Social media là gì? Vai trò của social media marketing ngày càng trở nên quan trọng và cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp. Là 1 marketer chắc chắn bạn sẽ không thể bỏ qua các chiến thuật Social media trong bài viết này.

Thời đại 4.0 bùng nổ, internet, công nghệ thông tin hiện diện trong mọi mặt đời sống của mỗi chúng ta. Từ đó, hàng ngàn nền tảng media ra đời, phát triển và phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau của con người trong việc giải trí, giao tiếp và làm việc.

Sự phát triển đó ảnh hướng đến mọi mặt của đời sống và tất nhiên bao gồm cả lĩnh vực marketing, chúng ta thấy sự xuất hiện ngày một dày đặc của các thuật ngữ như Online marketing, Digital marketing, Social media,...

Social media là một sân chơi lớn dành cho các doanh nghiệp, sản phẩm, không ngừng phát triển, đổi mới và trở thành công cụ đắc lực cho các marketer - người lên kế hoạch những chiến lược social media marketing đem lại thành công cho doanh nghiệp.

social media

Social media là gì?

I. Social Media là gì?

Social media hay social media marketing có nhiều định nghĩa khác nhau được đưa ra bởi nhiều trang báo, blogger hay các tổ chức khác nhau, 123job xin được trích dẫn những thuật ngữ cơ bản được cung cấp chính thống bởi các đơn vị uy tín trong lĩnh vực kinh tế xã hội nhằm giúp bạn đọc trước tiên có cái nhìn đúng đắn nhất về thuật ngữ Social media là gì.

Theo tài liệu của đại học Cambridge: Social media là các trang web hoặc các chương trình lập trình (apps) cho phép người dùng giao tiếp và chia sẻ thông tin lên internet bằng việc sử dụng các thiết bị công nghệ.

Theo tác giả cuốn sách được xuất bản rộng rãi - Social media marketing, bà Tracy L. Tulen: Social media là công cụ trực tuyến phục vụ cho việc giao tiếp, chia sẻ, kết nối giữa các cá nhân, cộng đồng và tổ chức có mối liên quan hoặc phụ thuộc lẫn nhau bằng các nền tảng công nghệ và di động

II. Phân loại Social Media

Từ 2 định nghĩa phía trên có thể rút ra rằng, Social media có vai trò lớn nhất là kết nối con người lại với nhau, mọi lúc mọi nơi. Cũng theo tác giả Tulen, social media có thể chia thành 4 nhóm chính với các đặc điểm sau:

1. Nhóm 1: Social Community

Nhóm Social media này sẽ tập trung vào việc gắn kết những người có chung sở thích, mối quan tâm, ví dụ như Cộng đồng content marketing, hội những người thích ăn cơm nhà nhưng ghét vào bếp,.... Nổi bật nhất là các mạng xã hội như Facebook, Twitter.

Nhóm Social community này có đặc điểm nổi bật nhất là tính tương tác đa chiều, mọi người có thể dễ dàng chia sẻ thông tin, kết nối và trò chuyện.

2. Nhóm 2: Social Publishing

Nhóm Social media này đại diện bởi các blog, website, trang tin tức, đăng tải tài liệu, ảnh, nhạc như: Pinterest, soundcloud,... nhằm mục đích truyền tải và phổ biến các nội dung trên không gian mạng.

3. Nhóm 3: Social Commerce 

Social commerce có thể xem là một phần của thương mại điện tử, nơi trao đổi giữa người mua và người bán. Nhóm social media này hỗ trợ đắc lực việc giao dịch, buôn bán bằng cách sử dụng các công cụ trực tuyến như website, ứng dụng, Shopee, tiki,.. là các ví dụ điển hình cho nhóm này.

4. Nhóm 4: Social Entertainment

Nhóm cuối cùng trong 4 nhóm social media chính phục vụ cho mục đích vui chơi, giải trí như các website chơi game trực tuyến hay social game,...

Việc nắm rõ 4 loại hình social media giúp các nhà quản trị tiết kiệm thời gian và đạt hiệu quả tối ưu khi lựa chọn các công cụ social media cụ thể để phục vụ cho các chiến dịch marketing của doanh nghiệp.

social mediaSocial media marketing là gì?

III. 6 loại hình Social Media marketing phổ biến nhất

Marketing mang nghĩa vụ kết nối doanh nghiệp với khách hàng, đưa sản phẩm, thương hiệu đến gần hơn với công chúng. Vì vậy, social media được coi là cách tay đắc lực của marketing và ra đời thuật ngữ Social media marketing.

Hiện nay, để phục vụ cho mục đích marketing của các doanh nghiệp, có 6 loại hình social media phổ biến nhất dưới đây.

1. Social Networks

Sử dụng hình thức marketing các nền tảng mang tính xã hội như facebook để mỗi người dùng là 1 thành phần của xã hội số này, cùng kết nối và chia sẻ thông tin với những người có điểm chung trong sở thích, mối quan tâm.

2. Social News

Sử dụng các website mang tính chất cung cấp tin tức giải trí , xã hội hay các thông tin về lĩnh vực chuyên biệt riêng để tạo liên kết với khách hàng và giữa các khách hàng với nhau. Sức lan tỏa của hình thức này có phần hạn chế hơn social networking tuy nhiên lại mang tính chuyên hóa hơn, tác động sâu hơn tới 1 nhóm đối tượng cụ thể.

3. Social Bookmarking Sites

Là hình thức Internet Marketing dựa vào những trang web cho phép người dùng lưu trữ, quản lý dữ liệu, tìm kiếm và sắp xếp. Tại Việt Nam có thể kể đến những trang bookmarking như: linkhay.com, tagvn.com, vietclick.com, ishare.vn, buzz.vn,...

4. Social Media Sharing

Là một trong những hình thức nổi trội của Digital marketing, social media sharing là các trang web cho phép chia sẻ thông tin dưới dạng ảnh, video, âm thanh. Điển hình cho loại hình này chính là Youtube - nền tảng chia sẻ video lớn nhất thế giới, nơi vừa có thể chia sẻ, tạo lập hồ sơ, đóng gps và lắng nghe ý kiến.

5. Social Microblogging

Hình thức microblogging cho phép tiếp cận tệp khách hàng với các đặc điểm cụ thể và chi tiết nhất, phạm vi đối tượng mục tiêu có thể nhỏ nhưng tỉ lệ tương tác lại cao, tác động sâu sắc hơn tới đối tượng mục tiêu của bạn. VD như các Blog cá nhân.

6. Social Blog Comments and Forums

Blog và forum dường như là 2 hình thức lâu đời nhất của social media. Thông qua blog và forum, doanh nghiệp lắng nghe trực tiếp các phản hồi từ khách hàng đồng thời chia sẻ những giá trị cốt lõi qua từng bài viết, hành động trên đây, từ đó gây dựng được niềm tin và nhận được sự ủng hộ từ khách hàng.

IV. Vai trò của Social Media là gì trong marketing online

Vai trò của social media là gì? Social media marketing ngày càng giữ một vai trò quan trọng trong marketing online. Cách khách hàng ra quyết định, tìm kiếm thông tin và thể hiện quan điểm ngày một phức tạp và đa dạng nhờ vào social media.

Social media marketing là một bước thích nghi của marketing nói chung hay marketing online nói riêng để có thể phục vụ khách hàng tốt hơn từ đó mang lại lợi nhuận, danh tiếng cho doanh nghiệp. 

Việc lên các chiến lược social media marketing có ý nghĩa rất lớn với doanh nghiệp, một chiến lược social media sẽ giúp doanh nghiệp nổi bật hơn trong mắt khách hàng. 

Social media ngày nay là một sân chơi rất fairplay, doanh nghiệp giao dịch thông qua social media. tìm hiểu đối thủ cạnh tranh trực tiếp, gián tiếp, khách hàng mục tiêu, sản phẩm thay thế thông qua social media, xây dựng các chiến lược marketing trên social media,...

Vậy thì doanh nghiệp nào có thể làm ngơ social media marketing nếu muốn ngày một lớn mạnh và thành công cơ chứ ?

V. Chiến lược Social Media đỉnh cao dân Marketing không thể bỏ qua

Đã xác nhận về tầm quan trọng của social media marketing đối với lĩnh vực marketing và các doanh nghiệp. Câu hỏi đặt ra, là một marketer, các bạn cần sử dụng các công cụ social media như thế nào, đưa ra các chiến lược social media marketing ra sao để đạt được mục tiêu đề ra?

Bước 1 nắm chắc những chiến lược social media marketing đỉnh cao đã được đúc rút và kiểm nghiệm dưới đây: 

1. Marketing bằng video qua kênh Youtube

Youtube - nền tảng chia sẻ video số 1 hiện nay với lượng truy cập khổng lồ và kho nội dung đa dạng thu hút mọi đối tượng - không có lý do gì không thể trở thành nhân tố quan trọng trong chiến lược social media marketing. Thái Lan là một trong những ví dụ điển hình trong việc sử dụng youtube để làm marketing.

Họ nổi tiếng với những video commerce viral, nhiều cảm xúc ghi dấu trong lòng độc giả. Ngoài ra ngày nay, youtube đang không ngừng nỗ lực phát triển để kênh youtube của bạn có thể tương tác với độc giả theo nhiều cách thuận tiện nhất như công chiếu, tab cộng đồng, câu chuyện,....

social media marketingSocia media marketing tools

2. Thêm nút share trên website

Hãy thêm nút share trên website của doanh nghiệp để người dùng có thể chia sẻ bất cứ khi nào họ cảm thấy đồng cảm, đồng tình, thể hiện sự ủng hộ với doanh nghiệp. Đừng bỏ lỡ bất cứ cơ hội nào để thu hút nhiều hơn những khách hàng tiềm năng về với doanh nghiệp của bạn.

3. Trình bày hài hòa đẹp mắt

Bạn muốn khách hàng theo dõi website của bạn? Trước khi chau chuốt nội dung, hãy chắc chắn phần nhìn của website không làm người dùng thất vọng. Hãy làm điều đó để thể hiện sự tôn trọng với khán giả của bạn. Chắc hẳn không ai buồn đọc thông tin từ một website thiết kế xấu tệ sơ sài huống chi là chia sẻ hay ủng hộ.

4. Xây dựng sitemap content dựa trên big content

Content trên website cần có tính thống nhất và đưa người dùng đến với thông điệp sau cùng mà bạn muốn truyền tải xuyên suốt chiến lược social media marketing. Ví dụ chiến dịch lần này của bạn 

5. Kiểm soát các bình luận tại forum

Khách hàng đang định mua sản phẩm của bạn thì kéo xuống đọc được 1 bình luận chê tơi bời sản phẩm của một khách hàng nào đó tự cho là đã dùng qua sản phẩm này, liệu vị khách này còn muốn lựa chọn sản phẩm đó? 

Theo nghiên cứu mới nhất của nielsen về quá trình ra quyết định của khách hàng, có đến 86% khách hàng đọc bình luận , review dưới mỗi sản phẩm trước khi quyết định mua. Kiểm soát các bình luận tại forum là một trong số những cách kiểm soát luồng dư luận, kiểm soát định vị vị trí của bạn trong lòng khách hàng. Điều này rất quan trọng, Forum có nhiều comment tích cực khiến người dùng tin tưởng. Forum xử lý tốt comment tiêu cực khiến khách hàng an tâm. 

6. Xây dựng content mạnh

Content is King. Ngày nay, content là chất giúp bạn nổi bật so với các đối thủ. Xây dựng content mạnh là xây dựng content hữu ích, chạm đúng insight khách hàng, đáp ứng đủ yêu cầu về tần xuất và tính cập nhật.

7. Điều hướng inbound marketing đúng lúc

Việc điều hướng inbound marketing (SEO, Mail, landing page,...) được coi là vô cùng cần thiết để tối ưu hóa lưu lượng truy cập vào website của bạn.

Việc nhận biết được từ khóa nào đang hoạt động tốt, từ khóa nào hoạt động không hiệu quả từ đó tăng điều hướng vào các từ khóa tốt và hạn chế các từ khóa kém hiệu quả sẽ giúp tiết kiệm thời gian, tiền bạc và công sức.

8. Duy trì tương tác

Mục đích thuần túy của các công cụ social media là tương tác vì vậy nếu bạn không duy trì tương tác với khách hàng thông qua các social media marketing thì đồng nghĩa bạn đang lãng phí tài nguyên, bỏ qua cơ hội lắng nghe khách hàng và trở nên gần gũi hơn với công chúng mục tiêu cả bạn.

9. Chú ý backlink trong các post

Quy kiểm duyệt nội dung của các công cụ social media ngày một khắt khe. Việc bạn gắn link vào các post của mình nếu không kiểm soát kĩ rất dễ bị báo cáo spam, ko phù hợp và làm ảnh hưởng đến sự phân phối của post trên các nền tảng social.

10. Sử dụng hình ảnh sống động

Hình ảnh gây ấn tượng nhanh và lâu hơn gấp 3 lần chữ viết. Hãy sử dụng hình ảnh bắt mắt, xinh đẹp và phù hợp cho các chiến dịch social media marketing để tăng dấu ấn trong lòng khách hàng.

11. Blog

Blog là nơi người dùng tìm đến để lấy thông tin, tìm hiểu, học hỏi. Một blog chất lượng kéo theo một cộng đồng người dùng luôn sẵn sàng chia sẻ và hỗ trợ giúp thương hiệu có thể thu hút khách hàng theo cách tự nhiên và bền vững nhất.

12. Hãy trung thực

Một người bạn đáng tin cậy là người bạn trung thực. Hãy chân thành với khán giả, đừng bao giờ lừa dối người xem nếu bạn không muốn nhận hậu quả nặng nề.

social mediaSocial media marketing

VI. Kết luận

Hy vọng bài viết đã cho bạn đọc cái nhìn tổng quan Social media là gì? Chiến lược Social Media hiệu quả sẽ mang lại cơ hội cho doanh nghiệp tiếp cận được với khách hàng mục tiêu; từ đó xây dựng lòng tin với khách hàng trong quá trình tương tác.

Ngược lại nếu có bất kỳ sơ suất nào trong quá trình thực hiện Social media marketing có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến thương hiệu và niềm tin của khách hàng với doanh nghiệp.

Một Marketer biết vận dụng Social media marketing là người có tầm nhìn sâu rộng, am hiểu về mạng truyền thông đồng thời xây dựng chúng một cách đúng đắn. Sử dụng Social Media trong marketing online chính là xây dựng con đường dẫn đến thành công của mọi doanh nghiệp.