Trong pháp luật của Việt Nam, trách nhiệm pháp lý đó là việc mà mỗi người cần phải hoàn thành và chịu hậu quả do những hành vi mình gây ra. Nhiều người vẫn luôn thường thắc mắc và cũng chưa hiểu rõ ràng về trách nhiệm pháp lý.
Vậy thì trách nhiệm pháp lý là gì, nhiệm pháp lý như thế nào, các loại trách nhiệm pháp lý như trách nhiệm hình sự,...
I. Hiểu rõ trách nhiệm pháp lý là gì?
Trách nhiệm pháp lý là gì? Trách nhiệm pháp lý đó là nghĩa vụ và cũng là hậu quả bất lợi mà người, tổ chức, các cá nhân vi phạm cần phải thực hiện nghĩa vụ và cũng như trách nhiệm của mình dựa theo quy định của pháp luật các loại trách nhiệm pháp lý. Thường thì đó là mệnh lệnh, các quy định của cơ quan có thẩm quyền mà trong đó cá nhân hay tổ chức vi phạm cần thực hiện.
- Trách nhiệm pháp lý đó là một loại trách nhiệm, nghĩa vụ mà khi đó người tham gia cần phải thực hiện theo quy định. Nghĩa là rõ hơn trách nhiệm pháp lý là gì dù có muốn hay không muốn thì cá nhân, tổ chức đó vẫn phải thực hiện, nếu không thực hiện cơ quan có thẩm quyền sẽ thi hành những biện pháp cưỡng chế. Điều này là giúp các loại trách nhiệm pháp lý khác biệt với các trách nhiệm mang tính tự nguyện và không bắt buộc như trách nhiệm đạo đức, và trách nhiệm công việc, hay trách nhiệm tôn giáo, …
- Nó được gắn liền với những biện pháp cưỡng chế của nhà nước và đồng thời được quy định.
- Trách nhiệm pháp lý chính là sản phẩm đồng thời chúng cũng là hậu quả bất lợi mà trong đó người vi phạm những vấn đề theo quy định cần phải thực hiện nghĩa vụ của mình, cần chịu thiệt hại về tài sản và cũng như quyền lợi bởi các vi phạm đó dựa theo quy định của pháp luật về các loại trách nhiệm pháp lý, chúng cũng là một phần giải đáp trách nhiệm pháp lý là gì.
- Công dân chỉ cần phải thực hiện trách nhiệm pháp lý khi mà có những vi phạm pháp luật xảy ra và đã gây thiệt hại cho những người khác, cơ quan khác hoặc do các nguyên nhân khác mà để lại hậu quả về những tài sản và về người.
Xem thêm: Chuyên viên pháp lý là gì? Cách để trở thành chuyên viên pháp lý
II. Phân loại trách nhiệm pháp lý
Nhà nước phân loại các loại trách nhiệm pháp lý thành những trách nhiệm sau như: trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hành chính
1. Trách nhiệm hình sự
Trách nhiệm hình sự được hiểu là trách nhiệm của một người đã phạm tội và cần phải chịu sự trừng phạt thích đáng dựa theo quy định của Nhà nước. Trách nhiệm hình sự giúp việc xử phạt những kẻ mà có tội cũng là 1 cách để có thể bảo vệ an ninh của đất nước, cũng như là bảo vệ an toàn cho người dân. Do vậy, trách nhiệm hình sự chính là một một phần không thể thiếu, trách nhiệm hình sự đóng vai trò quan trọng trong an ninh quốc gia.
2. Trách nhiệm dân sự
Trách nhiệm dân sự
Trách nhiệm dân sự đó là trách nhiệm gánh chịu các biện pháp cưỡng chế Nhà nước khi mà 1 chủ thể đã xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, hay danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp của những chủ thể khác. Biện pháp cưỡng chế thường là được áp dụng trong những trường hợp này đó là bồi thường thiệt hại.
3. Trách nhiệm hành chính
Trách nhiệm hành chính đó chính là trách nhiệm của 1 cá nhân, hay cơ quan, tổ chức đã tạo ra một vi phạm hành chính và cần phải gánh chịu những biện pháp cưỡng chế hành chính. Loại hình cưỡng chế này sẽ thay đổi tùy thuộc dựa vào mức độ vi phạm của các cá nhân/tổ chức ấy. Biện pháp cưỡng chế sẽ được do 1 cơ quan có thẩm quyền đưa quyết định.
4. Trách nhiệm hiến pháp
Trách nhiệm hiến pháp đó là trách nhiệm mà 1 chủ thể cần phải gánh chịu khi mà họ vi phạm hiến pháp, hay chế tài đi kèm trách nhiệm này. Trách nhiệm hiến pháp cũng vừa là trách nhiệm pháp lý đồng thời chúng cũng là trách nhiệm chính trị. Chủ thể cần phải chịu trách nhiệm hiến pháp, đó thường là những cơ quan Nhà nước hay các quan chức cấp cao đang làm việc cho Nhà nước.
5. Trách nhiệm kỷ luật
Trách nhiệm kỷ luật
Trách nhiệm kỷ luật đó là trách nhiệm của 1 chủ thể khi mà họ vi phạm kỷ luật lao động, hay học tập, công tác mà các cơ quan nơi họ làm việc đã đề ra. Họ sẽ cần phải chịu 1 hình thức kỷ luật nào đó dựa theo quy định của pháp luật nói chung và các cơ quan quản lý họ nói riêng.
Xem thêm: Tố tụng hình sự là gì? Tìm hiểu căn cứ pháp luật khởi tố vụ án hình sự
III. Ý nghĩa của trách nhiệm pháp lý
Khi rõ hơn về trách nhiệm pháp lý là gì, có thể nắm bắt về ý nghĩa của trách nhiệm pháp lý là gì một cách sâu sắc nhất. Trách nhiệm pháp lý đã giúp ngăn ngừa, hay giáo dục và cải tạo những hành vi mà vi phạm pháp luật, các chủ thể phải chịu hậu quả về các loại trách nhiệm pháp lý như là trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự, và trách nhiệm hành chính, hoặc là trách nhiệm kỷ luật trước pháp luật.
Các loại trách nhiệm pháp lý như là trách nhiệm hình sự sẽ giáo dục được mọi người càng có ý thức tôn trọng, và chấp hành đúng dựa theo đúng quy định pháp luật.
Từ các quy định của pháp luật về các loại trách nhiệm pháp lý , mọi người dân đều có lòng tin và sẽ tin tưởng pháp luật.
Xem thêm: 5 vấn đề pháp lý cần biết để tránh phiền phức khi bắt đầu khởi nghiệp
IV. Truy cứu trách nhiệm pháp lý
Truy cứu trách nhiệm pháp lý chính là một hoạt động thể hiện được tính quyền lực của nhà nước mà do cơ quan nhà nước hoặc nhà chức trách có thẩm quyền tiến hành để nhằm cá biệt hoá bộ phận chế tài của quy phạm pháp luật mà đối với những chủ thể vi phạm pháp luật.
Truy cứu trách nhiệm pháp lý
Đây là một hoạt động có trình tự, các thủ tục hết sức chặt chẽ đều do pháp luật quy định để có thể bảo đảm tốt nhất được tính nghiêm minh của pháp luật, và tính chính xác của những hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lý, hay hạn chế đến mức thấp nhất các sai lầm có thể xảy ra, và tránh hiện tượng oan sai, hoặc bỏ lọt vi phạm.
Vì vậy khi thực hiện những việc truy cứu trách nhiệm pháp lý thì những cơ quan nhà nước, các nhà chức trách có thẩm quyền cần phải tiến hành thu thập và xử lý các thông tin một cách đầy đủ, chính xác nhất, xem xét mọi việc một cách toàn diện, đầy đủ và kỹ lưỡng. Từ đó để xác định sự thật khách quan của các vụ việc, thực hiện tiến hành so sánh, đối chiếu với những quy định của pháp luật, và lựa chọn quy phạm pháp luật mà phù hợp để có thể áp dụng sao cho đúng các chủ thể, đúng tính chất, và mức độ vi phạm.
Việc truy cứu trách nhiệm pháp lý như trách nhiệm hình sự sẽ dựa theo hành vi vi phạm, căn cứ trên hậu quả nguy hiểm cho xã hội mà do hành vi vi phạm đã gây ra, căn cứ vào lỗi của các chủ thể, hay mối quan hệ nhân quả giữa các hành vi vi phạm pháp luật và những thiệt hại cho xã hội do hành vi đó đã gây ra.
Xem thêm: Luật hình sự là gì? Cơ hội phát triển tiềm năng của ngành luật hình sự
V. Một số thông tin khác về trách nhiệm pháp lý
Trường hợp khi người được yêu cầu cần thực hiện trách nhiệm pháp lý họ quyền được kháng cáo, và chứng minh việc đã không vi phạm của mình,cũng đồng thời, người yêu cầu bồi thường đều có thể chứng minh những trách nhiệm pháp lý bằng việc thông qua những lý thuyết và cơ sở khác nhau về các trách nhiệm pháp lý. Các lý thuyết về trách nhiệm pháp lý đều có những trường hợp rất cụ thể. Lý thuyết ở đây chỉ ra có thể là quy định trong một hợp đồng hay là quy định trong luật pháp - hiến pháp của nước ta.
Một số thông tin khác về trách nhiệm pháp lý
Ví dụ như là trách nhiệm pháp lý mỗi khi vi phạm hợp đồng như do sự cẩu thả, vi phạm thỏa thuận đã ký trong hợp đồng, chúng gây ảnh hưởng đến tài sản doanh nghiệp hoặc công ty khác, cũng có thể là một số trách nhiệm giám tiếp khác như là sếp chịu trách nhiệm khi những cấp dưới của mình đã gây tổn hại tới doanh nghiệp.
Trong luật thương mại đã được đề ra, trách nhiệm pháp lý của mỗi doanh nghiệp cũng được coi là một hình thức kinh doanh mà nó sẽ có thể bảo vệ chủ sở hữu của nó những quyền lợi có trong đó, cũng như là buộc những đối tác khác cần phải thực hiện dựa theo đúng những gì đã ký thỏa thuận trong những thỏa thuận giữa những doanh nghiệp.
Ngoài ra thì trách nhiệm pháp lý của nhà sản xuất chúng còn được hiểu là doanh nghiệp có các trách nhiệm sản xuất và cần đưa vào thị trường các sản phẩm đạt tiêu chuẩn về chất lượng, và sản phẩm không bị lỗi.
Xem thêm: Ngành Luật và những việc làm cụ thể sau khi sinh viên ra trường
VI. Kết luận
Nhìn chung, khái niệm trách nhiệm pháp lý cũng là một khái niệm khá rộng, hi vọng rằng thông qua những thông tin qua bài viết này giúp bạn đã nắm rõ hơn về khái niệm của trách nhiệm pháp lý là gì, về trách nhiệm pháp lý, đồng thời phân loại các loại trách nhiệm pháp lý có hiện nay như là trách nhiệm hình sự,...