục tiêu, khách hàng tiềm năng và khách hàng công chúng và mở rộng quy mô kinh doanh để nhanh chóng tăng được doanh thu. Tuy nhiên hầu hết là chưa đủ tiềm lực do việc lựa chọn quy mô thị trường quá lớn thì sẽ là không khả thi, và khi doanh nghiệp không có khả năng phục vụ hết chính thị trường mục tiêu của mình sẽ tự bị đào thải khỏi thị trường kinh doanh.

Doanh nghiệp kinh doanh online hay kinh doanh trên môi trường thực tế có thể xác định quy mô thị trường của mình bằng một số công cụ hỗ trợ như Facebook Power Editor, Google Trends, Google Keyword Planner,…

3. Đánh giá 

Sau khi hiểu được khái niệm về target cũng như 2 phương pháp về cách target thị trường mục tiêu cho doanh nghiệp như trên bạn có thể khoanh vùng được thị trường mục tiêu cho riêng mình, hãy đánh giá lại nhiều lần để quyết định liệu thị trường đó có phù hợp với đúng lĩnh vực và quy mô mà công ty có thể phục vụ tốt nhất. Bên cạnh đó, doanh nghiệp nào cũng cần nghiên cứu đối thủ cạnh tranh cũng đang nằm trong phân khúc thị trường này để có những chương trình truyền thông cạnh tranh và chiến lược marketing hiệu quả.

III. Cách target cho facebook ads

Target-la-gi-3

Cách target cho facebook ads

Phần trên chúng ta đã vừa được tìm hiểu đối tượng target là gì? Target marketing là gì? Vậy đối với riêng hoạt động facebook ads thì target là gì? Cách để target được đúng đối tượng trong facebook ads? Target audience là gì và target customer là gì?

Đầu tiên phải hiểu được target audience là gì? Khách hàng mục tiêu hay target audience ở đây muốn nhắc tới là nhóm khách hàng mà doanh nghiệp đang muốn tác động đến. Họ phải đang có hoặc sắp có nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ mà bạn cung cấp và họ phải có khả năng chi trả cho những sản phẩm hay dịch vụ ấy. Khách hàng mục tiêu ở đây là bao gồm cả khách hàng tiềm năng cùng với khách hàng hiện tại.

Vậy target audience là gì? Target customer là gì? nghĩa là việc xác định đối tượng mục tiêu và thị trường mục tiêu, tức là xác định nhóm những người có chung đặc điểm và mối quan tâm đến sản phẩm của bạn nhất nhằm mục đích là phục vụ cho việc triển khai đúng chiến lược marketing và chiến lược kinh doanh của toàn công ty. Hiểu đơn giản thì target này là việc phân tích đối tượng khách hàng tìm ra mối quan tâm thầm kín bên trong họ mà doanh nghiệp của bạn cần phải hướng tới.

Facebook ads là một trong số những hình thức quảng cáo trong công cụ digital marketing; hiểu một cách đơn giản thì target facebook là việc doanh nghiệp xác định được mục tiêu và đối tượng khách hàng mục tiêu muốn hướng tới cho quảng cáo trên facebook. Vậy làm sao để có thể target chuẩn xác nhất trong facebook ads và đem lại hiệu quả cao nhất. Hiện nay người quản trị facebook ads thường xác định nhóm target audience là gì và target customer là gì theo 4 yếu tố đánh giá chính bao gồm:

Độ tuổi: Xác định đúng đọ tuổi của người dùng trên facebook mà phù hợp với những sản phẩm mà công ty cung cấp. Các độ tuổi mà facebook xác định ở đây trải dài từ 13 đến 65+ tuổi. Ở đây, facebook cho phép cài đặt độ tuổi tối thiểu và độ tuổi tối đa cho phép để được xem quảng cáo. 

Vị trí địa lý: Nhà quản trị được phép cài đặt giới hạn vị trí, nơi mà họ đánh giá rằng sẽ tập trung được nhiều tập khách hàng mục tiêu nhất. Đơn vị giới hạn nhỏ nhất ở đây đó là tỉnh và lớn nhất là trên toàn thế giới. 

Sở thích: Người quản trị marketing cài đặt được những sở thích hay thói quen mà họ cho rằng người dùng online sẽ thể hiện ra trong quá trình họ mua sắm. 

Thu hẹp đối tượng: Thu hẹp đối tượng là việc người quản facebook ads đánh giá những tập khách hàng theo vị trí, độ tuổi, nhân khẩu học, thói quen mà chưa phù hợp với sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp. Có thể ví dụ là việc: doanh nghiệp mơ nhà hàng tại quận Hoàng Mai thì sẽ chỉ chạy quảng cáo đối với những người nằm trong bán kính 5km lấy quán là trung tâm chứ không thể chạy hết cả khu vực Hà Nội hay cả những vùng ngoại ô. 

IV. Quy trình để xác định Target market để mang lại hiệu quả cao trong target là gì?

Target-la-gi-4

Quy trình để xác định Target market để mang lại hiệu quả cao trong target là gì?

1. Bước 1: Phân đoạn thị trường và đánh giá các đoạn thị trường trong  target là gì?

Các nhà quản trị marketing cần đánh giá thị trường theo những cơ sở sau:

  • Phân đoạn thị trường theo cơ sở địa lý trong target là gì?

  • Phân đoạn thị trường theo cơ sở nhân khẩu học trong target là gì? 

  • Phân đoạn thị trường theo tâm lí học trong target là gì?

  • Phân đoạn thị trường theo hành vi trong target là gì?

Mục đích của việc đánh giá đoạn thị trường là nhằm nhận dạng được mức độ hấp dẫn của đoạn thị trường đó trong việc hoàn thành các mục tiêu của doanh nghiệp. Khi đánh giá đoạn thị trường người ta dựa vào 3 tiêu chuẩn cơ bản là:

  • Tiêu chuẩn 1: quy mô và mức tăng trưởng của thị trường: một đoạn thị trường tưng trưởng mạnh, quy mô lớn thì chưa chắc hấp dẫn với một doanh nghiệp, doanh nghiệp phải lựa chọn được thị trường vừa sức để có khả năng phục vụ; với thị trường có mức độ cạnh tranh thấp thì thường là đoạn hấp dẫn;...

  • Tiêu chuẩn 2: mức độ hấp dẫn về cơ cấu thị trường: Một doanh nghiệp ít khi là duy nhất trên đoạn thị trường. Họ thường xuyên phải đối mặt với các áp lực về cạnh tranh và sự đòi hỏi của khách hàng mục tiêu. Một đoạn thị trường quy mô lớn, tốc độ tăng trưởng nhanh nhưng vẫn không hấp dẫn nếu cạnh tranh trong đó quá cao, doanh nghiệp không quá khác biệt với đối thủ và các lực lượng khác quá cao. Có thể đánh giá cư cấu thị trường theo mô hình 5 lực lượng cạnh tranh sau đây: cạnh tranh giữa các hãng trong ngành, đe dọa từ sự gia nhập của đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, sức ép từ phía khách hàng, đe dọa của hàng thay thế và sức ép từ phía nhà cung cấp. 

  • Tiêu chuân 3: Các mục tiêu và khả năng của doanh nghiệp.

2. Bước 2: Lựa chọn chiến lược dành cho Target market trong  target là gì?

Target-la-gi-5

Lựa chọn chiến lược dành cho Target market trong  target là gì?

Sau đây là 3 chiến lược nhắm đến thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp có thể thực hiện: 

Chiến lược Target market không phân biệt

Trng chiến lược này, doanh nghiệp tìm cách nắm giữ được một số lượng lớn nhất các khách hàng cho mình ở các đoạn thị trường đó. Cách thức kinh doanh được áp dụng ở chiến lược này được gọi là "sản xuất và phân phối đại trà" tức là chào bán những sản phẩm giống nhau, sử dụng hình ảnh, phương pháp khuếch trương, kiểu kênh phân phối khác nhau.

Ưu điểm lớn nhất của marketing không phân biệt là tiết kiệm được chi phí nhờ khai thác lợi thế quy mô, sản xuất và phân phối một chủng loại sản phẩm hạn hẹp và đồng nhất cùng tiêu chuẩn hóa cao; các doanh nghiệp dễ dàng xâm nhập vào những thị trường có nhạy cảm về giá. 

Chiến lược marketing không phân biệt cũng xuất hiện những hạn chế đáng kể. Thứ nhất, không dễ dàng để tạo ra một nhãn hiệu có khả năng thu hút mọi khách hàng ở nhiều đoạn thị trường. "Thật hiểm khi có một sản phẩm hay nhãn hiệu là tất cả cho mọi người". Thứ hai, khi có nhiều doanh nghiệp cùng thực hiện kiểu marketing không phân biệt thì sẽ làm cho cạnh tranh trở nên gay gắt hơn ở các thị trường có quy mô lớn, song lại bỏ qua những nhu cầu riêng biệt và quy mô nhỏ, từ đó  gây nên tình trạng mất cân đối trong việc đáp ứng đủ cầu thị trường. Thứ ba, doanh nghiệp có khả năng gặp khó khăn trong việc đổi phó với các rủi ro khi hoàn cảnh kinh doanh thay đổi (quy mô càng lớn sự thay đổi càng khó khăn), hoặc khi đổi thủ cạnh tranh áp dụng chiến lược marketing phân biệt - chiến lược có khả năng đáp ứng tốt hơn nhu cầu và ước muốn của khách hàng

Chiến lược Target market khác biệt 

Chiến lược marketing phân biệt tỏ ra có ưu thế hơn chiến lược marketing không phân biệt trong việc đáp ứng đúng nhu cầu và ước muốn đa dạng của thị trường mục tiêu. Bằng việc đa dạng hóa các sản phẩm và các nỗ lực  trong marketing, doanh nghiệp có khả năng gia tăng doanh số và thâm nhập sâu hơn vào nhiều đoạn thị trường. Ví dụ doanh nghiệp sữa Vinamilk nhờ đưa ra một danh mục các sản phẩm sữa đa dạng về chất lượng, kiểu dáng, đặc tính nên doanh số của họ ngày càng gia tăng. Ưu thế nổi trội của chiến lược này chính là đáp ứng được những thị hiểu đa dạng của khách hàng. 

Bất lợi phải kể đến của chiến lược này là doanh nghiệp phải đối phó với sự gia tăng về chí phí bỏ ra trong sản xuất và thương mại. Đặc biệt là những chi phí cải tiến sàn phẩm, sản xuất (để sản xuất 10 đơn vị của 10 loại sản phẩm khác nhau thì đòi hỏi phải bỏ ra chi phí lớn hơn so với việc sản xuất 100 đơn vị sản phẩm cùng loại), bảo quản, lưu kho, hoạt động marketing (như quảng cáo, nghiên cứu thị trường),...

Nhắm Target market tập trung trong target là gì?

Ưu thế của chiến lược marketing tập trung này là ở chỗ, nhờ dồn sức chỉ vào một khu vực thị trường, nên doanh nghiệp có thể dễ dàng chọn được một vị trí vững mạnh trên thị trường đã lựa chọn, tạo dược thế độc quyền nhờ hiểu biết rõ nhu cầu và ước muốn của khách hàng; thiết kế, cung ứng những sản phẩm đạt được uy tín đặc biệt về một mặt hàng, khai thác được những lợi thế của việc chuyên môn hóa trong sản xuất, phân phối và các hoạt động xúc tiến bán, thường đạt được ti suất lợi nhuận cao. 

Rủi ro có thể gặp là do áp dụng chiến lược này phải kể đến là: đoạn thị trường mục tiêu có thế không tồn tại hoặc giảm sút lớn do nhu cầu thay đổi; những doanh nghiệp có thế lực cạnh tranh mạnh hơn quyết định gia nhập thị trường ấy.

V. Kết luận

Đó là những kiến thức cơ bản về nội dung “target là gì, target audience là gì, target customer là gì” mà 123job đã cung cấp đến cho bạn đọc. Mong rằng thông quan những nội dung về marketing và kinh doanh trên, mỗi doanh nghiệp đều tự xác định được cho bản thân cái “target” chính xác mà công ty phải hướng đến.