Các bạn có biết tài chính nhà nước là gì? Tài chính nhà nước khác với tài chính công ở những điểm nào? Kho bạc nhà nước có chức năng và nhiệm vụ gì với tài chính nhà nước? Mối quan hệ giữa ngân sách nhà nước và tài chính nhà nước là gì?
Bộ máy nhà nước Việt Nam thì có rất nhiều chức năng, một trong đó không kém phần quan trọng của bộ máy nhà nước là chức năng quản lý tài chính nhà nước. Vậy chúng ta hãy cùng 123job đi tìm hiểu về tài chính nhà nước, điểm làm cho tài chính nhà nước khác với tài chính công và ngân sách nhà nước, kho bạc nhà nước với tài chính nhà nước nhé!
I. Tài chính nhà nước là gì?
Tài chính Nhà nước trong tiếng Anh gọi là State Finance, thì nó có nghĩa là tổng thể những quan hệ kinh tế mà phát sinh trong quá trình tạo lập và cũng như là sử dụng các quỹ tiền tệ do nhà nước sở hữu ngân sách nhà nước, nhằm mục đích thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước và nó sẽ được tiến hành theo một khuôn khổ pháp lý của Nhà nước. Tài chính nhà nước bao gồm: Tài chính chung của Nhà nước (bao gồm các khoản Ngân sách nhà nước, các quỹ ngoài ngân sách nhà nước), Tài chính của các cơ quan hành chính Nhà nước, Tài chính của các DNNN, và Tài chính của các đơn vị sự nghiệp Nhà nước.
1. Đặc điểm của tài chính nhà nước
Đặc điểm của tài chính nhà nước
- Thứ nhất, thì thu nhập của tài chính nhà nước, nó có thể được lấy từ nhiều nguồn khác nhau bao gồm cả trong nước và ngoài nước; tài chính nhà nước từ nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau gồm cả sản xuất, lưu thông và cũng như phân phối, nhưng nét đặc trưng của tài chính nhà nước là nó sẽ luôn gắn chặt với kết quả của hoạt động kinh tế trong nước và cùng với sự vận động của các phạm trù giá trị khác như là: giá cả, thu nhập, hay là lãi suất...
- Thứ hai, đặc điểm thu nhập của tài chính nhà nước thì nó có thể được lấy về thông qua nhiều hình thức và phương pháp khác nhau, có bắt buộc và cũng có tự nguyện, có hoàn trả và cũng có không hoàn trả, ngang giá hoặc là không ngang giá... Tuy nhiên thì nét đặc trưng của tài chính nhà nước đó là luôn gắn liền với quyền lực chính trị của Nhà nước, nó còn thể hiện tính cưỡng chế bằng hệ thống luật lệ do Nhà nước quy định và nó sẽ mang tính không hoàn trả là chủ yếu.
- Đặc điểm tiếp theo về tính hiệu quả của chi tiêu tài chính nhà nước. Thông thường thì việc mà đánh giá các hiệu quả hoạt động tài chính nhà nước thì nó dựa vào hai tiêu thức cơ bản đó là : kết quả đạt được và chi phí bỏ ra. Kết quả ở đây thì sẽ được hiểu bao gồm là: kết quả kinh tế và cả kết quả xã hội, hoặc là kết quả trực tiếp và kết quả gián tiếp
2. Chức năng của tài chính nhà nước
Chức năng chính của tài chính đó là tập trung các nguồn vốn từ các chủ thể thừa vốn sau đó phân phối lại cho các chủ thể thiếu vốn trong nền kinh tế. Nhờ quá trình kể trên, thì bạn sẽ biết Nhà nước là chủ thể tích tụ vốn, cùng với tư cách là người có quyền lực chính trị, hoặc là họ là người có quyền sở hữu, hoặc là Nhà nước là người có quyền sử dụng các nguồn tài chính và cũng như các nguồn lực tài chính mà thuộc quyền chi phối của Nhà nước. Thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô để điều tiết như là chính sách tài chính, tiền tệ, ngoại hối... nhằm với mục đích ổn định kinh tế tài chính, chính trị- xã hội.
Chức năng của tài chính nhà nước
Chức năng phân phối và tái phân phối thu nhập của tài chính nhà nước, thì nó chính là khả năng khách quan của tài chính nhà nước mà có thể nhờ vào đó tài chính nhà nước được sử dụng vào trong việc phân phối và tái phân phối lại các nguồn tài chính trong xã hội, nhằm thực hiện các mục tiêu về công bằng xã hội trong việc phân phối và cũng như hưởng thụ kết quả của sản xuất- xã hội. Trong chức năng này của tài chính, chủ thể phân phối là Nhà nước, bộ máy nhà nước chủ yếu trên tư cách là người có quyền lực chính trị, còn đối tượng phân phối thì nó là các nguồn tài chính mà đã thuộc sở hữu nhà nước hoặc là tài chính nhà nước đang là thu nhập của các pháp nhân và các thể nhân trong xã hội mà Nhà nước sẽ tham gia vào để điều tiết.
Thông qua việc điều tiết lại mức thu nhập, thu thuế là các biện pháp chủ yếu. Từ các mức thuế gián thu, để có thể điều tiết tương đối giá cả của các loại hàng hóa, và từ đó cũng có thể điều tiết được sự phân phối các yếu tố sản xuất của các chủ thể kinh tế. Còn thông qua thuế thu nhập doanh nghiệp, thì tài chính nhà nước để có thể điều tiết lợi nhuận của doanh nghiệp. Ngoài ra thì đối với việc thu thuế thu nhập cá nhân thì tài chính nhà nước có thể điều tiết thu nhập lao động và cũng như là mức thu nhập phi lao động của cá nhân (bao gồm thu nhập về tài sản, tiền cho thuê, lợi tức...). Thông qua các công cụ về thuế, các thu nhập cao sẽ được điều tiết bớt một phần và nó được tập trung vào trong Ngân sách Nhà nước. Do đó, thì sự tính toán và cân nhắc trong các chính sách phân phối và tái phân phối thu nhập, để từ đó có thể đạt tới mục tiêu công bằng dựa trên cơ sở đảm bảo được tính hiệu quả kinh tế của sự phân phối và nó cũng sẽ ít ảnh hưởng nhất tới mục tiêu hiệu quả. Đây có thể coi là điều có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm sử dụng tài chính nhà nước làm công cụ để thực hiện các mục tiêu về kinh tế vĩ mô.
Xem thêm: Vai trò của thị trường tài chính đối với sự phát triển của nền kinh tế
II. Hệ thống tài chính nhà nước
Hệ thống tài chính nhà nước thì nó là sự tổng thể các hoạt động tài chính mà gắn liền với việc tạo lập hoặc là sử dụng các quỹ tiền tệ của Nhà nước, ngân sách nhà nước và hệ thống tài chính nhà nước giúp cơ cấu tổ chức của bộ máy nhà nước, nhằm mục đích phục vụ và thực hiện các chức năng, cũng như là nhiệm vụ về kinh tế - xã hội mà Nhà nước đảm nhận.
1. Tài chính chung của nhà nước
Tài chính chung của Nhà nước là một dạng của tài chính nhà nước tồn tại và hoạt động gắn liền với việc tạo lập và cũng như là sử dụng các quỹ tiền tệ chung của Nhà nước như ngân sách nhà nước, nhằm có thể phục vụ cho các hoạt động của bộ máy Nhà nước và cũng như là thực hiện các chức năng về kinh tế- xã hội của Nhà nước. Theo tính chất của các quỹ tiền tệ, thì tài chính chung của Nhà nước, nó sẽ bao gồm các bộ phận đó là: ngân sách nhà nước và các quỹ tài chính nhà nước mà nằm ngoài Ngân sách Nhà nước. Chủ thể mà trực tiếp quản lý Ngân sách Nhà nước là Nhà nước (bao gồm Chính phủ Trung Ương và chính quyền địa phương các cấp) thông qua các cơ quan chức năng của bộ máy Nhà nước (như là cơ quan tài chính và Kho bạc nhà nước).
Tài chính chung của nhà nước
2. Tài chính của các cơ quan hành chính nhà nước
Bộ máy Nhà nước ở Việt Nam thì đang được tổ chức bao gồm 3 hệ thống tài chính nhà nước là: Các cơ quan lập pháp, các cơ quan hành pháp và cuối cùng là các cơ quan tư pháp từ Trung ương đến địa phương. Các cơ quan hành chính mà thuộc bộ phận thứ 2 trong hệ thống nhà nước kể trên. Các cơ quan hành chính nhà nước thì có nhiệm vụ là cung cấp các dịch vụ công cộng cho xã hội. Đồng thời thì các cơ quan này còn được phép thu một số khoản thu về phí và cũng như lệ phí, nhưng thực chất thì số thu đó là không đáng kể. Do đó, nguồn tài chính nhà nước đảm bảo cho các cơ quan hành chính hoạt động thì đó gần như là do Ngân sách Nhà nước cấp toàn bộ. Nguồn tài chính nhà nước ở đây có nhiệm vụ được sử dụng để duy trì sự tồn tại của bộ máy Nhà nước và cùng với đó là thực hiện các nghiệp vụ hành chính, cung cấp các dịch vụ công cộng mà thuộc chức năng của các cơ quan trên. Chủ thể trực tiếp quản lý tài chính nhà nước đó chính là các cơ quan hành chính Nhà nước, bao gồm là các cơ quan hành chính Nhà nước và bộ máy nhà nước.
3. Tài chính của các doanh nghiệp nhà nước
Doanh nghiệp Nhà nước thì đó là tổ chức kinh tế do Nhà nước sẽ sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc là vốn chủ sở hữu, hoặc là Nhà nước sẽ tham gia góp vốn, để được tổ chức dưới hình thức là các doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, hoặc là công ty trách nhiệm hữu hạn với mục đích là lợi nhuận. Các doanh nghiệp Nhà nước theo quan niệm về việc sở hữu nêu trên thì có thể hoạt động trên hai lĩnh vực đó là: Lĩnh vực liên quan về sản xuất kinh doanh hàng hóa, hoặc dịch vụ phi tài chính, nó thường gọi là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Lĩnh vực dựa trên việc kinh doanh các dịch vụ tài chính nhà nước như là các ngân hàng thương mại, công ty tài chính, hay là các tổ chức tín dụng, quỹ tương hỗ (mutual fund), hoặc các công ty bảo hiểm... nó thường gọi là các tổ chức tài chính trung gian. Chủ thể trực tiếp quản lý tài chính nhà nước các DNNN chính là các DNNN.
Tài chính của các doanh nghiệp nhà nước
Ngoài ra, thì nhà nước cũng thực hiện các hoạt động đầu tư tài chính nhà nước, nhằm mục tiêu đó là để sinh lời. Cơ cấu ngân sách nhà nước dành cho hoạt động đầu tư thì nó chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng cơ cấu ngân sách nhà nước. Các hoạt động mà sử dụng vốn, tài chính nhà sẽ thường được thực hiện thông qua các cơ quan đại diện.
Xem thêm: Tài chính doanh nghiệp là gì? Công việc của tài chính doanh nghiệp?
III. Chức năng và nhiệm vụ của quản lý tài chính nhà nước theo chuyên ngành
- Kho bạc nhà nước: Theo như Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 235/2003/QĐ-TTg được ban hành vào ngày 13/11/2003 quy định về các chức năng, nhiệm vụ, cũng như là quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kho bạc nhà nước sẽ trực thuộc của Bộ Tài chính. Kho bạc nhà nước thì đó là tổ chức mà trực thuộc Bộ Tài chính và kho bạc nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quỹ ngân sách nhà nước, cũng như là các quỹ tài chính nhà nước và các quỹ khác của tài chính nhà nước, nhằm thực hiện được việc huy động vốn cho nguồn Ngân sách nhà nước và cùng với đó là cho việc đầu tư phát triển qua hình thức phát hành tín phiếu, hoặc trái phiếu theo như quy định của pháp luật. Kho bạc nhà nước thì nó có nhiệm vụ sau: Soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật về việc quản lý quỹ của ngân sách nhà nước, các văn bản quy phạm pháp luật khác mà thuộc phạm vi thẩm quyền của kho bạc nhà nước và tổ chức thực hiện thống nhất trong cả nước, hướng dẫn về nghiệp vụ hoạt động của kho bạc nhà nước
Chức năng và nhiệm vụ của quản lý tài chính nhà nước theo chuyên ngành
- Tổng cục thuế: Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 218/2003 QĐ-TTG được ban hành vào ngày 28/10/2003 quy định về chức năng, cũng như nhiệm vụ của tài chính nhà nước. Xem theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 218/2003 QĐ-TTG được ban hành vào ngày 28/10/2003 quy định chức năng, nhiệm vụ, cũng như quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế trực thuộc của Bộ Tài chính. Tổng cục Thuế là một trong các tổ chức mà thuộc Bộ Tài chính, nó thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các khoản thu tài chính nhà nước nội địa, nó bao gồm thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước (được gọi chung là thuế) theo như quy định của pháp luật.Tổng cục Thuế có các nhiệm vụ chính sau đây:
Soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật về việc quản lý thu thuế và cũng như là tổ chức thực hiện thống nhất trong phạm vi cả nước.
Lập dự toán về việc thu thuế hàng năm.
Hướng dẫn các nghiệp vụ liên quan đến việc kê khai, tính thuế, hoặc là phát hành thông báo thuế và sẽ tổ chức thực hiện thống nhất trong phạm vi cả nước.
Tuyên truyền, cũng như giáo dục, và vận động thực hiện một cách nghiêm chỉnh nghĩa vụ nộp thuế theo như quy định và đồng thời thực hiện các hoạt động nhằm hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân nộp thuế.
Đề nghị hoặc là được quyết định theo trong thẩm quyền về việc miễn, giảm, hoàn thuế, ấn định thuế, hay là trưng thu thuế, cưỡng chế thi hành pháp luật về thuế theo như quy định.
Thanh tra, kiểm tra, cũng như kiểm soát về việc kê khai thuế, hoàn thuế, miễn giảm thuế, hay là nộp thuế, quyết toán thuế và cũng như là chấp hành pháp luật thuế đối với các tổ chức, với các cá nhân nộp thuế, hoặc là tổ chức cá nhân quản lý thu thuế, giải quyết khiếu nại hoặc là tố cáo về thuế.
Tổ chức việc thực hiện các công tác như là kế toán, thống kê thuế và thể hiện các chế độ báo cáo tài chính theo như quy định.
Quản lý các hồ sơ, tài liệu, hoặc là ấn chỉ thuế, thực hiện lưu giữ các tài liệu mà có liên quan đến công tác thu thuế từ các đối tượng nộp thuế.
- Tổng cục hải quan: Nghị định của Chính phủ số 96/2002/NĐ-CP được ban hành vào ngày 19/11/2002 thì quy định về chức năng, nhiệm vụ, cũng như là quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục hải quan. Tổng cục hải quan là cơ quan mà hiện đang trực thuộc của Bộ Tài chính, nó giúp cho Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện các chức năng về quản lý nhà nước chuyên ngành về hải quan; đồng thời là việc thực thi pháp luật hải quan trong phạm vi cả nước. Tổng cục Hải quan thì nó có các nhiệm vụ sau đây:
Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hoá và phương tiện xuất khẩu, nhập khẩu quá cảnh.
- Phòng, chống buôn lậu, cũng như vận chuyển trái phép các hàng hóa qua biên giới.
Tổ chức thực hiện theo quy định pháp luật về thuế và đồng thời liên quan đến các khoản thu khác đối với các hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
Xem thêm: Quy định và vai trò của việc thu ngân sách nhà nước hằng năm là gì?
IV. Phân biệt tài chính công và tài chính nhà nước
1. Tài chính công là gì
Theo bạn, tài chính công là gì? Thì nó là ngành nghiên cứu về tài chính mà có liên quan tới các tổ chức chính phủ. Nó sẽ thường xoay quanh vai trò của thu nhập và chi tiêu của chính phủ ở trong nền kinh tế.
Tài chính công bởi vì nó có liên quan tới thu nhập và cung như là chi tiêu của cơ quan chính phủ, nhà nước dù cho là ở bất kỳ cấp nào, dù là trung ương cho tới các cấp địa phương. Tuy nhiên thì với bối cảnh mà hiện đại như ngày nay, tài chính công thì nó có phạm vi rộng hơn, vì nó sẽ nghiên cứu sự tác động của các chính sách của chính phủ đối với nền kinh tế.
Vậy nên ngày nay thì tài chính công, nó không chỉ được xem như là một công cụ giúp động viên, hay là khai thác về mọi nguồn lực tài chính ở trong xã hội, mà nó còn giúp tạo nên một sức mạnh tài chính cho cả đất nước và nó cũng là công cụ để quản lý, cũng như để điều chỉnh về mọi hoạt động của nền kinh tế- xã hội tại mọi quốc gia.
2. Đặc điểm tài chính công
Nhà nước thì sẽ là chủ thể duy nhất mà quyết định đến quá trình tạo lập và cũng như là việc sử dụng quỹ công đặc biệt là quỹ ngân sách nhà nước.
Tài chính công thì nó sẽ phản ánh các quan hệ kinh tế giữa nhà nước với các chủ thể khác nhau ở trong nền kinh tế trong việc để phân phối lại nguồn tài chính của quốc gia.
Hoạt động tài chính công thì nó sẽ phản ánh các quan hệ lợi ích giữa nhà nước với các chủ thể khác nhau ở trong nền kinh tế, trong đó thì lợi ích tổng thể sẽ được ưu tiên đặt lên hàng đầu và nó chi phối các quan hệ lợi ích khác.
Tài chính công thì nó chủ yếu là mang tính chất không hoàn lại trực tiếp, vậy nên không thể đánh giá hiệu quả của nó một cách cụ thể, chính xác.
Hiệu quả của tài chính công thì nó cũng có thể xác định một cách tương đối thông qua các chỉ tiêu về kinh tế-xã hội như là tốc độ tăng trưởng kinh tế, số hộ nghèo, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ thất học…
Tài chính công thì nó gắn liền với các việc thực hiện về các chức năng, cũng như nhiệm vụ của nhà nước, và nó được thể hiện trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, quốc phòng, văn hoá, y tế, giáo dục, xã hội, an ninh,…
3. Điểm khác biệt giữa tài chính công và tài chính nhà nước
Tài chính công thì nó khác tài chính nhà nước ở 3 điểm cơ bản sau:
Các quỹ tiền tệ mà thuộc phạm trù sở hữu của tài chính công, thì nó sẽ thuộc sở hữu công bao gồm sở hữu nhà nước, hay là sở hữu các tổ chức kinh tế và xã hội nghĩa là việc sở hữu của nhiều người.
Các quỹ tiền tệ mà thuộc phạm trù sở hữu của tài chính công được chi dùng cho lợi ích của số đông, mà nó không lấy mục tiêu lợi nhuận làm mục đích chính giống tài chính nhà nước.
Sự vận động của các quỹ tiền tệ mà thuộc phạm trù tài chính công, thì nó chịu sự điều khiển của luật công. Ở các nước, thì các hoạt động của các tổ chức, nhà nước hoặc là xã hội mà không vì mục đích để tìm kiếm lợi nhuận giống tài chính nhà nước, nó chỉ vì lợi ích của cả cộng đồng.
Xem thêm: Đòn bẩy tài chính - Công cụ hấp dẫn chứa đựng đầy nguy hiểm
V. Kết luận
Qua những thông tin trên 123job đã cho bạn đọc một cái nhìn khách quan về tài chính nhà nước là gì, chức năng của bộ máy nhà nước trong việc quản lý tài chính nhà nước, mối quan hệ của ngân sách nhà nước, kho bạc nhà nước và tài chính nhà nước. Bên cạnh đó, còn đưa ra sự so sánh giữa tài chính công và tài chính nhà nước, hy vọng những thông tin trên do 123job cung cấp về tài chính nhà nước thật sự hữu ích với bạn đọc.