Học viện Tài chính là một ngôi trường được đông đảo học sinh đặt nguyện vọng theo học. Vậy học viện Tài chính là ngôi trường như thế nào và vấn đề tuyển sinh đại học của học viện Tài chính, 123job sẽ cùng bạn đọc giải đáp vấn đề trên.

Trường Học viện Tài Chính được biết đến là trường đại học công lập hàng đầu về giảng dạy về các ngành kinh tế, tài chính, kế toán. Với nội dung và phương pháp giảng dạy hiện đại và cơ sở vật chất hiện đại góp phần giúp sinh viên vươn tới tầm cao tri thức, được phát triển bản thân theo 1 cách toàn diện. Vậy thì điểm chuẩn Học viện Tài Chính là bao nhiêu? Cơ chế tuyển sinh đại học năm 2022 của Học viện Tài Chính là như thế nào? Học phí Học viện Tài Chính hiện đang là bao nhiêu? Hãy cùng 123 job giải quyết những thắc mắc trên của bạn đọc qua thông tin dưới đây.

I. Tổng quan về học viện tài chính 

1. Giới thiệu về Học viện Tài chính

Sự hình thành của ngôi trường Học viện Tài Chính tiền thân đó là trường cán bộ Tài chính – Kế toán Ngân hàng Trung ương và thành lập vào năm 1963. Cho tới năm 1976, trường đã đổi tên là trường Đại học Tài chính – Kế toán Hà Nội, cùng với nhiệm vụ cơ bản là đào tạo và nghiên cứu khoa học, đây là nguồn cung cấp lực lượng cán bộ đại học, sau đại học trong lĩnh vực tài chínhkế toán cho đất nước và  hai nước Lào, Campuchia.

Giới thiệu về Học viện Tài Chinh

Giới thiệu về Học viện Tài Chinh

Tại ngày 17/8/2001, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định thành lập Học viện Tài chính dựa trên cơ sở sáp nhập 3 đơn vị các trường: trường Đại học Tài chính – Kế toán Hà Nội, Viện Nghiên cứu Tài chính, Trung tâm Bồi dưỡng Cán bộ Tài chính.

2. Thành tựu

Trong những hình thành và phát triển Học viện Tài chính đã được Đảng và Nhà nước tặng nhiều phần thưởng cao quý như :

  • Huân chương Hồ Chí Minh

  • Huân chương Độc lập hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba

  • Huân chương Lao động hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba

Cùng với đó, học viện Tài chính vinh hạnh được nhà nước CHDCND Lào trao tặng Huân chương Tự do ISSARA hạng Nhì, hạng Ba và Huân chương Hữu nghị.

3. Sứ mệnh và tầm nhìn

Học viện Tài chính đặt ra sứ mệnh học viện "Cung cấp các sản phẩm đào tạo, nghiên cứu khoa học về tài chính – kế toán chất lượng cao cho xã hội", cùng với đó là mục tiêu: Xây dựng và phát triển Học viện Tài chính thành một trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học về Kinh tế – Tài chính – Kế toán hàng đầu Việt Nam và nâng cao uy tín trong khu vực.

Cho đến thời điểm hiện tại, Học viện Tài chính đã khẳng định mình trở thành trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học hàng đầu trong ngành và của đất nước.

4. Chất lượng đào tạo

Chất lượng đào tạo của Học viện Tài Chính

Chất lượng đào tạo của Học viện Tài Chính

Nổi bật, học viện Tài chính luôn tập trung đầu tư, phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo và cơ sở vật chất của trường. Trên hết, trường luôn mở rộng hợp tác giáo dục, đào tạo và nghiên cứu với các Viện, trường Đại học nước ngoài với mục đích nâng cao vị thế của trường Học viện Tài chính không những trong đào tạo mà còn trong nghiên cứu khoa học và trao đổi giảng viên giúp tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ giảng dạy của nhà trường.

Xem thêm: Đại học Hàng hải Việt Nam là trường gì? Chất lượng có tốt không?

II. Học viện tài chính đào tạo những chuyên ngành gì?

Học viện Tài chính bao gồm 6 ngành và 20 chuyên ngành khác nhau để bạn có thể lựa chọn phù hợp năng lực, mong muốn của bản thân, trước khi đăng ký nguyện vọng các bạn nên xem điểm chuẩn Đại học Tài chính về các chuyên ngành này.

1. Ngành tài chính ngân hàng

Tại ngành tài chính ngân hàng của học viện Tài Chính trong đó bao gồm 10 chuyên ngành, trong các chuyên ngành của ngành tài chính ngân hàng cũng có các các mốc điểm chuẩn Học viện Tài chính và từng chuyên ngành như sau:

  • Quản lý tài chính công: đây là ngành sinh viên có thể nhận biết và đồng thời xử lý những rủi ro trong những hoạt động quản lý tài chính công, được đào tạo thành thạo các khâu bên trong để hoàn thiện trang bị cho bản thân cả về phẩm chất nghề nghiệp và kỹ năng xử lý công việc chuyên nghiệp

  • Thuế: ngành này có 3 chức vụ chủ yếu đó là chức năng tham mưu, hành thu và chức năng giám sát

  • Tài chính quốc tế: được hiểu là ngành hẹp của kinh tế quốc tế, chương trình của trường tham gia vào kiến thức đầu tư quốc tế và và tín dụng thương mại,...

  • Các ngành khác: tài chính doanh nghiệp, tài chính bảo hiểm, hải quan, ngân hàng, định giá tài sản, phân tích chính sách tài chính, đầu tư tài chính.

2. Ngành kế toán

Học viện Tài chính có ngành kế toán bao gồm 3 chuyên ngành (xem về điểm chuẩn Học viện Tài Chính ngành kế toán) như sau:

Ngành kế toán của Học viện Tài Chính

Ngành kế toán của Học viện Tài Chính

3. Ngành quản trị kinh doanh

Trong ngành quản trị kinh doanh được đào tạo thành 2 chuyên ngành đó là marketing và ngành quản trị doanh nghiệp, đều là những ngành đang thu hút sinh viên, học sinh  

4. Ngành hệ thống quản lý thông tin 

Có thể nói đây là khối ngành đặc biệt của học viện Tài chính vì đây là ngành chung, có thể làm việc ở nhiều môi trường khác nhau nên nếu các thí sinh muốn đăng ký vào ngành học này nên tham khảo trước điểm chuẩn Học viện Tài chính. Đồng thời, sau khi học và tốt nghiệp  ngành này bạn có thể làm trong các vị trí như là quản trị hệ thống dữ liệu giúp cho các doanh nghiệp quản trị tốt những cơ sở dữ liệu và thông qua đó đưa ra kế hoạch vận hành tốt công ty.

5. Ngành ngôn ngữ Anh

Ở ngành ngôn ngữ anh có duy nhất một chuyên ngành đó là Tiếng Anh tài chính kế toán nếu muốn đăng ký vào ngành này bạn đọc nên tham khảo thêm về điểm chuẩn Học viện Tài chính trong kỳ thi tuyển sinh đại học. Đặc biệt với chuyên ngành này rất phù hợp các bạn luôn phù hợp với các bạn có niềm đam mê, yêu thích ngoại ngữ và có khả năng sử dụng ngoại ngữ thành thạo.  

Xem thêm: Review đại học Lâm nghiệp: Giải đáp 1001 câu hỏi trong mùa tuyển sinh

III. Trường học viện tài chính có tốt không?

Có câu hỏi đặt ra là Học viện Tài chính có phải là nơi thực sự xứng đáng để cho các bạn sinh viên gửi gắm 4 năm thanh xuân của mình hay không? Nếu bạn đang là một thí sinh chuẩn bị cho kỳ thi THPTQG 2022 sắp tới, mà có nguyện vọng vào Học viện Tài Chính và còn những băn khoăn, thắc mắc về ngôi trường này. Vậy hãy cùng 123job trả lời câu hỏi trên thông qua những đánh giá và nhận định dưới đây nhé:

1. Đội ngũ giảng viên giỏi chuyên môn, giàu tâm huyết

Trường Học viện Tài Chính hay còn gọi là AOF thì hiện đang là một ngôi trường công lập thuộc top đầu về đào tạo trong lĩnh vực Tài chính – kế toán và rất có uy tín trong khu vực miền Bắc và ở quốc tế. Học viện Tài chính không chỉ hiện tại có một hệ thống chương trình đào tạo tốt,  hiện đại, linh hoạt mà còn có một đội ngũ giảng viên AOF chất lượng cao và cơ sở vật chất hiện đại.

Đội ngũ giảng viên Học viện Tài Chính giỏi chuyên môn, giàu tâm huyết

Đội ngũ giảng viên Học viện Tài Chính giỏi chuyên môn, giàu tâm huyết

Đội ngũ giảng viên của trường Học viện Tài chính luôn có chuyên môn cao, đồng thời luôn theo sát và sẵn sàng trợ giúp sinh viên những lúc khó khăn. Chính vì thế mà các giảng viên của AOF đều được công nhận là những nhà lãnh đạo trong chuyên môn, luôn mang đến những bài học và những trải nghiệm thực tế, bổ ích cho sinh viên Học viện Tài Chính. Các thầy cô luôn nhiệt tình và sẵn sàng giúp đỡ sinh viên cả trong những vấn đề học tập hay trong cuộc sống hàng ngày.

2. Có nên học học viện Tài Chính khi có một môi trường học tập tốt?

Môi trường học tập, cơ sở vật chất ở một trường đại học sẽ là điều kiện để quyết định trực tiếp đến thành tích học tập của sinh viên. Vậy theo các bạn, có nên theo học Học viện tài chính không?

Qua những thông tin đã biết ở trên thì Học viện Tài chính đang là môi trường top đầu về đào tạo trong lĩnh vực kinh tế, nên chắc chắn rằng sinh viên ở AOF đều là những người tài. Vì phần lớn sinh viên Tài chính đều có phải năng lực đặc biệt như khả năng ngoại ngữ, hay đạt điểm cao trong kỳ thi tuyển sinh đại học, như vậy họ đã vượt qua khó khăn và rất nhiều các ứng cử viên khác để có tấm vé trở thành một sinh viên Học viện Tài chính. Khi bước vào ngôi trường, bạn không chỉ ấn tượng bởi cơ sở vật chất của nhà trường và còn có thể bị ấn tượng vì dễ dàng bắt gặp hình ảnh những bạn sinh viên đang chăm chú học bài, thảo luận nhóm ở giảng đường tự học hay tại thư viện, đặc biệt là mùa thi cử. Được học tập tại một môi trường như vậy, có cơ sở vật chất như vậy, thì tất nhiên là bạn cũng sẽ có động lực để học tập, tích lũy cho mình nhiều kiến thức, kinh nghiêm hơn.

3. Nhiều hoạt động thể dục, thể thao

Trường Học viện Tài Chính ngoài việc tập trung vào việc nâng cao chất lượng đào tạo, cơ sở vật chất thì nhà trường cũng rất quan tâm đến việc tổ chức các phong trào thể dục thể thao cho sinh viên. AOF luôn luôn mong muốn mỗi sinh viên Học viện Tài Chính sẽ đều được phát triển cả về tri thức và thể chất. Nếu bạn đang là một người yêu thích thể thao thì AOF là môi trường lý tưởng và rất thích hợp với bạn. Các hoạt động thể dục thể thao trong Học viện Tài Chính rất đa dạng, từ chạy bộ, đá bóng, cầu lông, bóng rổ, bóng chuyền và bơi.

Học viện Tài Chính có nhiều hoạt động thể dục thể thaoHọc viện Tài Chính có nhiều hoạt động thể dục thể thao

4. Cơ hội việc làm cao

Sinh viên của Học viện Tài chính thì phần lớn ra trường sẽ có được việc làm sau 6 tháng, đây là một ưu điểm rất lớn khi bạn đăng ký nguyện vọng vào Học viện Tài chính trong kỳ thi tuyển sinh đại học. Trên thực tế thì ở AOF có rất nhiều bạn sinh viên Học viện Tài Chính tuy chưa ra trường nhưng cũng đã được các doanh nghiệp rất chào đón. Vì trường Học viện Tài Chính luôn là một trong những trường đào tạo hàng đầu về các lĩnh vực kế toán, ngân hàng, tài chính, vậy nên sinh viên tốt nghiệp từ trường AOF luôn được các nhà tuyển dụng đánh giá cao hơn khi tuyển dụng.

Xem thêm: Đại học Văn Lang: Một trong những trường dân lập tốt nhất TPHCM

IV. Học phí của học viện tài chính có cao không

Ngoài chất lượng đào tạo, cơ sở vật chất và điểm chuẩn Học viện Tài Chính ra thì còn có một điều rất nhận được sự quan tâm rất nhiều từ các bạn thí sinh đó chính là học phí Học viện Tài chính có cao không? Thì vấn đề học phí Học viện Tài chính cũng đang là một yếu tố quan trọng nếu như bạn nào muốn thi vào AOF bởi vì trường không đào tạo những chuyên ngành sư phạm miễn phí, mà đây là một trường kinh tế nên khả năng cao là học phí Học viện Tài Chính sẽ đắt đỏ nhưng đi kèm với điều đó là có chất lượng giáo dục, đào tạo tốt.

Theo những báo cáo thống kê của AOF thì mức học phí Học viện Tài chính trong năm 2017 và 2018 dành cho chương trình học đại trà thì tổng số tiền học phí trong 4 năm học khoảng 34.200.000 đồng và nghĩa là tính ra mỗi kỳ thì sinh viên Học viện Tài chính chỉ cần đóng khoảng 4.275.000 đồng. Còn nếu như bạn quyết định theo học chương trình chất lượng cao thì học phí Học viện Tài chính trong vòng 4 năm sẽ khoảng 144.000.000 đồng và tính ra mỗi kỳ bạn phải đóng 18.000.000 đồng.

Còn đối với chương trình liên kết đào tạo mỗi bên cấp một bằng của trường Học viện Tài chính kết hợp với trường Đại học Greenwich (Vương quốc Anh) thì mức học phí trong vòng 4 năm đại học sẽ được chia ra nếu bạn theo học 4 năm ở trong nước thì sẽ khoảng 260 triệu đồng, nghĩa là mỗi năm cần đóng 65 triệu đồng. Còn nếu bạn lựa chọn 3 năm học trong nước và 1 năm ở Anh thì sẽ phải đóng mức học phí trong vòng 4 năm khoảng 660 triệu đồng, nghĩa là 165 triệu đồng/ 1 năm.  

Học phí của học viện tài chính có cao không

Học phí của học viện tài chính có cao không

Vậy từ đó, ta tính ra được giá của mỗi tín chỉ Học viện Tài chính là 212.000 đồng/ 1 tín chỉ, vì vậy khi theo học tại Học viện Tài chính bạn nên học “cẩn thận” với những môn 3 tín chỉ vì nếu như số điểm của bạn không cao hoặc bạn thi trượt, thì sau đó bạn sẽ phải học cải thiện hay học lại vì thế bạn sẽ phải đóng lại tiền học lại môn đó thường thì sẽ lên tới 800.000 đến 1 triệu cho mỗi môn học đó.

Xem thêm: Bật mí những chuyện thú vị về ngôi trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP HCM

V. Tuyển sinh 2022: Học viện Tài chính tuyển 4.000 sinh viên đại học chính quy

Với 4.000 chỉ tiêu, Học viện Tài chính dành ít nhất 50% xét tuyển học sinh giỏi ở bậc THPT, chỉ tiêu còn lại chủ yếu dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển kết hợp. 

Về đối tượng tuyển sinh, trường tuyển thí sinh đã tốt nghiệp chương trình THPT của Việt Nam; đã tốt nghiệp trình độ trung cấp; đã tốt nghiệp chương trình THPT của nước ngoài ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam.

Về phương thức tuyển sinh, trường có 5 phương thức tuyển sinh gồm:

- Xét tuyển thẳng và ưu tiên cộng điểm theo quy định của Bộ GDĐT.

- Xét tuyển học sinh giỏi ở bậc THPT.

Theo đó, thí sinh được đăng ký vào tất cả ngành nếu tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic hoặc khoa học, kỹ thuật quốc tế; đoạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi và khoa học kỹ thuật cấp quốc gia, có môn thi hoặc nội dung đề tài dự thi về Toán, Lý, Hóa, Tin, Tiếng Anh, Ngữ văn.

- Xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022.

Theo đó, sinh phải đạt tổng điểm 3 môn thi thuộc một trong các tổ hợp đăng ký xét tuyển (đã cộng điểm ưu tiên) là từ 18 trở lên đối với chương trình chuẩn và 19 với chương trình nâng cao, không có môn nào từ 1 trở xuống.

- Xét tuyển kết hợp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế với kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021.

Theo đó, thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2021 phải có điểm thi hai bài Toán + Văn hoặc Toán + Lý hoặc Toán + Hóa từ 11 trở lên và có chứng chỉ IELTS tối thiểu 5.5, TOEFL iBT đạt 55, SAT 1050/1600 hoặc ACT tổi thiểu 22. Trong đó, chứng chỉ tiếng Anh quốc tế sẽ quy đổi sang thang điểm 10.

- Xét tuyển thí sinh tốt nghiệp chương trình THPT của nước ngoài.

8

7

9

Nguồn: Báo lao động

Xem chi tiết tại đây 

VI. Kết luận

Thông qua những thông tin trên về trường Học viện Tài Chính, điểm chuẩn Học viện Tài chính, cơ sở vật chất và tuyển sinh đại học của trường. Và các mức học phí trong Học viện Tài chính như thế nào mà 123job đã chia sẻ với bạn đọc. Rất hy vọng những thông tin trên do 123job đã cung cấp với bạn đọc về Học viện Tài chính sẽ hữu ích với bạn và chúc các bạn thí sinh đạt được kết quả tốt nhất trong kỳ thi THPTQG 2021 sắp tới.

Xem thêm: 

Review nhanh về trường đại học Tôn Đức Thắng - Có đáng để lựa chọn?

Có nên học trường đại học Lạc Hồng không? Cơ sở vật chất của trường?

Những điều thú vị về trường đại học Công nghiệp thực phẩm Hồ Chí Minh

Giải đáp thắc mắc: Có nên học ở trường đại học Hà Nội không?

Đại học Bách khoa Đà Nẵng và những điều thú vị cần biết