Cơ hội nghề nghiệp và tố chất đòi hỏi trong ngành quản lý xây dựng. Những bí mật của người quản lý xây dựng thành công sẽ được chúng tôi vén màn ngay trong bài viết dưới đây. Hãy theo dõi ngày thôi nào.
Quản lý xây dựng đã trở thành một trong những ngành nghề rất được các bạn trẻ hiện nay quan tâm. Vậy thì quản lý xây dựng là gì và áp lực công việc của khối ngành nghề này là như thế nào? Chúng tôi sẽ giới thiệu tư vấn tuyển sinh về khối ngành này ngay trong bài viết sau đây
I. Khám phá định nghĩa của ngành Quản lý xây dựng
Ngành Quản lý xây dựng là một ngành chuyên để thực hiện về các dịch vụ liên quan đến những hoạt động và những yêu cầu sử dụng kỹ thuật nghiệp vụ và kiến thức lĩnh vực chuyên môn, để có thể kiểm tra và giám sát các kế hoạch xây dựng, các bản thiết kế thi công dự án, và theo dõi một cách cẩn thận kỹ lưỡng từ giai đoạn đầu cho đến khi bạn đã hoàn thành xong sản phẩm hoặc công trình và được bàn giao ở công ty xây dựng.
Đây là một công việc vô cùng quan trọng trong khối ngành xây dựng vì những người làm ngành Quản lý xây dựng này sẽ là người đảm đương và giữ các trách nhiệm, trọng trách về công trình đó và họ có vai trò đảm bảo thời gian để công trình được hoàn thành theo kịp tiến độ, hạn chế tối đa về mức chi phí cũng như là sự trì hoãn và đảm bảo được rằng chất lượng các dự án cho những nhà thầu, những công ty xây dựng. Sau khi đã thực hiện xong các hoạt động như là thiết kế thi công sản phẩm hoặc công trình và các dự án đấu thầu thì những người có nhiệm vụ làm quản lý xây dựng sẽ phải chủ động bàn giao và nghiệm thu, thanh toán với các bên đối tác của công ty xây dựng đó.
Xem thêm: Kỹ sư xây dựng là gì? Vì sao nên chọn nghề kỹ sư xây dựng
II. Khám phá chương trình đào tạo của ngành Quản lý xây dựng
Chương trình đào tạo của khối ngành Quản lý xây dựng tại các trường đại học Xây dựng thường sẽ được các giảng viên cung cấp đầy đủ các kiến thức về những điều thông tin liên quan, cần thiết với lĩnh vực xây dựng, dựa trên nhiều yếu tố như: tài chính kinh tế, tiến độ công trình và giám sát công trình. Các bạn sinh viên sẽ được thể hiện rất nhiều các kỹ năng để có thể thực hành kết hợp cùng với việc học lý thuyết chuyên sâu, để có thể bồi dưỡng đầy đủ các khả năng và trình độ thông qua những môn học chuyên ngành trong phối chương trình đào tạo.
Khám phá chương trình đào tạo của ngành Quản lý xây dựng
Tại các trường đại học công lập tại Việt Nam, người học sẽ phải học thêm một số các môn học lý luận khác quen thuộc như là: triết học, pháp luật đại cương, Tin học đại cương, hoặc là tư tưởng Hồ Chí Minh. Theo hệ thống giáo dục của Việt Nam hiện nay sẽ có một số các môn chuyên ngành mà các bạn học viên của khối ngành Quản lý xây dựng có thể được học bao gồm như là
- Kiến thức cơ sở khối ngành: cơ học cơ sở, sức bền vật liệu, đồ họa kỹ thuật Trắc địa, thực tập Trắc địa, cơ cấu cơ học, kết cấu Cơ Học hoặc là pháp luật kinh tế là một trong số những môn của các bạn sẽ học ở khối kiến thức cơ sở khối ngành
- Về kiến thức cơ sở ngành thì các bạn có thể học về các môn như là: kinh tế vĩ mô, nguyên lý kế toán, tin học ứng dụng trong quản lý xây dựng địa chất công trình, thực tập Địa chất công trình, kiến trúc công trình, cơ học đất, kết cấu công trình, vật liệu xây dựng, quy hoạch đô thị, đồ án nền móng, quản trị doanh nghiệp,...
- Các kiến thức ngành Quản lý xây dựng thì các bạn sẽ được học các môn như là: pháp luật trong xây dựng, marketing xây dựng, đồ án, định mức giá dự toán hợp đồng và đấu thầu xây dựng
- Phần về các kiến thức tự chọn trong khối ngành Quản lý xây dựng thì các bạn sẽ học về: thống kê trong doanh nghiệp xây dựng, quản lý tài chính trong xây dựng, quản lý dự án xây dựng, kế toán xây dựng,...
Xem thêm: Những bí quyết để trở thành một kế toán xây dựng thành công
III. Những ngôi trường đại học, cao đẳng đào tạo ngành Quản lý xây dựng
1.Các khối xét tuyển và điểm chuẩn đầu vào
Về các khối xét điểm chuẩn mà chúng tôi sắp tư vấn tuyển sinh cho các bạn sau đây. Ở khối ngành Quản lý xây dựng này thì các bạn có thể lựa chọn 1 trong 2 tổ hợp xét tuyển vô cùng phổ biến hiện nay đó là: A00 (toán, vật lý, hóa học) hoặc là D01( Ngữ Văn, Toán, tiếng Anh). Bên cạnh đó thì về khối ngành Quản lý xây dựng trong ngành xây dựng còn mở rộng và xét tuyển thêm một số các tổ hợp môn xét tuyển chẳng hạn như có thể kể đến là: A01( Toán, Vật lý, tiếng Anh), D07 (Toán, Hóa học, tiếng Anh),...
Những ngôi trường đại học, cao đẳng đào tạo ngành Quản lý xây dựng
Cho dù bạn chọn tổ hợp xét tuyển môn nào đi chăng nữa thì bạn cũng hãy cố gắng hết mình học tập thật chăm chỉ và theo dõi các thông tin tư vấn tuyển sinh ở các trường đại học mà mình mong muốn để có thể cạnh tranh với rất nhiều các thí sinh khác cũng đang theo đuổi khối ngành này. Tùy theo từng trường mà phương thức tuyển sinh cũng khác nhau. Một số trường có thể xét tuyển theo phương thức xét tuyển bằng học bạ. Một số trường thì muốn sử dụng kết quả thi trung học phổ thông quốc gia. Bạn hãy theo dõi kỹ và xem xét điểm của các năm gần đây để có thể lập ra một sơ đồ học tập thật tốt cho chính bản thân mình. Hiện nay thì mức điểm chuẩn của ngành quản lý xây dựng có thể nói là khá vừa sức, dao động từ khoảng 16 điểm cho tổ hợp là 3 môn.
2. Trường Đại học Xây dựng
Trường đại học Xây Dựng nằm ở trung tâm của thành phố Hà Nội. Trường đại học Xây Dựng là một trong những ngôi trường đại học công lập chuyên Đào tạo về các khối ngành xây dựng tốt nhất tại Việt Nam. Trường có bề dày lịch sử về thành tích. Cho đến năm 2017, trường đã vinh dự nhận được công nhận đạt chuẩn quốc tế do Hội đồng cấp cao đánh giá và nghiên cứu giáo dục và đào tạo. Đây cũng là một trong những ngôi trường đại học Xây Dựng đầu tiên của nước ta và nhận được danh hiệu này.
Các thầy cô của trường Đại học Xây Dựng là những thầy cô giàu kinh nghiệm và đã từng “chinh chiến”, dạy học ở rất nhiều các môi trường trong khối ngành xây dựng. Họ là những người có rất nhiều các trải nghiệm và cực kỳ tâm huyết với những ngành nghề của mình. Họ nhiệt tình và mỗi lần đứng trên bục giảng để có thể truyền đạt kiến thức về khối ngành các bạn học sinh thì có thể đem đến những câu chuyện và những góc khuất mà trên sách vở không nói tới. Môi trường học tập thân thiện, tích cực cũng là một trong những điểm cộng sáng giá cho ngôi trường đại học Xây Dựng này
Để các bạn học sinh có đam mê với ngành xây dựng nói chung và ngành Quản lý xây dựng nói riêng có thể yên tâm theo học tại ngôi trường này. Nếu như bạn đang muốn được học tập tại môi trường đại học Xây dựng, theo đuổi khối ngành Quản lý xây dựng thì bạn chắc chắn hãy cố gắng để không bỏ lỡ một trong những môi trường về xây dựng tốt nhất Việt Nam nay.
3.Trường Đại học Công nghệ TP HCM (HUTECH)
Nếu như bạn cũng muốn học về khối ngành Quản lý xây dựng nhưng bạn lại không ở Hà Nội thì đừng lo bởi vì vì các bạn có thể theo học khối ngành Quản lý xây dựng tại trường đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh, hay còn được mọi người gọi với cái tên quen thuộc là HUTECH. Năm 1995 thì trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh được thành lập. Trải qua hơn 20 năm hoạt động và phát triển cho đến hiện nay thì môi trường này đã đạt được rất nhiều các thành tích và danh hiệu và đã được ghi nhận đánh giá cao về chất lượng dạy và học của trường.
Hơn nữa thì đội ngũ giảng viên ở trường là những người có nhiều kinh nghiệm trong việc giảng dạy, nghiên cứu trong nghề, trình độ chuyên môn của họ đủ và sâu sắc, chắc chắn để có thể truyền tải cho những người đọc những kiến thức quan trọng nhất, đầy đủ nhất. Học ở trường đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh thì chắc chắn bạn sẽ được thực tập và được đào tạo để có thể phát triển mọi mặt, sẵn sàng vững bước, tự tin và bước ra trường học tập và làm việc ở khối ngành Quản lý xây dựng.
4. Một số trường đại học, cao đẳng khác
Ngoài ra, thì các bạn có thể tham khảo thêm một số các trường khác cũng đang đào tạo về khối ngành Quản lý xây dựng này nếu như vậy bạn chưa thực sự thích thành môi trường là trường đại học Xây dựng và trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh mà chúng tôi đã kể ở trên. Các bạn có thể tham khảo một số các trường như là
Xem thêm: Viện đại học Mở Hà Nội là trường gì? Có nên học Đại học Mở không?
IV. Cơ hội nghề nghiệp của ngành Quản lý xây dựng
Làm việc ở khối ngành Quản lý xây dựng thì các bạn sẽ có rất nhiều các cơ hội để có thể tìm được các vị trí công việc khác nhau. Hiện nay thì có rất nhiều các công trình ở Việt Nam và được triển khai và các nhà thầu dự án kỳ liên tục tìm những người đã có hiểu về khối ngành xây dựng để có thể đảm đương trách nhiệm kiểm tra và giám sát công trình. Chính vì vậy thì mức lương của công việc này đã được xếp vào mức lương là khá cao. Thông thường thì khối ngành Quản lý xây dựng này mọi người sẽ có thể nhận được mức lương dao động từ khoảng 9 cho tới 12 triệu đồng trên một tháng. Điều này thì là một trong những điều khá ít các trường tại Việt Nam hiện nay đặt vào trong các thông tin tư vấn tuyển sinh của mình. Tuy nhiên, nếu như vậy các bạn đã chọn được khối ngành Quản lý xây dựng thì dưới đây là một số các công việc hoặc các bạn có thể tham khảo như sau
- Quản lý: các bạn có thể đảm nhận rất nhiều các chức vụ thiên về việc quản lý trong khối ngành xây dựng bao gồm các chức vụ như là: quản lý công nghệ, quản lý công trình thi công, quản lý dự án, quản lý kỹ thuật. Trong quá trình làm công việc quản lý của mình thì bạn sẽ phải thường xuyên trực tiếp đến công trình thi công để có thể thực hiện và lên kế hoạch dự án tạo nên các sản phẩm nhằm để kiểm tra tiến độ của công trình và kịp thời xử lý phát hiện những vấn đề về mắc lỗi khi mà Công trình đang được thi công xong.
- Doanh nhân: bạn có thể startup, kinh doanh sản phẩm công nghệ thuộc về lĩnh vực vật liệu, thiết bị, phục vụ các công tác sản xuất hoặc là thiết kế và thi công trong ngành xây dựng
- Ngoài ra thì bạn cũng có thể làm về ngành kỹ sư xây dựng. Bạn sẽ phụ trách và thiết lập cân bằng kế hoạch giám sát, nghiệm thu và quản lý cũng như là bàn giao công trình sau khi công trình đã được thi hành xong
- Giám sát các nhà thầu xây dựng. Bạn sẽ thực hiện các công việc và chuyên về các công trình hiện nay như là: nhà ở, giao thông hoặc là thủy lợi
- Ngoài ra thì bạn cũng có thể trở thành chuyên viên nghiên cứu về ngành xây dựng
Xem thêm: Bí quyết khởi nghiệp kinh doanh từ hai bàn tay trắng dành cho Startup
V. Những tố chất cần có trong ngành quản lý Xây dựng là gì?
1. Tinh thần năng động, trẻ trung
Bởi vì ngành xây dựng và một ngành tương đối khá vất vả để bạn có thể thành công trong ngành xây dựng và trở thành cán bộ cốt cán của những công ty xây dựng thì bạn cần phải có tinh thần đam mê, hứng thú và nhiệt huyết với nghề. Bạn cần có một sự năng động tích cực và luôn sẵn sàng để khám phá những điều mới mẻ trong khối ngành xây dựng này.\
Những tố chất cần có trong ngành quản lý Xây dựng là gì?
2. Quyết đoán, trách nhiệm
Môi trường ở trong những công ty là một môi trường vô cùng nghiêm túc. Và do vậy thì bạn cần phải có một sự nhanh chóng và quyết đoán để có thể xử lý được mọi việc một cách nhanh chóng nhất. Ngoài ra, bạn cũng cần một tinh thần trách nhiệm với công việc được giao để có thể hoàn thành công việc một cách hoàn hảo nhất có thể.
3. Có khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm
Đây là một trong những kỹ năng mà được bồi đắp ngay từ khi bạn còn được ngồi trên ghế nhà trường. Có lúc bạn bắt buộc phải làm việc độc lập và một mình để sáng tạo và thể hiện ra những tư duy quan điểm cá nhân. Nhưng có lúc bạn có phải làm việc với rất nhiều người để góp phần làm nên thành công của dự án. Do vậy thì các bạn cần phải cân bằng được hai kỹ năng này.
4.Kỹ năng tổ chức, quản lý
Đương nhiên rồi, từ cái tên quản lý xây dựng thì các bạn cũng biết rằng kỹ năng tổ chức và sắp xếp công việc một cách hợp lý là một trong những kỹ năng vô cùng quan trọng. Bởi vì phải làm việc với những người làm ở rất nhiều các lĩnh vực khác nhau do vậy thì bạn sẽ phải có kỹ năng quản lý để có thể hướng dẫn mọi người làm việc một cách hiệu quả nhất.
Xem thêm: Bật mí các kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả giúp nâng cao chất lượng công việc
VI. Vén màn bí mật để thành công
Để có thể trở thành một người thành công làm việc trong khối ngành Quản lý xây dựng, bạn sẽ phải nỗ lực rất nhiều để gặt hái được những trái ngọt mà mình mong muốn. Để có thể cạnh tranh với rất nhiều các đối thủ ngang tài ngang sức thì bạn sẽ phải cố gắng để có thể làm cho bản thân mình được nổi bật và được tin tưởng giao nhiệm vụ. Để có thể làm việc trong khối ngành Quản lý xây dựng khi bạn cần có đầy đủ các tố chất về cả kỹ năng cứng và mềm, bạn cần có tình yêu nghề sự chăm chỉ, nỗ lực, sự trung thực, ngay thẳng và quyết đoán, khả năng tư duy hệ thống, làm việc nhóm và làm việc độc lập. Tất cả những kỹ năng trên sẽ góp phần tạo thành một người thành công trong khối ngành Quản lý xây dựng.
Xem thêm: Phân biệt sự khác nhau giữa "kỹ năng mềm" và "kỹ năng cứng"?
VII. Kết luận
Vậy là trên đây thì chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn những thông tin về: ngành xây dựng, ngành quản lý xây dựng, đại học xây dựng, công ty xây dựng, tư vấn tuyển sinh. Chúng tôi rất mong rằng thông qua bài viết này thì các bạn được có được những thông tin tư vấn tuyển sinh hợp lý về trường đại học mà mình mong ước được bước vào.