Dân marketer chắc chẳng ai không biết đến khái niệm tỷ lệ chuyển đổi hay conversion rate? Bạn đã hiểu đúng về conversion rate chưa, CR có thật sự quan trọng như bạn nghỉ? Tìm hiểu ngay nhé!

Nếu bạn đang và đã làm việc trong ngành marketing, chắc hẳn bạn không lạ lẫm gì với khái niệm tỷ lệ chuyển đổi hay thường được nhắc đến là conversion rate. Ngành marketing vô cùng rộng lớn và nhiều ngách nhỏ, tuy nhiên với digital marketing thì khái niệm conversion rate là gì vô cùng quan trọng. Dù thương hiệu đang tập trung vào nền tảng online nào thì khái niệm conversion rate là gì đóng vai trò chủ chốt.

I. Giải thích các khái niệm liên quan đến Conversion Rate là gì?

1. Chuyển đổi (conversion) là gì?

Tỷ lệ chuyển đổi được hiểu như thế nào và CR là gì? CR là một chỉ số trong digital marketing được dùng để chỉ khách hàng truy cập website chuyển đổi thành khách hàng mua hàng. Hay chuyển đổi khách hàng tiềm năng đến từ những workshop chuyển đổi thành khách hàng mua hàng trả tiền. Chuyển đổi được hiểu chung là một cách vận hành trong hoạt động ngành marketing. Khi đã hiểu được conversion rate là gì, làm sao để xác định được CR, thông thường một chuyển đổi có thể là đơn đặt hàng trên website bán hàng, số lượng người đăng ký dùng thử phần mềm, số lượng người đăng ký email tài liệu hay thực hiện cuộc gọi. 

2. Tỷ lệ chuyển đổi là gì?

Khi hiểu được chuyển đổi là gì, ta dễ dàng hiểu được khái niệm tỷ lệ chuyển đổi là gì.Tỷ lệ chuyển đổi là một tỷ lệ phần trăm trên tổng số thực hiện hành vi chuyển đổi cho biết trên 1000 người truy cập vào website bán hàng thì có bao nhiêu người đăng ký thông tin hay trong 500 người ghé vào cửa hàng thì có bao nhiêu người thực hiện hành vi mua hàng. 

1

Tỷ lệ chuyển đổi - CR là gì?

Để tính tỷ lệ chuyển đổi, ta chỉ cần lấy số người mua hàng chia số người ghé cửa hàng và nhân với 100 để có tỷ lệ phần trăm chính xác nhất. Vậy liệu rằng tỷ lệ chuyển đổi cao là tốt?  Tuy nhiên để đánh giá được hiệu quả hoạt động kinh doanh thì không chỉ quan tâm đến tỷ lệ chuyển đổi mà cần kết nối với tỷ lệ sinh lời trên vốn đầu tư hay gọi là chỉ số ROI. 

Để nâng cao tỷ lệ chuyển đổi, thương hiệu có thể thực hiện chương trình khuyến mãi giảm giá để mang lại doanh thu cao hơn, tuy nhiên lợi nhuận và ROI có thể thấp hơn. Nếu vậy vì sao chúng ta cần CR cao hơn?

Xem thêm: Sales Pipeline là gì? Cách lắp đầy đường ống Sales Pipeline như thế nào

II. Vì sao cần quan tâm Conversion rate trong hoạt động marketing?

Khi hiểu được khái niệm conversion rate là gì, bạn thấy được đây là một thang đo thành công được xác định trước khi chiến dịch diễn ra. Đương nhiên, không chỉ đánh giá dựa trên CR mà còn trên nhiều tiêu chí khác liên quan. Nếu một chiến dịch marketing được đánh giá là thất bại dựa trên chỉ số CR thì việc bạn cần làm là tối ưu hóa và nâng cao tỷ lệ chuyển đổi. Nếu chiến dịch được đánh giá là thành công thì có thể thấy bản chất của việc tối ưu hóa liên tục mang lại kết quả tốt hơn cho đến khi không tìm được cách nào tốt hơn. Thông thường, tỷ lệ chuyển đổi có thể được xác định dựa theo một số tiêu chí sau: 

  • Mong muốn mang tính chủ quan
  • Kinh nghiệm của những người có kinh nghiệm
  • Tỷ lệ chuyển đổi trong quá khứ

Khi nhìn vào tỷ lệ chuyển đổi hay conversion rate là gì dựa trên hai tiêu chí nhất định, ta có thể đánh giá được mức độ hiệu quả của chiến dịch. Ví dụ như mục tiêu của chiến dịch kinh doanh trong thời điểm này là gia tăng doanh thu dựa trên số lượng khách hàng ghé cửa hàng offline. Vậy nếu tỷ lệ chuyển đổi cao tức số lượng khách hàng đến cửa hàng thực hiện mua hàng nhiều mang lại doanh thu cao, tức là chiến dịch thành công. 

2

Tầm quan trọng của tỷ lệ chuyển đổi

Thử tìm hiểu một số case study để hiểu tầm quan trọng của conversion rate là gì:

Ví dụ website của bạn là một website bán hàng thời trang, có lượng truy cập hàng tháng là 10.000 người/tháng, chi phí để thu hút 1 lượt truy cập vào website là 1000. Tỷ lệ chuyển đổi giả định là 1% đo lường số lượng khách hàng mua hàng. Giá trị trung bình 1 đơn hàng là 600.000. Vậy ta có:

  • Chi phí marketing để thu hút 10.000 lượt truy cập là 10.000.000
  • Tỷ lệ chuyển đổi 1%, vậy sẽ có 100 người mua hàng 
  • Giá trị trung bình mỗi đơn hàng là 600.000, vậy doanh thu là 60.000.000

Vậy khi bạn biết CR là gì, bạn dễ dàng thấy tính được tổng quan hiệu quả của chiến dịch quảng cáo, chi phí và lợi nhuận như thế nào. Liệu rằng chiến dịch đã được tối ưu hóa chưa, làm sao để tối ưu hóa hơn nữa?

III. Đâu là lý do khiến tỷ lệ chuyển đổi thấp?

Thông thường, tùy vào lĩnh vực kinh doanh và sản phẩm kinh doanh mà CR ngành marketing sẽ được đánh giá khác nhau. Tuy nhiên với một tỷ lệ CR thấp thì có một số lý do thường thấy, ví dụ như:

  • Nội dung trình bày không rõ ràng
  • Thiết kế website thiếu ấn tượng
  • UX/UI không hỗ trợ người dùng
  • Tốc độ tải web chậm
  • Thương hiệu chưa có độ uy tín

Tùy vào bối cảnh và những chiến dịch marketing tại từng thời điểm mà tỷ lệ chuyển đổi có thể được đánh giá dựa vào những tiêu chí khác nhau. 

Xem thêm: Visual Storytelling là gì? Cách để sử dụng phương pháp Visual Storytelling

IV. Cách tăng tỉ lệ chuyển đổi cho website 

1. Tốc độ tải trang

Không nhiều doanh nghiệp quan tâm đến chỉ tiêu này trong ngành marketing, tuy nhiên đây là một trong số những yếu tố vô cùng quan trọng giúp tăng trải nghiệm khách hàng. Nâng cao chất lượng tốc độ tải trang giúp giảm tỷ lệ thoát trang và khách hàng có cơ hội mua hàng cao hơn. Hãy thử tưởng tượng, nếu bạn là khách hàng và bạn truy cập vào một website mua hàng nhưng tốc độ tải trang chậm, liệu rằng bạn có đủ kiên nhẫn để tiếp tục hành vi mua hàng?

3

Cải thiện tỷ lệ chuyển đổi

Trên thực tế, hiểu được CR là gì sẽ thấy đây là một trong những tiêu chí quan trọng, ngoài ra thương hiệu sẽ cần chú ý đến những tiêu chí liên quan khác để nhìn ra hành vi mua hàng của khách hàng, ví dụ như tỷ lệ thoát trang. Nếu tỷ lệ thoát trang cao, đồng nghĩa với việc website của bạn có vấn đề, cần đưa ra biện pháp cải thiện. Một khi lượng truy cập website giảm, đồng nghĩa với việc lượng khách hàng giảm dẫn đến doanh thu giảm. 

2. Tối ưu hoá giao diện

Sau khi khách hàng truy cập vào website bán hàng của bạn, tốc độ truy cập được cải thiện thì giao diện website chính là tiêu chí quan trọng thứ 2 giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi. Giao diện website hay UX/UI thân thiện với người dùng, tone màu bắt mắt, thiết kế ấn tượng giúp thu hút mọi người và khách hàng tiềm năng giúp thương hiệu trở nên chuyên nghiệp và đẳng cấp hơn. Khi xây dựng giao diện người dùng, thương hiệu cần quan tâm đến hình ảnh, thiết kế, màu sắc, content kết hợp với bố cục và thông tin rõ ràng,... Tất cả những tiêu chí trên kết hợp với sự tiện dụng, thoải mái và dễ dàng cho người sử dụng giúp cải thiện trải nghiệm của người dùng. 

Giao diện website tùy thuộc vào nhiều yếu tố, tuy nhiên hiện nay khi công nghệ phần mềm phát triển cũng là lúc xuất hiện thêm nhiều giải pháp lập trình giúp cải tiến và tích hợp website với một số tính năng như thanh toán online, tính năng giỏ hàng, danh mục sản phẩm, tối ưu hóa bán hàng đa kênh giúp khách hàng có trải nghiệm liền mạch. Khi cải thiện những vấn đề trên, tỷ lệ chuyển đổi cũng vì thế mà thay đổi theo hướng tích cực hơn. 

Xem thêm: Phân tích hành vi khách hàng là gì? Cách để phân tích khách hàng thành công

Tất cả những yếu tố tạo nên giao diện website đều cần được quan tâm và chú trọng thay đổi để phù hợp với khách hàng, ví dụ font chữ, khoảng cách giữa các phân đoạn, những nút hiển thị, hình ảnh,... có thể những yếu tố này vô cùng nhỏ nhưng khách hàng lại rất quan tâm. Những thứ nhỏ bé trên kết hợp lại tạo thành một giao diện hoàn thiện cho khách hàng mua sắm, vì vậy, dù là một cú click hay vị trí đặt từng nút hiển thị cũng ảnh hưởng đến hành vi mua hàng. 

3. Xây dựng nội dung thu hút, rõ ràng

Một trong những tiêu chí không thể bỏ qua chính là những nội dung rõ ràng, bổ ích và đúng nhu cầu của khách hàng. Khi khách hàng tìm được đúng nội dung họ cần thì tỷ lệ thoát trang sẽ thấp hơn và tỷ lệ chuyển đổi cao hơn. Nội dung là một phần linh hồn của một website vì khi khách hàng tìm kiếm một chủ đề nào đó, họ đang có nhu cầu được biết đến nhiều thông tin và kiến thức bổ ích, vì vậy nếu nội dung không chất lượng thì dù giao diện website có đẹp cỡ nào thì tỷ lệ chuyển đổi cũng không thay đổi. Không những vậy, nếu đã kể đến nội dung thì chúng ta không thể không nhắc đến SEO - một công cụ vô cùng hữu ích trong ngành marketing, đặc biệt là với Google Ads. 

5

Tối ưu hóa nội dung cải thiện tỷ lệ chuyển đổi

4. Các mục chứa trong nội dung

Trên nền tảng online, ngoài kênh thương mại điện tử thì website là nơi thể hiện rõ nhất CR là gì. Trong nội dung website, khách hàng sẽ được trải nghiệm qua những nội dung như tiêu đề, các thẻ heading hay tổng quan mục  nhỏ. Headline hay còn gọi là tiêu đề là phần bắt đầu được đặt ở vị trí trên cùng của bài viết và được mô tả ngắn gọn, tóm tắt. Nội dung headline không cần dài dòng mà chỉ nên chứa thông tin quan trọng nhất hướng đến khách hàng đang theo dõi website của bạn. 

Ngoài ra, các mục con chính là sườn bài viết, cho pháp nội dung được thể hiện dễ dàng hơn, phân loại cụ thể hơn những thông tin bạn cung cấp cho khách hàng. Thêm vào đó, bạn có thể sử dụng bullet point để hiểu được những mục nhỏ có chứa thông tin. Một số khách hàng chỉ muốn tìm kiếm thông tin hay thống số mà họ cần thôi nên những bullet point này sẽ giúp phân bổ nội dung khoa học và rõ ràng hơn.

Xem thêm: Phân tích khách hàng mục tiêu - Chìa khóa vàng trong kinh doanh

5. Ứng dụng Call to Action (Lời kêu gọi hành động) hiệu quả

Nếu bạn thường mua hàng online dù ở website của bất cứ thương hiệu nào, bạn có đề ý những từ như Mua ngay, Xem ngay hay những giờ Flash Sale có tích hợp đồng hồ đếm ngược,... Đây là một trong những dạng được gọi là Call to Action hay lời kêu gọi hành động nhằm gợi ý khách hàng thực hiện hành vi mua hàng hiệu quả. Hiểu được tâm lý và hành vi mua hàng của khách hàng, kèm theo một số thói quen mua hàng, thương hiệu sẽ tiếp cận khách hàng bằng những chương trình sale theo giờ để thúc đẩy quyết định mua hàng của khách hàng. Để làm được điều này, thương hiệu cần nghiên cứu insight khách hàng để biết được khách hàng sẽ thích hàng giá rẻ ở mức độ nào, hành động mua hàng nào thúc đẩy hành vi mua hàng hiệu quả. Tất cả nghiên cứu đều hướng đến việc gia tăng nhu cầu của mua hàng trên website và tăng tỷ lệ chuyển đổi hiệu quả. 

6. Thiết lập A/B Testing

Phần này sẽ được hiển thị như một bài kiểm tra liên quan đến thiết kế landing page hiệu quả và thử nghiệm với 2 loại A và B, nhằm thu thập thông tin khách hàng và tổng hợp lại nhằm đưa ra phương án phù hợp nhất. Đây là một trong những phương án hiệu quả giúp hỗ trợ phát triển hoạt động kinh doanh. Khách hàng sẽ là người quyết định trực tiếp đến mức tăng tỷ lệ chuyển đổi với website của doanh nghiệp mà bạn đang sở hữu. Để thực hiện được phương pháp này thì website cần đáp ứng đủ số lượng người tiếp cận ổn định kèm theo thời gian ở lại website đủ lâu để khách hàng có đánh giá công tâm nhất. 

6

Cải thiện tỷ lệ chuyển đổi nhờ A/B Testing

Để tìm được giao diện dễ sử dụng nhất, thân thiện với người dùng, bạn cũng có thể dùng A/B Testing để tối ưu hóa trải nghiệm người dùng. Nếu bạn muốn thay đổi giao diện và so sánh mức độ hiệu quả trước và sau khi thay đổi thì A/B Testing là công cụ vô cùng hữu dụng. Như đã đề cập ở trên, những thay đổi dù nhỏ cũng có thể giúp cải thiện tỷ lệ chuyển đổi nếu sự thay đổi đó đúng với nhu cầu người dùng. Ví dụ như thay đổi về hành trình mua hàng của khách hàng trên website, flow đường đi của khách trên website vô cùng quan trọng, góp phần quyết định khách hàng có tiếp tục mua hàng hay không. 

Xem thêm: A/B Testing là gì? Tìm hiểu từ a đến z về quy trình thực hiện A/b Test

7. Tích hợp live chat

Live chat cũng như một phím tắt giúp liên hệ một cách tiện lợi nhất. Ở phần nút liên hệ này giúp website trong chuyên nghiệp hơn, tạo cảm giác tin tưởng cho khách hàng. Thực tế, không phải khách hàng nào cũng nhấn vào nút liên hệ, nhưng nó vẫn sẽ ở đó để làm nhiệm vụ như một chiếc cổng kết nối người mua và người bán. Qua nút này khách hàng thể hiện sự tương tác trực tiếp với doanh nghiệp một cách nhanh chóng khi họ cần tư vấn, giải đáp hay thậm chí hợp tác bán hàng. Từ đó dễ dàng khắc phục những thiếu sót nhờ vào phản hồi kịp thời của khách hàng giúp cải thiện tỷ lệ  chuyển đổi. 

V. Kết luận  

Trong ngành marketing thì khái niệm CR là gì quá đỗi quen thuộc, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ khái niệm conversion là gì. Dù là lĩnh vực gì thì khách hàng vẫn là mục tiêu cuối cùng giúp gia tăng doanh số cho thương hiệu, vì vậy để đánh giá mức độ hiệu quả của bất cứ chiến lược nào trên nền tảng online thì những tiêu chí như tỷ lệ chuyển đổi là vô cùng cần thiết.