CSR là một khái niệm khá mới mẻ ở Việt Nam nhưng nếu tính ở các nước phát triển thì CSR đã được đưa vào đánh giá tác động doanh nghiệp như một tiêu chí quan trọng. Vậy CSR là gì? Hãy cùng 123job tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Giá trị cốt lõi của một thương hiệu không chỉ được đánh giá qua lợi nhuận được báo cáo thu về mỗi năm mà còn được công chúng đánh giá qua những tác động cùng với trách nhiệm của thương hiệu ảnh hướng như thế nào tới toàn xã hội.

CSR hay còn được gọi là trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội. Ngày càng tồn tại nhiều các vụ xả thải từ các doanh nghiệp ra sông hồ mà không qua xử lý (đình đám một thời có thể kể đến như vụ việc doanh nghiệp Formosa Hà Tĩnh…) khiến cho công chúng đặt một dấu hỏi và sự quan tâm cực kì lớn tới vấn đề trách nhiệm doanh nghiệp trong sự phát triển bền vững. 

I. CSR là gì?

CSR là gì? CSR viết đầy đủ là Corporate Social Responsibility, được xem như là một mô hình mà ở đó các doanh nghiệp xác định những tác động từ doanh nghiệp tới xã hội cũng như môi trường xung quanh để lấy đó làm kim chỉ nam cho những hoạt động kinh doanh. 

CSR là gì?CSR là gì?

Về mặt lý thuyết là thế nhưng thực tế, để cân bằng giữa bài toán kinh tế với việc tối thiểu hóa những tác động xấu của doanh nghiệp ảnh hưởng tới cộng đồng, môi trường là một việc hết sức khó khăn. Bản thân doanh nghiệp luôn phải chịu những tác động từ nhiều phía như tác động từ các cổ đông, tác động từ các bên liên quan.

Vì tính chất đặc thù kinh doanh của các công ty cổ phần, đôi khi nguyện vọng của các cổ đông lại đi ngược với mong muốn của xã hội, của cộng đồng và của môi trường xung quanh doanh nghiệp. 

Dựa trên những tác động từ đối tượng là các bên liên quan, mô hình kinh doanh CSR được tạo ra cùng với sứ mệnh giữ cân bằng giữa các vấn đề môi trường mà doanh nghiệp có thể gây ra với vấn đề kinh tế của bản thân doanh nghiệp. 

II. Tầm quan trọng của CSR là gì đối với doanh nghiệp

Củng cố và xây dựng CSR- mô hình doanh nghiệp có trách nhiệm với xã hội là điều tất yếu đối với bất kỳ công ty/tổ chức nào. Tất cả những nỗ lực gây dựng tên tuổi của thương hiệu sẽ hóa thành mây khói trong chốc lát nếu doanh nghiệp vô tình hoặc cố ý gây ra tác động xấu tới môi trường xung quanh. 

Tấm gương sáng chính là bài học về Vedan và việc xả thải trực tiếp ra sông Thị Vải (Đồng Nai). Vedan khi ấy đang là một thương hiệu nổi tiếng sánh ngang và cạnh tranh trực tiếp với Ajinomoto, sau một “vết nhơ” khó lau sạch, cho tới tận bây giờ, Vedan vẫn chưa gây dựng lại được danh tiếng cũng như thương hiệu vốn có của mình dù bài học ấy đã được giải quyết cách đây hơn 10 năm. 

Trong thời buổi công nghiệp hóa - hiện đại hóa cùng với sức mạnh của internet và các công cụ truyền thông, thông tin được lan truyền một cách nhanh chóng, chính vì vậy, bất cứ một động thái nào biểu hiện hành vi của doanh nghiệp cũng sẽ không tránh khỏi những nhận xét hoặc phán xét từ phía công chúng. Bởi thế, công cuộc xây dựng hình mẫu thương hiệu gắn liền với trách nhiệm xã hội lại càng trở nên quan trọng và cấp thiết. 

Theo thống kê của một tổ chức nghiên cứu danh tiếng thương hiệu Reputation Institute (2017) đã chỉ ra rằng có tới 91,4% khách hàng đưa ra quyết định lựa chọn mua sản phẩm từ các thương hiệu CSR gắn liền với trách nhiệm xã hội và 84,3% khách hàng lựa chọn tin tưởng các doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội nếu không may các doanh nghiệp đó bị rơi vào trạng thái khủng hoảng lòng tin.  

III. 5 cách truyền thông CSR hiệu quả cho doanh nghiệp 

Xây dựng và truyền thông CSR đòi hỏi doanh nghiệp phải bỏ nhiều công sức, thời gian cùng với tiền của. Đó là cả một quá trình chứ không phải làm qua loa thể hiện qua một hai sự kiện là xong. Dưới đây là một số cách truyền thông CSR hiệu quả cho doanh nghiệp.

1. Hãy bắt đầu từ những việc làm nhỏ nhất

CSR bằng cách tham gia hoặc tổ chức các hoạt động thiện nguyện không phải điều gì quá khó khăn nhưng cũng không đơn giản, nhất là đối với những doanh nghiệp nhỏ. Doanh nghiệp của bạn hoàn toàn có thể bắt tay xây dựng các hoạt động tác động tới xã hội bằng những việc làm nhỏ nhất. 

Xây dựng CSR từ những điều nhỏ nhấtXây dựng CSR từ những điều nhỏ nhất

Chỉ đơn giản là số tiền vài triệu thăm hỏi các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn xung quanh khu dân cư mà doanh nghiệp bạn đang hoạt động cũng đủ tạo nên sự khác biệt. 

Ban đầu là các hoạt động thiện nguyện từ các địa phương với quy mô nhỏ rồi lan rộng ra hơn nữa khi doanh nghiệp của bạn phát triển hơn chính là một cách hay để duy trì và từng bước gây dựng danh tiếng với CSR

2. Cùng nhân viên thể hiện trách nhiệm của mình với cộng đồng

Doanh nghiệp không thể đơn độc xây dựng CSR, truyền thông danh tiếng mà phải gắn kết các nhân viên với hoạt động thiện nguyện của doanh nghiệp. Điều này vừa giúp nhân viên thấy được họ hoàn toàn có thể đóng góp vào tiếng nói của doanh nghiệp lại vừa gắn kết với nhau, tạo cho nhân viên sự hứng thú với những gì mà họ đang trải nghiệm. 

Doanh nghiệp có thể cởi mở tạo điều kiện cho nhân viên được lựa chọn hoạt động thiện nguyện họ muốn thực hiện, lựa chọn hoàn cảnh khó khăn mà họ muốn ủng hộ, thành lập một phòng ban chuyên nghiệp trong công ty để thực hiện và truyền thông các hoạt động CSR

3. Biến khách hàng trở thành một phần trong truyền thông CSR

Biến khách hàng trở thành một phần trong truyền thôngCSR là một cách làm mới mẻ nhưng hiệu quả mà nó mang lại vô cùng bất ngờ. 

Ví dụ tiêu biểu vào năm 2011, Coca Cola nhận thấy được rằng rác thải nhựa gây ra các vấn đề nguy hại tới môi trường, họ đã phối hợp cùng với Facebook đặt 1000 thùng rác tại Israel. Coca khuyến khích người dân Israel bỏ rác vào thùng, check in hình ảnh của mình cùng với chiếc thùng rác mình vừa đặt chai nước, share lên facebook và kêu gọi bạn bè của mình cùng chung tay thực hiện hành động tương tự. 

Một bước đi khôn ngoan của Coca Cola khi họ đã gắn kết được những khách hàng của mình cùng với hoạt động thiện nguyện của tập đoàn, biến họ trở thành một phần trong chiến dịch. Chiến dịch quảng cáo đó của Coca Cola đã giúp hình thành thói quen bỏ rác vào thùng của người dân Israel, giúp bảo vệ môi trường và làm chậm lại quá trình nóng lên toàn cầu. 

4. Nghiên cứu và tận dụng những gì doanh nghiệp khác đã làm

Dù bạn không muốn trở thành kẻ bắt chước, thế nhưng có kha khá điều cần được lượm lặt từ chính việc nghiên cứu xem các thương hiệu thành công khác đã và đang làm như thế nào trong chiến dịch truyền thông CSR của họ. Sau đây là một vài lưu ý được chỉ ra từ các thương hiệu tương đối thành công: Duracell đã thực sự tạo nên một cú hích đáng kể để thương hiệu trở thành doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội, am hiểu các vấn đề từ phía khách hàng.

Trong các chiến dịch quảng bá của thương hiệu, Duracell tập trung xây dựng và củng cố niềm tin của khách hàng bằng việc cung cấp, từ thiện ở những sự kiện thương tâm. 

Mỗi thương hiệu đều có những thế mạnh riêng. Để có thể thành công, bạn cần học hỏi và xác định rõ ràng xem mình hợp hay không hợp với cái gì và học hỏi một cách có chọn lọc mô hình CSR từ các thương hiệu khác để chọn ra cho mình một cách đi đúng đắn. Đừng copy y nguyên những gì họ đã làm, hãy biến nó thành cách của riêng mình để tạo ra CSR khác biệt với công chúng. 

Các cách xây dựng CSR hiệu quảCác cách xây dựng CSR hiệu quả

5. Hãy cùng quan tâm đến những vấn đề xã hội quan tâm

Một trong những điều chứng minh CSR là gì mà lại có tầm quan trọng trong doanh nghiệp là hãy thể hiện sự quan tâm đến các vấn đề xã hội, nó cũng là một bước đà giúp thành công có thể đến với doanh nghiệp bạn. Thông thường trong các tình huống này hay xảy ra sự mất kết nối giữa niềm tin của tổ chức cùng với sự nghiệp xã hội.

Chìa khóa giúp cho CSR thành công chính là lựa chọn sáng suốt vấn đề có liên quan tới bạn và doanh nghiệp của bạn. Xác định được vấn đề liên quan không chỉ quan trọng đối với phía doanh nghiệp mà còn phù hợp với đối tượng của doanh nghiệp. Đây chính là cách giúp tối đa hóa giá trị khoản đầu tư của bạn. 

6. Thân thiện với môi trường

Thân thiện với môi trường là một trong những mục tiêu phát triển bền vững chung của nhân loại. Khi doanh nghiệp của bạn thực hiện được điều này tức là đã tạo ưu thế so với đối thủ, dễ dàng hơn trong việc tạo thiện cảm với khách hàng. Chính vì lý do đó mà nhiều nhà hàng, khách sạn hiện nay đều chú trọng đến công cuộc phát triển xanh, sử dụng hệ thống các thiết bị kỹ thuật có sự thân thiện với môi trường. 

IV. Các cách tiếp cận CSR của doanh nghiệp

Khi đã nhận thức được tầm quan trọng của CSR là gì trong kinh doanh, các doanh nghiệp áp dụng các loại hình CSR khác nhau để đáp ứng những mong muốn cũng như nguyện vọng của cộng đồng, xã hội. 

Nghĩa vụ kinh tế là mức độ cơ bản nhất của doanh nghiệp nhằm thể hiện được trách nhiệm của họ đối với cộng đồng. Đối với nghĩa vụ kinh tế, doanh nghiệp phải đảm bảo được việc trả lương đầy đủ cho nhân viên, hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước… 

Một hình thức CSR là gì cao hơn chính là tuân thủ pháp luật. Ngoài trách nhiệm phải hoàn thành các nghĩa vụ về tài chính, doanh nghiệp còn phải tuân thủ các vấn đề về pháp luật, không hoạt động kinh doanh trái phép, không sử dụng lao động chưa đủ tuổi…

Loại hình CSR cao nhất là trách nhiệm cống hiến cho cộng đồng. Hình thức tiếp cận này được các doanh nghiệp quan niệm rằng lợi ích họ kiếm được đều tới từ cộng đồng, từ môi trường xung quanh. Vì thế, doanh nghiệp cần có trách nhiệm hoàn trả lại xã hội bằng các hình thức như thực hiện các hoạt động thiện nguyện, trồng cây gây rừng, xây dựng các công trình phúc lợi…

V. Những điều cần tránh khi xây dựng CSR là gì

Khi bắt tay thực hiện các hoạt động liên quan đến CSR là gì cần lưu ý một số vấn đề như tránh việc thực hiện các hoạt động chỉ với mục đích marketing đơn thuần (Điều này có thể gây hiểu nhầm trong cộng đồng rằng các hoạt động bạn đang thực hiện chỉ để đánh bóng tên tuổi của mình chứ không phải mục tiêu chung là cống hiến cho xã hội), tránh thực hiện tổ chức các hoạt động tình nguyện khi chưa có đủ nguồn lực, tránh những hoạt động có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường khi tổ chức các hoạt động thiện nguyện…

VI. Kết luận

Quá trình xây dựng và thực hiện CSR được đánh giá là sẽ mang lại những lợi ích kép cho doanh nghiệp. Chính vì lẽ đó, các chuyên gia nhận định CSR sẽ phát triển hơn nữa trong tương lai. Hy vọng những thông tin trong bài viết này đã giúp bạn đọc hiểu rõ được CSR là gì cũng như tầm quan trọng của CSR đối với doanh nghiệp.