Tố tụng dân sự là gì? Pháp luật quy định như thế nào về tố tụng dân sự? Hãy cùng chúng tôi khám phá và tìm hiểu pháp luật Nhà nước đã có những quy định như thế nào về tố tụng dân sự hiện nay.
Hiện nay pháp luật đã trở thành một phần không thể thiếu đối với đời sống con người. Bất kỳ lĩnh vực nào cũng cần yếu tố và sự bảo vệ của pháp luật. Hôm nay hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về luật tố tụng dân sự nhé.
I. Khái niệm tố tụng dân sự
Tố tụng dân sự là một trong những thuật ngữ thuộc vào hệ thống pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tổng thể của tố tụng dân sự thì gồm tất cả những quy phạm pháp luật, những cơ sở pháp lý và những quy định về chuẩn mực đạo đức xã hội, điều chỉnh các mối quan hệ có thể phát sinh của chủ thể và những đối tượng trong quá trình tham gia cấu tạo, nhằm đảm bảo việc giải quyết và thi hành án dân sự, xử án trong những vụ án tố tụng dân sự một cách nhanh gọn, dễ dàng và đúng đắn nhất có vị trí quan trọng trong ngành luật
Khái niệm tố tụng dân sự
Bên cạnh việc đảm bảo được vấn đề giải quyết nhanh gọn thì luật tố tụng dân sự còn có thể đảm bảo quyền lợi và những nghĩa vụ, những lợi ích của cơ quan nhà nước, những đơn vị, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
Dựa theo luật tố tụng dân sự, những người thi hành án có thể thực hiện đáp ứng được nhu cầu phục vụ mọi người về tính đúng sai, đem lại Công Lý và đưa ra những biện pháp xử lý kịp thời nghiêm minh đối với những trường hợp có vi phạm về vấn đề luật dân sự .
II. Nhiệm vụ và các đối tượng quy định trong luật tố tụng dân sự
1. Nhiệm vụ
Nhiệm vụ của luật tố tụng dân sự có vai trò vô cùng quan trọng trong việc:
- Bảo vệ quyền lợi của tất cả mọi người và trong vấn đề giành lại chính nghĩa.
- Luật tố tụng dân sự thực hiện các quyền lợi về vấn đề bảo vệ công lý, bảo vệ các quyền lợi của công dân, quyền con người và bảo vệ các chế độ liên quan tới xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của nhà nước
- Đồng thời luật tố tụng dân sự bảo vệ các tổ chức, cá nhân, đơn vị
- Ngoài ra nó còn thực hiện các chính sách giáo dục mọi người để chấp hành và thực hiện những quy định của nhà nước theo đúng pháp luật dân sự và và theo đúng bộ luật tố tụng dân sự của nhà nước.
2. Đối tượng thực hiện luật dân sự
Những đối tượng phải thực hiện Luật Tố tụng dân sự như sau
- Đối tượng áp dụng các quy luật của tố tụng dân sự: tất cả mọi hoạt động tố tụng về vấn đề dân sự trên lãnh thổ của đất nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam bao gồm những vùng miền: vùng đất liền, vùng trời, hải đảo, vùng biển.
- Luật tố tụng dân sự áp dụng đối với mọi hoạt động liên quan tới Tố tụng dân sự và những người đại diện cho đất nước Việt Nam thực hiện ở phạm vi ngoài nước, những người cần giải quyết các vấn đề, vụ việc có liên quan tới dân sự có phạm vi liên quan tới nước ngoài
- Những cá nhân, những đơn vị và các tổ chức nước ngoài thuộc các đối tượng đã được hưởng những chế độ đặc biệt ưu đãi đã được quy định và áp dụng theo theo điều ước quốc tế, luật quốc tế mà nước Việt Nam ta là thành viên. Tất cả những vụ việc liên quan có yếu tố tụng sẽ được giải quyết bằng con đường đó chính là ngoại giao.
Xem thêm: Tố tụng hình sự là gì? Tìm hiểu căn cứ pháp luật khởi tố vụ án hình sự
III. Tìm hiểu cơ bản về luật tố tụng dân sự
1. Nguyên tắc
Nguyên tắc của luật tố tụng dân sự như sau:
- Luật tố tụng dân sự được thực hiện dựa trên nguyên tắc quyền quyết định và bình đẳng, bằng cách xếp dựa trên định đoạt của đương sự.
- Luật tố tụng dân sự đảm bảo quyền và nghĩa vụ của đương sự ngoài ra thực hiện việc cung cấp các bằng chứng xác minh thu thập chứng cứ, các nhân chứng, Các bằng chứng theo quy định của pháp luật
- Bộ luật tố tụng dân sự có thể được đảm bảo cho quyền và lợi ích của đương sự. Trường hợp nếu như đương sự có dấu hiệu phạm tội vậy thì không được phán xét theo ý kiến cá nhân mà phải xếp theo khía cạnh khách quan về tất cả mọi mặt
- Nguyên tắc của luật tố tụng dân sự là phải được thực hiện trên nguyên tắc bình đẳng tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tố tụng dân sự khi mà vụ án được khởi kiện.
2. Đương sự
Đầu tiên để có thể áp dụng được bộ luật tố tụng dân sự chúng ta cần phải hiểu rõ những đương sự ở trong vụ án liên quan tới Tố tụng dân sự là gì. Nó có thể là những cơ quan những tổ chức và cả những cá nhân bao gồm đó là: bị đơn, nguyên đơn, và cả những đối tượng có liên quan và có ảnh hưởng đến nghĩa vụ và quyền lợi. Ngoài ra thì đó cũng có thể là những người đã kiến nghị, những người đệ đơn để khởi kiện hoặc khiếu nại nhằm giải quyết các vụ việc liên quan tới yếu tố dân sự.
3. Nguyên đơn
Nguyên đơn hay còn được hiểu là người tham gia tố tụng dân sự. Đây chính là người khởi kiện. Đó có thể là các cơ quan, các tổ chức, Hoặc là các cá nhân yêu cầu tòa án giải quyết các vụ án liên quan tới tố tụng dân sự. Khi họ đã có đầy đủ các bằng chứng chứng minh rằng họ đã bị xâm hại tới quyền lợi hợp pháp thì họ sẽ tiến hành đưa các đơn khởi kiện ra tòa án giải quyết. Nguyên đơn có thể đòi lại công bằng cho những lợi ích mà mình bị mất đi hoặc bị xâm phạm theo những cách khác nhau do tòa án ban hành quyết định.
Tìm hiểu cơ bản về luật tố tụng dân sự
4. Bị đơn
Khi tố tụng dân sự thì những người bị nguyên đơn đưa ra nhằm khởi kiện hoặc yêu cầu tòa án giải quyết vụ án tố tụng dân sự thì chính là bị đơn. Những bị đơn thường là những người đã gây nên tội hoặc đã xâm phạm tới quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn. Khi xem xét và giải quyết những yêu cầu của nguyên đơn, tòa án sẽ có những biện pháp để triệu hồi bị đơn.
5. Những người có liên quan
Những người có liên quan là những người không khởi kiện hoặc là những người không bị nguyên đơn khởi kiện. Tuy nhiên, để vụ việc có thể được giải quyết thì những người có liên quan này có thể sẽ ảnh hưởng tới quyền và lợi ích của bản thân mình. Do vậy, những người có liên quan trong vụ án tố tụng dân sự có thể là những người bị ảnh hưởng về quyền lợi hoặc là những người có chứng kiến vụ án hoặc cũng có thể là hai bên là nguyên đơn và cả bên bị đơn trong vụ án tố tụng dân sự này đều cần đến họ. Ngoài ra thì họ cũng có thể là người làm chứng cho những gì mà hai bên nguyên đơn và bị đơn chuẩn bị tranh cãi, ảnh hưởng trực tiếp tới quyết định cũng như là Phán xét của tòa án.
Xem thêm: Học viện Tòa án có dễ xin việc không? Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp
IV. Những thành phần trong quan hệ pháp luật tố tụng dân sự
1. Chủ thể
Chủ thể trong Tố tụng dân sự là các cá nhân các cơ quan tổ chức đã tham gia vào trong những vụ tố tụng dân sự đó. Theo như quy định thì chủ thể bao gồm là các cơ quan có thẩm quyền để thi hành án, các cơ quan xét xử trong những vụ kiện mà không thể nào thiếu như là: Tòa án, Viện kiểm sát hoặc là những người đại diện của đương sự, tương tự những người bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng những người giám định và cả những người có liên quan trong vụ án giữa các bên nguyên đơn và bị đơn sẽ được coi là chủ thể trong việc xét xử của bộ luật tố tụng dân sự.
Ngoài ra bên cạnh đó thì căn cứ theo mục đích và vai trò của những người tham gia vào tố tụng dân sự của các chủ thể khi thành lập nên những quy định về các quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan có mối quan hệ pháp luật khá chặt chẽ với nhau. Thông thường thì chủ thể sẽ được phân chia thành ba nhóm như dưới đây:
- Nhóm 1: các chủ thể có liên quan tới vấn đề, các công việc của tổ chức chẳng hạn như là tòa án hoặc viện kiểm sát. Họ sẽ là người xử lý những vụ việc liên quan tới Tố tụng dân sự, kiểm soát và thực hiện những vấn đề liên quan tới quan hệ pháp luật và những quy định của pháp luật dân sự trong quá trình tố tụng
- Nhóm 2: là các chủ thể như là đơn sự, những người đại diện của đương sự xuất hiện trong các vụ tố tụng dân sự nhằm đưa ra được những quyền lợi và bảo vệ lợi ích hợp pháp của đương sự. Ngoài ra thì thì họ có quyền đưa ra những bằng chứng và những chứng cứ để xác minh buộc tội cho cơ quan có thẩm quyền
- Nhóm 3: đây chính là nhóm những người phối hợp và hỗ trợ tòa án trong vấn đề giải quyết các vụ việc liên quan tới Tố tụng dân sự. Những người này thì có thể sẽ liên quan trong vụ án đó.
2. Khách thể
Khách thể là một trong những yếu tố không thể thiếu trong quan hệ pháp luật khi tố tụng dân sự. Những vấn đề liên quan tới quan hệ pháp luật bao gồm những nội dung để tranh chấp giữa những mối quan hệ pháp luật cần phải giải quyết ở các đương sự với nhau. Trong đó thì bao gồm các nội dung có sự liên quan mật thiết đến các sự kiện pháp lý mà Tòa án có thể giải quyết.
Khách thể là những đặc điểm của quan hệ pháp luật chẳng hạn có thể kể đến như là những yếu tố mà chủ thể mong muốn có thể đạt được, giúp cho chủ thể có thể tham gia vào quan hệ pháp luật một cách hợp pháp
Khách thể cũng mang những đặc tính riêng và thường không bị chi phối nhiều trong quá trình tham gia vào quan hệ của chủ thể. Trong một số trường hợp nhất định việc mà khách thể tham gia vào quan hệ lệ phí pháp luật là một trong những yêu cầu yếu tố bắt buộc của tòa án
Xem thêm: Quyết định khởi tố hình sự bệnh nhân 1342 vi phạm quy định cách ly
V. Thẩm quyền giải quyết của tòa án trong những vụ án tố tụng dân sự
1.Thẩm quyền theo vụ việc
Tòa án là người có trách nhiệm cao nhất trong vấn đề thương lượng và giải quyết vụ án. Họ không được từ chối đương sự khi khởi kiện vụ án mà đã đầy đủ các bằng chứng nhưng không có lý do. Nếu như chưa được quy định bởi pháp luật thì phải áp dụng những quy định của pháp luật tương tự để xét xử
Quyền giải quyết các vấn đề liên quan về tố tụng dân sự của Tòa án đã được quy định cụ thể trong bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và tại rất nhiều các các quy định khác trong Hiến pháp
Khi giải quyết các vụ án liên quan tới Tố tụng dân sự, nếu như tòa án phát hiện văn bản quy phạm pháp luật thì những người có trách nhiệm cần phải thi hành và cần có biện pháp giải quyết kiến nghị để cấp trên xem xét sửa đổi
Thẩm quyền giải quyết của tòa án trong những vụ án tố tụng dân sự
Những người có thẩm quyền để giải quyết có thể hủy hoặc có quyết định cá biệt nếu như phát hiện những vi phạm sai trái cái của các cơ quan các tổ chức và những người bị xâm phạm tới quyền lợi và lợi ích hợp pháp chính đáng của đương sự.
2. Thẩm quyền theo việc xét xử
Thẩm quyền theo xét xử gồm có các đơn vị chức năng nhằm giải quyết về các vấn đề nghị việc tố tụng dân sự như sau
- Hội đồng Thẩm phán: họ sẽ thực hiện công việc giám định thẩm phán, tái thẩm phán đối với những giải quyết và những bản án và thực hiện các quyết định đã có hiệu lực theo quy định của pháp luật dựa trên yêu cầu và lệnh đã được ban hành về những vụ án có liên quan
- Tòa án chuyên trách: cơ quan thực hiện công việc giám định, tái thẩm phán. Ngoài ra thì còn thực hiện các văn bản đã được đồng ý và có hiệu lực ban hành của pháp luật Nếu như bị kháng cáo và kháng nghị
- Ủy ban thẩm phán: sẽ phải phối hợp với đơn vị chức năng trong việc xét xử và đem lại công bằng cho người khởi kiện
- Tòa chuyên trách: cơ quan thực hiện công việc phúc khảo chuyên trách, tái thẩm phán các văn bản đã được sự đồng ý và có hiệu lực của pháp luật và theo lãnh thổ.
3.Thẩm quyền theo lãnh thổ
Điều này thì đã được sửa đổi và bổ sung tại luật tố tụng dân sự mới đây cho những quy định mà tòa án được phép được quyền giải quyết. Thẩm quyền giải quyết vụ việc vụ án dân sự của tòa án thì sẽ theo hình thức lãnh thổ được xác định là nơi cư trú và làm việc tại một địa điểm nào đó
Ngoài ra bị đơn có thể là các cá nhân ăn hoặc có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan tổ chức có thẩm quyền, giải quyết và áp dụng theo những quy định về vấn đề thủ tục sơ thẩm
Những đương sự của các bên liên quan có thể trao đổi qua lại với nhau tại tòa án nơi cư trú làm việc của nguyên đơn. Ấp dụng và giải quyết theo bộ luật dân sự kinh doanh thương mại, luật thương mại đối với những cá nhân vi phạm được tổ chức dân sự
Nếu như có sự việc liên quan tới Tố tụng dân sự xảy ra giữa những doanh nghiệp bất động sản khi thẩm quyền xử lý theo lãnh thổ của tòa án là nơi có các dự án bất động sản mới có quyền được giải quyết và xử lý.
Những vụ việc có tính chất nghiêm trọng sẽ được trực có cơ quan có thẩm quyền xét xử phối hợp ăn ý, thực hiện trên tính chất công việc và đem lại tính công bằng nhất cho những bên liên quan.
Xem thêm: 8 điểm khác biệt cần lưu ý khi làm đơn khiếu nại và đơn tố cáo
VI. Kết luận
Hi vọng các bạn đã có thêm các thông tin hữu ích cho bản thân mình về các vấn đề liên quan tới Tố tụng dân sự và luật tố tụng dân sự, bộ luật tố tụng dân sự, tố tụng, quan hệ pháp luật,... Chúc các bạn thành công trong cuộc sống.