Làm cách nào để có thể xây dựng được brand key cho thương hiệu của mình một cách đúng đắn, có sức ảnh hưởng và có sức lan tỏa truyền cảm hứng. Brand key cần phải được xây dựng trên các yếu tố nào? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
Bất kỳ ai làm kinh doanh, đặc biệt là những bạn trẻ đang muốn khởi nghiệp muốn lập công ty của riêng mình cần phải biết được định nghĩa về Brand key Model là gì, và có sức ảnh hưởng như thế nào đối với một doanh nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ đem đến cho các bạn cái nhìn toàn diện về brand key model nhé.
I. Mô hình brand key là gì?
Brand key hay còn gọi là chìa khóa định vị mô hình được Tập đoàn Unilever đưa ra để mô tả các thuộc tính, thành phần của định vị thương hiệu. Từ đó thì các quản trị định vị của thương hiệu giúp cho doanh nghiệp có thể thiết lập và giải quyết được các vấn đề quan trọng cho thương hiệu một cách nhất quán nhất.
Mô hình brand key là gì?
Brand key được dùng với hai mục đích là ghi lại một loạt các mục tiêu trên nhãn hiệu và nắm bắt được thực trạng của nhãn hiệu đó, nghĩa là nắm bắt được vị trí của thương hiệu ở trong tổng thể các hoạt động. Không những thế thì Brand key còn là một mô hình được sử dụng nhằm mục khai thác và khám phá các thông tin về thương hiệu của khách hàng. từ đó dựa trên các thông tin đã được cập nhật và nắm bắt để đề xuất ra các chiến lược nhằm quản lý, xây dựng thương hiệu phù hợp và hiệu quả hơn.
Xem thêm: Chiến lược giá là gì? Những chiến lược giá hiệu quả mà Marketer nên biết
II. Brand key – chìa khóa để tạo nên thương hiệu thành công
1. Là kim chỉ nam định hướng phát triển (Direction) cho doanh nghiệp
Một thương hiệu chỉ cần có một giá trị cốt lõi duy nhất và mai này thì thương hiệu cũng sẽ chết vì điều đó. Giống như con người khi họ đã xác định được giá trị của mình thì họ sẽ mãi mãi trung thành với hệ giá trị đó. Nếu như ngày mai họ có chết đi học cũng sẽ vẫn giữ giá trị đó cho bản thân mình. Do vậy thì Brand key tốt luôn tồn tại để có thể giúp cho tất cả mọi người có thể hiểu rõ đâu là con đường mà họ nên hướng tới, đang đi. Điều đó nhằm xác định rằng đâu là con đường mà họ nên xây dựng thương hiệu nhằm quyết định đường hướng sẽ không bao giờ bị thay đổi. Đối với một người làm Marketing, họ chỉ thực sự giỏi khi họ là người nhìn xa đến mức mà họ thấy được rằng: nếu như cả thế giới thay đổi thì thương hiệu của họ có thể tịnh tiến đến mức nào chứ không phải là thay đổi đường hướng của nó.
Nghe thì có vẻ khá là khó hiểu vậy thì chúng tôi sẽ tạo ra cho các bạn một ví dụ về Brand key model khi chúng phân tích Brand key của Apple nhé. Chúng ta thấy rằng thế mạnh của Apple là các sản phẩm công nghệ có thiết kế vượt trội có sự khác biệt. Trong khi các công ty công nghệ khác thường cạnh tranh về các tính năng của sản phẩm với tốc độ xử lý phần mềm, con chip,... Apple lại xác định rằng thế mạnh của họ là nằm ở thiết kế và khiến cho mọi tác phẩm của hãng trông như là một tác phẩm nghệ thuật. Không thể phủ nhận được rằng hiện nay rất nhiều người dùng các sản phẩm của Apple đặc biệt là iPhone và và Macbook chỉ bởi vì thiết kế của chúng rất đẹp Đẹp và sang trọng.
2. Tạo ra sự nhất quán (Consistency) khi làm việc/ tác nghiệp
Những chủ doanh nghiệp cần phải xác định rằng sự biến động ở bất kỳ bộ phận nào là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên khi nhân sự có sự xáo trộn khi thương hiệu không được phép có bất kỳ sự thay đổi nào. Doanh nghiệp luôn luôn tồn tại để có thể định vị thương hiệu, định hướng và xây dựng thương hiệu ở trong lòng của mọi người. Brand key sẽ giúp người mới có thể hiểu được thương hiệu một cách trọn vẹn, được truyền cảm hứng bởi ý nghĩa của nó và giữ cho cho thương hiệu luôn luôn nhất quán.
3. Truyền cảm hứng làm việc (Inspiration) cho nhân viên
Brand key Model truyền cảm hứng cho tất cả những Marketer đang làm trong nội bộ thương hiệu bởi vì nếu như chúng ta cảm thấy được điều vĩ đại ở trong điều mà chúng ta đang làm thì chúng ta sẽ sống trọn đời và cống hiến hết sức mình cho nó. Điều đỉnh cao nhất mà khiến cho những Marketer nguyện dành cả đời mình để sống với marketing vì chính là marketing tạo ra một thế giới tưởng tượng, một thế giới khi mà họ có thể nhảy vào và cảm thấy rằng họ trở nên vĩ đại.
Giữa một thị trường có hàng trăm sản phẩm giống với nhau, công dụng tương tự như nhau thì việc doanh nghiệp có thể xây dựng thương hiệu và định vị thương hiệu của mình, có được một Brand key Model Nổi bật sẽ khiến họ trở nên khác biệt và từ đó giúp họ dễ dàng gây ấn tượng ảnh truyền cảm hứng đối với khách hàng.
Xem thêm: Điểm danh những chiến lược marketing đình đám mà doanh nghiệp nên học hỏi
III. Kiến thức từ Brand Key, Brand House hoặc Brand Pyramid?
1. Root Strength - Thế mạnh thương hiệu sẵn có
Đây là một thế mạnh đã có sẵn của thương hiệu có thể tạo nên được giá trị và lợi ích cho khách hàng sau một thời gian dài đã tồn tại ở trên thị trường. Đấy chính là những thuộc tính được khách hàng rất yêu thích và đánh giá cao có thể nói Root Strength đóng một vai trò vô cùng quan trọng, là nền tảng để doanh nghiệp có thể xây dựng thương hiệu của mình và định vị thương hiệu bài bản thậm chí là tái định vị thương hiệu đó.
Kiến thức từ Brand Key, Brand House hoặc Brand Pyramid?
2. Competitive Environment - Môi trường của sự cạnh tranh
Competitive environment môi trường cạnh tranh, được mô tả là thị trường từ phía đối thủ trực tiếp cho tới những ngành hàng, những sản phẩm được thay thế cạnh tranh một cách gián tiếp, nhằm hiểu toàn diện về xu hướng, nhu cầu và hành vi sử dụng sản phẩm của khách hàng.Đây còn là một trong những cơ sở của nguồn năng lượng tăng trưởng trong ngắn và cả dài hạn là bước đầu để doanh nghiệp có thể định vị thương hiệu và tạo nên Brand key Model mà doanh nghiệp sẽ kinh doanh.
3. Target Consumer - Đối tượng mục tiêu
Để có thể có được sự am hiểu về đối tượng mà thương hiệu đang nhắm tới cũng như giúp cho thương hiệu có thể xây dựng và định vị thương hiệu một cách dễ dàng hơn, thì việc mà chúng ta phải làm đó là vẽ nên chân dung của khách hàng mục tiêu thông qua những tiêu chí được đặt ra từ trước trong phân khúc thị trường như: nhân khẩu, hành vi tâm lý, địa lý và cả tính cách nhu cầu.
4. Insight - Sự thật ngầm hiểu
Khái niệm Insight là gì? Đối với những marketer thì thuật ngữ này là một thuật ngữ vô cùng quan trọng. Đó là sự thật để nhằm hiểu ra những khó khăn, những trăn trở, nỗi đau và cả sự kỳ vọng. Nó sẽ phát sinh ra nhu cầu của khách hàng. Ý nghĩa sự tồn của định vị thương hiệu là khỏa lấp được nỗi đau và giải thỏa mãn được kỳ vọng của khách hàng.
Trong một môi trường thị trường cạnh tranh khốc liệt, bạn cần phải khai thác được Insight mà đối thủ của bạn chưa tìm được. Nó phải thực sự đủ lớn và tạo được ấn tượng sâu sắc trong tâm trí khách hàng. Do đó, một phương pháp định vị thương hiệu tạo Brand key đúng đắn là vô cùng quan trọng.
5. Benefit - Lợi ích sản phẩm
Đây là giải pháp mà thương hiệu đưa ra nhằm thỏa mãn các nhu cầu về vấn đề quan trọng của khách hàng bao gồm những lợi ích liên quan tới: lý tính, cảm tính và cảm quan. Tất cả đều cần phải dựa trên Root Strength. Bởi vì bạn không thể tạo ra lợi ích khi giá trị của sản phẩm không có lợi ích truyền cảm hứng đó.
6. Values, Belief & Personality - Giá trị sống, niềm tin và tính cách
Bạn có thể hiểu nôm na là thương hiệu thì cũng giống như con người. Nó có tâm tư có suy nghĩ và có tính cách riêng. Thông thường thì các Brand key Model thường có xu hướng xây dựng bản thân nó giống như là một p đối tượng mục tiêu yêu hoặc là một khuôn mẫu nhân vật lý tưởng hoàn Mỹ mà khách hàng luôn luôn khao khát muốn được trở thành.
7. Product Philosophy - Triết lý của sản phẩm
Đây là yếu tố định hướng việc cấu thành các yếu tố trải nghiệm liên quan tới sản phẩm như là công thức hoặc là bao bì sản phẩm. Theo một chuẩn mực về nhân văn hoặc là phạm vi nào đó, nó có thể thể hiện lên một định hướng nhất quán về các thành phần nguyên liệu, về quy trình sản xuất thu mua và cả nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm.Triết lý trong việc xây dựng thương hiệu, xây dựng sản phẩm rất quan trọng bởi vì khách hàng ngày nay ngày càng thông minh hơn và họ ngày càng yêu cầu cao hơn. Do vậy họ sẽ rất quan tâm đến việc sản phẩm được tạo ra như thế nào, có thực sự an toàn hay không
8. Reason to believe - Lý do để tin tưởng
Mọi thương hiệu thì điều cần có lý do để có thể thuyết phục khách hàng đặt niềm tin vào đó. Biết xây dựng Brand key Model bền vững nhất quán là điều hoàn toàn không dễ dàng. Tuy nhiên nếu muốn tồn tại trên thị trường chắc chắn rằng Reason to believe lý do để tin tưởng cần phải đủ mạnh nhằm tăng tính cạnh tranh cho thương hiệu của bạn.
9. Discriminator - Điểm khác biệt
Yếu tố quan trọng nhất mà thương hiệu muốn khách hàng nhớ đến đó chính là họ cần phải có sự khác biệt. Đây là đòn quyết định của mỗi thương hiệu khi nó muốn cạnh tranh với đối thủ về các nhu cầu thực sự của khách hàng. Sự khác biệt này có thể xuất phát từ lợi ích Brand key Model và dựa trên lợi ích của khách hàng.
10. Brand Essence - Giá trị mang tính cốt lõi
Cuối cùng đúng với bản chất của Brand key Model. Đây là cơ sở nền tảng để có thể xây dựng thương hiệu giúp cho thương hiệu ra đời và tồn tại lâu dài. Điều này sẽ xuất phát như là một lời hứa, là một lời cam kết của thương hiệu nhằm mang đến kỳ vọng cho khách hàng. Từ khi Brand key được sinh ra được lớn lên, được đặt tên và có hình dạng, có tính cách và cả triết lý sống, các marketer rất khao khát thương hiệu được nhắc đến và được tồn tại trong tâm trí của người khác. Nó như là một nguồn động lực truyền cảm hứng cho các marketer có thể làm việc nỗ lực hơn và hiệu quả hơn.
Xem thêm: Làm sao để insight khách hàng đúng nhất? Các bước xác định khách hàng
IV. Tìm hiểu mô hình Brand key từ Hảo Hảo
1.Competitive environment
Xác định được thị trường sản phẩm và đối thủ cạnh tranh là bước đầu tiên của phải làm của bất kỳ một doanh nghiệp nào trước khi muốn tạo dựng nên Brand key Model
Thông thường thì việc xác định được thị trường cạnh tranh đầu tiên thì cần phải xác định được mức độ hấp dẫn của thị trường vào các chỉ số như là: giá trị sản lượng và tốc độ tăng trưởng. Ngoài ra nó có thể đưa ra được những quyết định về mặt tài chính nhằm đảm bảo được mức lợi nhuận như mong muốn cho doanh nghiệp
Tìm hiểu mô hình Brand key từ Hảo Hảo
Tiếp theo là cần phải xác định được sản phẩm của đối thủ cạnh tranh trực tiếp và gián tiếp đối với thương hiệu của mình. Bên cạnh điểm mạnh là cần phải tập trung và khai thác tối đa các điểm yếu của đối thủ thì đó chính là cơ sở để phát triển các chiến lược liên quan như: chiến lược marketing và chiến lược kinh doanh.
Chẳng hạn như sau:
- Ở trong cuộc chiến thị phần Hảo Hảo là hãng đứng thứ hai toàn quốc sau mì ăn liền ba miền nhưng ở khu vực thành thị Hảo Hảo lại dẫn đầu thị phần. Trung bình mỗi người dân Việt Nam đều tiêu thụ 54 gói mì gói mỗi năm ở phân khúc của người lao động và người và đặc biệt là sinh viên thì họ thì chiếm tới 55% thị phần
- Với sự tham gia của nhiều các doanh nghiệp khiến cho cuộc chiến phân khúc này đang trở nên ngày càng khốc liệt
- Đối thủ cạnh tranh trực tiếp với mì Hảo Hảo có thể kể tới và các hãng mì gói bình dân khác như là: Ba miền, KoKoMi và các đối thủ gián tiếp là các loại mì gạo, miến, mì Ý và các đồ ăn liền liên quan khác như bánh gạo, cơm nắm,...
2. Target
Để có thể tác động được vào thái độ và cả hành vi của khách hàng thì thương hiệu cần phải biết nói chuyện và giao tiếp cùng với ngôn ngữ của họ. Thậm chí thì Brand key Model cần có cùng tính cách, Cùng Quan Điểm giống với khách hàng. Doanh nghiệp cần phải biết trả lời câu hỏi: Khách hàng mục tiêu là ai? Ở độ tuổi nào? Thói quen và sở thích ra sao? Yếu tố nào sẽ có thể ảnh hưởng tới khách hàng mục tiêu? của Brand key.
Trong Target của mình, Hảo Hảo sẽ nhỏ chọn nhóm khách hàng mục tiêu là nhóm có thu nhập thấp như là sinh viên người lao động. Và Chính vì thế nên Hảo Hảo chỉ có giá bán là 3500₫/1 gói.
3. Insight
Đầu tiên, chúng ta đã biết về insight là gì ở phần trên. Thêm vào đó, chúng ta cần phải phân biệt giữa hai đoạn insight chính là:
- Insight để làm cơ sở cho việc định vị Brand key. Đó là những khó khăn là những trăn trở là tâm tư nguyện vọng của khách hàng ở trong ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động. Từ đó thì thương hiệu sẽ cố gắng nỗ lực để giải quyết tất cả lắng đó
- Insight có liên quan tới tất cả các sự vật, những sự kiện, sự việc hiện tượng xung quanh cuộc sống của khách hàng. Chẳng hạn như sau: insight của khách hàng dùng Hảo Hảo là muốn có một bữa ăn giá rẻ nhưng vẫn cần hương vị ngon hấp dẫn và chất lượng cao.
Xem thêm: Insight là gì? Các bước xây dựng customer insight trong doanh nghiệp
V. Kết luận
Vậy là trên đây Chúng tôi đã giới thiệu tổng quan về Brand Key. Định vị Thương hiệu là một trong những yếu tố quan trọng để quyết định sự sống còn của thương hiệu đó. Xây dựng thương hiệu để có thể truyền cảm hứng cho nhân viên và cả khách hàng của mình là một điều khó khăn, tuy nhiên không phải là không thể làm được. Nếu tạo dựng được Brand Key thành công thì doanh nghiệp rất có thể sẽ có được vị trí cao ở trên thị phần và thu được lợi nhuận đáng kể.