Các bạn có biết JSC là gì không? Thuật ngữ nghe tưởng chừng là quá xa lạ này thì hóa ra nó lại chính là cụm từ mà chúng ta có thể dễ dàng từng vô tình nghe ở đâu đó rồi hoặc là còn thậm chí bạn có biết chút ít về nó ở trong quá khứ rồi đó.
Nếu như bạn đang thắc mắc về JSC là gì, tại sao có thể kết luận được là bạn đã từng nghe và biết về nghĩa của thuật ngữ JSC là gì? Nó có liên quan như thế nào với công ty cổ phần? Đặc điểm của JSC là gì? Cơ cấu tổ chức quản lý của JSC là gì? Cũng như cách để phân biệt công ty trách nhiệm hữu hạn và JSC là gì? Vậy trong bài viết dưới đây 123job sẽ bật bí đến bạn đọc về JSC là gì và phân biệt nó với công ty trách nhiệm hữu hạn nhé.
I. Khái niệm về Công ty cổ phần (Joint Stock Company)
Đầu tiên cùng tìm hiểu về JSC là gì? Thì nó là công ty cổ phần và cách viết đầy đủ trong tiếng Anh là Joint Stock Company, còn viết tắt sẽ là JSC.
Khái niệm về Công ty cổ phần (Joint Stock Company)
Công ty cổ phần (JSC) là doanh nghiệp mà vốn điều lệ của công ty sẽ được chia thành nhiều phần bằng nhau và được gọi là cổ phần. Cá nhân hay là tổ chức mà sở hữu cổ phần của doanh nghiệp này thì sẽ được gọi là cổ đông và chịu trách nhiệm về các khoản nợ, cũng như các nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. (Theo Luật Doanh nghiệp 2005)
II. Đặc điểm của Công ty JSC là gì?
Dưới đây 123job sẽ chia sẻ với bạn về các đặc điểm của công ty JSC là gì:
- Vốn của công ty JSC được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần và nó được thể hiện dưới hình thức chứng khoán, được gọi là cổ phiếu. Người sở hữu cổ phiếu đó gọi là cổ đông, tức thành viên trong công ty JSC.
- Cổ đông thì hoàn toàn có thể là tổ chức, cá nhân; tuy nhiên số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và bất kể đó là pháp nhân hay thể nhân, đặc biệt là không có quy định về số lượng thành viên tối đa.
- Cổ đông hoàn toàn có quyền tự do trong việc chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều 119 và được quy định tại khoản 1 Điều 126 của Luật Doanh nghiệp 2014.
- Công ty JSC có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Công ty JSC có quyền được phát hành chứng khoán ra công chúng theo như quy định của pháp luật về chứng khoán.
Xem thêm: Công ty cổ phần là gì? Những đặc điểm của công ty cổ phần
II. Lợi thế và hạn chế của Công ty JSC là gì?
1. Lợi thế
Lợi thế của công ty JSC
- Chế độ trách nhiệm của công ty JSC là gì? Đó chính là trách nhiệm hữu hạn nên mức độ rủi ro của các cổ đông thấp và nó chỉ giới hạn ở số tiền đầu tư của họ thôi.
- Công ty JSC có thể tồn tại ổn định và lâu bền.
- Khả năng hoạt động của JSC rất rộng, ở trong hầu hết các lĩnh vực và ngành nghề.
- Cơ cấu vốn của JSC cũng hết sức linh hoạt và nó có khả năng huy động vốn rất cao đó là thông qua việc phát hành cổ phiếu ra công chúng nhé.
- Việc chuyển nhượng vốn trong công ty JSC thì tương đối dễ dàng.
2. Hạn chế
Theo như Giáo trình Quản trị kinh doanh, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân thì hạn chế của JSC là gì:
- Việc quản lý và điều hành công ty JSC rất phức tạp bởi vì số lượng các cổ đông lớn.
- Việc thành lập và cũng như quản lý phức tạp so hơn các loại hình công ty khác bời vì nó bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật và đặc biệt đó là về chế độ tài chính, kế toán đó.
Xem thêm: Công ty cổ phần là gì? Mẫu điều lệ công ty cổ phần mới nhất cho 2021
IV. Cơ cấu tổ chức quản lý của JSC là gì?
1. Mô hình tổ chức quản lý và hoạt động của JSC là gì?
Công ty cổ phần hoàn toàn có quyền lựa chọn việc tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình dưới đây, trừ trường hợp là pháp luật về chứng khoán có các quy định khác:
1. Mô hình thứ nhất là Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc/ Tổng giám đốc. Trường hợp công ty cổ phần mà có dưới 11 cổ đông và các cổ đông đều là các tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì nó không bắt buộc phải có Ban kiểm soát.
Mô hình tổ chức quản lý và hoạt động của JSC là gì
2. Mô hình thứ hai là Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc/ Tổng giám đốc. Trường hợp này sẽ có ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là các thành viên độc lập và nó phải có Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị. Các thành viên độc lập sẽ phải thực hiện chức năng giám sát và cũng như tổ chức thực hiện kiểm soát đối với việc quản lý và điều hành công ty.
Trường hợp mà chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc/ Tổng giám đốc sẽ là người đại diện theo pháp luật của công ty JSC; trường hợp mà Điều lệ không có quy định khác thì sẽ do Chủ tịch Hội đồng quản trị làm người đại diện theo pháp luật của công ty.
Trường hợp mà có hơn một người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc/ Tổng giám đốc đương nhiên sẽ là người đại diện theo pháp luật của công ty.
2. Đại hội đồng cổ đông
Đại hội đồng cổ đông thì nó bao gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết (trong đó bao gồm cổ đông phổ thông và cổ đông ưu đãi biểu quyết), nó là cơ quan quyết định cao nhất trong công ty cổ phần. Cổ đông nếu là tổ chức thì có quyền cử một hoặc là một số người đại diện theo sự uỷ quyền để thực hiện các quyền cổ đông của mình theo như quy định của pháp luật; trường hợp mà có nhiều hơn một người đại diện theo sự uỷ quyền được cử đi thì phải xác định cụ thể được số cổ phần và cũng như số phiếu bầu của mỗi người đại diện.
3. Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị sẽ là cơ quan quản lý của công ty, nó có toàn quyền nhân danh công ty để ra quyết định và cũng như thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công ty mà không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
Hội đồng quản trị sẽ có từ 3 đến 11 thành viên, nếu như điều lệ công ty có quy định cụ thể về số lượng thành viên của Hội đồng quản trị. Thành viên của Hội đồng quản trị sẽ không nhất thiết phải là cổ đông của công ty JSC.
4. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty JSC
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty JSC
Hội đồng quản trị sẽ bổ nhiệm một người ở trong số họ hoặc là thuê người khác làm Giám đốc/Tổng giám đốc. Giám đốc/ Tổng giám đốc sẽ là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty JSC; họ phải chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị; cũng như chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và cả trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao.
Trường hợp Điều lệ công ty mà không quy định Chủ tịch Hội đồng quản trị phải là người đại diện theo pháp luật, thì Giám đốc/Tổng giám đốc sẽ là người đại diện theo pháp luật của công ty JSC.
Nhiệm kỳ của Giám đốc/ Tổng giám đốc sẽ không quá 5 năm; hoàn toàn có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
5. Ban kiểm soát
Ban kiểm soát thì sẽ có từ 03 đến 05 thành viên nếu như Điều lệ công ty không có quy định khác; nhiệm kỳ của Ban kiểm soát thì sẽ không quá 5 năm và thành viên của Ban kiểm soát có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế nhé. Ban kiểm soát thì sẽ có hơn một nửa số thành viên phải thường trú ở Việt Nam. Trưởng Ban kiểm soát phải sẽ là kế toán viên hoặc là kiểm toán viên chuyên nghiệp và họ phải làm việc chuyên trách ở tại công ty, trừ trường hợp mà Điều lệ công ty có quy định tiêu chuẩn khác cao hơn.
Xem thêm: Phân loại mẫu sơ đồ tổ chức công ty phổ biến nhất hiện nay
V. Điểm khác biệt giữa Công ty trách nhiệm hữu hạn và JSC là gì?
Nhiều người thắc mắc rằng “Điểm khác biệt lớn giữa công ty trách nhiệm hữu hạn và JSC là gì?”. Đó chính là công ty trách nhiệm hữu hạn sẽ chỉ phát cổ tức cho bạn bè hoặc những người thân quen. Còn công ty cổ phần sẽ phát hành ra ngoài cho công chúng nhé. Chính bởi vì quy mô lớn hơn thế nên công ty JSC có thể huy động được nhiều nguồn vốn hơn đấy. Giá của mỗi cổ tức ở công ty trách nhiệm hữu hạn sẽ chỉ có những cổ đông mới biết. Còn giá của cổ tức ở công ty JSC sẽ được niêm yết ở trên sàn và để công chúng biết.
Điểm khác biệt giữa Công ty trách nhiệm hữu hạn và JSC là gì
Nếu như bạn mở công ty JSC thì hàng tháng bạn sẽ phải đưa ra báo cáo kinh doanh đấy. Việc công ty đối thủ của bạn có thể nắm được tình hình công ty bạn và cũng như nguy cơ để mất quyền vào trong tay người khác cũng dễ xảy ra hơn đó. Vì thế bạn phải luôn luôn xây dựng và cũng như duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các nhóm cổ đông nhé. Tránh rơi vào thế bị động bởi vì doanh nghiệp do bạn dựng xây hoàn toàn có thể rơi vào tay chủ mới bất cứ lúc nào đấy. Tuy nhiên, với công ty JSC thì sẽ được quảng cáo miễn phí.
VI. Kết luận
Qua những thông tin trên đã giải thích cho các bạn biết được thuật ngữ JSC là gì, đặc điểm của JSC là gì, lợi thế và hạn chế của JSC là gì, cũng như cơ cấu tổ chức quản lý của JSC là gì, điểm khác biệt giữa công ty trách nhiệm hữu hạn và JSC là gì. Rất mong những thông tin trên do 123job cung cấp về công ty cổ phần hay JSC là gì và công ty trách nhiệm hữu hạn sẽ thật hữu ích với bạn đọc!