Trong các hình thức bán hàng, kinh doanh online là dễ bắt đầu nhất vì bạn không phải tốn nhiều chi phí vận hành, thời gian cũng linh hoạt. Vì vậy, chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn được hình thức phù hợp nhất với nhu với nhu cầu bán hàng của bạn.

Không phải là những khái niệm quá quen thuộc, tuy nhiên Ecommerce và Scommerce là gì lại được biết đến như những loại hình kinh doanh online không hề xa lạ là kinh doanh thương mại điện tử và mạng xã hội. Vậy đặc điểm của loại hình kinh doanh Scommerce là gì và làm thế nào để bắt đầu dịch chuyển bán hàng từ cửa hàng truyền thống lên những kênh online một cách hiệu quả trong thời dịch? Hãy cùng 123job.vn tìm hiểu ngay về Ecommerce và Scommerce là gì trong những chia sẻ dưới đây.

I. Khái niệm

1. Thương mại điện tử (Ecommerce)

Ecommerce là gì? Thương mại điện tử (Ecommerce) là quá trình mua và bán thông qua mạng Internet. Hình thức này còn được gọi là thương mại điện tử hay thương mại internet, trong đó hàng hóa có thể là các sản phẩm hoặc dịch vụ vật chất. Tuy nhiên, khách hàng không trực tiếp lựa chọn mà sẽ chọn hàng thông qua hình ảnh hoặc mô tả sản phẩm do người bán hàng cung cấp. Sau đó, hàng hóa sẽ được chuyển đến tay người mua hoặc thông qua một hình thức giao nhận khác, tùy thuộc vào loại sản phẩm và dịch vụ.

2. Thương mại xã hội (Scommercial)

Scommerce là gì? Thương mại xã hội (Scommerce) tương tự như là Thương mại điện tử. Tuy nhiên, đó là mua và bán trên những nền tảng mạng xã hội (Facebook, Zalo, Instagram,…) thông qua các việc sử dụng những phương tiện trực tuyến và đóng góp của người dùng.

Thương mại điện tử là gì?

Thương mại điện tử Ecommerce là gì?

II. Ưu, nhược điểm của Scommerce và Ecommerce

1. Ecommerce

a. Ưu điểm

  • Sở hữu thị trường lớn nhất.
  • Phạm vi giao dịch toàn cầu.
  • Đáp ứng nhanh xu hướng tiêu dùng, nhu cầu thị trường.
  • Khả năng mở rộng quy mô nhanh hơn và ngược lại.
  • Gia tăng cơ hội bán hàng.ecommerce
  • Dễ dàng nắm thông tin chi tiết về khách hàng thông qua những công cụ theo dõi và phân tích.
  • Trao đổi, trò chuyện với khách hàng được cá nhân hóa bằng chức năng nhắn tin trên các sàn TMĐT.
  • Chi phí vận hành thấp hơn.
  • Tăng doanh số bán hàng với sự hài lòng tức thì của khách.
  • “Không gian kệ” không giới hạn.

b. Nhược điểm

  • Thiếu trải nghiệm tiếp xúc trực tiếp với khách hàng.
  • Rủi ro trong quy trình thanh toán, ví dụ là việc gian lận thẻ tín dụng.
  • Cần truy cập Internet.ecommerce
  • Rủi ro về việc ngừng hoạt động bất ngờ, lỗi tài khoản bán hàng hay các trục trặc công nghệ.
  • Vấn đề bảo mật CNTT.
  • Sự phức tạp trong thuế, quy định và việc tuân thủ.
  • Chi phí marketing đắt đỏ.

Xem thêm: 3 lý do khiến ngành thương mại điện tử ngày càng trở nên “hot”

2. Scommerce

a. Ưu điểm

  • Giảm chi phí Marketing.
  • Mở rộng phạm vi bán hàng quy mô toàn quốc.
  • Thúc đẩy khách hàng tiềm năng đến trang web của bạn (nếu có) và tăng lượng người xem.
  • Tương tác với khách hàng một cách toàn diện hơn.
  • Tăng cơ hội nhận feedback của khách hàng.
  • Nghiên cứu kỹ hơn về thị trường, khách hàng.
  • Giao tiếp hai chiều.
  • Cải thiện lòng trung thành với giữ chân khách hàng.

b. Nhược điểm

  • Kinh doanh trên mạng xã hội cần theo dõi hàng ngày.
  • Cần chiến lược marketing hay truyền thông xã hội rõ ràng.
  • Cần kiên trì để tạo được độ phủ trên trang mạng xã hội cho đến ngày nhận được lợi ích thực sự.
  • Có thể gặp phải những phản hồi tiêu cực, rò rỉ thông tin hoặc bị hack.
  • Rất nhiều đối thủ cạnh tranh.ecommerce
  • Thiếu sự tin tưởng giữa khách hàng với thương hiệu.
  • Không thể mở rộng được tệp khách hàng nếu phương pháp quản lý kém.

Scommerce là gì?

Sự khác nhau giữa Ecommerce và Scommerce là gì?

III. So sánh giữa Ecommerce, Scommerce và Traditional Commerce

1. Dễ sử dụng

So với việc xây dựng và vận hành một cửa hàng thực sự thì việc bán hàng trên một trang web được lập trình sẵn (Ecommerce) dễ dàng hơn nhiều.

Mặc dù bạn sẽ cần có kiến ​​thức và kỹ năng về công nghệ và Thương mại điện tử, nhưng sẽ có nhiều nền tảng đã cung cấp sẵn các tính năng dễ sử dụng. Kết hợp với sự hỗ trợ của những chuyên gia của các nhà cung cấp và nhiều cộng đồng phát triển nền tảng, bạn sẽ không gặp khó khăn với việc kinh doanh của mình trên các sàn TMĐT.

Với hình thức kinh doanh Scommerce, nó thậm chí sẽ dễ tiếp cận hơn vì mạng xã hội luôn luôn phổ biến với người dùng. Bạn chỉ cần mày mò một chút và biết cách lập tài khoản cho cửa hàng của mình, và cùng với một khoản đầu tư nhỏ, bạn có thể sử dụng mạng xã hội để phát triển kinh doanh của mình.

2. Lợi nhuận tiềm năng

Có nhiều yếu tố quyết định lợi nhuận của doanh nghiệp, gồm những loại sản phẩm, vị trí, sự sẵn có của hàng hóa, cạnh tranh, phân khúc khách hàng,… Ví dụ, một số mặt hàng được bán trực tuyến thường sẽ có lợi hơn so với bán hàng trực tiếp vì khách hàng của họ là những người trẻ tuổi, và có mặt hàng thì ngược lại.

Vì vậy, bạn cần biết cách phân tích loại hàng hóa, những đối tượng khách hàng, tiềm năng,… để lựa chọn hình thức kinh doanh phù hợp.

Tuy nhiên, nhìn chung, Scommerce sẽ không mang lại nhiều lợi nhuận so với hai phương thức kinh doanh Ecommerce.

Xem thêm: Thương mại điện tử là gì? Xu hướng TMĐT tại Việt Nam?

3. Khả năng mở rộng

Mở rộng quy mô cửa hàng truyền thống sẽ tốn khá nhiều tiền và bao gồm nhiều quy trình thủ tục giấy tờ. Điều này do thương mại truyền thống là bán hàng trực tiếp, có nghĩa là doanh nghiệp của bạn sẽ được phát triển trong một môi trường thực tế tại một hay nhiều địa phương cụ thể.

Riêng với Ecommerce store, do được phát triển trên nền tảng môi trường ảo nên bạn sẽ phải trả phí để nâng cấp gói cước của nhà cung cấp của nền tảng Ecommerce. Tuy nhiên, nó vẫn rẻ hơn rất nhiều so với việc xây dựng một cửa hàng mới ở một vị trí khác biệt. Trong khi đó, số lượng khách hàng trên thị trường ảo lớn hơn và dễ tiếp cận hơn so với thị trường thực tế, khiến khả năng mở rộng của Ecommerce trở nên đơn giản hơn. Tương tự, Scommerce cũng tốn ít chi phí mở rộng, thậm chí là ít hơn cả Ecommerce.

4. Mối quan hệ khách hàng

Sự phát triển của công nghệ và Internet đã làm cho Ecommerce và Scommerce trở thành hai hình thức kinh doanh mới của các nhà cung cấp sản phẩm. Nhưng nó không chỉ là bán hàng mà còn tập trung vào lĩnh vực dịch vụ sau bán hàng như phản hồi khách hàng, hỗ trợ khách hàng, hay đăng ký thành viên. Đó là một trong những lợi thế mà thương mại truyền thống khó có thể sánh với được.

Ví dụ: một số cửa hàng quần áo hay cà phê đã xây dựng chương trình khách hàng thân thiết nhằm thúc đẩy doanh số bán hàng trong tương lai. Tuy nhiên, không phải ai cũng sẵn lòng quay lại mua hàng lần thứ hai, nhưng việc ghé thăm cửa hàng trực tuyến trên sàn TMĐT hay truy cập trang Facebook của cửa hàng lại diễn ra dễ dàng hơn nhiều.ecommerce

Vì thế, có thể nói rằng nếu bạn mở một cửa hàng trực tuyến, dù là Ecommerce hay Scommerce, bạn sẽ không chỉ có lượng khách hàng lớn hơn mà còn dễ củng cố lòng trung thành của khách hàng hơn.

5. Trải nghiệm khách hàng

Mỗi hình thức bán hàng sẽ mang đến những sự trải nghiệm khác nhau cho khách hàng.

Cụ thể, đối với cửa hàng truyền thống, khách hàng sẽ mua trực tiếp hoặc gặp mặt trực tiếp. Như vậy, họ có cơ hội dùng thử sản phẩm trước khi đưa ra quyết định mua hay không.

Bên cạnh đó, họ được nhân viên cửa hàng tư vấn ngay, không phải đợi phản hồi như khi đi mua online. Điều này sẽ giúp người bán biết được những nguyện vọng và thị hiếu của khách hàng. Và nếu không đáp ứng được những sản phẩm họ cần, cửa hàng có thể lựa chọn cho họ các sản phẩm thay thế có sẵn, tương đồng với yêu cầu của họ.

Còn khi bạn bán hàng trực tuyến trên một trang web hoặc trang mạng xã hội (Ecommerce và Scommerce), không có sự tiếp xúc trực tiếp giữa người bán và người mua mà chỉ có tiếp xúc qua Internet, nếu khách hàng cần thêm thông tin về sản phẩm hay cần tư vấn giữa nhiều lựa chọn thì sẽ cần có một số công cụ công nghệ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Sự ra đời của mạng Internet đã loại bỏ các rào cản địa lý giữa người bán và người mua. Mặc dù khi khách hàng mua hàng trực tuyến, nên họ không được test sản phẩm nhưng vẫn có thể nhìn nhận tổng quan về chúng thông qua những đánh giá, xếp hạng sản phẩm. Ngoài ra, họ có thể so sánh với nhiều sản phẩm ở các mức giá và chất liệu khác nhau,…

Lợi ích tiếp theo của  Ecommerce và Scommerce là họ sẽ được hưởng các dịch vụ hậu mãi mà người mua hàng trực tiếp không có.

6. Marketing (Quảng cáo và Khuyến mại)

Vì hình thức kinh doanh truyền thống là sự tương tác mua bán giữa hai bên (tức là người bán với người mua) nên quảng cáo được thực hiện theo phương thức này được chuyển trực tiếp từ người bán đến người mua.

Nếu bạn đang bán hàng trên mạng xã hội (Scommerce), cách tốt nhất để quảng bá thương hiệu là thông qua các chiến dịch. Và yêu cầu lớn nhất để người mua có thể tiếp cận những quảng cáo dạng này là thiết bị có kết nối Internet.

Quảng cáo thường sẽ tiếp cận nhiều khách hàng hơn và nhanh hơn khi ngày nay, hầu hết mọi người trên thế giới đều đang sử dụng Internet hàng ngày chứ không chỉ riêng người dân trong một khu vực đó. Không chỉ vậy, người mua hàng có thể xem các sản phẩm bất cứ lúc nào. Tức là không bị giới hạn giờ hoạt động như những cửa hàng truyền thống.

Nếu bạn chọn Ecommerce, bạn sẽ không cần phải tốn quá nhiều tiền để quảng cáo sản phẩm mới ra mắt vì thông thường, các nhà cung cấp nền tảng sẽ cho phép bạn quảng cáo trên website của mình. Hoặc, bạn sẽ phải bỏ ra một số tiền nhỏ để tích hợp với những ứng dụng của nhà cung cấp bên thứ ba.

Xem thêm: Kinh doanh thương mại điện tử - Startup phải làm gì để sống sót?

7. Phương thức thanh toán

Không giống như những cửa hàng thực tế chỉ chấp nhận thẻ tín dụng và tiền mặt (hay chuyển khoản), việc bán hàng trên các sàn Thương mại điện tử hoặc mạng xã hội sẽ giúp bạn và khách hàng có nhiều lựa chọn thanh toán hơn. Đồng thời, nhiều nền tảng Thương mại điện tử cũng liên kết với nhiều phương thức thanh toán phổ biến của bên thứ ba như là Paypal, Airpay,…

Ngoài ra, mua hàng trực tuyến sẽ tránh được tình trạng khách hàng khó chịu do phải xếp hàng thanh toán.

Thêm vào đó, những thủ tục thanh toán và kế toán sẽ được liệt kê và phân tích ngay trong hệ thống cửa hàng trực tuyến. Bạn sẽ không cần phải kiểm kê hay tính toán lợi nhuận hàng ngày, hàng tháng. Và nhờ hệ thống tự động đó, bạn sẽ biết được mặt hàng nào mang lại nhiều doanh thu nhất và ngược lại, mặt hàng nào cần được áp dụng những chương trình khuyến mãi hoặc thanh lý.

8. Bảo mật

Ở lĩnh vực này, tất cả mọi hình thức kinh doanh đều có khả năng gặp phải vấn đề. Bạn có thể phải đối mặt với những vấn đề như an ninh như trộm cắp sản phẩm, ăn cắp tiền bạc tại một cửa hàng truyền thống. Trong khi đó, hệ thống mạng cũng không an toàn hơn khi bị hacker tấn công hay lỗi kỹ thuật, an ninh mạng, có thể gây rò rỉ thông tin, mất bộ nhớ, thậm chí là sập cả website.

9. Chi phí

Hình thức kinh doanh Traditional Commerce đòi hỏi một khoản đầu tư đáng kể để vận hành cửa hàng. Bên cạnh đó còn là những khoản cực kỳ tốn kém khác như tiền để thuê nhân viên, quảng bá doanh nghiệp bằng quảng cáo, cùng với chi phí vận chuyển, kho bãi,…

Trái ngược với điều này, hình thức kinh doanh Ecommerce và Scommerce không đòi hỏi đầu tư lớn vì bạn sẽ không bán trực tiếp cho khách hàng mà bán dịch vụ hoặc sản phẩm bằng điện tử. Điều này giúp giảm đáng kể chi phí so với hình thức kinh doanh truyền thống.

Có một số vấn đề mà chúng tôi muốn bạn lưu ý về Scommerce là gì. Đó là khi bạn bán hàng trên các trang mạng xã hội hay cửa hàng trực tuyến, bạn sẽ được giảm khoản phí gọi là phí cho người trung gian. Do đó, chúng sẽ cạnh tranh hơn so với kiểu thương mại truyền thống.

Hình thức kinh doanh Ecommerce

Hình thức kinh doanh Ecommerce

IV. Hình thức kinh doanh nào sẽ là tốt nhất cho bạn? 

Câu trả lời này sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.

Nếu bạn mới bắt đầu kinh doanh, chúng tôi khuyên bạn nên thử hình thức kinh doanh Scommerce – bán hàng trên các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, Zalo… tùy thuộc vào từng mặt hàng bạn bán. Trên Facebook, có rất nhiều hội nhóm hoạt động như một chợ tiêu dùng để bạn giới thiệu và bán sản phẩm. Ngoài ra, chi phí ban đầu bạn phải trả thậm chí có thể bằng không.

Nếu bạn có đủ ngân sách và muốn tập trung khai thác thế mạnh của sản phẩm mà bạn định bán tại địa phương, thì các cửa hàng truyền thống sẽ là một lựa chọn không tồi. Bạn có thể mất nhiều thời gian và công sức hơn so với Scommerce, nhưng bạn cũng sẽ có cơ hội kiếm được nhiều lợi nhuận hơn.

Nếu bạn muốn tiết kiệm chi phí vận hành nhưng vẫn tạo ra nhiều lợi nhuận hơn so với việc bán hàng trên các trang mạng xã hội, bạn có thể chọn mở cửa hàng trực tuyến hay kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử (Ecommerce) như sàn Amazon, eBay,…

Xem thêm: E-commerce là gì? Khám phá xu hướng E-commerce mới nhất hiện nay

V. Kết hợp các hình thức kinh doanh

Khi mở một cửa hàng truyền thống, bạn thường thu được lợi nhuận đều đặn từ người dân địa phương. Tuy nhiên, khả năng mở rộng cửa hàng và giao tiếp với khách hàng bị hạn chế. Do đó, bạn có thể tạo thêm cửa hàng trên mạng xã hội (Scommerce) để thu hút thêm nhiều khách hàng ở khắp mọi nơi. Độ nhận diện thương hiệu sản phẩm sẽ tăng cao và lợi nhuận theo đó cũng sẽ tăng.

Sự kết hợp sẽ giúp bạn tạo ra doanh nghiệp thương mại hoàn chỉnh – giúp bạn tiến nhanh nhất có thể trên con đường sự nghiệp kinh doanh thương mại của mình. Bởi vì mỗi hình thức kinh doanh đều có những ưu và nhược điểm riêng, bạn có thể sử dụng ưu điểm của loại này làm chìa khóa để giải quyết các vấn đề của loại khác. Như vậy, nhược điểm của chúng sẽ được giảm thiểu tối đa đồng thời phát huy đáng kể những ưu điểm có sẵn.

VI. Kết luận 

123job.vn hy vọng rằng những chia sẻ trên của chúng tôi có thể giúp các độc giả hiểu rõ về Ecommerce và Scommerce là gì cũng như vai trò của chúng đối với hoạt động kinh doanh và vận hành. Chúc bạn thành công!