Dịch COVID-19 hiện vẫn đang lây lan mạnh ở nhiều quốc gia, trong khi đối tượng trẻ em chưa được tiêm chủng nhiều. Do đó việc tiêm chủng cho trẻ em là cần thiết, chúng ta cùng tìm hiểu về tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ trong bài viết dưới dây.
Loại vaccine tiêm cho trẻ an toàn? Tiêm chủng rộng rãi ngừa COVID-19 là một công cụ quan trọng để bảo vệ tốt nhất mọi người khỏi COVID-19 và những biến chứng liên quan đến COVID-19. Trẻ nhỏ và thanh thiếu niên đã tiêm chủng đầy đủ có thể quay lại hoạt động mà họ đã làm trước đại dịch một cách an toàn. Tìm hiểu về những lầm tưởng và sự thật hay có lời giải đáp từ các câu hỏi thường gặp về tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em hay loại vaccine tiêm cho trẻ. Trong bài viết này chúng ta cùng đi tìm hiểu những điều cần biết khi tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em và vaccine tiêm cho trẻ.
I. Trẻ em có nguy cơ gì trước đại dịch COVID-19?
Cũng như những virus gây bệnh đường hô hấp khác, khi trẻ nhiễm SARS-CoV-2 cũng đối diện với nguy cơ: Viêm phổi, suy hô hấp, nhiễm trùng xoang hoặc tai và đặc biệt là hội chứng viêm đa cơ quan có thể sẽ dẫn đến tử vong.
Tuy nhiên, so với người lớn, khi trẻ em bị mắc COVID-19 thì triệu chứng thường nhẹ và nhanh khỏi hơn. Những trẻ có nguy cơ trở nặng thường là những trẻ có bệnh nền, chẳng hạn như:
- Tiền sử bệnh lý phức tạp.
- Bệnh nền thần kinh, rối loạn chuyển hóa.
- Bệnh tim bẩm sinh.
- Béo phì.vaccine COVID-19 cho trẻ em
- Bệnh đái tháo đường.
- Bệnh hen suyễn hoặc những bệnh phổi mạn tính khác.
- Bệnh hồng cầu hình liềm.
- Suy giảm miễn dịch.
II. Tại sao trẻ em và thanh thiếu niên nên được tiêm phòng COVID-19
Tại Hoa Kỳ có khoảng hơn 28 triệu trẻ em trong độ tuổi từ 5 đến 11 tuổi và trong đại dịch đã có gần 2 triệu trường hợp mắc COVID-19 ở trong nhóm tuổi này. COVID-19 có thể làm cho trẻ bị bệnh nặng và buộc chúng phải nhập viện. Trong một số tình huống, những biến chứng do lây nhiễm có thể dẫn đến tử vong.
Trẻ em có thể nhiễm bệnh COVID-19 như người lớn và có thể là:
- Bị mắc bệnh nặng do COVID-19
- Các biến chứng ngắn hạn và lâu dài bởi COVID-19
- Lây COVID-19 sang cho người khác, bao gồm tại nhà và trường học
Tính đến giữa tháng 10 năm 2021, trong số trẻ em từ 5 đến 11 tuổi đã có hơn 8.300 ca nhập viện liên quan đến COVID-19 và gần 100 ca tử vong vì COVID-19. Trên thực tế, COVID-19 được xếp là một trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho trẻ từ 5 đến 11 tuổi.
Trẻ em bị nhiễm COVID-19 cũng có thể bị những biến chứng nghiêm trọng như hội chứng viêm đa hệ thống (MIS-C), một bệnh trong đó những bộ phận cơ thể khác nhau bị viêm, bao gồm tim, phổi, thận, da, não, mắt hoặc một số cơ quan tiêu hóa. Kể từ khi bắt đầu đại dịch COVID-19, hơn 2.300 ca MIS-C đã được báo cáo ở trẻ em từ 5 cho đến 11 tuổi. Trẻ em với các bệnh nền có nhiều nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng do COVID-19 hơn so với những trẻ em không có bệnh nền.
Xem thêm: Những lưu ý trước khi tiêm vaccine phòng Covid-19 bạn phải biết
Lí do nên tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em
III. Tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em ở những độ tuổi nào theo quy định của Bộ Y tế?
Nhịp sống bình thường mới trở lại, việc hoạt động giao tiếp và di chuyển xã hội tăng, nhiều trường học chuẩn bị phương án cho học sinh quay lại trường an toàn, lúc này, vấn đề triển khai tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em nhận được sự quan tâm của hàng triệu bậc phụ huynh.
Tổ chức Y tế Thế giới và CDC Hoa Kỳ nhấn mạnh về ý nghĩa của việc tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em khi góp phần gia tăng tỷ lệ bao phủ miễn dịch cộng đồng, tiến tới khống chế đại dịch Covid-19 trong tương lai. Ngày 14/10/2021, Bộ Y tế có văn bản số 8688/BYT-DP về việc hướng dẫn tiêm phòng cho trẻ em từ 12-17 tuổi (từ lớp 6 đến lớp 12) gửi Sở Y tế những tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur. Trong đó, việc thực hiện tiêm vacxin cho trẻ sẽ theo lộ trình từ lứa tuổi cao đến thấp, tiêm trước cho lứa trẻ tuổi từ 16 – 17 tuổi và hạ dần độ tuổi.
Theo đó, trẻ từ 12-17 tuổi sẽ bắt đầu được tiêm phòng cho trẻ mũi 1 vắc xin Covid-19 từ tháng 10/2021 nếu đảm bảo đủ điều kiện tiêm vacxin cho trẻ. Các Sở Y tế từng địa phương sẽ phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo rà soát, lập danh sách tiêm vacxin cho trẻ đang đi học từ lớp 6 đến hết lớp 12. Đối với trẻ em thuộc lứa tuổi này nhưng không đi học thì phối hợp với chính quyền địa phương để lập danh sách.
Việc tổ chức tiêm thực hiện theo hình thức chiến dịch tại những cơ sở tiêm chủng cố định, tại điểm tiêm lưu động và trường học (đối với địa bàn tổ chức được học tập trung tại trường) thì theo quy định tại mục III Hướng dẫn tổ chức buổi tiêm chủng vacxin phòng Covid-19 ban hành kèm theo Quyết định số 3588/QĐ-BYT ngày 26/7/2021 của Bộ Y tế.
Chia sẻ về việc tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em, PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp những sự kiện y tế công cộng cho biết, Việt Nam cần phải tiếp tục đẩy mạnh tốc độ tiêm chủng, để sớm đạt được 70% dân số tiêm vắc xin. Đặc biệt, phải triển khai tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em. Chỉ khi đó, đất nước chúng ta mới tiến tới đạt miễn dịch cộng đồng. “Hiện nay, thế giới đã có nhiều loại vaccine tiêm cho trẻ em. Thủ tướng cũng đã có chỉ đạo khẩn trương tiêm phòng cho trẻ em, vì vậy tôi cho rằng, việc tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em sớm được triển khai”, PGS. TS Trần Đắc Phu nhấn mạnh.
Tỷ lệ trẻ em tử vong do Covid-19 không cao hơn so với người lớn nhưng ảnh hưởng về lâu dài của dịch bệnh với thể chất, tinh thần của trẻ, dù chưa được nghiên cứu kỹ. Hiện nay, những nước đã tiêm vacxin cho trẻ em 12-18 tuổi. Một số nước cũng tiêm phòng cho trẻ 5-12 tuổi, thậm chí từ 2 tuổi trở lên. Mỹ đã tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em từ 12 đến 17 tuổi. Vaccine Pfizer đang thử nghiệm tiêm cho trẻ khoảng từ 5 - 11 tuổi. Vaccine của Cuba có thể tiêm cho trẻ từ 2 tuổi trở lên và đã triển khai ở tại nước này.
Theo báo cáo của Bộ Y tế, trong số những ca Covid-19 ghi nhận tại Việt Nam, tỷ lệ mắc của nhóm 0-2 tuổi là 2,5%; 3-12 là 8,9%; 13-17 tuổi là 5,7%. Tỷ lệ tử vong ở nhóm 0-2 tuổi là 0,19%; 3-12 là 0,06%; từ 13-17 tuổi là 0,09%. Có thể thấy, mặc dù ít bị mắc Covid-19 hơn so với người lớn nhưng trẻ vẫn có thể mắc và lây bệnh cho người khác.
Xem thêm: Các cách phòng Covid cho trẻ mà các bậc phụ huynh cần phải biết
IV. Tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em cần chú ý những gì?
Theo thống kê, cả nước hiện đang có 8.1 triệu trẻ em từ 12-17 tuổi (thấp hơn so với số ước tính trước đây). Bộ Y tế đặt mục tiêu phấn đấu trong quý IV năm 2021 sẽ tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em đủ 2 cho 95% trẻ trong lứa tuổi này.vaccine COVID-19 cho trẻ em
Điều cần lưu ý đầu tiên để trẻ từ 12-17 tuổi được thực hiện tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em là cha mẹ, người giám hộ của trẻ cần ký phiếu đồng ý tiêm vacxin cho trẻ theo mẫu ban hành kèm theo Công văn 8688/BYT-DP.
Trước khi tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em, trẻ nên ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc, uống đủ nước, không sử dụng chất kích thích, tuân thủ các quy định phòng chống dịch như: khai báo y tế trước khi vào cơ sở tiêm chủng, đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn tay thường xuyên, hạn chế nói chuyện, tiếp xúc với những người khác tại điểm tiêm chủng và đảm bảo khoảng cách theo quy định.
Để đảm bảo an toàn cho trẻ khi thực hiện chủng ngừa, chuyên gia y tế nhấn mạnh việc sàng lọc các trường hợp trẻ có bệnh nền, có tiền sử dị ứng, phản vệ với thuốc, vacxin hoặc bất kỳ dị nguyên nào khác trước khi tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em là rất quan trọng. Về tinh thần chung, tất cả những loại vắc xin đều phải thận trọng, không riêng vaccine pfizer hay vacxin Covid-19.
Sau khi tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em, trẻ phải ở lại cơ sở tiêm chủng ít nhất 30 phút để theo dõi tình trạng sức khỏe nhằm phát hiện và xử trí kịp thời các dấu hiệu bất thường. Ngoài ra, trẻ cần tiếp tục tự theo dõi ít nhất 7-28 ngày sau khi tiêm tại nhà, thông báo bác sĩ ngay nếu có biểu hiện nổi mề đay, mệt tức ngực, khó thở, choáng váng, đau bụng nhiều…
Cơ thể trẻ tiêu thụ năng lượng rất lớn khiến bản thân dễ bị mệt sau khi tiêm vacxin. Nếu thêm việc vận động mạnh, chạy nhảy quá sức thì cơ thể càng mệt hơn.
Vì thế khi đưa trẻ đi tiêm phòng Covid-19 về, người nhà phải dặn dò, hạn chế hoạt động của trẻ để kiểm soát, phát hiện sớm những bất thường về tình trạng sức khỏe, đồng thời đảm bảo dinh dưỡng đủ và lành mạnh”, Bác sĩ Trương Hữu Khanh chia sẻ thêm.
Xem thêm: Vaccine Sputnik-V là gì? Mức độ an toàn, hiệu quả của vaccine covid của Nga
V. Nên chọn loại vaccine tiêm cho trẻ nào an toàn theo Bộ Y tế?
Trong cuộc chiến với đại dịch Covid-19 hiện nay, vaccine Covid-19 được xem là “chìa khóa” quan trọng để người dân thích ứng trong tình hình mới. CDC (Mỹ) khẳng định vacxin Covid-19 an toàn và hiệu quả. Tiêm vaccine không chỉ giúp trẻ giảm nguy cơ mắc Covid-19, ngăn ngừa sự lây lan, không trở nặng, hạn chế tối đa nguy cơ chăm sóc hay điều trị khẩn cấp và tử vong mà còn giúp trẻ được trở lại với các hoạt động bình thường tại trường học và với bạn bè.
Vaccine Covid-19 được dùng tiêm cho trẻ là loại đã được Bộ Y tế phê duyệt sử dụng cho lứa tuổi từ 12 đến 17 tuổi. Theo công văn số 3522/KH-BCD của Ban chỉ đạo Phòng chống dịch Covid-19 với những loại vaccine đã được Bộ Y tế phê duyệt sử dụng cho lứa tuổi từ 12 đến 17 tuổi, theo hướng dẫn của nhà sản xuất và Bộ Y tế. Phụ huynh hoặc người giám hộ cần ký vào phiếu đồng ý tiêm chủng. Trẻ được khám sàng lọc trước khi tiêm, theo dõi, chăm sóc sau khi tiêm chủng theo hướng dẫn. Vaccine được sử dụng 2 liều cơ bản/ đối tượng và tiêm chủng cùng 1 loại vaccine. TP.HCM dự kiến tiêm cho 780.000 trẻ trong độ tuổi này sinh sống hay học tập trên địa bàn.
UBND TP.HCM đã ban hành khẩn Kế hoạch tổ chức tiêm chủng vaccine COVID-19 cho trẻ em từ 12 đến 17 tuổi tại thành phố, được thực hiện theo thứ tự độ tuổi giảm dần và theo tiến độ cung ứng vaccine, tình hình dịch bệnh tại địa phương.
Theo Bộ Y tế, trẻ em có thể được tiêm vaccine Covid-19 tại các Trung tâm tiêm chủng, những điểm tiêm cộng đồng và đặc biệt, nhóm trẻ em có bệnh lý cần được tiêm tại bệnh viện có chuyên khoa Nhi, nơi có đủ điều kiện khám sàng lọc trước tiêm phòng cho trẻ, khám bệnh và cấp cứu xử trí phản ứng sau tiêm nếu có.
Theo đại diện Cục Y tế dự phòng, tới hôm nay ngày 29/10, một số địa phương đã rà soát lập kế hoạch tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em, một số tỉnh triển khai tiêm cho trẻ em vào đầu tháng 11.
Loại vaccine tiêm cho trẻ an toàn
VI. Các biến chứng có thể xảy ra sau khi tiêm vắc xin Covid cho trẻ em dưới 18 tuổi
Phản ứng sau tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em dưới 18 tuổi không đáng lo ngại. Theo các chuyên gia, phản ứng sau tiêm chủng được chia làm 2 nhóm thông thường (phổ biến) và nghiêm trọng (cực kỳ hiếm). Quá lo lắng về phản ứng nghiêm trọng sau tiêm, nhất là từ những thông tin thiếu chính xác, không có kiểm chứng có thể sẽ “phá nát” vai trò của việc tiêm chủng, kéo theo hệ lụy phải trả giá bằng tính mạng của rất nhiều người khi số người từ chối tiêm vaccine tăng lên.
Dịch Covid-19 nguy hiểm hơn rất nhiều so với bất kỳ rủi ro nào có thể có khi tiêm phòng cho trẻ. Trẻ em cũng có thể chịu những tác dụng phụ, có khả năng kéo dài với mức độ tương tự như ở người lớn. Thực tế, hầu hết những phản ứng phụ sau tiêm vắc xin Covid-19 là những phản ứng thông thường như đau, đỏ tại vị trí tiêm hoặc triệu chứng “giả cúm” như mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, đau khớp, sốt…
Các phản ứng này thường sẽ tự khỏi trong vòng 2-3 ngày sau khi tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em. Trong trường hợp sốt cao, lạnh run có thể dùng thuốc hạ sốt để giảm các triệu chứng khó chịu. Nếu xuất hiện tình trạng nôn ói, đi ngoài, mệt, khó thở… gây khó chịu, người được tiêm chủng nên đến ngay bệnh viện kiểm tra. Đối với một số trường hợp cực kỳ hiếm gặp gây phản ứng sau tiêm vvaccine COVID-19 cho trẻ em mũi 1 nghiêm trọng, thì trẻ không nên tiêm mũi 2 hoặc phải được tiêm ở bệnh viện có đủ điều kiện cấp cứu và được khám sàng lọc cẩn trọng.
Vắc xin Covid-19 có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa bệnh, nhập viện và tử vong do virus SARS-CoV-2, và cấp thiết để ngăn chặn sự lây lan của biến thể mới trước khi nó có thể biến thể thành dạng nguy hiểm hơn.
Xem thêm: Vaccine Sinopharm là gì? Có nên tiêm Vaccine Covid 19 Trung Quốc không?
VII. Liều lượng và cách tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em và thanh thiếu niên
Không giống với những loại thuốc khác, liều lượng vaccine COVID-19 cho trẻ em không thay đổi theo cân nặng mà tính theo tuổi vào ngày tiêm chủng.
Thanh thiếu niên từ 12 tuổi trở lên được tiêm vaccine Pfizer-BioNTech cùng liều lượng như người lớn.
Trẻ em từ 5 đến 11 tuổi được tiêm liều lượng phù hợp với lứa tuổi vaccine Pfizer-BioNTech.
Vaccine Pfizer-BioNTech cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi có những thành phần hoạt tính giống như vaccine được tiêm cho người lớn và thanh thiếu niên. Tuy nhiên, không thể sử dụng vaccine Pfizer-BioNTech cho người lớn và thanh thiếu niên cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi.
Con/em quý vị sẽ cần tiêm mũi thứ hai của vaccine Pfizer-BioNTech ba tuần sau khi tiêm mũi một.
Nếu trẻ từ 11 tuổi và bước sang tuổi 12 ở giữa liều đầu tiên và liều thứ hai, thì liều thứ hai phải là vaccine Pfizer-BioNTech cho người từ 12 tuổi trở lên. Tuy nhiên, nếu trẻ được tiêm vaccine Pfizer-BioNTech cho trẻ từ 5 đến 11 cho liều thứ hai, thì trẻ không cần phải tiêm lại liều đó.
Những lưu ý khi tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em
VIII. Chăm sóc trẻ trước và sau khi tiêm vacxin cho trẻ
1. Chuẩn bị tiêm chủng cho trẻ em và thanh thiếu niên
Trước khi tiêm chủng, hãy nói chuyện với con quý vị về những điều gì sẽ xảy ra.
Quý vị không nên dùng thuốc giảm đau trước khi tiêm chủng để tránh những tác dụng phụ.
Nói với bác sĩ hay y tá về bất kỳ loại dị ứng nào mà con/em quý vị có thể có.
Để tránh bị ngất choáng và thương tích liên quan khi bị ngất choáng, con/em quý vị nên được để ngồi hay nằm xuống trong khi tiêm chủng và chờ 15 phút sau khi tiêm chủng.
Sau khi tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em, quý phụ huynh sẽ được yêu cầu ở lại khoảng 15-30 phút để có thể quan sát phòng trường hợp chúng bị dị ứng nghiêm trọng và cần được điều trị kịp thời.
2. Sau khi tiêm vacxin cho trẻ em
Con quý vị có thể gặp một số tác dụng phụ, đó là dấu hiệu bình thường cho thấy cơ thể trẻ đang tạo sự bảo vệ.
Những tác dụng phụ này có thể ảnh hưởng khả năng của con/em quý vị thực hiện hoạt động hàng ngày, nhưng chúng sẽ biến mất sau vài ngày. Một số người không bị tác dụng phụ và các phản ứng dị ứng nghiêm trọng sau khi tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em là hiếm xảy ra. Nếu con quý vị bị phản ứng dị ứng nghiêm trọng sau khi tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em, các nhà cung cấp vắc-xin có thể nhanh chóng cung cấp dịch vụ chăm sóc và gọi cho dịch vụ y tế cấp cứu, nếu cần.
Xin lời khuyên của nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho con/em về việc dùng thuốc giảm đau không chứa aspirin và những bước khác mà quý vị có thể thực hiện tại nhà sau khi con/em quý vị được chủng ngừa. Nhìn chung, aspirin không được khuyến cáo sử dụng cho trẻ em và thanh thiếu niên dưới độ tuổi 18. Đặt một chiếc khăn mát, ẩm lên vị trí tiêm có thể giúp giảm sự khó chịu.
Xem thêm: Giữa cuộc chiến với Covid-19, các bác sĩ chống dịch mang sứ mệnh dân tộc
IX. Kết luận
Bài viết trên chúng ta đã có thêm thông tin về việc vaccine COVID-19 cho trẻ em và những lưu ý khi chọn vaccine tiêm cho trẻ. Tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em từ 12-17 tuổi là một cách thức hiệu quả để tăng độ bao phủ miễn dịch cộng đồng. Song song chủ động tiêm phòng cho trẻ sớm, trẻ em và người lớn cùng tuân thủ đúng khuyến cáo 5K + T5 để đồng lòng chống dịch, tạo “lá chắn thép” an toàn trước đại dịch này.