Môi trường marketing bao gồm nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quyết định hoạch định chiến lược Marketing của doanh nghiệp. Đó có thể là những điều tổ chức có thể trực tiếp tác động hoặc không. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về điều này trong bài viết dưới đây nhé!
Tùy thuộc vào mục đích kinh doanh và đặc điểm ngành hàng để doanh nghiệp tiến hành nghiên cứu các vấn đề khác nhau trong môi trường marketing. Thông thường, với các tập đoàn lớn, họ cần tìm hiểu nhiều yếu tố hơn các tổ chức kinh doanh nhỏ lẻ. Đây đều là những khía cạnh trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty.
I. Môi trường Marketing là gì?
Môi trường marketing là sự kết hợp của các yếu tố bên ngoài và bên trong doanh nghiệp có ảnh hưởng đến tích cực hoặc tiêu cực đến hoạt động marketing của họ. Các yếu tố này luôn vận động biến đổi tạo nên những điều kiện kinh doanh mới cho mỗi doanh nghiệp.
Môi trường tiếp thị của một doanh nghiệp bao gồm môi trường bên trong và bên ngoài. Môi trường bên trong là đặc thù của công ty bao gồm chủ sở hữu, công nhân, máy móc, vật liệu… Môi trường bên ngoài được chia thành hai phần là vi mô và vĩ mô.
- Môi trường vi mô bao gồm các yếu tố tham gia vào việc sản xuất, phân phối và thúc đẩy việc cung cấp.
- Vĩ mô hay môi trường rộng lớn bao gồm các lực lượng xã hội lớn hơn ảnh hưởng đến toàn xã hội. Môi trường vĩ mô bao gồm: nhân khẩu học, kinh tế, khoa học – công nghệ, chính trị – pháp luật, văn hóa xã hội.
Môi trường marketing của một công ty bao gồm các tác nhân và lực lượng bên ngoài tiếp thị ảnh hưởng đến khả năng quản lý tiếp thị để xây dựng và duy trì mối quan hệ thành công với khách hàng mục tiêu – Philip Kotler.
Xem thêm: 24 cuốn sách marketing giúp marketer bứt phá và thành công
II. Tổng quan
Mục tiêu cơ bản trong kinh doanh là thu lợi nhuận. Nhiệm vụ chính của hệ thống quản trị marketing nhằm đảm bảo sản xuất ra những mặt hàng hấp dẫn đối với khách hàng. Những thành công của sự chỉ đạo marketing còn phụ thuộc vào hoạt động của đối thủ cạnh tranh, sự tác động của những người môi giới và khách hàng mục tiêu.
Các lực lượng tác dụng trong môi trường marketing ở cấp vi môi bao gồm: công ty, lực lượng cung ứng, các đối thủ cạnh tranh, môi giới marketing, khách hàng và công chúng mục tiêu.
Nhà quản trị không chỉ coi trọng thị trường mục tiêu mà còn cần để ý đến các yếu tố khác trong môi trường marketing. Để hiểu hơn về điều này, 123job.vn xin phân tích về một doanh nghiệp chuyên sản xuất xe đạp.
Xem thêm: Strategy là gì? Tìm hiểu một số khái niệm liên quan tới marketing strategy
III. Các yếu tố trong môi trường marketing của doanh nghiệp
(Để giúp khách hàng hiểu hơn về các yếu tố thuộc môi trường vi mô, 123job.vn sẽ phân tích một doanh nghiệp kinh doanh sản xuất xe đạp)
1. Công ty
Công ty là vấn đề đâu tiên bạn phải nghiên cứu kỹ trước khi thực hiện chiến lược kinh doanh hay marketing cụ thể. Giả sử có một công ty chuyên sản xuất xe đạp và các phụ tùng đi kèm.
Khi đề xuất các kế hoạch marketing, những người lãnh đạo (CMO hoặc CEO) của công ty phải quan tâm đến lợi ích của ban lãnh đạo, hội đồng quản trị, nhân viên đến từ đơn vị và phòng ban khác nhau. Đây là những yếu tố quan trọng thuộc cấp độ doanh nghiệp/ công ty trong môi trường marketing. Cụ thể, vai trò của các bộ phần, phòng ban được thể hiện như sau:
- Phòng tài chính: Hoạch định các vấn đề về nguồn vốn và việc sử dụng vốn.
- Phòng kế toán: Xử lý các vấn đề về doanh thu, tiền lương nhân công, chi phí các bộ phận. Ngoài ra, giúp bộ phận marketing hiểu tình hình triển khai các hoạt động hiện tại.
- Phòng nghiên cứu sản phẩm: tiến hành sáng tạo các mẫu thiết kế xe đạp mới để đáp ứng tốt hơn như cầu của khách hàng.
- Phòng cung cấp vật tư: Đảm bảo tiến trình sản xuất diễn ra bình thường, doanh nghiệp đủ sản phẩm cung cấp cho thị trường.
- Phòng Marketing: Nghiên cứu thị trường và tìm hiểu về môi trường marketing để đề xuất và triển khai các chiến dịch phù hợp tác động đến khách hàng.
Sự phối hợp “nhịp nhàng” và chuyên nghiệp giữa các phòng ban trong công ty góp phần giúp các hoạt động kinh doanh diễn ra hiệu quả. Có thể ví mỗi bộ phận như một mắt xích trong dây chuyền sản xuất.
2. Những người cung ứng
Đơn vị cung ứng có thể là một tổ chức, một doanh nghiệp, hộ kinh doanh hoặc cá nhân. Nhiệm vụ của họ trong môi trường marketing nhằm cung cấp cho doanh nghiệp các thiết bị, nguồn nguyên liệu, vật tư để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường.
Chẳng hạn, các nguyên liệu, vật tư cần thiết cho doanh nghiệp sản xuất xe đạp bao gồm: thép, nhôm, vỏ xe, đệm, phanh, chân chống… Bên cạnh đó, công ty cần nguồn nhân công sản xuất, các thiết bị, máy móc lắp ráp…
Vai trò của những người cung ứng trong môi trường marketing là gì?
Những hoạt động diễn ra trong môi trường “người cung ứng” có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động marketing. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến giá bán xe đạp. Thiếu nguyên liệu sản xuất hay nhân công lao động có thể làm rối loạn về cung ứng và lịch gửi xe đạp cho khách đặt hàng. Trong kế hoạch ngắn hạn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiêu thụ và trong kế hoạch dài hạn sẽ làm mất đi sự trung thành khách hàng đối với công ty.
3. Trung tâm môi giới marketing
Nhân tố thứ 3 trong môi trường marketing là những người môi giới. Họ là những công ty hỗ trợ sự phát triển cho doanh nghiệp, giúp tiêu thụ và phổ biến hàng hóa để khách hàng biết đến thương hiệu nhiều hơn. Nhờ vậy, khả năng tiêu thụ sản phẩm sẽ tăng cao. Có 4 đơn vị môi giới chính là: Người môi giới thương mại, công ty tổ chức lưu thông hàng hóa, các công ty giải pháp marketing (hay còn gọi là Agency) và các tổ chức tài chính tín dụng.
4. Những người môi giới thương mại.
Những người môi giới thương mại là những công ty kinh doanh hỗ trợ công ty tìm kiếm khách hàng, thậm chí trực tiếp bán sản phẩm cho doanh nghiệp.
Vai trò của những người môi giới thương mại là gì? Nguồn môi giới thương mại có thể mang lại những cam kết chắc chắn đến khách hàng. Đây là những điều kiện thuận tiện về địa điểm, thời gian và thủ tục mua hàng với chi phí thấp hơn trong trường hợp công ty tự nỗ lực thực hiện.
Họ thực hiện điều này bằng việc có hệ thống kho bãi phân phối đến nhiều địa điểm khác nhau, gần đến người tiêu dùng. Điều kiện thuận lợi về thời gian được tạo ra nhờ tính đảm bảo luôn có xe đạp vào những thời điểm người tiêu dùng muốn mua. Quá trình thực hiện thủ tục mua hàng và ký hợp đồng chuyển giao diễn ra nhanh và thuận lợi. Nếu như công ty muốn tự đảm bảo những điều kiện thuận tiện nêu trên thì phải đầu tư, tổ chức hệ thống kênh phân phối toàn quốc. Điều này cần một sự đầu tư lớn. Do đó, công ty thường tìm đến các đơn vị môi giới thương mại (cửa hàng, trung tâm buôn bán) để tiết kiệm chi phí.
5. Các tổ chức dịch vụ marketing.
Các tổ chức dịch vụ marketing phổ biến hiện nay gồm:
- Đơn vị nghiên cứu marketing
- Công ty quảng cáo
- Công ty cung cấp giải pháp marketing
- Các đơn vị này nhằm đem đến sự định hướng trong chiến lược marketing cho doanh nghiệp và giúp học tiêu thụ sản phẩm tốt hơn.
Doanh nghiệp hiểu nhu cầu của tổ chức để xác định có nên sử dụng thêm các dịch vụ marketing bên ngoài hay tự mình thực hiện hoạt động này. Sau khi lựa chọn đơn vị cung ứng bên ngoài, bạn cần có bảng chỉ tiêu công việc cụ thể để đảm bảo hoạt động hiệu quả hơn trong kinh doanh. .
6. Các tổ chức tài chính - tín dụng
Với các đơn vị thiếu vốn kinh doanh, đầu tư, thành tố môi trường marketing này sẽ giúp họ triển khai hoạt động sản xuất và cung ứng hàng hóa tốt hơn. Các đơn vị tài chính - tín dụng gồm công ty bảo hiểm, ngân hàng với dịch vụ hỗ trợ nguồn tiền…
Phần lớn các công ty và khách hàng khó có thể bỏ qua sự giúp đỡ của các tổ chức tài chính - tín dụng khi đầu tư cho hoạt động kinh doanh của mình. Việc tăng giá tín dụng và/hay thu hẹp khả năng tín dụng có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả của hoạt động marketing của công ty. Để giảm khả năng xảy ra điều này, công ty cần thiết lập mối liên hệ bền vững với những tổ chức tài chính tín dụng quan trọng nhất đối với mình.
7. Khách hàng
Khách hàng là người trực tiếp đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Do đó, nghiên cứu khách hàng là điều không thể thiếu trong kinh doanh. Có 5 dạng thị trường nổi bật trong môi trường marketing:
- Thị trường người tiêu dùng: Những người mua hàng hóa để sử dụng mục đích tiêu dùng của bản thân
- Thị trường các nhà sản xuất: Đây là các tổ chức, đơn vị mua hàng hóa, dịch vụ marketing nhằm mục đích sử dụng trong hoạt động sản xuất.
- Thị trường nhà bán buôn trung gian: Đơn vị phân phối trung gian, hoạt động kinh doanh dựa trên việc phân phối sản phẩm và kiếm thêm một nguồn lợi nhuận từ mỗi sản phẩm bán thành công.
- Thị trường của các cơ quan Nhà nước: Những tổ chức mua hàng và dịch vụ để sử dụng trong lĩnh vực dịch vụ công cộng hoặc chuyển giao hàng hóa.
- Thị trường quốc tế: Những người mua hàng ở doanh nghiệp nước ngoài bao gồm người tiêu dùng, nhà sản xuất trung gian và các cơ quan Nhà nước ở nước ngoài (không tính cơ quan trực thuộc doanh nghiệp đó)
Khách hàng đóng vai trò quan trọng trong môi trường marketing
8. Đối thủ cạnh tranh
Mọi công ty đều có rất nhiều đối thủ cạnh tranh khác nhau. Giả sử rằng CMO - người quyết định các chiến lược marketing muốn tìm hiểu về chiến dịch đối thủ cạnh tranh của công ty đạng thực hiện. Cách tốt nhất để làm việc này là tiến hành nghiên cứu nghiên cứu thị trường mà cụ thể là xem quyết định mua xe đạp của khách hàng diễn ra như thế nào.
Người nghiên cứu có thể phỏng vấn cá nhân sinh viên mối lên đại học - người đang có ý định tiêu một món tiền nhất định. Anh ta suy nghĩ một vài phương án hành động, trong đó có việc mua phương tiện đi lại, mua một dàn nghe nhạc hay tham gia một chuyên du lịchnước ngoài. Đó là những mong muốn cạnh tranh hay là mong muốn mà người tiêu dùng có thể thỏa mãn.
Giả sử rằng anh ta quyết định sẽ cải thiện vấn đề di chuyển của mình. Trước mắt anh ta có một số phương án: mua xe hơi, mua ô tô, mua xe đạp. Đó là những phương án cạnh tranh. Hay còn được hiểu là giải pháp thay thế nếu như không đi xe đạp. Trong trường hợp, xe đạp là lựa chọn tốt nhất. Doanh nghiệp cần quan tâm đến những vấn đề khác của anh chàng sinh viên này như:
- Loại xe đạp yêu thích
- Màu sắc xe: một màu hay đan xen nhiều màu
- Giá tiền: Các mức giá khác nhau dành cho những khách hàng có khả năng chi trả khác nhau
- Tính năng đặc biệt muốn có: Xe đi lại thông thường hay xe đạp leo núi, xe chạy bộ…
- Tốc độ: Tốc độ nhanh, chậm…
Tiếp đến, công ty cần cân nhắc đến các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh có thể đáp ứng nhu cầu này. Và tìm kiếm sự khác biệt ở thương hiệu mình. Đây là cách tốt nhất để bạn hiểu về khách hàng và khiến họ yêu thích sản phẩm của doanh nghiệp.
9. Công chúng trực tiếp
Trong thành phần môi trường marketing một yếu tố không thể không nhắc đến chính là công chúng trực tiếp. Đây là nhóm bất kỳ - họ tỏ ra quan tâm và thích thú đến sản phẩm/ thương hiệu. Họ có thể là nhóm tham khảo của khách hàng - người trực tiếp mua hàng tại doanh nghiệp của bạn.
Công chúng trực tiếp có thể hỗ trợ hoặc đôi khi chống lại nỗ lực của công ty đối với thị trường. Công chúng tích cực là nhóm quan tâm đến công ty với thái độ thiện chí như yêu thích, ủng hộ thương hiệu. Công chúng tìm kiếm là đối tượng để công ty tìm kiếm sự quan tâm và vấn đề của họ, nhưng khó tìm hiểu được thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.
Các loại công chúng trực tiếp trong môi trường marketing?
Nhóm công chúng tiếp theo là công chúng không mong muốn. Đây là nhóm mà công ty cố gắng thu hút sự chú ý của họ và cần để ý đến sự hiện diện của họ (Chẳng hạn nhóm người tiêu dùng tẩy chay). Thái độ của nhóm này có thể ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu của tổ chức. Công ty có thể xây dựng kế hoạch marketing cho tất cả các công chúng trực tiếp. Để thu hút được thiện cảm, các lời ca tụng hay hoạt động tiêu dùng sản phẩm, hàng hóa, doanh nghiệp cần thực hiện chiến dịch marketing hấp dẫn.
Hiện nay, có 7 nhóm công chúng trực tiếp, bao gồm:
- Giới tài chính: Thường là các ngân hàng, đơn vị công ty đầu tư, cổ đông công ty… Họ có ảnh hưởng đến khả năng đảm bảo nguồn vốn của doanh nghiệp.
- Công chúng trực tiếp thuộc các cơ quan Nhà nước: Ban lãnh đạo ép buộc chú ý đến tất cả những gì xảy ra trong lĩnh vực Nhà nước. Do đó, nhà quản trị doanh nghiệp đều cần để ý đến chính sách, quy định luật pháp và động thái thiết lập từ chính quyền.
- Các nhóm công dân hành động: Họ là người bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, các đơn vị kiểm kê chất lượng hàng hóa, sản phẩm hay công ty bảo vệ môi trường.
- Công chúng trực tiếp địa phương: Mọi công ty đều có quan hệ với công chúng trực tiếp địa phương. Để làm việc với nhân viên địa phương, các công ty lớn thường cử một cán bộ chuyên trách về việc quan hệ với địa phương. Điều này là một cách PR gián tiếp cho thương hiệu và đem lại sự uy tín với giới địa phương.
- Quần chúng đông đảo: Công ty cần phải theo dõi chặt chẽ thái độ của quần chúng đông đảo đối với hàng hóa và hoạt động Marketing của doanh nghiệp.
- Công chúng trực tiếp nội bộ: Bao gồm công nhân viên chức, tình nguyện viên,CEO, CMO, BM, các ủy viên Hội đồng giám đốc của công ty. Thông thường, doanh nghiệp sẽ thực hiện các hoạt động truyền thông nội bộ để phục vụ nhóm công chúng này.
Xem thêm: Kỹ năng nghiên cứu và phân tích thị trường dành cho dân Marketing
IV. Tầm quan trọng của môi trường marketing
Mỗi doanh nghiệp, bất kể lớn hay nhỏ, thì hoạt động trong môi trường marketing cũng đều vô cùng quan trọng. Sự tồn tại hiện tại và tương lai của doanh nghiệp, lợi nhuận, hình ảnh và định vị phụ thuộc vào môi trường bên trong và bên ngoài của nó. Môi trường kinh doanh là một trong những khía cạnh năng động nhất của doanh nghiệp.
Để hoạt động và tồn tại lâu trên thị trường, người ta phải hiểu và phân tích môi trường marketing và các thành phần của nó đúng cách.
- Cần thiết cho việc lập kế hoạch
Sự hiểu biết về môi trường bên ngoài và bên trong là điều cần thiết để lập kế hoạch cho tương lai. Một nhà tiếp thị cần phải nhận thức đầy đủ về kịch bản hiện tại, sự năng động và dự đoán tương lai của môi trường tiếp thị nếu anh ta muốn kế hoạch của mình thành công.
Kiến thức thấu đáo về môi trường tiếp thị giúp các nhà tiếp thị thừa nhận và dự đoán những gì khách hàng thực sự muốn. Phân tích chuyên sâu về môi trường tiếp thị giúp giảm (và thậm chí loại bỏ) “tiếng ồn” giữa nhà tiếp thị và khách hàng và giúp nhà tiếp thị hiểu rõ hơn hành vi của người tiêu dùng .
Đột nhập vào các thị trường mới và tận dụng các xu hướng mới đòi hỏi nhiều kiến thức về môi trường tiếp thị. Nhà tiếp thị cần nghiên cứu về mọi khía cạnh của môi trường để tạo ra một kế hoạch hoàn hảo.
Kiến thức vững chắc về môi trường thị trường thường mang lại lợi thế đầu tiên cho nhà tiếp thị vì anh ta đảm bảo rằng doanh nghiệp của mình an toàn trước các mối đe dọa trong tương lai và khai thác các cơ hội trong tương lai.
- Hiểu các đối thủ cạnh tranh
Mỗi ngách có những người chơi khác nhau chiến đấu cho cùng một vị trí. Hiểu rõ hơn về môi trường tiếp thị cho phép nhà tiếp thị hiểu thêm về các cuộc thi và về những lợi thế của các đối thủ cạnh tranh với doanh nghiệp của mình và ngược lại.
Xem thêm: Bí quyết xây dựng chiến lược marketing cho doanh nghiệp khởi nghiệp
V. Kết luận
Môi trường marketing là tổng thể mối quan hệ có tác động qua lại giữa các yếu tố. Một doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường cần phải có chiến lược kinh doanh chuyên nghiệp dựa trên việc tìm hiểu, nghiên cứu các thành tố này. Hy vọng bài viết này đã đem đến nhiều kiến thức bổ ích cho bạn!