Đăng ký kinh doanh hộ gia đình là một vấn đề đang dần phổ biến trong những năm gần đây. Tuy vậy, những thủ tục đăng ký kinh doanh hộ gia đình hay các bước đăng ký qua mạng, các loại thuế phải nộp… vẫn là vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều người.

Khi lựa chọn kinh doanh theo hình thức hộ gia đình nhưng các bạn lại không biết phải đăng ký ở đâu, hồ sơ cần chuẩn bị như thế nào ? Và sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh tiếp thep phải thực hiện các thủ tục gì ? Để trả lời cho vấn đề đăng ký kinh doanh hộ cá thể ở đâu, 123 Job mời các bạn theo dõi bài viết sau đây để có thể hiểu rõ hơn nhé

I. Khi nào cá nhân, hộ gia đình phải đăng ký kinh doanh? 

1. Các trường hợp không phải đăng ký kinh doanh

Các trường hợp không phải đăng ký kinh doanh được quy định với cá nhân như sau:
Thứ nhất về đối tượng gồm có:

  • Buôn bán rong (buôn bán dạo)
  • Buôn bán vặt: mua bán vật dụng nhỏ lẻ có hay không có địa điểm cố định
  • Bán quà vặt: mua bán bánh, đồ ăn, thức uống có hay không có địa điểm cố định
  • Buôn chuyến: mua hàng hóa từ nơi khác về theo chuyến để bán cho người mua buôn hoặc ng­ười bán lẻ
  • Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định.

Thứ hai, về hàng hóa, dịch vụ thì cá nhân được phép kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trừ:

  • Hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh
  • Hàng lậu, hàng giả, hàng không rõ xuất xứ, quá hạn sử dụng, không đảm bảo chất lượng điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, không đảm bảo chất lượng
  • Hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh.

Thứ ba, quy định về các hành vi bị nghiêm cấm căn cứ vào Nghị định 39/2007/NĐ-CP được chia làm 3 vấn đề sau:
(1) Gian lận trong cân, đong, đo, đếm và cung cấp các thông tin sai lệch, dối trá hoặc thông tin dễ gây hiểu lầm về chất l­ượng của hàng hóa, dịch vụ hoặc bản chất của hoạt động th­ương mại mà mình thực hiện.
(2) Kinh doanh tại các khu vực, tuyến đường, địa điểm (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác):

  • Khu vực thuộc các di tích lịch sử, văn hóa đã đ­ược xếp hạng, các danh lam thắng cảnh khác.
  • Khu vực các cơ quan nhà n­ước, cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế.
  • Khu vực thuộc vành đai an toàn kho đạn d­ược, vật liệu nổ, nhà máy sản xuất đạn d­ược, vật liệu nổ, doanh trại Quân đội nhân dân Việt Nam.
  • Khu vực thuộc cảng hàng không, cảng biển, cửa khẩu quốc tế, sân ga, bến tàu, bến xe, bến phà, bến đò và trên các ph­ương tiện vận chuyển.
  • Khu vực các tr­ường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ng­ưỡng.
  • Nơi tạm dừng, đỗ của ph­ương tiện giao thông đang tham gia l­ưu thông, bao gồm cả đ­ường bộ và đường thủy.
  • Phần đ­ường bộ bao gồm lối ra vào khu chung c­ư hoặc khu tập thể; ngõ hẻm; vỉa hè, lòng đ­ường, lề đ­ường của đ­ường đô thị, đ­ường huyện, đường tỉnh và quốc lộ dành cho ng­ười và phương tiện tham gia giao thông, trừ các khu vực, tuyến đ­ường hoặc phần vỉa hè đ­ường bộ đ­ược cơ quan có thẩm quyền quy hoạch hoặc cho phép sử dụng tạm thời để thực hiện các hoạt động th­ương mại
  • Các tuyến đ­ường, khu vực (kể cả khu du lịch) do UBND cấp tỉnh hoặc cơ quan đ­ược UBND cấp tỉnh ủy quyền quy định và có biển cấm cá nhân thực hiện các hoạt động th­ương mại
  • Khu vực thuộc quyền sử dụng của tổ chức, cá nhân tuy không phải là khu vực, tuyến đ­ường, địa điểm cấm sử dụng làm địa điểm kinh doanh theo quy định vừa nêu trên nh­ưng không đ­ược sự đồng ý của tổ chức, cá nhân đó hoặc khu vực đó có biển cấm cá nhân thực hiện các hoạt động th­ương mại. 

(3) Chiếm dụng trái phép, tự ý xây dựng, lắp đặt cơ sở, thiết bị, dụng cụ thực hiện các hoạt động th­ương mại và tr­ưng bày hàng hóa ở bất kỳ địa điểm nào trên đ­ường giao thông và nơi công cộng; lối ra vào, lối thoát hiểm hoặc bất kỳ khu vực nào làm cản trở giao thông, gây bất tiện cho cộng đồng và làm mất mỹ quan chung.

2. Các trường hợp bắt buộc phải đăng ký kinh doanh

Căn cứ theo Luật doanh nghiệp 2014, các trường hợp phải đăng ký kinh doanh gồm 2 trường hợp như sau:

  • Đối với cá nhân: Không thuộc nhóm không phải đăng ký kinh doanh theo nội dung nêu trên
  • Đối với hộ gia đình: Sử dụng thường xuyên dưới 10 lao động; nếu trường hợp sử dụng thường xuyên từ 10 lao động trở lên phải đăng ký kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp.

Khi nào cá nhân, hộ gia đình phải đăng ký kinh doanh?

Khi nào cá nhân, hộ gia đình phải đăng ký kinh doanh?

Xem thêm: Giấy đăng ký kinh doanh - tất tần tật những gì bạn cần biết

II. Thủ tục đăng ký kinh doanh hộ gia đình 

1. Căn cứ pháp lý

Về căn cứ pháp lý, thủ tục đăng ký kinh doanh hộ gia đình dựa trên những nghị định công văn sau:

  • Nghị định 43/2010/NĐ-CP về đăng kí doanh nghiệp  (Văn bản mới: Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký kinh doanh)
  • Thông tư 92/2015//TT-BTC hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế 71/2014/QH13 và Nghị định 12/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành 
  • Công văn 17526/BTC-TCT năm 2014, Luật sửa đổi các Luật về thuế 

2. Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh

Theo Điều 71 thuộc Nghị định 78/2015/NĐ-CP có quy định về nội dung giấy đề nghị đăng ký kinh doanh như sau:
“Điều 71: Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh
1. Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan Đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. Nội dung Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh gồm:
a) Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh;
b) Ngành, nghề kinh doanh;
c) Số vốn kinh doanh;
d) Họ, tên, số và ngày cấp Giấy chứng minh nhân dân, địa chỉ nơi cư trú và chữ ký của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập.
Kèm theo Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh phải có bản sao Giấy chứng minh nhân dân của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình và Biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.”

Ngoài ra, còn một số giấy tờ kèm theo những trường hợp khác nhau như:

  • Đối với những ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề, thì kèm theo các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này phải có bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình
  • Đối với những ngành, nghề phải có vốn pháp định thì kèm theo các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này phải có bản sao hợp lệ văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

3. Mẫu giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh mới nhất 

Mẫu giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh mới nhất

Mẫu giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh mới nhất

Cách điền Giấy Đề nghị đăng ký hộ kinh doanh cần chú ý 4 vấn đề sau:

  • Cá nhân đủ 18 tuổi, có đủ năng lực hành vi dân sự, hộ gia đình, hoặc nhóm cá nhân đủ 18 tuổi, có đủ hành vi dân sự được thành lập hộ kinh doanh cá thể
  • Mẫu Giấy Đề nghị đăng ký hộ kinh doanh 2019 đã bổ sung thêm nội dung: Chủ thể thành lập hộ kinh doanh, người thành lập hộ kinh doanh chọn một trong các chủ thể: Cá nhân/Nhóm cá nhân/ Hộ gia đình, đánh dấu X vào ô thích hợp; thông tin về danh sách nhóm cá nhân tham gia lập hộ kinh doanh, chỉ kê khai trong trường hợp hộ kinh doanh thành lập bởi nhóm cá nhân
  • Hộ kinh doanh lựa chọn ngành kinh tế cấp 4 trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg để ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh. Đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, hộ kinh doanh chỉ được kinh doanh khi có đủ điều kiện theo quy định
  • Đại diện hộ kinh doanh ký trực tiếp và ghi rõ họ tên vào phần Đại diện hộ kinh doanh.

4. Điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hộ gia đình 

Về điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hộ gia đình được quy định tại khoản 2,3,4 Điều 71 Nghị định 78/2015/NĐ-CP như sau:
“2. Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:
a) Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;
b) Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định tại Điều 56 Nghị định này;
c) Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.
3. Nếu sau 03 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thì người đăng ký hộ kinh doanh có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
4. Định kỳ vào tuần thứ nhất hàng tháng, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện gửi danh sách hộ kinh doanh đã đăng ký tháng trước cho cơ quan thuế cùng cấp, Phòng Đăng ký kinh doanh và cơ quan quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật cấp tỉnh.”

Xem thêm: Demographic là gì? Ứng dụng của demographic trong Marketing và kinh doanh

III. Các bước đăng ký kinh doanh hộ gia đình qua mạng 

1. Lập tài khoản đăng ký kinh doanh

Khách hàng chọn mục đăng ký trên trang và điền đầy đủ thông tin tài khoản và thông tin cá nhân của mình để được cấp tài khoản phục vụ cho việc đăng ký hộ kinh doanh qua mạng.

2. Đăng nhập tài khoản

Nhập đầy đủ các thông tin về hộ kinh doanh bao gồm: tên hộ kinh doanh, địa chỉ hộ kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, vốn đăng ký, các thông tin về chủ hộ kinh doanh…theo nội dung khai trên giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh.

Các bước đăng ký kinh doanh hộ gia đình qua mạng

Lập hộ kinh doanh online. Sau khi hoàn thành các bước trên khách hàng scan các file đăng ký đã chuẩn bị gồm: Tờ khai lập hộ kinh doanh, hợp đồng thuê nhà, GCN quyền sử dụng đất, bản sao CMND, hộ chiếu của chủ hộ kinh doanh để nộp hồ sơ.
Trong vòng 3 ngày làm việc phòng đăng ký kinh doanh cấp huyện, quận sẽ trả lời về tính hợp lệ của hồ sơ và có thể nộp bản giấy để tiến hành nhận kết quả.
Lưu ý: Trong trường hợp muốn đồng thời nhận kết quả đăng ký hộ kinh doanh và mã số thuế khách hàng nhập đầy đủ thông tin sẽ hiện ra các trường thông tin về thuế để nhập lên hệ thống. Trong trường hợp này khách hàng khi nhận KQ sẽ đồng thời nhận mã số thuế và đăng ký kinh doanh. Nếu HKD có đăng ký về an toàn thực phẩm có thể thực hiện trực tiếp trên hệ thống này mà không cần đăng ký theo bước 3 dưới đây.

3. Đăng ký mã số thuế

Theo quy định việc đăng ký mã số thuế sẽ thực hiện tại chi cục thuế quận, huyện nơi hộ kinh doanh đặt trụ sở. Tuy nhiên theo sự phân chia của từng địa phương có thể việc đăng ký tại đội thuế phường, khách hàng cũng có thể lựa chọn đăng ký thuế online ngay khi khai hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh.

Các bước đăng ký kinh doanh hộ gia đình qua mạng

Xem thêm: Công thức tuyển dụng nhân viên kinh doanh thành công chọn đúng nhân tài

IV. Các loại thuế, phí phải nộp khi đăng ký kinh doanh hộ gia đình  

1. Thuế môn bài

Tùy từng địa phương cán bộ thuế sẽ tới tận nơi để thực hiện để thực hiện đăng ký thuế. Chuẩn bị 2 bản sao hộ kinh doanh + CMND của chủ hộ kinh doanh.

Ngày 6/12/2012, Tổng cục Thuế ban hành Công văn số 4367/TCT-CS về việc thu thuế môn bài năm 2013. Theo đó, hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh tiếp tục thực hiện bậc thuế môn bài đã xác định khi lập bộ thuế môn bài năm 2012 để thu thuế môn bài năm 2013.
Tùy theo thu nhập hàng tháng của hộ kinh doanh mà có mức thuế môn bài phải nộp tương ứng như sau:

 

BẬC THUẾ

Thu nhập 1 tháng

Mức thuế cả năm

1

Trên 1.500.000

1.000.000

2

Trên 1.000.000 đến 1.500.000

750.000

3

Trên 750.000 đến 1.000.000

500.000

4

Trên 500.000 đến 750.000

300.000

5

Trên 300.000 đến 500.000

100.000

6

Bằng hoặc thấp hơn 300.000

50.000

 

2. Thuế giá trị gia tăng

Căn cứ Luật thuế GTGT sửa đổi 2013 quy định thuế GTGT. Theo phương pháp thuế khoán, dựa trên doanh thu trong từng lĩnh vực, ngành, nghề để nộp thuế theo tỷ lệ:

  • Phân phối, cung cấp hàng hoá: 1%
  • Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%
  • Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%
  • Hoạt động kinh doanh khác: 2%.

Công thức tính :

Số thuế GTGT phải nộp = Tỷ lệ % x Doanh thu

Trường hợp hộ, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống thì thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT (Theo khoản 25- điều 4, Thông tư số 219/2013/TT-BTC)

3. Thuế thu nhập cá nhân 

Theo khoản 2, điều 2, thông tư 92/2015/TT-BTC có quy định về thuế thu nhập cá nhân áp dụng đối với hộ kinh doanh như sau: 
"2. Căn cứ tính thuế
Căn cứ tính thuế đối với cá nhân nộp thuế khoán là doanh thu tính thuế và tỷ lệ thuế tính trên doanh thu.
a) Doanh thu tính thuế
a.1) Doanh thu tính thuế là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.
Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán có sử dụng hoá đơn của cơ quan thuế thì doanh thu tính thuế được căn cứ theo doanh thu khoán và doanh thu trên hóa đơn.
a.2) Trường hợp cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế khoán hoặc xác định không phù hợp thực tế thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế khoán theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
b) Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu
b.1) Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu gồm tỷ lệ thuế giá trị gia tăng và tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân áp dụng đối với từng lĩnh vực ngành nghề như sau:
- Phân phối, cung cấp hàng hóa: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 1%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 0,5%.
- Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 5%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 2%.
- Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 3%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 1,5%.
- Hoạt động kinh doanh khác: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 2%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 1%.
b.2) Chi tiết danh mục ngành nghề để áp dụng tỷ lệ thuế giá trị gia tăng, tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân theo hướng dẫn tại Phụ lục số 01 ban hành kèm Thông tư này.
b.3) Trường hợp cá nhân kinh doanh nhiều lĩnh vực, ngành nghề thì cá nhân thực hiện khai và tính thuế theo tỷ lệ thuế tính trên doanh thu áp dụng đối với từng lĩnh vực, ngành nghề. Trường hợp cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế của từng lĩnh vực, ngành nghề hoặc xác định không phù hợp với thực tế kinh doanh thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế khoán của từng lĩnh vực, ngành nghề theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
c) Xác định số thuế phải nộp

Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT
Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN”

Các loại thuế, phí phải nộp khi đăng ký kinh doanh hộ gia đình

Các loại thuế, phí phải nộp khi đăng ký kinh doanh hộ gia đình

Xem thêm: Procurement là gì? Thông tin cơ bản về procurement trong kinh doanh

V. Các trường hợp bị thu hồi giấy đăng ký kinh doanh hộ gia đình  

1. Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký kinh doanh là giả mạo

Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh là giả mạo, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện ra thông báo về hành vi vi phạm của hộ kinh doanh và ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

Ngoài ra, trường hợp hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh là giả mạo thì cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện ra thông báo về hành vi vi phạm của hộ kinh doanh và hủy bỏ những thay đổi trong nội dung đăng ký hộ kinh doanh được thực hiện trên cơ sở các thông tin giả mạo và khôi phục lại Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh được cấp trên cơ sở hồ sơ hợp lệ gần nhất, đồng thời thông báo với cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.

2. Không tiến hành các hoạt động kinh doanh trong thời hạn 6 tháng

Kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc ngừng hoạt động kinh doanh quá 06 tháng liên tục mà không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đăng ký.
Trường hợp hộ kinh doanh không tiến hành hoạt động kinh doanh trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc ngừng hoạt động kinh doanh quá 06 tháng liên tục mà không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đăng ký hoặc không báo cáo về tình hình kinh doanh theo quy định tại Khoản 4 Điều 15 Nghị định 78/2015/NĐ-CP thì cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện thông báo bằng văn bản về hành vi vi phạm và yêu cầu đại diện hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện để giải trình. Sau thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc thời hạn ghi trong thông báo mà người được yêu cầu không đến báo cáo thì cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

3. Kinh doanh ngành, nghề bị cấm

Trường hợp hộ kinh doanh kinh doanh ngành, nghề bị cấm thì cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện ra Thông báo về hành vi vi phạm và ra Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

4. Hộ kinh doanh do những người không được quyền thành lập hộ kinh doanh thành lập

Trường hợp hộ kinh doanh được thành lập bởi những người không được quyền thành lập hộ kinh doanh như công dân dưới 18 tuổi;  cá nhân thành lập và tham gia góp vốn thành lập hộ kinh doanh đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh mà không được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại. Cụ thể:

  • Nếu hộ kinh doanh do một cá nhân thành lập và cá nhân đó không được quyền thành lập hộ kinh doanh thì cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện ra Thông báo về hành vi vi phạm và ban hành Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh
  • Nếu hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập và một trong số cá nhân đó không được quyền thành lập hộ kinh doanh thì cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện ra Thông báo về hành vi vi phạm và yêu cầu hộ kinh doanh đăng ký thay đổi cá nhân đó trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày thông báo. Nếu quá thời hạn trên mà hộ kinh doanh không đăng ký thay đổi thì cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện ra Thông báo về hành vi vi phạm và ra Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

5. Không báo cáo tình hình kinh doanh

Theo  Khoản 4 Điều 15 Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định về không báo cáo tình hình kinh doanh cụ thể và rõ ràng.

Các trường hợp bị thu hồi giấy đăng ký kinh doanh hộ gia đình

Các trường hợp bị thu hồi giấy đăng ký kinh doanh hộ gia đình

Xem thêm: Chi phí cơ hội là gì? Ý nghĩa của chi phí cơ hội trong hoạt động kinh doanh

VI. Công chức có được đăng ký kinh doanh hộ gia đình hay không? 

Theo quy định của Luật cán bộ, công chức 2008 thì cán bộ, công chức không được làm những việc sau:
“Điều 18. Những việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến đạo đức công vụ
1. Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc hoặc tham gia đình công.
2. Sử dụng tài sản của Nhà nước và của nhân dân trái pháp luật.
3. Lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn; sử dụng thông tin liên quan đến công vụ để vụ lợi.
4. Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức.
Điều 19. Những việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến bí mật nhà nước
1. Cán bộ, công chức không được tiết lộ thông tin liên quan đến bí mật nhà nước dưới mọi hình thức.
2. Cán bộ, công chức làm việc ở ngành, nghề có liên quan đến bí mật nhà nước thì trong thời hạn ít nhất là 05 năm, kể từ khi có quyết định nghỉ hưu, thôi việc, không được làm công việc có liên quan đến ngành, nghề mà trước đây mình đã đảm nhiệm cho tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài.
3. Chính phủ quy định cụ thể danh mục ngành, nghề, công việc, thời hạn mà cán bộ, công chức không được làm và chính sách đối với những người phải áp dụng quy định tại Điều này.
Điều 20. Những việc khác cán bộ, công chức không được làm 
Ngoài những việc không được làm quy định tại Điều 18 và Điều 19 của Luật này, cán bộ, công chức còn không được làm những việc liên quan đến sản xuất, kinh doanh, công tác nhân sự quy định tại Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và những việc khác theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền.”

Về quyền đăng ký kinh doanh hộ gia đình, cá nhân là công dân Việt Nam có thể đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh.  Cá nhân này đủ 18 tuổi, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Một nhóm người hoặc một hộ gia đình cũng có thể đăng ký kinh doanh loại hình doanh nghiệp hộ kinh doanh.
Như vậy, Luật cán bộ, công chức  không cấm công chức đăng ký kinh doanh hộ gia đình nên theo nguyên tắc công dân được làm điều pháp luật không cấm, công chức vẫn có quyền đăng ký kinh doanh hộ gia đình.

Xem thêm: Kinh doanh là gì? Tất tần tật những kiến thức cần biết về hoạt động kinh doanh

VII. Kết luận 

Vậy bài viết đã đi đến hồi kết. Tóm tắt sơ qua, bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin về đăng ký hộ kinh doanh gia đình như khi nào cá nhân, hộ gia đình phải đăng ký kinh doanh, thủ tục đăng ký kinh doanh hộ gia đình, các bước đăng ký kinh doanh hộ gia đình qua mạng, các trường hợp bị thu hồi giấy đăng ký kinh doanh hộ gia đình… Cuối cùng, cảm ơn và hẹn gặp lại bạn trong bài viết tới!