Tại Việt Nam, việc xin thư giới thiệu chưa mấy phổ biến. Tuy nhiên, khi bạn dự định xin học bổng, thư giới thiệu càng có ý nghĩa quan trọng hơn. Bài viết này, sẽ chia sẻ với các bạn sinh viên kinh nghiệm và lưu ý khi viết thư giới thiệu của giáo viên.
Bạn đã từng đi xin thư giới thiệu của giáo viên chưa? Mục đích bạn xin thư giới thiệu của giáo viên để làm gì? Để đi du học, đi xin việc làm hay với mục đích nào khác? Còn đối với mọi giáo viên – người viết thư giới thiệu cần biết cách viết thư giới thiệu như thế nào mới đúng chuẩn? Đây sẽ là những câu hỏi liên quan đến mẫu thư giới thiệu của giáo viên hay cách viết thư giới thiệu được đề cập tới nhiều nhất trong thời gian qua. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giải đáp cho những câu hỏi trên. Hãy cùng theo dõi nhé!
I. Sơ lược về mẫu giới thiệu của giáo viên
Là một người giáo viên tài năng, được học sinh tin tưởng yêu mến, luôn là điểm đến tin cậy của những bạn học sinh. Chính vì thế người giáo viên này luôn được giữ trọng trách làm người có uy tín để viết mẫu thư giới thiệu bản thân cho học sinh, sinh viên. Nếu bạn đang là học sinh là sinh viên khi mà viết thư giới thiệu bản thân đầu tiên sẽ không có sự tín nhiệm nhiều, sẽ không được có cái nhìn khách quan chân thực nhất. Vì vậy, mà nếu như thư giới thiệu của giáo viên thì chắc chắn trong đó sẽ có được cái công tâm và một cái tầm trong thư giới thiệu bản thân. Để từ đó có thể tạo ra những bước tiếp lớn cho sự thành công của người học trò của mình.
1. Thư giới thiệu có tác dụng gì?
Ở đất nước ta – nước CHXHCN Việt Nam thì hình thức xin thư giới thiệu của giáo viên chưa thực sự được quá phổ biến lan rộng. Bởi những quy định về học bổng, phỏng vấn hay bất cứ việc gì liên quan đến năng lực của ứng viên còn khá là đơn giản. Thế nhưng ở những nước phát triển thì đây lại là một loại giấy tờ khá quan trọng bởi trong nền kinh tế mạnh mẽ gay gắt với thị trường cạnh tranh khốc liệt cùng với hệ thống giáo dục quốc tế thì để có thể đáp ứng được cơ hội trúng tuyển hoặc muốn đăng ký xét tuyển du học học bổng ở nước ngoài thì lá thư giới thiệu của giáo viên thực sự cần thiết.
Như vậy việc xin thư giới thiệu của giáo viên được dùng phổ biến cho 3 mục đích sau là dùng cho tìm kiếm việc làm hoặc dùng cho việc xét học bổng tại các trường quốc tế hay xin đi du học.
- Làm nên sự riêng biệt độc đáo giữa các học sinh, sinh viên với những người khác: đặc biệt là trong trường hợp có vô vàn người có đầu ra giống như bạn thì thực sự bức thư giới thiệu của giáo viên có uy tin là một điểm sáng rất lớn cho hồ sơ của bạn.
- Đó cũng coi như là một chiêu thức quảng cáo PR bản thân: nếu như những ưu điểm nổi bật của bạn được người khác đánh giá nêu ra thì độ tin cậy cao hơn rất nhiều so với khi mà bạn tự nêu lên.
- Nếu như được một bức thư giới thiệu của giáo viên thì bạn có thể nắm bắt nhìn nhận được quá trình rèn luyện của mình như nào, để từ đó có phương án thay đổi và biến mình thành một thứ vũ khí lợi hại nhất giúp bản thân đạt được những nguyện vọng ước muốn của mình.
Nếu những phẩm chất, ưu điểm của mình được trình nêu ra, thể hiện rõ ràng thông qua lời nhận xét của người thứ ba thì hiệu quả hồ sơ của mình trở nên lợi hại hơn bao giờ hết. Thế nhưng bức thư giới thiệu của giáo viên nếu muốn có hiệu quả hiệu suất cao nhất thì không nên chỉ có mỗi những điểm tốt mà bên cạnh đó cũng nên lồng ghép các điểm còn hạn chế để tăng tính khách quan cho lá thư giới thiệu bản thân mình.
2. Thư giới thiệu nên xin từ giáo viên như thế nào
Tùy vào tính chất từng nơi bạn nộp hồ sơ vào để bạn có thể lựa chọn người viết thích hợp bởi mỗi nơi lại có các yêu cầu đòi hỏi khác nhau từ những ứng viên. Có một số nơi yêu cầu nếu có thư thì thư đó phải được một giảng viên hay thạc sĩ tiến sĩ viết chứ không phải một người giáo viên cấp Trung học phổ thông. Vậy nên trước khi đưa ra quyết định xin mẫu thư giới thiệu của giáo viên bạn nên tìm hiểu kỹ nơi hướng đến của bức thư có những yêu cầu đặc điểm gì cho thư.
Nhưng dù giảng viên đại học hoặc giáo viên cấp Trung học phổ thông thì tiêu chí chúng ta xin thư cần có là:
- Người giảng viên hay giáo viên đó đã và đang trực tiếp giảng dạy bạn để có thể đưa ra một cái nhìn rõ nét, chi tiết nhất.
- Giảng viên, giáo viên mà đang trực tiếp hướng dẫn bạn tham gia những đề tài nghiên cứu khoa học.
Nếu như bạn đang là một du học sinh thì hãy nắm bắt ngay cơ hội ngày đi nào. Có trong tay một bức thư giới thiệu của giáo viên nước ngoài thì cơ hội khi đi xin việc đã tăng lên gấp bội.
Xem thêm: GPA là gì? Những điều bạn cần biết về điểm GPA trước khi du học
Nên xin thư giới thiệu của giáo viên như thế nào?
II. Hướng dẫn cách viết email xin thư giới thiệu của giáo viên
Để xin thư giới thiệu của giáo viên bạn có thể gặp mặt nói chuyện trực tiếp để cùng giáo viên có thể trao đổi về mục đích xin thư cũng như là nội dung cần có trong bức thư hay cũng có thể gửi email cho giáo viên đó. Điều này sẽ giúp cho giáo viên có cái nhìn cụ thể hơn về bạn cũng như có thể hiểu về những nguyện vọng bạn muốn đề cập trong bức thư giới thiệu bản thân đó. Vậy khi thư giới thiệu của giáo viên qua email, bạn nên trình bày những nội dung gì? Trước hết bạn hãy lựa chọn người viết thư theo yêu cầu của đơn vị nộp thư và cần đảm bảo rằng người được lựa chọn hiểu rõ nhất về năng lực của bạn, sau đó thực hiện các bước sau đây:
- Gửi email xin mẫu thư giới thiệu của giáo viên trước ít nhất 01 tháng và càng sớm càng tốt để thầy/cô có nhiều thời gian hoàn thiện được một bức thư hiệu quả.
- Cách xưng hô trong thư: Nếu bạn và thầy/cô đó khá thân thiết thì có thể mở đầu một cách thân mật bằng cách gọi tên riêng. Nếu không hãy mở đầu bằng cách xưng hô thông thường theo chức danh của thầy/cô đó.cách viết thư giới thiệu
- Chủ đề của email (bắt buộc phải có) để thầy/cô biết được chính xác điều mà email nói đến và để tìm ra nó một cách dễ dàng hơn. Chủ đề email cũng có thể được đặt bằng tên của bạn.
- Đề cập tới mong muốn của bạn ở đoạn đầu thư: “Em gửi mail vì muốn nhờ thầy/cô viết giúp em một lá thư giới thiệu” rồi trình bày những nội dung thông tin của bạn tại trường:
+ Họ tên đầy đủ của bạn
+ Khóa học
+ Khoa thư giới thiệu của giáo viên
+ Lớp bạn đã được giảng viên đó trực tiếp giảng dạy
+ Lý do bạn xin thư giới thiệu bản thân
+ Hạn cần nộp thư giới thiệu của giáo viên
- Nội dung tiếp theo hãy cho thầy/cô đó biết lý do tại sao bạn lại nhờ họ viết thư giới thiệu và mong muốn được trúng tuyển vào đơn vị nào mà mình nộp thư sắp tới. Chẳng hạn:
“Trong thời gian học tập tại trường, thầy/cô là người mà em được làm việc cùng nhiều nhất và cũng là người hiểu rõ nhất về năng lực, khả năng thực tế của em,…”
“Em muốn vào học tại trường…. tại ….. do điều kiện và môi trường học tập ở đó rất phù hợp để em nâng cao trình độ của bản thân....”
“Em muốn làm việc tại Công ty… vì ở đây có một môi trường làm việc rất tốt để em có thể học hỏi và tích lũy kinh nghiệm quan trọng hơn là khi làm việc trong Công ty em có nhiều cơ hội để phát triển sự nghiệp trong tương lai…”
- Ngụ ý về điều mà bạn muốn thầy cô nói về mình trong bức thư. Chẳng hạn:
“Qua những lần may mắn được làm việc cùng với thầy/cô cũng như thái độ học tập và năng lực thực tế của em tại trường, lớp thầy/cô chính là người trực tiếp thấy rõ nhất những cố gắng của em trong thời gian qua. Vì vậy nếu có thể, em hy vọng rằng thầy/cô có thể đề cập tới cách mà em đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp sau những căng thẳng, khó khăn mà em đã gặp phải vì đó sẽ là dẫn chứng thuyết phục nhất để hội đồng phỏng vấn đánh giá cao về năng lực của em….”
- Đưa ra một số thông tin cụ thể như: Bức thư sẽ được gửi đến đâu? Khi nào thì bạn cần gửi nó? Thầy/cô có sẵn mẫu điền hay là viết tay?.... Đính kèm cùng bức thư một số thông tin cần thiết như sơ yếu lý lịch, CV xin việc, luận văn tuyển sinh,… tùy theo những yêu cầu của bên nhận.
- Kết thúc email bạn có thể viết: thư giới thiệu của giáo viên
“Em cần thư giới thiệu bản thân gửi đi vào ngày…tháng…năm. Vì vậy, nếu có thể thì thầy/cô hãy cho em biết trước thời gian hoàn thành để em sẽ trực tiếp đến văn phòng của thầy/cô lấy thư bất cứ lúc nào”
“Hy vọng thầy/cô cân nhắc và gửi lại phản hồi về quyết định viết thư giới thiệu bản thân cho em…
Cảm ơn thầy/cô đã dành thời gian để đọc thư….”
Xem thêm: Cách viết CV xin học bổng bằng tiếng anh đúng chuẩn
Hướng dẫn cách viết thư giới thiệu của giáo viên
III. Cần chuẩn bị những gì về lá thư để làm nó có tầm
1. Chuẩn bị thư giới thiệu thế nào để làm mạnh hồ sơ của bạn?
Hội đồng tuyển sinh dùng thư giới thiệu của giáo viên vừa để kiểm tra thông tin bạn đưa ra trong hồ sơ, vừa để tìm hiểu thêm thông tin về bạn. Thư giới thiệu của giáo viên có thể làm tăng khả năng được nhận của bạn nếu mẫu thư giới thiệu bản thân đem lại những thông tin thể hiện được giá trị của bạn mà chưa xuất hiện ở những phần khác trong hồ sơ, và các thông tin này được thống nhất với hình ảnh của bạn trong hồ sơ.thư giới thiệu của giáo viên
2. Cần bao nhiêu thư giới thiệu?
Nên chuẩn bị tối thiểu 2 thư giới thiệu bản thân: 1 thư từ 01 Counselor và 1 thư từ 1 Teacher. Một số trường yêu cầu 3 thư giới thiệu: 1 thư từ 1 Counselor và 2 thư từ 2 Teachers hoặc từ 1 Teacher và một ai đó tương tác đủ sâu để có thể hiểu rõ bạn. Nếu bạn có rất nhiều lựa chọn người viết thư giới thiệu? Cách tốt nhất là bạn nên chuẩn bị sẵn khoảng 4 lá thư , với 3 thư giới thiệu của giáo viên và 1 thư đến từ một trong những người tương tác với bạn đủ lâu (từ 3 tháng trở lên). Sau này, bạn có thể tuỳ chọn ra 2 hoặc 3 thư phù hợp nhất trong số này để gửi đến trường.
3. Khi nào nên có một bức thư giới thiệu từ giáo viên?
Trên thực tế thì bạn không nên đợi đến đầu năm 12 hoặc gần hạn chót nộp đơn. Số lượng học sinh Việt Nam nộp hồ sơ đi du học tăng dần lên theo mỗi năm, vì vậy có rất nhiều học sinh muốn những thầy cô giáo viết thư giới thiệu cho mình. Nếu bạn xin thư giới thiệu của giáo viên gần hạn chót nộp đơn quá, giáo viên có thể sẽ không có thời gian để viết một bức thư giới thiệu bản thân có trọng lượng cho bạn. Việc viết thư giới thiệu mất khá nhiều thời gian, nên khi bạn hỏi xin sớm thì người viết thư giới thiệu cho bạn sẽ có nhiều thời gian để suy ngẫm cho lá thư của bạn.
Xem thêm: Bật mí cách viết email và gửi mail chuyên nghiệp tạo thiện cảm với người nhận
IV. Cách để giáo viên tạo ra một bức thư giới thiệu hiệu quả và thuyết phục
1. Lên ý tưởng nội dung
Nội dung một bức thư giới thiệu của giáo viên nên có những sự kiện liên quan đến quá trình phát triển và thể hiện năng lực thực tế của sinh viên đó qua quá trình lên lớp, hoạt động trong những câu lạc bộ trong và ngoài trường, giải thưởng mà học sinh đó đã nhận được.
Cụ thể cách viết thư giới thiệu mà một số nội dung cần đề cập trong thư giới thiệu của giáo viên gồm:
- Tình trạng sinh sống và những mối quan hệ của học sinh/sinh viên.
- Khả năng học tập và giải quyết vấn đề trong thực tế của học sinh/sinh viên.
- Tài năng, kỹ năng mà học sinh/sinh viên đó có.
- Điều mà thầy/cô ấn tượng về người học sinh/sinh viên này.
- Dẫn chứng khả năng giải quyết các vấn đề và thực hiện công việc trong thực tế.
2. Thực hiện Marketing cho những ưu điểm của học sinh/sinh viên
Cách viết thư giới thiệu ấn tượng nhất là trong thư không chỉ thể hiện lặp đi lặp lại những ý về lớp học, câu lạc bộ và giải thưởng hay các thông tin mà sinh viên đề cập trong sơ yếu lý lịch,… mà hãy đề cập thêm tới một số năng khiếu của học sinh/sinh viên trong những môn học chẳng hạn có khiếu khoa học, viết luận, thể thao, hội họa hay bất kỳ năng khiếu nào mà học sinh/sinh viên ấy đang có thế mạnh. Đây sẽ là nội dung mà giáo viên thực hiện chiến lược Marketing hiệu quả nhất dành cho sinh viên trước các đơn vị tuyển dụng. Nếu có thể hãy đưa ra một số dẫn chứng trong trường hợp cụ thể chứ đừng nên nhận xét chung hay chỉ là “nói” một cách liệt kê.
3. Cách dùng từ ngữ trong thư
Một số cụm từ mô tả điểm mạnh của các học sinh/sinh viên: sâu sắc, tinh tế, thích khám phá, sáng tạo hoặc chủ động trong việc giải quyết một vấn đề cụ thể,… Nên sử dụng các tính từ nhấn mạnh được năng lực cụ thể của đối tượng đang giới thiệu. Bên cạnh đó một số cụm từ có thể dùng miêu tả về học sinh khác như: linh hoạt, rộng lượng, lãnh đạo, nhạy bén, tự tin, năng động, đầy tham vọng và kỹ năng giao tiếp…
4. Tổng hợp những thông tin cần xuất hiện trong bức thư
Khi nào nên có một bức thư giới thiệu của giáo viên?
Trong những cách viết thư giới thiệu hay mẫu thư giới thiệu thì không thể thiếu một số thông tin cơ bản sau:
- Giới thiệu về người học sinh/sinh viên mà giáo viên đang viết thư giới thiệu.
- Giới thiệu người viết thư về họ tên, vị trí tại trường và những mối quan hệ với đơn vị nộp thư (nếu có).
- Giới thiệu về học sinh/sinh viên đó, mối quan hệ của người viết thư với học sinh ấy và cung cấp cho đơn vị nộp thư các đánh giá của bạn mà không được PR quá đà, đánh giá trên quan điểm khách quan. Bên cạnh đó nên cân bằng điểm mạnh và điểm yếu của sinh viên bằng cách trình bày một số hạn chế của sinh viên với một lời giải thích về khuyết điểm nào đấy để biến nó thành sức mạnh của bức thư.
- Đưa ra các dẫn chứng để chứng minh năng lực của sinh viên trong việc hoàn thành nhiệm vụ được giao và có tiềm năng đóng góp cho công ty, doanh nghiệp trong tương lai
- Cung cấp thông tin liên lạc của bạn và đề nghị gọi điện hay gửi email nếu đơn vị có bất kỳ câu hỏi thêm nào.
Xem thêm: Cách dùng “chuẩn không cần chỉnh” của best regards khi kết thúc email
V. Kết luận
Vừa rồi là những kinh nghiệm quý báu mà bạn cần biết khi xin đi mẫu thư giới thiệu của giáo viên và hướng dẫn cách viết thư giới thiệu. Với các thông tin hữu ích này hy vọng rằng bạn đã có cho mình những lá thư giới thiệu của giáo viên ấn tượng và đầy đủ nhất. Giúp bạn có lợi thế cạnh tranh, chinh phục mọi đơn vị ứng tuyển. Còn giáo viên có thể giúp học sinh/sinh viên của mình viết một mẫu thư giới thiệu hiệu quả nhất!