Sự khác nhau giữa thấu cảm và cảm thông là gì? Vì sao trong chuyện tình cảm, bạn cần bộc lộ sự thấu cảm ơn sự cảm thông cho người yêu của bạn? Hãy cùng đi tìm hiểu trong bài viết này nhá!

Bạn đã bao giờ trải lòng với một người thân, để rồi lại nhận được những lời khuyên thiếu thấu cảm và lòng trắc ẩn chưa? Hoặc đôi khi, chính bạn lại là người biến câu chuyện của người khác thành cuộc kể lể về bản thân mình? Hay bạn có thường xuyên cảm thấy như mình đang hấp thụ cảm xúc của những người xung quanh? Nếu câu trả lời là có, khả năng cao bạn là một con người thấu cảm đấy! Vậy để trả lời cho câu hỏi thấu cảm là gì, thì hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đấy nhé!

I. Thấu cảm là gì?

Thấu cảm là gì? ‘Thấu cảm’ đòi hỏi chúng ta khả năng đặt mình vào vị trí của người khác, cảm nhận những cung bậc cảm xúc phức tạp của đối phương, từ đó có thể chia sẻ với họ.

Theo Thạc sĩ Tâm lý học Paul Ekman tại Đại học California, ‘thấu cảm’ chia làm 3 loại: 

+ Thấu cảm nhận thức (cognitive empathy): khả năng hiểu, thu nạp được những điều gì một người đang cảm thấy hoặc đang suy nghĩ, như một kênh thông tin. 

+ Thấu cảm cảm xúc (emotional empathy): khả năng hiểu tâm trạng, cảm giác của người khác qua kết nối về mặt cảm xúc

+ Thấu cảm trắc ẩn (compassionate empathy): loại thấu cảm này gồm cả hành động; nếu bạn hiểu và sẻ chia cảm xúc lòng trắc ẩn của người nào đó, bạn biết có thể làm gì và sẵn sàng để giúp đỡ họ

Thấu cảm là khi: Người bạn thân của bạn vừa trải qua một cuộc chia tay với người yêu 6 năm. Mặc dù bạn không hề thích người đó và chưa bao giờ đồng tình với mối quan hệ này, nhưng bạn vẫn phải gạt đi sự phán xét “Thấy chưa, đã nói mà”, và tập trung vào cảm xúc của người bạn đó. Bạn trao cho họ một cái ôm và toàn tâm lắng nghe những sự trải lòng của họ.

Thấu cảm thường dễ bị nhầm lẫn với cảm thông (sympathy), thương tiếc (pity) và lòng trắc ẩn (compassion). Theo trang Psychology Today, những khái niệm này được phân biệt theo mức độ hiểu và quan tâm, cụ thể:

  • Thương tiếc: Tôi biết bạn đang rất đau khổ
  • Cảm thông: Tôi quan tâm đến nỗi đau khổ của bạn
  • Thấu cảm: Tôi cảm nhận được nỗi đau khổ của bạn
  • Trắc ẩn: Tôi muốn giúp bạn giảm bớt nỗi đau khổ

Xem thêm: Review sách kỹ năng sống hay: Cân bằng cảm xúc, cả lúc bão giông

Thấu cảm là gì?

Thấu cảm là gì?

II. Phân biệt khác nhau giữa thấu cảm và cảm thông

1. Cảm thông là gì?

Theo từ điển Oxford, ‘cảm thông’ là thể hiện sự tiếc thương hay phiền muộn đối với sự bất hạnh, lòng trắc ẩn, vận rủi của người khác, thường thể hiện qua các câu giao tiếp như:” Tôi rất tiếc vì sự mất mát của bạn”, “Tội nghiệp cậu quá”,...

Tuy nhiên, thể hiện sự cảm thông đôi khi lại mang đến cảm giác xa cách. Nó thường sẽ khiến người trực tiếp trải qua cảm thấy có cách biệt nào đó giữa họ và người thể hiện sự cảm thông, lòng trắc ẩn. Họ cho rằng người đó đang không hiểu được hoàn cảnh của họ. 

Chẳng hạn, khi ai đó bị mất đi người thân yêu, bạn thể hiện sự cảm thông với người đó và gia đình của họ, nhưng không thật sự hiểu sự mất mát của họ nếu như bạn chưa từng trải qua tình cảnh đó.

2. Thấu cảm và cảm thông

Sự khác nhau giữa cảm thông và thấu cảm là gì? Giáo sư Brené Brown, người chuyên gia nghiên cứu về lòng thấu cảm, đã nhận định rằng: “Thấu cảm giúp gia tăng gắn kết. Cảm thông làm giảm sự gắn kết.”

An và Bình là bạn thân. An không chỉ thương cho tuổi thơ khó khăn của Bình, mà còn hình dung được một cuộc sống với người mẹ bạo hành và người cha nghiện rượu. An hiểu vì vậy mà Bình phải học cách sống không dựa dẫm vào ai, và luôn thấy khó lên tiếng nhờ giúp đỡ, thậm chí là từ An. Sự thấu cảm đã giúp An tránh những hiểu lầm và chỉ trích với lối sống của Bình. Đồng thời, An có thể tìm cách giúp đỡ Bình và giữ vững mối quan hệ này. 

Khi cảm thông, bạn sẽ thấy thương một người bởi vì nỗi đau của họ, nhưng không thấy buồn như họ. Cách thể hiện cảm thông thường chỉ dừng lại ở những lời động viên hoặc cái ôm an ủi.

Còn khi thấu cảm, bạn hình dung mình ở trong hoàn cảnh của họ, bạn hiểu nỗi đau đó, thậm chí khóc cùng họ.

Xem thêm: Trí tuệ cảm xúc: ý nghĩa của trí tuệ cảm xúc trong công việc và đời sống

III. Tại sao thấu cảm lại quan trọng

1. Trong cuộc sống cá nhân

Mối quan hệ lành mạnh đòi hỏi sự nuôi dưỡng, chăm sóc và thấu cảm. Một tình bạn đẹp hay một mối quan hệ lãng mạn thiếu sự thấu cảm, lòng trắc ẩn và chia sẻ sẽ sớm tàn lụi. Khi mọi người chỉ nghĩ đến lợi ích của mình, những người khác trong mối quan hệ sẽ bị thiệt hại.

Nếu một người trong cuộc hôn nhân từ chối nhìn nhận cảm xúc và mọi thứ từ góc độ của đối phương, họ có thể sẽ gặp phải nhiều vấn đề trong hôn nhân. Không có hai người nào mà có suy nghĩ hoàn toàn giống nhau và không có hai người nào có những trải nghiệm giống nhau. Cả hai người ở trong một mối quan hệ đều mang lại những ý tưởng, kinh nghiệm sống và cuộc đấu tranh của riêng họ. Nếu không dành thời gian để cố gắng liên hệ cảm xúc và quan điểm của nhau, thì những người trong mối quan hệ hôn nhân có thể sẽ cảm thấy mình không được yêu thương và không được quan tâm.

2. Trong công việc

Đối với nhiều người, nơi làm việc là nơi để làm việc nhóm (teamwork). Đối với những việc đòi hỏi nỗ lực của cả team, việc dành thời gian để liên hệ với đồng nghiệp là điều cực kỳ quan trọng. Ngay cả khi mọi người không làm việc chung trong một dự án, điều quan trọng bạn vẫn là phải hòa hợp với những người đồng nghiệp. Sử dụng sự thấu cảm là một phần quan trọng trong một mối quan hệ công việc suôn sẻ. Nếu không có nó, bạn sẽ rơi vào những tranh chấp và bất đồng.

Việc sử dụng sự thấu cảm cũng rất quan trọng đối với các nhà lãnh đạo. Những ông chủ thiếu đi sự thấu cảm có khả năng khiến cho nhân viên của họ phải thực hiện những hành vi không công bằng. Những người quản lý không có sự thấu cảm có thể sẽ thúc đẩy nhân viên làm việc vượt quá những gì lành mạnh và hợp lý và có thể gay gắt quá mức khi nhân viên mắc lỗi.

Hơn nữa, mức độ thấu cảm cao hơn ở nơi làm việc sẽ liên quan đến việc tăng hiệu suất, tăng doanh số bán hàng và khả năng lãnh đạo tốt hơn.
Ngoài ra, thấu cảm còn giúp giảm bớt căng thẳng và thúc đẩy khả năng phục hồi, chữa bệnh, phát triển cá nhân, sáng tạo, học hỏi và nuôi dưỡng kết nối. Sự thấu cảm cũng làm biến đổi xung đột và hành động hợp tác bền vững và thay đổi xã hội tích cực.

Thấu cảm là gì? Sự thấu cảm cũng rất quan trọng vì nó giúp chúng ta hiểu được cảm giác của người khác để chúng ta có thể xử lý phù hợp với tình huống. Nó thường liên quan đến hành vi xã hội và có nhiều nghiên cứu cho thấy rằng sự thấu cảm lớn hơn dẫn đến hành vi giúp đỡ nhiều hơn.

Xem thêm: Kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả: 5 tính cách thường gặp khi làm việc nhóm

IV. 12 Đặc điểm của người thấu cảm

Sau khi đã tìm hiểu về “thấu cảm là gì?”, ở phần này chúng ta cùng nghiên cứu những đặc điểm của những người thấu cảm là gì, đã được các nhà nghiên cứu đúc kết.

1. Hiểu biết và say mê học hỏi

Bởi vì họ luôn để tâm đến những thứ xung quanh nên người thấu cảm có hiểu biết sâu rộng về cuộc sống, nhưng họ lại không mấy thể hiện hay chia sẻ với người khác. Hiểu biết của họ thường đến từ trực giác và cảm xúc hơn là kiến thức. Tuy nhiên, họ vẫn rất khao khát tìm tòi những thứ mới mẻ. Người thấu cảm thường bị khó chịu bởi kiểu câu hỏi còn bỏ ngỏ, do vậy họ luôn nỗ lực để tìm câu trả lời. Nếu cảm thấy đã biết điều gì đó, họ sẽ tìm cách để xác minh.

2. Cô đơn là “ liều thuốc” cho tinh thần

Những địa điểm như trung tâm thương mại, siêu thị hoặc sân vận động có thể khiến cảm xúc của người thấu cảm dễ trở nên hỗn loạn. Họ sẽ bị bối rối trước nhiều nguồn năng lượng chồng chéo và phức tạp. Người thấu cảm cần một không gian yên tĩnh để có thể phục hồi năng lượng. Với họ, “âm thanh” của sự tĩnh lặng chính là cách chữa lành cho tâm hồn.

3. Nhạy cảm với năng lượng của người khác

Không chỉ cảm nhận được nhiều luồng năng lượng từ cảm xúc xung quanh, họ còn có thể “bắt tín hiệu” với các cảm xúc ở khoảng cách rất xa. Người thấu cảm rất giỏi trong việc phát hiện nguồn năng lượng tiêu cực như sự bực bội, ghen tuông, giận dữ, thù hận. Những dòng năng lượng này khiến cho họ cảm thấy rất nặng nề và bế tắc.

Cũng chính bởi khả năng đặc biệt này mà họ dễ bị ảnh hưởng bởi những triệu chứng trên cơ thể người khác, ví dụ như cảm lạnh, nhiễm trùng hay là đau nhức cơ thể. Họ hấp thụ những triệu chứng này từ người thân thiết hoặc những người mà họ cảm thấy có sự kết nối về mặt tinh thần. Bên cạnh đó, người thấu cảm không thể chịu đựng được khi xem những cảnh bạo lực, bi kịch. Bất kỳ một hình ảnh bệnh hoạn, chết chóc nào trên sóng truyền hình hay báo chí cũng đều ảnh hưởng rất lớn đến năng lượng của họ.

4. Luôn tìm kiếm sự thật

Người thấu cảm thích sự ngay thẳng, rõ ràng và có khả năng phát hiện ra nói dối. Họ có thể dễ dàng nhìn thấu “lớp mặt nạ” giả tạo và biết được ý định thật sự đằng sau lời nói của người khác. Mặc dù không có xu hướng “vạch mặt” đối phương, nhưng đối với họ, giả dối là điều không thể chấp nhận được.

5. Là người để trút bầu tâm sự

Nếu một ai đó đang đau khổ hoặc gặp khó khăn trong cuộc sống, người thấu cảm sẽ lập tức mủi lòng. Họ luôn dành sự chú tâm, lòng trắc ẩn của mình cho những người đang gặp bế tắc và sẵn sàng giúp đỡ những ai thật sự cần đến họ. Người thấu cảm không thích ở bên những người quá tự cao tự đại, người thiếu sự đồng cảm, sẻ chia.

Họ có thể sẽ trở thành “thùng rác” cho mọi vấn đề của người khác, ngay cả những người xa lạ. Bởi vì biết đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để thấu hiểu một cách sâu sắc, người thấu cảm luôn được mọi người chọn là nơi để giãi bày tâm sự. Họ thường sẽ không nói quá nhiều về bản thân mà chỉ chia sẻ với người họ thực sự tin tưởng. Là người có khả năng lắng nghe tuyệt vời, họ luôn thích tìm hiểu và quan tâm đến người xung quanh.

6. Thường xuyên mệt mỏi về thể chất và tinh thần

Người thấu cảm thường dễ bị hút cạn năng lượng bởi những người khác. Điều này không chỉ khiến cơ thể vật lý của họ dễ đuối sức mà tâm trạng cũng bị thay đổi. Nếu phải nhận quá nhiều thứ tiêu cực, họ sẽ trở nên lầm lì và không muốn giao tiếp với ai cả. Vì là những con người thật thà nên họ không muốn phải sống giả với cảm xúc của mình chỉ để làm hài lòng người khác.

7. Thói quen nghiện ngập

Để tránh bị ảnh hưởng bởi những cảm xúc của người khác, đôi khi họ sẽ trở nên phụ thuộc vào chất kích thích. Đây là một cách để họ bảo vệ bản thân khỏi những năng lượng nặng nề và giải phóng sự tiêu cực từ những người xung quanh.

Tại sao thấu cảm lại quan trọng?

Tại sao thấu cảm lại quan trọng?

8. Bị hấp dẫn bởi những điều kỳ bí

Những kiến thức trừu tượng, kỳ bí như triết học, tâm linh dường như vô cùng thu hút con người thấu cảm. Bên cạnh đó, họ còn sở hữu hiểu biết sâu sắc về các lĩnh vực khác trong cuộc sống, điều đó giúp họ có thể chữa lành cho rất nhiều người. Tuy vậy, người thấu cảm lại khá vất vả trong việc tự chữa lành cho chính bản thân.

9. Sáng tạo

Người thấu cảm có khả năng sáng tạo mạnh mẽ trong rất nhiều lĩnh vực như ca hát, nhảy múa, diễn xuất, hội họa hay viết lách. Họ ưa mơ mộng và có thể chìm đắm trong không gian của riêng mình hàng giờ đồng hồ. Chính thế giới đầy màu sắc này đã cho họ một trí tưởng tượng dồi dào, giúp họ luôn nảy ra những tưởng hay ho và tuyệt vời.

10. Yêu thiên nhiên và động vật

Sau một ngày bộn bề lo toan, họ luôn mong ước được hòa mình với thiên nhiên và chơi đùa cùng thú cưng của mình. Đối với họ, thiên nhiên là một nửa không thể thiếu trong cuộc sống. Họ cũng rất yêu quý động vật, vì thế đa phần người thấu cảm đều là những người ăn chay.

Xem thêm: Tổng hợp kinh nghiệm giúp team leader thúc đẩy tinh thần làm việc nhóm

11. Động lực từ bên trong

Người thấu cảm đặt rất nhiều đam mê trong từng việc họ làm. Tuy nhiên, dù ở nhà, trường học hoặc nơi công sở, người thấu cảm luôn cần được thúc đẩy từ bên trong. Nếu cảm thấy chán nản, họ sẽ bắt đầu mơ mộng và mất tập trung. Họ không thể làm những công việc mà họ không cảm thấy thích thú, vì những công việc đó không đem lại cho họ niềm cảm hứng. Chính vì thế, những người thấu cảm thường bị gán mác là lười biếng.

12. Yêu tự do và thích khám phá những điều mới mẻ

Sở hữu một tâm hồn tự do nên không điều gì có thể ràng buộc hoặc kìm hãm người thấu cảm. Họ luôn khao khát được phiêu lưu và tìm tòi những thứ mới lạ. Họ thường sống cho hiện tại và thường không bám víu vào quá khứ. Chính vì thế, họ không thích sưu tầm đồ cổ hay mua các sản phẩm đã qua sử dụng. Họ cho rằng những đồ vật đó đều mang năng lượng cũ kỹ và khiến họ trở nên dễ trì trệ hơn.

V. Kết luận

Tóm lại, thấu cảm là kỹ năng có thể học, miễn là bạn có thể nhận thức được nó và chịu khó rèn luyện. Hãy nhớ rằng, người thân và bạn bè của bạn muốn và cần được lắng nghe và chấp nhận, chứ không phải thương tiếc, thương hại. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của 123job.vn.