Tất tần tật các thông tin liên quan tới ngành cơ khí chế tạo máy là bạn cần phải biết.Học cơ khí chế tạo máy ở trường nào? Kỹ sư cơ khí chế tạo máy là gì? Tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Trong sự phát triển của ngành công nghiệp như hiện nay khi ngành cơ khí chế tạo máy đã trở thành một trong những ngành nghề rất nhiều bạn trẻ quan tâm. Nền công nghiệp hiện đại là dấu mốc để ngành cơ khí chế tạo máy phát triển. Cơ khí chế tạo máy là gì và ngành cơ khí chế tạo máy học trường nào.
I. Ngành cơ khí chế tạo máy
Cơ khí chế tạo là ngành chế tạo ra nhiều loại máy móc, thiết bị sản xuất khác nhau, tạo ra những tư liệu sản xuất đáp ứng mọi nhu cầu của cuộc sống ngày nay. Đây là lĩnh vực hoạt động đặc thù có vai trò quan trọng và được ví như trái tim của quá trình công nghiệp hóa.
Tìm hiểu ngành cơ khí chế tạo máy
Chuyên ngành Cơ khí nhằm phát triển các kỹ sư cơ khí / chế tạo trong tương lai có kiến thức và kỹ năng nền tảng về cơ khí thông qua các môn học sau: công nghệ chế tạo cơ khí, công nghệ đo lường, dung sai lắp ráp, các bộ phận cơ khí, vật liệu cơ khí, máy công cụ, công nghệ CNC và các môn học như toán, tin học, ngoại ngữ,… hỗ trợ phát triển tư duy và kỹ năng tin học để có thể đảm nhận việc thiết kế các loại máy, thiết bị, công cụ chuyên dụng hoặc thiết lập các quy trình sản xuất, lắp đặt, gia công máy móc trong các nhà máy, xí nghiệp. , xưởng chế tạo máy, và cả nhà máy, viện nghiên cứu.
Xem thêm: Kỹ sư cơ khí: những thông tin cần thiết cho người theo đuổi nghề
II. Trường nào đào tạo ngành cơ khí chế tạo máy?
Kỹ thuật cơ khí là chuyên ngành thuộc khối kỹ thuật cơ khí, tổ hợp A00 và A01 xét tuyển phổ biến, ngoài ra còn có một số tổ hợp khác như B00, C01, D01, D07. Có rất nhiều trường đại học trả dài trên khắp cả nước đào tạo chuyên ngành cơ khí chế tạo này. Dưới đây là một số cơ sở đào tạo tập trung và uy tín để bạn tham khảo:
1.Khu vực phía Bắc
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, ngoài ra còn có trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội, cùng với đó là trường đại học Công nghiệp Hà Nội,...
2. Khu vực miền Trung
Khu vực miền Trung có các trường đại học khối ngành cơ khí chế tạo máy học trường nào:
3. Khu vực phía Nam
Khu vực phía Nam có các trường đại học khối ngành cơ khí chế tạo máy học trường nào?
Một số trường như là trường đại học Bách Khoa thuộc đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, ngoài ra còn có trường Đại học Công nghiệp thành phố HCM và trường Đại học khối Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh,...
Các danh sách trường Đại học chúng tôi kể ở phía trên chỉ là để các bạn có thể tham khảo về một số các trường đại học khá nổi tiếng trong khối ngành cơ khí chế tạo máy. Ngoài ra có rất nhiều các trường đại học hiện nay cũng đang có xu hướng mở rộng và tuyển sinh về khối ngành nghề này. Nếu như bạn có thực sự quan tâm tới những trường đào tạo khối ngành nghề này các bạn hãy thử tra tên trường và các khối của trường đó dạy để xem có ngành cơ khí chế tạo máy không nhé.
Xem thêm: Mẫu CV xin việc kỹ sư cơ khí ấn tượng và chuyên nghiệp ai cũng cần
III. Nội dung học trong ngành cơ khí chế tạo máy
Đối với các ngành đặc thù như cơ khí chế tạo, sinh viên sẽ được đào tạo nhiều kỹ năng và kiến thức liên quan đến chế tạo máy và cải tiến máy. Các kỹ năng có thể được liệt kê như sau:
Kỹ năng thiết kế, chế tạo máy và chi tiết máy: Đây là kỹ năng cần thiết đối với bất kỳ kỹ sư cơ khí nào. Bằng cách thiết kế các loại máy móc khác nhau, các kỹ sư có thể tạo ra giá trị kinh tế và cải thiện cuộc sống của cộng đồng.
Nội dung học trong ngành cơ khí chế tạo máy
Kỹ năng tự tổ chức và thực hiện các quá trình gia công và chế tạo chi tiết máy: Điều này sẽ giúp người kỹ sư tạo ra các dây chuyền sản xuất nhiều loại máy khác nhau để tiết kiệm thời gian và nguồn lực cần thiết trong quá trình, sản xuất và gia công.
Kỹ năng quản lý và vận hành quy trình gia công và hệ thống sản xuất: Điều này sẽ giúp các kỹ sư cơ khí theo dõi và quản lý các quy trình sản xuất trong dây chuyền sản xuất sao cho diễn ra trơn tru và hiệu quả nhất.
Khả năng vận hành, bảo trì, bảo dưỡng máy móc thiết bị: Trong sản xuất, việc vận hành và bảo dưỡng máy móc thiết bị không thể tách rời. Lập kế hoạch và thực hiện các biện pháp bảo dưỡng máy móc thiết bị là điều kiện để sản xuất lâu dài và bình thường.
Kỹ năng tìm kiếm giải pháp thông qua các bước phân tích và công cụ hỗ trợ: Điều này cần thiết đối với các kỹ sư cơ khí để cải tiến các máy móc và dịch vụ lạc hậu, đồng thời tìm ra giải pháp và cách thức thực hiện công việc hiệu quả hơn.
Đó chính là những kỹ năng của một người học ngành cơ khí chế tạo máy cần phải có. Ngoài ra những kỹ sư cơ khí chế tạo máy nếu như muốn thành công đã không ngừng trau dồi bản thân mình không ngừng học tập hoàn thiện được tất cả những kỹ năng mà chúng tôi đã đề cập ở trên bên cạnh đó thì còn học thêm được kỹ năng quản lý. Điều này thì sẽ giúp cho cho các kỹ sư có cách để vận hành và kết hợp với các bộ phận khác trong việc lắp ráp và hoàn thiện sản phẩm
Xem thêm:Bật mí 10 điều cần biết để trở thành kỹ sư cơ khí chuyên nghiệp nhất
IV. Cơ hội sau ra trường của ngành cơ khí chế tạo máy
Khi tốt nghiệp, người học sẽ trở thành một kỹ sư cơ khí có đủ trình độ, năng lực và kiến thức văn hóa, kỹ thuật và thực tiễn để thực hiện nhiệm vụ của một kỹ sư cơ khí chế tạo máy. Các kỹ thuật kỹ sư cơ khí chế tạo máy như:
- Khả năng vận hành các thiết bị cơ khí;
- Sản xuất, lắp đặt, vận hành và bảo trì các dây chuyền sản xuất các sản phẩm cơ khí, máy móc và thiết bị công nghiệp;
- Chế tạo chi tiết máy;
- Thiết kế và lập bản vẽ máy và thiết bị sản xuất;
- Lập trình máy CNC;
- Tham gia gia công các sản phẩm tiện, phay, hàn ..., làm việc trong các cơ sở sản xuất, chế tạo và kinh doanh trong lĩnh vực cơ khí chế tạo;
- Tham gia lắp đặt máy móc, thiết bị cơ khí cho các nhà máy thủy điện, nhiệt điện và các công trình liên quan.
- Ngoài ra, bạn có thể làm việc ở bộ phận thiết kế, kỹ thuật và dự án của các viện nghiên cứu, nhà máy, công ty máy móc và công trường.
V. Ngành cơ khí chế tạo máy có cơ hội việc làm như thế nào?
Với kiến thức và kỹ năng liên quan đến kỹ thuật cơ khí được đào tạo ở bậc đại học và kinh nghiệm mà sinh viên tích lũy được cho bản thân, sau khi tốt nghiệp sẽ có rất nhiều việc làm. Những công việc này thường được nhóm thành 4 loại khác nhau dựa trên kiến thức và kỹ năng phù hợp nhất với học sinh. Các vị trí này bao gồm:
- Làm việc trong nhà máy sản xuất: Tại đây, các kỹ sư sản xuất sẽ được tham gia trực tiếp vào các hoạt động liên quan đến sản xuất các sản phẩm thuộc các ngành khác nhau. Một số công việc của kỹ sư nhà máy sản xuất bao gồm: kỹ sư lập trình gia công sản xuất máy công cụ CNC, kiểm tra thiết kế, gia công chi tiết máy, phát triển và bảo trì máy móc, giám sát và báo cáo theo sản xuất.
- Làm việc trong lĩnh vực kỹ thuật: Lĩnh vực kỹ thuật là nơi công nghệ được nghiên cứu và đưa ra các giải pháp khác nhau. Từ đó cải thiện và nâng cao hiệu quả làm việc của máy. Công việc của kỹ sư cơ khí ở đây bao gồm: phân tích, thiết kế phần cơ khí, lập kế hoạch quy trình, thiết kế khuôn mẫu cơ khí, hỗ trợ tư vấn kỹ thuật.
- Vị trí giám sát lắp đặt và bảo trì cơ khí: Đây là công việc tương đối linh hoạt, không có nơi làm việc cụ thể. Vai trò chính của kỹ sư cơ khí là giám sát việc lắp đặt, bảo trì và bảo dưỡng máy móc thiết bị của nhà máy và tổ chức quản lý xây dựng theo yêu cầu của khách hàng.
- Vị trí Điều hành dây chuyền: Đây là vị trí đòi hỏi trình độ chuyên môn cao để giám sát các hoạt động sản xuất trong các nhà máy và cơ sở như nhà máy thủy điện, nhà máy nhiệt điện, nhà máy xi măng, nhà máy sản xuất công nghiệp, dịch vụ công nghiệp và tiêu dùng.
Việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Kinh tế - Chính trị Thế giới đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển ngành cơ khí chế tạo, đặc biệt là nghề cơ khí chế tạo.
Ngoài ra, Việt Nam đã vượt qua Thái Lan và Philippines để trở thành trung tâm sản xuất trong ASEAN (báo cáo của Naxis), thay thế Trung Quốc trở thành đòn bẩy lớn nhất và quan trọng nhất trong việc xác định tiềm năng của ngành, cơ hội việc làm, ưu tiên lao động có kỹ năng và được đào tạo tốt.
Tuy nhiên, việc đầu tư vào các cơ sở sản xuất quy mô lớn tại Việt Nam của các tập đoàn kinh tế như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và các công ty nước ngoài cũng đã mở ra cơ hội việc làm trong ngành cơ khí chế tạo.
Bạn có thể thấy rằng cơ hội việc làm cũng như là những ngành nghề chúng ta có thể làm sau khi học xong khối ngành cơ khí là rất lớn. Chính vì thế nếu như người bạn cảm thấy rằng bản thân mình phù hợp hoặc có đam mê về khối ngành nghề này các bạn đừng ngại ngần Tìm kiếm những thông tin để tham khảo thêm về khối ngành nghề cơ khí-chế tạo này nhé. Vậy thì ngành cơ khí chế tạo máy có phải là một ngành đáng học. Tìm câu trả lời ở phần ngành cơ khí chế tạo máy có nê học không dưới đây nhé.
Xem thêm: Tổng hợp các phương pháp gia công cơ khí phổ biến nhất hiện nay
VI. Ngành cơ khí chế tạo máy có nên học không?
Ngành cơ khí chế tạo máy đang là ngành rất được săn đón hiện nay và trong tương lai gần. Kỹ sư cơ khí chắc chắn sẽ tìm được công việc phù hợp miễn là đáp ứng được các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và tinh thần làm việc
Ngành cơ khí chế tạo máy có nên học không?
Quyết định học ngành cơ khí là tùy thuộc vào mỗi chúng ta. Cơ khí là một ngành có mức lương khá cao. Điều này đi kèm với kiến thức sâu rộng và yêu cầu siêng năng, cũng như một môi trường làm việc tương đối khắc nghiệt. Để trở thành một kỹ sư cơ khí cần rất nhiều quyết tâm và chăm chỉ. Nếu bạn đã xác định được những điều này cho bản thân thì bạn hoàn toàn có thể theo đuổi đam mê chế tạo máy của mình. Đối với những bạn chưa đủ quyết tâm, trước khi quyết định chọn ngành học, bạn cần cân nhắc xem đặc thù của ngành này có phù hợp với mình không.
123job.vn biết rằng rất nhiều các bạn Hiện nay muốn tìm kiếm những công việc hot trên thị trường Chẳng hạn như: làm nhân viên kinh doanh, nhân viên telesale, hoặc là chuyên viên marketing,... để có thể làm. Nhiều người khi nghe thấy công việc về cơ khí chế tạo máy hoặc các ngành nghề liên quan tới kỹ sư chế tạo máy thì đây là một ngành nghề tay chân do vậy rất vất vả và không muốn làm. Tuy nhiên 123job.vn tin rằng bạn sẽ biết không phải là như thế. Chỉ cần bạn có đam mê cũng như bạn cảm thấy rằng bản thân mình có năng khiếu bạn nên theo đuổi ước mơ và đam mê của bản thân mình. Nếu như bạn là một người thiên về các khối ngành lắp ráp khoa học mà bạn lại cố gắng thay đổi để học khối ngành kinh tế Bởi vì đó là một ngành nghề hot thì điều này sẽ gây nên nên chán nản và cảm giác không muốn làm việc. Bởi vì đó không phải là của ngành nghề và bạn yêu thích và bạn giỏi. Do vậy Hãy lắng nghe trái tim của mình và và lựa chọn cho mình nghề nghiệp sao cho phù hợp với những điều mà mình yêu thích và khả năng của bản thân nhé.
Xem thêm: Làm giàu từ kinh doanh cơ khí? Hành trình khởi nghiệp từ con số không
VII. Kết luận
Trước tình hình kinh tế xã hội toàn cầu hiện nay, việc có được những kỹ sư cơ khí có tay nghề cao và chuyên nghiệp là vô cùng quan trọng. Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tư mạnh vào lĩnh vực sản xuất. Trên đây Chúng tôi đã cố gắng đem lại cho các bạn những thông tin liên quan tới ngành cơ khí chế tạo máy. ngành cơ khí chế tạo máy học trường nào và cơ hội việc làm cho ngành cơ khí chế tạo máy,.. Mong rằng thông qua bài viết này chúng tôi đã góp phần đưa nhiều bạn trẻ đến gần hơn với công việc kỹ sư cơ khí chế tạo máy và khám phá được ngành cơ khí chế tạo máy học trường nào, có gì thú vị nhé.