Trong đại dịch Covid, có rất nhiều sự thay đổi trong cuộc sống của chúng ta và cả những sự hy sinh thầm lặng của các y bác sĩ trong tuyến đầu chống dịch. Cùng với đó không thể không kể đến sự dũng cảm của các tình nguyện viên chống dịch.
Những ngày qua tình hình dịch Covid - 19 hết sức phức tạp. Phát huy được tinh thần “Đâu cần thanh niên có…” có rất nhiều bạn trẻ đã nộp những lá đơn tình nguyện để xin làm tình nguyện viên chống dịch và đẩy lùi dịch Covid. Trong bài viết dưới đây 123job muốn chia sẻ với bạn đọc những câu chuyện của các bạn tình nguyện viên chống dịch, mong rằng có tiếp thêm sức mạnh và ngày càng nhận được nhiều các lá đơn tình nguyện để cùng chung tay đẩy lùi dịch Covid.
I. Tình nguyện viên chống dịch COVID -19: Vào hiểm nguy để tìm ra “bài học lịch sử”
1. Không chịu được cảnh trói chân một chỗ
Trong buổi chạy thử các tình huống tiếp nhận bệnh nhân COVID-19 ở tại Cung thể thao Tiên Sơn diễn ra với rất nhiều bỡ ngỡ, vì nó là một không gian mới mẻ. Hơn mười tình nguyện viên chống dịch được sắp xếp đóng vai là những bệnh nhân, để cho số còn lại ngồi ở trên khán đài quan sát các chuyên gia y tế lành nghề đang vận hành cứu chữa.
Tình nguyện viên chống dịch không chịu cảnh trói chân một chỗ
Tình huống cho các bạn tình nguyện viên chống dịch là đưa ra trong buồng 2 bệnh nhân nặng và 1 bệnh nhân nhẹ đang cùng nhấn đèn báo, với trong đó có 1 bệnh nhân đau ngực cần được chụp X-quang. Ngay lập tức thì khu bệnh phòng được báo động, có một lối đi riêng được thiết lập để đưa bệnh nhân đến xe chụp X-quang lưu động ở bên ngoài.
Từ trên khán đài, bạn Nguyễn Thị Thu Hà, hiện đang là sinh viên y khoa năm 4 của Trường ĐH Y dược kỹ thuật Đà Nẵng, đang chồm sang người bạn cùng lớp nhắc lại về nguyên tắc "không quay đầu". Ở trong buổi tập huấn trước cho tình nguyện viên chống dịch, các chuyên gia y tế ở Bệnh viện Bạch Mai cũng đã nhắc nhiều đến việc đi một chiều, có cửa ra dành cho bệnh nhân, và cửa ra cho nhân viên y tế để hạn chế được tối đa nguy cơ lây nhiễm.
Để có thể đến được với buổi thị phạm này, ngoài việc sàng lọc về chuyên môn, bạn Hà và các bạn học cũng đã được sàng lọc âm tính với COVID-19.
Khuôn mặt cô nữ sinh tình nguyện viên chống dịch đến từ Tây Nguyên ánh lên vẻ háo hức "xung trận" cho dù bị che bớt bởi lớp khẩu trang. "Đợt trước trường tôi cũng đi tình nguyện 400 người, nhưng tôi cũng có đăng ký mà không được đi bởi vì trong xóm trọ có một người là đối tượng F1. Cả nhóm đều phải giậm chân tại chỗ bởi vì bị coi là F2" - bạn Hà tâm sự.
Bạn ý và một số người bạn nữa ở Đắk Lắk trong lớp chọn trụ lại Đà Nẵng ở trong thời điểm cách ly xã hội. Một phần vì lo ngại nguy cơ có thể mang bệnh về cho gia đình, phần nữa vì Hà nghe thông tin từ nhà trường rằng có thể có đợt huy động sinh viên tình nguyện chống dịch quy mô hơn hồi cách ly cả nước.
Dẫu nằm trong danh sách đăng ký tình nguyện viên chống dịch đầu tiên, nhưng do kết quả xét nghiệm về muộn nên bạn Hà đành ngậm ngùi nhường lại chỗ cho các bạn khác xung phong về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Đà Nẵng và về 7 trung tâm y tế các quận, huyện.
Người bạn cùng lớp Nguyễn Thị Ánh cũng đã bị "trôi mất" cơ hội để lên tuyến đầu chống dịch. Dù đã đăng ký nhưng vì "chậm chân" nên Ánh cũng phải tham gia khóa tập huấn sau. Bạn Ánh nói những ngày vừa qua không khí xung trận ở trong mình được bùng cháy, khi khắp nơi các nhân lực y tế đều đang đổ về vùng tâm dịch. Vừa có những kiến thức y khoa, vừa không chịu được cảnh bị trói chân tại một chỗ trong vùng dịch nên bạn Ánh đăng ký vào ngay nơi điều trị cho người nhiễm.
"Khu cách ly hay là khu điều trị cho các ca nhiễm chắc cũng sẽ có nhiều niềm vui hơn là việc ngồi một chỗ chờ Bộ Y tế nhắn tin mỗi ngày. Bạn bè xung quanh mình đều đi chống dịch cả, nên tôi không chấp nhận lỡ cơ hội lần thứ hai" - Ánh hóm hỉnh chia sẻ.
2. "Xung trận" nhưng vẫn mong bệnh viện... ế khách
Cùng lúc với quá trình xây dựng Bệnh viện dã chiến Tiên Sơn, thì đó chính là một quá trình chuẩn bị nhân lực, tình nguyện viên chống dịch cho nơi chữa trị quy mô lên tới 1.000 giường bệnh đã được thiết kế một cách kỹ lưỡng. Lần đầu tiên, cơ hội đối mặt trực tiếp với dịch COVID - 19 được mở rộng cho sinh viên.
Yêu cầu với tình nguyện viên chống dịch là những sinh viên y dược từ năm 3 trở lên, đã từng trải qua thời gian thực tập và thực hành ở tại các cơ sở y tế. Lời ghi chú "bệnh viện dã chiến chính là nơi chữa trị cho những bệnh nhân mắc COVID-19" kèm theo đó tưởng chừng như là một bài toán nhân sự khó, thì đã có hơn 200 người đăng ký làm tình nguyện viên chống dịch vào tuyến lửa.
"Xung trận" nhưng vẫn mong bệnh viện... ế khách
Trước khi đăng ký tham gia làm tình nguyện viên chống dịch, sinh viên Nguyễn Thị Nhật Tiên cũng đã được tư vấn rằng sẽ phải "chịu trận" tối thiểu một tháng. Trong điều kiện lý tưởng nhất, thì mọi người sẽ đối mặt dịch COVID nửa tháng, sau đó rời đi, rồi đến các cơ sở cách ly y tế thêm hai tuần nữa. Dẫu vậy, cô sinh viên năm 5 của Khoa y dược trường ĐH Đà Nẵng vẫn vui vẻ nhận lời làm tình nguyện viên chống dịch.
Bạn Tiên nói ba học kỳ thực tập ở tại bệnh viện đã giúp cho cô tự tin dù chưa lần nào nhìn thấy bệnh viện dã chiến lần nào. Vậy nên, cô sinh viên ngành y đa khoa này cũng muốn được "đi vào lịch sử" theo như cách nói vui của các bạn ở trong lớp.
Lần đầu được mang bộ đồ bảo hộ kín mít, bạn Văn Thị Thanh Uyên cũng đã lường trước nguy cơ phơi nhiễm và cũng như cường độ dự kiến kéo dài liên tục 8 giờ mỗi ngày mà bạn sắp đối mặt. Cô sinh viên tình nguyện viên chống dịch của Trường ĐH Duy Tân đã được trải qua 2 đợt tập huấn từ các chuyên gia của Bộ Y tế và cũng đã tham dự những buổi "chạy thử" từ khâu nhận bệnh, đến việc ăn uống rồi sử dụng các trang thiết bị ở trong bệnh viện...
Qua những gì được học để làm tình nguyện viên chống dịch, Uyên chia sẻ không lo thái quá dẫu phải có trực tiếp đối mặt với các nguy cơ. Điều cô gái này lo lắng đó chính là kế hoạch "tiền trảm hậu tấu" để đăng ký tham gia chống dịch Covid này có thể gây bất ngờ cho cha mẹ.
Xem thêm: Thông tin mới nhất về Covid-19 tại các địa phương trong cả nước
II. Những lá đơn tình nguyện của các bạn trẻ muốn tham gia chống dịch
Những ngày này, thì tại nhiều chốt kiểm soát dịch Covid-19 hay ở một số khu cách ly trên địa bàn tỉnh luôn luôn có màu áo xanh tình nguyện viên chống dịch cùng túc trực với các lực lượng chức năng để cùng làm nhiệm vụ kiểm soát, phòng và chống dịch bệnh Covid-19. Đáng trân trọng là trong số này có nhiều bạn trẻ đã viết các lá đơn tình nguyện để có thể cống hiến sức trẻ với mong muốn góp phần đẩy lùi dịch Covid, mang lại một cuộc sống bình yên cho tất cả mọi người.
“Chứng kiến được những hình ảnh của các chiến sĩ lực lượng công an, quân đội, và y tế, tình nguyện viên chống dịch ngày đêm trực chốt trên các tuyến đường, hay ở trong các tổ dân phố, các bạn tình nguyện viên chống dịch đang ra sức hỗ trợ tại các khu vực cách ly… nên bản thân tôi cũng muốn cùng góp sức mình vào công tác phòng, chống dịch bệnh ở tại địa phương” - đó là một trong những nội dung trong lá đơn tình nguyện của Nguyễn Thành Đạt gửi đến Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên của Thị trấn Huỳnh Hữu Nghĩa (Mỹ Tú). Nội dung trong lá đơn tình nguyện viết tay của Thành Đạt tuy ngắn gọn, nhưng nó lại thể hiện sự nhiệt huyết của tuổi trẻ với xã hội trước những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19.
Những lá đơn tình nguyện của các bạn trẻ muốn tham gia chống dịch
Chàng trai trẻ Nguyễn Thành Đạt quê ở tại xã Mỹ Hương (Mỹ Tú) vừa mới tốt nghiệp đại học của Trường Sĩ quan Công binh - Đại học Ngô Quyền ở tại Bình Dương. Tuy nhiên vì ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên chưa đi làm ngay. Những ngày ở nhà thực hiện giãn cách xã hội thì anh Thành Đạt có nhiều thời gian để cập nhật thông tin về dịch bệnh ở tại địa phương và tự nhận thấy bản thân cũng cần đóng góp sức mình để có thể hỗ trợ cho quê hương. Chàng trai trẻ sinh năm 1998 đã chia sẻ: “Là tình nguyện viên chống dịch thì cần có trách nhiệm với cộng đồng, với xã hội, và khi về quê, em thấy huyện đang cần người để có thể hỗ trợ phòng, chống dịch nên em viết lá đơn tình nguyện để tham gia”.
Quyết định này của anh Thành Đạt đã được gia đình ủng hộ. Sau khi gửi lá đơn tình nguyện tham gia chống dịch, thì Thành Đạt được phân công đến tham gia hỗ trợ việc nấu ăn cho khu cách ly, sau đó được 2 tuần thì Thành Đạt lại được chuyển qua trực chốt kiểm soát dịch Covid-19. Hiện nay, vào mỗi buổi sáng thì Đạt sẽ đi chợ giúp những người đang cách ly, còn buổi trưa thì sẽ đi giao cơm, xong đến 12 giờ trưa thì lại trực chốt đến 18 giờ, còn vào buổi tối Đạt còn “chốt” đơn để sáng hôm sau có thể tiếp tục đi chợ giúp những người đang cách ly.
Thành Đạt cho biết bản thân anh không lo lắng khi tham gia hỗ trợ, bởi vì đã được trang bị kiến thức và những kỹ năng cần thiết để phòng, chống dịch Covid-19. Hơn nữa, nếu như ai cũng mang tâm lý sợ hãi mà không dám tham gia hỗ trợ thì dịch bệnh sẽ không thể đẩy lùi được. Trong khi làm nhiệm vụ, đã được chứng kiến nhiều hành động đẹp của người dân, tuy nghèo nhưng họ vẫn đóng góp những bó rau hay là củ quả cho bếp ăn ở các khu cách ly khiến cho Đạt càng thấy ấm lòng và còn vận động thêm được những bạn trẻ khác tham gia làm tình nguyện viên chống dịch vào công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 ở địa phương.
Phó Bí thư của Huyện đoàn Mỹ Tú là Thái Dương Hồng Ngọc cho biết, qua công tác tuyên truyền của Huyện đoàn thì hiện đã có nhiều ĐVTN biết địa phương đang cần tình nguyện viên chống dịch và chủ động viết những lá đơn tình nguyện để tham gia chống dịch Covid-19. Hiện nay, đã có khoảng 100 ĐVTN ở trên địa bàn huyện rất tích cực thực hiện các nhiệm vụ tại các chốt kiểm soát dịch Covid, và đi chợ giúp dân, hỗ trợ tại các điểm nấu ăn cho các chốt và cho khu cách ly, trong đó có khoảng 20 bạn sinh viên, học sinh đã viết những lá đơn tình nguyện tham gia phòng, chống dịch.
Cũng với mong muốn có thể góp sức vào công tác phòng, chống dịch tại địa phương nên sau khi tốt nghiệp lớp 12, thì nữ sinh Đặng Châu Hữu Hạnh ở TX. Vĩnh Châu đã viết đơn xin đi tình nguyện ở tại khu cách ly. Nhiệm vụ của Hạnh hàng ngày chính là hỗ trợ chuyển thức ăn, và các nhu yếu phẩm từ cổng khu cách ly đến các khu vực được bố trí sẵn để cho những người đang cách ly đến nhận; đồng thời cũng tuyên truyền đến những người đang trong khu cách ly về việc tuân thủ thông điệp 5K của Bộ Y tế và các nội quy của khu cách ly.
Với tinh thần nhiệt huyết của các tình nguyện viên chống dịch không chỉ có ý nghĩa tích cực trong việc tham gia cùng tuyến đầu để đẩy lùi dịch bệnh, mà nó còn góp phần khẳng định được vai trò của tuổi trẻ đóng góp cho sự phát triển kinh tế và xã hội tại địa phương.
Xem thêm: Giữa cuộc chiến với Covid-19, những bác sĩ chống dịch mang sứ mệnh dân tộc
III. "Đã đi thì không sợ, đã sợ thì đừng có đi"
Lê Kim Phụng là giáo viên dạy nhảy, bình thường chị sẽ ra khỏi nhà từ 9 giờ sáng và về nhà vào khoảng lúc 10 giờ tối. Nhưng do dịch bệnh bùng phát nên chị tạm thời nghỉ dạy từ hồi tháng 6.
Một hôm, chị thấy một người bạn của chị đăng lên facebook đang cần người hỗ trợ trong mùa dịch, vậy nên chị liền vào hỏi. Ban đầu chị chỉ định đi vào thời gian rảnh ở nhà thôi, là từ khoảng từ 7 giờ sáng tới 3 giờ chiều.
Đã đi thì không sợ, đã sợ thì đừng có đi làm tình nguyện viên chống dịch
Sau khi chị Phụng tham gia vào nhóm GO VOLUNTEER ! thì chị được phân công hỗ trợ ở khu vực phường 1 tại quận 3. Những ngày đầu ở tại chung cư Nguyễn Thiện Thuật, có đôi lúc tụi chị cảm thấy mệt và nản, vì luôn phải vận động những người lớn tuổi ở trong khu dân cư tuân thủ, chấp hành theo chỉ thị.
Nhưng bên cạnh đó chị cũng được các bác và các cô chú cưng lắm. Có cô Hương pha trà, nước; và cô Dân nấu ăn cho mỗi ngày.
Mẹ của chị ủng hộ chị việc tham gia làm tình nguyện viên chống dịch và hỗ trợ cùng mọi người lắm. Mẹ còn nói với chị rằng đã quyết định đi thì đừng có sợ, và nếu đã sợ thì đừng đi.
Tính đến bây giờ thì chị Phụng đã làm tình nguyện viên được 20 ngày rồi
Xem thêm: Những việc cần làm ngay khi có triệu chứng Covid-19 xuất hiện
IV. Câu chuyện tình nguyện viên chống dịch ở tại TP. Hồ Chí Minh
1. Tuy sợ nhưng không muốn phí sức trẻ
Đây là thời điểm ổ dịch mà có liên quan đến nhóm truyền giáo diễn biến phức tạp, lần đầu tiên tại TP.HCM trong 1 ngày mà có nhiều ca nhiễm như vậy khiến cho anh lần đầu cảm thấy sợ khi đi làm tình nguyện viên chống dịch.
“Mình sợ đến mức mắt kiếng thỉnh thoảng có xệ xuống mũi nhưng lại không dám đưa tay lên đẩy, vì sợ tay chạm phải mắt, nước đọng ở tấm kính chắn giọt bắn chảy thành dòng luôn mà cũng không dám lau. Đêm đó, mình về đến nhà là khoảng 3 giờ sáng”, anh kể lại.
Tuy sợ nhưng không muốn phí sức trẻ
Lần khác đó là đi lấy mẫu tại Q7, trời đang nắng mà bất ngờ chuyển mưa to, sợ bị các mẫu bị lẫn vào nhau, nên mọi người đành phải đứng để giữ yên chiếc bàn. Lát sau, cả nhóm đều lùm xùm trong bộ bảo hộ rồi lội nước ngập lên xe để ra về. “Có lần mình đi sắp xếp cho người dân đứng giãn cách, và chờ tới lượt lấy mẫu, nhưng không phải ai cũng vui vẻ cả. Khi người ta đang vừa lo, lại vừa không vui thì mình bị chửi ngược lại là chuyện bình thường, mình còn phải nhờ công an hỗ trợ việc sắp xếp”, Phước cười khi chia sẻ kỷ niệm này.
2. Cha mẹ gửi tiền tiếp sức cho con đi chống dịch
Cũng trong đợt cuối tháng 5, đang về thăm nhà ở tại Sóc Trăng, thì bạn Nguyễn Thị Diễm Mi (20 tuổi, đang là sinh viên của trường Cao đẳng Viễn Đông) nghe tin Gò Vấp bắt đầu phải giãn cách theo Chỉ thị 16 và cần thêm tình nguyện viên chống dịch hỗ trợ, nên đã xin phép gia đình được quay trở lại TPHCM.
Nhìn đứa con gái nhỏ xíu, mà cha mẹ Mi xót ruột và khuyên con ở nhà, một phần vì lo cho sức khỏe, phần còn lại vì gia đình làm nông sợ không lo đủ tiền để chi trả các khoản khi mà con quay lại Sài Gòn. Nhưng bạn Mi một mực thuyết phục, nên thấy con gái quyết tâm, cha mẹ Mi mới đành phải đồng ý và hôm sau đi rút 2 triệu để bạn Mi lên lo tiền nhà trọ và việc ăn uống.
Cha mẹ gửi tiền tiếp sức cho con chống dịch
Để phòng chống dịch cho dãy trọ nên bạn Mi chuyển sang ở nhà tập thể của đội tình nguyện ở tại Q.12. Công việc mỗi ngày của bạn luôn tất bật từ 7 giờ 30 sáng đến khoảng 21 giờ, nên Mi sẽ thường tranh thủ khoảng thời gian nghỉ trưa gọi cho gia đình.
“Ba mẹ mình lúc nào cũng dặn con gái phải giữ an toàn sức khỏe cho bản thân thì mới đi hỗ trợ được người khác và cũng lo con gái hết tiền. Đi chống dịch thì mình không sợ, chỉ lo khi mà dịch đã ảnh hưởng về miền Tây rồi thì chỉ mong bình yên cho cha mẹ ở nhà. Còn mình khi đã đăng ký để trở thành tình nguyện viên chống dịch ở TP.HCM rồi, nên đến khi hết dịch mới về”, bạn Mi khẳng định rằng.
Xem thêm: Nhận biết dị ứng, phản vệ khi tiêm vacxin Covid-19 và các lưu ý quan trọng
V. Nỗi lòng của các tình nguyện viên chống dịch
Sự việc xảy ra vào ngày 21/7 khi mà TP.HCM đang thực hiện giãn cách xã hội theo như Chỉ thị 16. Anh Hoàng Phi Kha đang thực hiện công việc của một tình nguyện viên chống dịch là đi chợ mua đồ giúp người dân trong khu cách ly. Do không có kinh nghiệm nhiều trong việc lựa chọn thực phẩm, nên anh đã mua nhầm món rau.
Anh chia sẻ lại rằng: “Trong đơn hàng thì chị khách muốn mua khoảng 1/2kg loại xà lách búp Mỹ, nhưng do mình không biết nên đã lấy lộn 1kg xà lách xanh, vì lúc đó ở trên quầy cũng chỉ có 1 loại. Thế là chị ấy đã gọi điện và chửi mình”.
Mặc dù sau đó anh cũng giải thích với nữ khách hàng rằng mình chỉ là tình nguyện viên chống dịch và không rành về rau củ, đồng thời cũng đã xin lỗi chị ấy, tuy nhiên anh vẫn bị chửi: “Tụi em làm tình nguyện viên chống dịch hay là phá hoại. Nhắm làm được thì làm còn không được thì nghỉ đi”.
Sự việc này khiến cho anh rất buồn, nhưng vẫn nhịn vì sợ ảnh hưởng tới các tình nguyện viên chống dịch khác. Bên cạnh đó, nam diễn viên cũng khẳng định rằng cuộc sống có người này, người kia vì “Ngay hôm sau đó tôi cũng đi mua rau cho người dân, và cũng có nhiều người đã cảm ơn rối rít”.
Nỗi lòng của tình nguyện viên chống dịch
Sau vài ngày, sự việc bị người dân mắng chửi khi làm tình nguyện viên chống dịch trong mùa dịch gần như đã không còn ảnh hưởng đến anh Hoàng Phi Kha nữa, anh vẫn tiếp tục vui vẻ và cùng đồng đội hỗ trợ cho tuyến đầu chống dịch. Thế nhưng, vẫn còn có nhiều bạn trẻ khác lại khó chấp nhận được cách đối đãi của một vài người dân trong quá trình mà đi làm tình nguyện.
Mới đây, trên nhiều trang Facebook, bài viết về nhóm tình nguyện viên chống dịch bị một người dân mắng chửi khi yêu cầu lấy mẫu xét nghiệm PCR cho con trai nhỏ khiến nhiều người bức xúc.
Theo thông tin được chia sẻ, sự việc xảy ra ở tại TP.HCM. Do cậu bé sợ bị đau nên người bố hỏi các tình nguyện viên chống dịch có thể không xét nghiệm được không. Trong khi các tình nguyện viên chống dịch đã nhẫn nại giải thích: “Mong chú hợp tác, vì chúng con chỉ đang làm nhiệm vụ và phải đúng quy trình của nó ạ”, thì người đàn ông đã bắt đầu chửi tục bởi vì lý do: “Mấy người có con đâu mà hiểu được, thấy nó khóc um sùm không mệt hả?”.
Những tình nguyện viên chống dịch cảm thấy rất bất ngờ khi bị mắng chửi vô cớ. Họ cũng không hiểu là mình đã làm sai điều gì mà lại phải chấp nhận những lời nói như vậy. Hiện tại những sự việc trên vẫn chưa được kiểm chứng, tuy nhiên bên dưới bài viết cũng đã nhận được rất nhiều phản hồi từ cộng đồng mạng. Nhiều người bày tỏ cũng sự đồng cảm và chia sẻ về sự việc tương tự mà họ đã trải qua.
Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết các bước và cách tự test Covid tại nhà nhanh nhất
VI. Tình nguyện viên đang hỗ trợ khu cách ly có được hưởng gói hỗ trợ?
Tại Điểm 12 Mục II của Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 của Chính phủ quy định về một số chính sách hỗ trợ cho người lao động và người sử dụng lao động đang gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 có quy định: Đối với lao động mà không có giao kết hợp đồng lao động (còn gọi là lao động tự do) và cho một số đối tượng đặc thù khác: Căn cứ vào điều kiện cụ thể và khả năng về ngân sách của địa phương, các tỉnh, hoặc thành phố xây dựng tiêu chí và xác định đối tượng, thì mức tiền hỗ trợ nhưng mức hỗ trợ sẽ không thấp hơn 1.500.000 đồng/người/lần hoặc là 50.000 đồng/người/ngày căn cứ theo thực tế số ngày mà tạm dừng hoạt động theo như yêu cầu của địa phương.
VII. Kết luận
Qua những mảnh câu chuyện trên của các bạn tình nguyện viên chống dịch, những tâm thư và những lá đơn tình nguyện của các bạn tình nguyện viên chống dịch Covid. Rất hy vọng những chia sẻ đó của 123job về các bạn tình nguyện viên chống dịch có thể tạo thành động lực và cùng nhau lan tỏa những giá trị đó để đẩy lùi dịch Covid - 19.