Trong ngành marketing, khái niệm về mô hình VRIO còn khá mới mẻ nhưng được nhiều doanh nghiệp tận dụng. Mô hình VRIO là gì và cách sử dụng như thế nào để phát huy hiệu quả cho doanh nghiệp?

Một doanh nghiệp có nhiều nguồn lực của riêng mình, từ quy trình làm việc đến tài sản vật chất hay tài sản vô hình. Hiển nhiên là môi công ty sẽ có cách sử dụng nguồn lực đó khác nhau, tuy nhiên để vận hành mọi thứ một cách hiệu quả thì không phải doanh nghiệp nào cũng làm được. Để xây dựng được lợi thế cạnh tranh, cũng là lúc công ty cần tập trung đánh giá tiềm năng cũng như hiệu quả của tất cả nguồn lực mà mình đang có. Làm sao để doanh nghiệp có thể đánh giá được điều này? Mô hình VRIO chính là một công cụ hữu ích giúp bạn phân tích và đánh giá hiệu quả.

I. VRIO là gì?

Trước tiên để tận dụng VRIO một cách hiệu quả, chúng ta cần hiểu VRIO là gì?

Mô hình phân tích VRIO được phát triển bởi Jay Barney giúp doanh nghiệp có thể xây dựng nguồn lực vững chắc và lợi thế cạnh tranh bền vững. Lúc đầu, Barney sử dụng các thuật ngữ như Value - Giá trị, Rareness - Sự hiếm có, Inimitability - Tính độc nhất, Substitutability - Khả năng thay thế, tuy nhiên sau này ông đã thay đổi thành Organization - Tổ chức và kết quả là chúng ta có cụm từ VRIO. 

1

VRIO là gì?

Theo Barney thì việc doanh nghiệp sở hữu các nguồn lực và giá trị tài sản là độc nhất và không thể bắt chước được, đồng thời doanh nghiệp cần biết tận dụng tối đa những nguồn lực cũng như tài sản mà mình đang có để giúp doanh nghiệp thực hiện mọi sứ mệnh của mình một cách hiệu quả. Vì vậy, dù đang trong mô hình kinh doanh nào thì doanh nghiệp đều cần đảm bảo việc tận dụng tối đa nguồn lực mà mình đang có. 

II. Xác định những tài sản chính của doanh nghiệp với mô hình VRIO

Hiểu hơn về VRIO là gì, cũng là lúc doanh nghiệp cần tập trung xác định ý nghĩa xung quanh bốn chữ cái này để sắp xếp tài sản của công ty bạn một cách hợp lý. Nếu chỉ hiểu cơ bản về 4 chữ này mà không phân định được dựa vào 4 tiêu chí và những câu hỏi tương ứng thì doanh nghiệp có thể sẽ không tận dụng VRIO hiệu quả. 

1. Có giá trị (Valuable)

Trong mô hình VRIO, nguồn lực được xem là có giá trị là những nguồn lực giúp mang lại lợi ích tài chính cho công ty giúp công ty giảm chi phí, tăng doanh thu hoặc lý tưởng nhất là đạt được cả hai. Giá trị của nguồn lực được đo lường bằng nhiều phương thức khác nhau. Ví dụ như một tính năng của một sản phẩm cho phép doanh nghiệp đưa ra mức giá thành cao, một quy trình sản xuất hiệu quả, một thiết kế sáng tạo thu hút người mua hay một đội ngũ nhân viên bán hàng hiệu quả. 

Sau khi đánh giá từng tình huống cụ thể thì những câu hỏi sau đây có thể giúp doanh nghiệp xác định được đâu là nguồn lực đang mang lại lợi nhuận cao nhất cho công ty. 

  • Công ty có nguồn lực nào giúp cải thiện những quy trình quan trọng không?
  • Công ty có nguồn lực nào đáp ứng được thị hiếu của khách hàng không?
  • Công ty có nguồn nguyên liệu thô có giá trị không trong hiện tại cũng như tương lai?
  • Công ty có bán sản phẩm hoặc thương hiệu khiến khách hàng trung thành không?
  • Nguồn lực của công ty có mang lại lợi ích lớn hơn mức chi phí mà công ty bỏ ra để duy trì nó không? 

2. Quý hiếm (Rare)

Làm sao để đánh giá một nguồn lực là hiếm hay không? Một nguồn lực được coi là hiếm nếu như không có ai hoặc có rất ít người có quyền tiếp cận chúng. Một ví dụ cho nguồn lực hiếm là một thành viên có năng lực chuyên môn tốt, kinh nghiệm hay mối quan hệ rộng, một nhà cung cấp độc quyền, một sản phẩm hay thương hiệu mà khách hàng có thể trung thành, một vị trí đắc địa cho cửa hàng, quản trị nhân sự chất lượng cao. 

2

4 tiêu chí trong VRIO

Trong VRIO, làm sao để đo độ hiếm của một nguồn lực hay đánh giá đúng giá trị của nó? Việc này cũng được đánh giá tùy vào từng tình huống cụ thể và có thể tận dụng những câu hỏi sau: 

  • Nguồn lực này có thể đặc biệt hay độc nhất trong bao lâu?
  • Đây có phải là nguồn lực mà đối thủ cạnh tranh cũng đang sở hữu không?
  • Liệu đối thủ cạnh tranh có cơ hội tiếp cận nguồn lực này không? 

3. Không thể bắt chước (Inimitable) 

Yếu tố thứ 3 trong VRIO xét đến một khía cạnh sâu hơn của yếu tố thứ 2 về độ hiếm có, nghĩa là những nguồn lực hiếm có mà doanh nghiệp đang sở hữu không thể bị bắt chước hoặc sao chép một cách dễ dàng hoặc có ít nguồn lực có thể thay thế chúng. 

Theo Barnley thì tính độc nhất trong VRIO khó đánh giá bởi trên thực tế hều hết những sản phẩm đang thành công trên thị trường đều là những sản phẩm có thể sao chép ở mức độ nào đó. Mặc dù quyền sở hữu trí tuệ ra đời để hạn chế điều này nhưng vẫn có người lấy ý tưởng của người khác để phát triển nó thành một sản phẩm với chất lượng cao hơn, thuận tiện hơn hay chi phí thấp hơn. Sản phẩm ra đời sau đó có lợi thế cạnh tranh hơn bản gốc dù chỉ là bản sao chép. 

Như đã đề cập ở trên thì bằng sáng chế và bản quyền vẫn hữu dụng trong việc ngăn chặn sao chép trong vài năm và giấy phép vẫn có thể đem lại cho thương hiệu quyền độc quyền của một nguồn lực nào đó trong một khoảng thời gian. Vì vậy, sản phẩm gốc có thể cung cấp cho thương hiệu lợi ích chính trong một thời gian nào đó. Tuy nhiên, có thể trên con đường xây dựng thương hiệu thì bạn khó giữ được vị trí độc tôn trên thị trường trong một thời gian dài, đặc biệt là khi bảo hộ về sở hữu trí tuệ hết hạn. 

Tuy nhiên vẫn có thể đánh giá nguồn lực đó trong VRIO là có giá trị hay hiếm có và xác định tính độc nhất thông qua một số câu hỏi:

  • Đối thủ cạnh tranh có khả năng sao chép hay tạo ra nguồn lực tương tự không? 
  • Liệu có một nguồn lực thay thế nào khác mà đối thủ cạnh tranh có thể tiếp cận không?
  • Nếu có nguồn lực khác thay thế thì liệu chúng có đáp ứng được nhu cầu của khách hàng tiềm năng và biến họ thành khách hàng trung thành như nguồn lực bạn đang có không?
  • Liệu rằng những đối thủ cạnh tranh mới tham gia thị trường có khả năng phát triển sản phẩm tốt hơn với mức giá phải chăng hơn và thay thế vị trí độc tôn của sản phẩm không? 

4. Được tổ chức để nắm bắt giá trị (Organized to Capture Value)

Doanh nghiệp sẽ vô cùng lãng phí nếu nguồn lực quý hiếm hay không thể bắt chước có bạn không thể phát huy hết tiềm năng của chúng, hay hiểu theo mô hình VRIO thì nó không được sắp xếp có tổ chức. 

Ví dụ như khi tập trung vào hệ thống kiểm soát nội bộ hay quy trình hoạt động kinh doanh về cả thời gian lẫn năng lượng của nhân viên khi khai thác nguồn lực để có được lợi ích tốt nhất. Vậy hãy suy nghĩ theo hướng lâu dài để bạn có thể bảo vệ hay cải thiện mọi nguồn lực chính trong tương lai. 

3

Nguồn lực thỏa 4 tiêu chí của VRIO

Để xác định được liệu bạn có đang xây dựng một đội ngũ hay tổ chức của mình hiệu quả để khai thác những nguồn lực quý giá, hiếm có và không thể bắt chước thì những câu hỏi sau có thể giúp ích cho bạn:

  • Đội ngũ nhân viên có đủ năng lực để tối ưu hóa nguồn lực của công ty không?
  • Bạn có thu hút và giữ chân được người tài?
  • Hệ thống quản lý của công ty đã phù hợp chưa? 
  • Hệ thống tài chính có đủ khả năng để hỗ trợ các nguồn lực chính của công ty không?

III. Doanh nghiệp cần làm gì với những tài sản chính của mình

Sau khi bạn đã xác định được những nguồn lực chính của mình thì cần suy nghĩ đến việc làm sao để bảo vệ chúng hay tận dụng chúng tốt hơn. Ví dụ theo mô hình VRIO, bạn có thể xác định được một loại nhiều sản phẩm mà bạn có thể định giá cao vì nó có một nhóm khách hàng trung thành tiềm năng. Bên cạnh đó, luôn sẵn sàng thay đổi để đáp ứng được thị hiệu và những mong đợi mới của người tiêu dùng, từ đó tránh bất kỳ sự sao chép nào hiện hữu trên thị trường, giúp công ty trở nên đáng tin cậy hơn. 

  • Công ty có đang quan tâm đúng mực với nguồn lực của mình không?
  • Công ty có sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn hay giúp tăng doanh thu thêm không?
  • Làm sao để tăng thêm giá trị, sự hiếm có của nguồn lực trên thị trường?
  • Làm sao để bảo vệ nguồn lực khỏi bị đánh cắp hay bảo vệ nguyên vẹn giá trị và sự hiếm có của nó qua thời gian?
  • Làm sao để tích hợp nguồn lực chính và quy trình hoạt động của công ty?
  • Công ty có đang đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, nguyên vật liệu, hoạt động sale và marketing để sử dụng cho nguồn lực chính không?
  • USP của hoạt động sales và marketing đến từ việc sở hữu sản phẩm có đáp ứng được nhu cầu của khách hàng không?
  • Lợi thế cạnh tranh mà công ty hướng đến có phù hợp với nguồn lực mà công ty đang sở hữu?

IV. Cách sử dụng mô hình VRIO

1. Bước 1. Xác định các nguồn lực có giá trị, hiếm và tốn kém để bắt chước

Trong bất kỳ doanh nghiệp nào thì cũng tồn tại hai loại tài nguyên chính là tài sản vô hình và tài sản hữu hình. Tài sản hữu hình được dùng để chỉ những vật chất như đất đai, máy móc thiết bị mà công ty có thể dễ dàng sở hữu được mà không tạo ra lợi thế cạnh tranh. Mặt khác, tài sản vô hình là định vị thương hiệu, quyền sở hữu trí tuệ, hệ thống đào tạo nhân sự, những loại nguồn lực này khó có thể mua lại một cách dễ dàng và thường là lợi thế cạnh tranh bền vững. 

4

Cách sử dụng VRIO trong doanh nghiệp

Tìm kiếm nguồn lực có giá trị là bước đầu tiên trong mô hình VRIO. Bạn có thể xem xét, đánh giá chuỗi giá trị và thực hiện phân tích mô hình SWOT để xác định những hoạt động có giá trị nhất. Đây chính là nguồn gốc của lợi thế chi phí hay tạo sự khác biệt. Khi xem xét và phân tích, bạn dễ dàng tìm thấy những nguồn lực có giá trị, đồng thời phân tích SWOT cũng giúp doanh nghiệp nhìn nhận điểm mạnh, điểm yếu để biết đâu là cơ hội khai thác.

Một số câu hỏi thường được dùng trong mô hình VRIO để tìm kiếm nguồn lực có giá trị:

  • Những hoạt động nào giúp giảm chi phí sản xuất mà không ảnh hưởng đến cảm nhận của khách hàng?
  • Bạn có sở hữu những nhân viên có kỹ năng mềm và khả năng độc đáo?
  • Bạn có tự tin vào mức độ nhận diện thương hiệu của bạn với khách hàng?
  • Bạn có thực hiện bất kỳ chiến dịch nào tốt hơn đối thủ cạnh tranh của mình chưa?

Sau đó, doanh nghiệp có thể tìm kiếm năng lực quý hiếm hay năng lực khó sao chép dựa vào mô hình VRIO:

  • Công ty khác có sở hữu nguồn lực nào tương tự không ?
  • Một năng lực có thể dễ dàng có thể mua được trên thị trường?
  • Các công ty khác có thể sao chép nguồn lực này không?
  • Nguồn lực này có thể được công nhận về quyền bảo hộ và trí tuệ? 

2. Bước 2. Tìm hiểu xem công ty của bạn có được tổ chức để khai thác các nguồn lực này không?

Sau khi tìm kiếm những nguồn lực có tiềm năng thì bạn cũng cần cân nhắc đến việc liệu công ty bạn có thể khai thác được nguồn lực này một cách hiệu quả không? 

  • Công ty bạn có sở hữu quy trình quản lý chiến lược hiệu quả không?
  • Công ty bạn có văn hóa thưởng “nóng” cho những ý tưởng mang tư duy sáng tạo không?
  • Công ty bạn có phải là một tổ chức được thiết kế để tận dụng nguồn lực này?

3. Bước 3. Bảo vệ nguồn lực

Khi đã xác định được nguồn lực cũng như khả năng có được tất cả 4 thuộc tính của mô hình m bạn cần bảo vệ nó bằng mọi phương tiện bởi đây chính là lợi thế cạnh tranh hay cũng có thể là USP của bạn. Điều đầu tiên bạn cần làm là cho quản lý cấp cao nhận thức được nguồn lực này và đề xuất cách sử dụng nó để giảm chi phí một cách triệt để. Sau đó, cân nhắc đến những ý tưởng làm sao để khi bắt chước, sao chép ý tưởng ấy trở nên tốn kém. Khi đó, đối thủ cạnh tranh của bạn mới không thể bắt chước nguồn lực ở mức giá hợp lý hơn.

5

Bảo vệ nguồn lực trong VRIO

4. Bước 4. Liên tục xem xét các nguồn lực và khả năng của mô hình VRIO

Giá trị của các nguồn lực thay đổi theo thời gian và được xem xét liên tục để cân nhắc liệu chúng có còn giá trị như trước đây. Đối thủ cạnh tranh đương nhiên cũng muốn đạt được lợi thế cạnh tranh này nếu như họ thấy đó là nguồn lực tiềm năng, nếu họ nhân rộng thì đây không còn là nguồn lực quý hiếm. Vậy đây cũng không còn là nguồn lực đạt tiêu chí của mô hình VRIO. Thông thường, các tàu nguyên VRIO mới được phát triển trong một tổ chức bằng cách xác định và bạn cần bảo vệ lợi thế cạnh tranh này. 

V. Ví dụ về phân tích VRIO

1. Starbucks

Với một thương hiệu đình đám như Starbucks thì hiển nhiên họ cần có những nguồn lực có lợi thế cạnh tranh cao để đạt được vị trí như bây giờ. Xét về nguồn lực có giá trị của Starbucks trong mô hình VRIO chính là nguồn đầu tư lớn, kỹ năng nghiên cứu và phát triển thị trường mạnh mẽ, thương hiệu nổi tiếng mang lại trải nghiệm khách hàng tuyệt vời, lãnh đạo công ty có tầm nhìn mãnh liệt. 

Xét về nguồn lực với độ hiếm có chính là những nhà lãnh đạo có tầm nhìn và nhiệt huyết với sự đổi mới, chất lượng sản phẩm cũng như chế độ phúc lợi nhân sự. Nguồn lực được đánh giá là không thể bắt chước theo mô hình VRIO tương tự với giá trị hiếm có của họ. Và một tiêu chí không thể thiếu trong mô hình VRIO chính là năng lực của tổ chức chính là trải nghiệm khách hàng, nhận diện thương hiệu và những nhà lãnh đạo có tầm nhìn. 

2. Google

Mô hình VRIO của Google phân tích nguồn lực là quản lý nhân viên xuất sắc. Khả năng quản lý nhân viên của Google được đánh giá là một lợi thế cạnh tranh bền vững về sự khác biệt và chi phí. Không như những doanh nghiệp khác, mối quan hệ nội bộ dựa vào niềm tin để quản lý nhân viên thì Google sử dụng dữ liệu về nhân viên để quản lý. Khả năng này cho phép Google đưa ra những quyết định chính xác về hoạt động tuyển dụng nhân sự, đồng thời tận dụng kỹ năng của họ. 

Google hoàn toàn có thể tuyển dụng nhân viên vừa sáng tạo vừa năng suất. Đây không chỉ là một nguồn lực có giá trị mà nó cũng là một khả năng hiếm có bởi vì không phải công ty nào cũng có khả năng sử dụng dữ liệu để quản lý nhân viên một cách tổng quan. Hoạt động này vô cùng tốn kém nên khó có thể bắt chước trong thời gian ngắn. 

  • Phần mềm được xây dựng tinh vi, tốn kém lại khó thực hiện

  • Quản lý nhân sự được đào tạo để đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu.

Công ty tạo ra quy trình tuyển dụng nhân sự nghiêm ngặt với những bước cơ bản để quản lý nhân sự biết cách tận dụng dữ liệu và quản lý con người cho phù hợp.  

VI. Kết luận 

Hiểu về VRIO là gì không khó, tuy nhiên để tận dụng mô hình VRIO trong hoạt động đánh giá nguồn lực công ty lại không hề dễ dàng. Doanh nghiệp cần nghiên cứu chuyên sâu vào từng tiêu chí trong 4 chữ cái trên để tìm được những nguồn lực có lợi thế cạnh tranh cao so với đối thủ cạnh tranh, từ đó giữ vị trí độc tôn trên thị trường.